Kon Tum - những năm đầu sau ngày thành lập lại 

Kon Tum - những năm đầu sau ngày thành lập lại

Thứ sáu - 06/08/2021 10:08
Với những thành tựu đạt được của những năm đầu mới chia tách, thành lập lại, đó là bản lề, là động lực to lớn thúc đẩy Kon Tum phát triển và tiếp tục đạt được những thành quả tốt hơn trong những giai đoạn về sau.
Khánh thành cầu Đăk Bla (1991) - công trình trọng điểm đầu tiên được xây dựng sau ngày thành lập lại tỉnh.
Khánh thành cầu Đăk Bla (1991) - công trình trọng điểm đầu tiên được xây dựng sau ngày thành lập lại tỉnh.
Khi mới được chia tách và thành lập lại (tháng 8-1991), tỉnh Kon Tum nằm trong tình trạng hết sức khó khăn về nhiều mặt. Ngân sách của tỉnh tại thời điểm tỉnh Gia Lai-Kon Tum cũ chuyển sang chỉ vỏn vẹn có 7,8 tỷ đồng. Thu ngân sách địa phương chỉ đạt 25-30% nhu cầu chi thường xuyên. Nông nghiệp chưa có mặt hàng nông sản hàng hóa. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nhỏ bé, thiếu vốn hoạt động, sản phẩm ít, chất lượng thấp. Hoạt động thương mại - dịch vụ đang đứng trước những thử thách mới do việc chuyển sang cơ chế thị trường; toàn tỉnh chỉ có 3 công ty thương mại, vốn ít và nợ chồng chất; tỉnh chưa có một khách sạn nào. Hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông còn khó khăn, 4/69 xã không có đường giao thông đến trung tâm xã…  
Với quyết tâm đưa Kon Tum nhanh chóng vượt qua những khó khăn ban đầu của một tỉnh vừa chia tách, tháng 01-1992, Tỉnh ủy lâm thời đã tiến hành Hội nghị lần 2 để bàn về những chỉ tiêu và biện pháp chủ yếu ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Chủ trương của tỉnh lúc này là tập trung cho sản xuất nông nghiệp để nâng cao tổng sản lượng lương thực nhằm ổn định đời sống cho Nhân dân; khai thác thế mạnh của tỉnh là tài nguyên rừng; giải quyết những vấn đề trọng tâm, bức xúc của tỉnh trong giai đoạn đầu mới chia tách. Tháng 5-1992, Đại hội lần thứ X của Đảng bộ tỉnh thông qua phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 1992- 1995 với tư tưởng chỉ đạo: phát huy cao độ các tiềm năng về rừng, đất rừng, đất ruộng, vốn trong Nhân dân, trong các tổ chức toàn tỉnh; động viên mọi người cần kiệm với ý chí tự lực, tự cường để xây dựng tỉnh nhà… Trên cơ sở phát triển kinh tế, tập trung giải quyết các vấn đề xã hội.
Về nông nghiệp, dưới sự lãnh đạo sâu sát của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, từ khi chia tách tỉnh, phong trào sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới trong tỉnh có những tiến bộ đáng kể; chuyển dần thế quản canh du cư sang thâm canh; phá vỡ thế độc canh cây lúa, các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như: sắn, mía, dâu tằm, cao su, cà phê … được đưa vào canh tác và định hướng phát triển ở các vùng chuyên canh; công tác cải tạo và hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi đàn gia súc được chú trọng; thực hiện Chương trình hỗ trợ của Chính phủ về công tác trồng và bảo vệ rừng với mục tiêu phủ xanh đất trống, đồi trọc (Chương trình 327), việc giao đất, giao rừng, kết hợp công tác vận động Nhân dân định canh, định cư được triển khai có hiệu quả. Về công nghiệp, trong giai đoạn này, Kon Tum được Chính phủ đầu tư công trình thủy điện Ia Ly. Đây là một công trình lớn, có ý nghĩa cả về mặt kinh tế cũng như chính trị, xã hội, góp phần đưa cuộc sống Nhân dân vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa ra khỏi tình trạng khó khăn, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đối với lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, tỉnh chủ trương, trước mắt duy trì và phát triển tiểu thủ công nghiệp của các thành phần kinh tế để tạo nền tảng; khôi phục các nghề truyền thống, mở nhiều nghề mới ở khu vực thành thị và nông thôn; coi trọng chế biến nông sản theo hình thức tổ hợp tác và gia đình; xây dựng một số nhà máy chế biến nông sản; phát triển cơ khí sửa chữa, công nghiệp năng lượng và sản xuất vật liệu xây dựng; khuyến khích các thành phần kinh tế sản xuất hàng tiêu dùng. Nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong tỉnh phát triển, tỉnh chủ trương mở rộng thị trường; hình thành thị trường hàng hóa ở nông thôn, miền núi, thông qua chính sách phát triển thương mại tư nhân, có sự góp vốn và tham gia điều hành hợp lý của các doanh nghiệp nhà nước; thành lập cửa hàng thương mại tổng hợp. Để thúc đẩy việc trao đổi mua bán hàng hóa ở nông thôn, ngày 01-8-1995, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 10-NQ/TU về tổ chức thị trường nông thôn, trong đó xác định thị trường vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, vùng kinh tế mới là trọng tâm trong chiến lược thị trường nông thôn.
Nhằm đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Kon Tum đã xây dựng và được phê duyệt 4 dự án kinh tế mới. Dự án di dân phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế mới Bến Héc (nay là thị trấn Plei Kần, Ngọc Hồi), với mục tiêu khai hoang, phục hóa. Dự án di dân phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế mới 2 xã Sa Sơn và Sa Nhơn (Sa Thầy), với mục tiêu khai thác đất nông nghiệp; phát triển sản xuất theo hướng mở rộng diện tích cây lâu năm, phát triển nuôi bò; bảo vệ rừng và trồng mới rừng. Dự án di dân phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế mới Đăk Tân - huyện Kon Plông (nay là huyện Kon Rẫy), với mục tiêu khai thác, sử dụng tiềm năng đất đai của vùng, giải quyết những nhu cầu cơ bản về lương thực, thực phẩm cho huyện và một phần cho tỉnh; hình thành vùng sản xuất hàng hóa; khoanh nuôi, bảo vệ, trồng mới rừng. Dự án di dân phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế mới Đăk Chư - thị xã Kon Tum (nay là thành phố Kon Tum), với mục tiêu khai thác đất hoang hóa đưa vào sử dụng; khoanh nuôi, bảo vệ, tu bổ và trồng mới rừng; tạo ra vùng kinh tế mới ven thị xã.
Với những chủ trương đúng đắn và giải pháp thiết thực, kinh tế tỉnh Kon Tum giai đoạn 1992 - 1995 đã đạt được những thành tựu khả quan. Tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 9,15%. Thu nhập bình quân đầu người từ 88,6 USD (1992) tăng lên 138 USD (1995). Kinh tế được chuyển dịch đúng hướng, tỉ trọng công nghiệp - xây dựng tăng từ 7,41% năm 1992 lên 13% năm 1995; dịch vụ tăng từ 25,3% lên 28,7%, toàn tỉnh có 1.279 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; nông lâm nghiệp tăng về sản lượng nhưng giảm tỉ trọng từ 67,3% năm 1992 xuống còn 58,3% năm 1995, mức lương thực bình quân đầu người đạt 300 kg/năm, đảm bảo đủ ăn, nông nghiệp và nông thôn phát triển theo hướng hàng hóa. Hạ tầng kỹ thuật giao thông từng bước được đầu tư, cơ bản đảm bảo nhu cầu đi lại và lưu thông hàng hóa trên địa bàn tỉnh.
Trong bộn bề những nhiệm vụ cấp bách của một tỉnh mới được chia tách, thành lập lại, với không ít khó khăn, thách thức ban đầu đặt ra cho tỉnh Kon Tum. Song bằng các chủ trương sát thực và với sự nỗ lực của hệ thống chính trị, sự đồng tâm hiệp lực của các tầng lớp nhân dân, những khó khăn của tỉnh đã cơ bản được khắc phục và vượt qua. Dẫu rằng Kon Tum vẫn còn đứng trước nhiều khó khăn, hạn chế (tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh còn cao; mức thu nhập bình quân đầu người thấp; hiệu quả triển khai các chương trình, dự án của Trung ương chưa cao; giao thông tới các xã, thôn còn khó khăn…). Tuy nhiên, với những thành tựu đạt được của những năm đầu mới chia tách, thành lập lại, đó là bản lề, là động lực to lớn thúc đẩy Kon Tum phát triển và tiếp tục đạt được những thành quả tốt hơn trong những giai đoạn về sau.


Bài, ảnh: Ngô Đức Hải
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: Giấy phép số 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: Ông Huỳnh Quốc Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
Điện thoại: 0260.3862301
Fax: 0260. 3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Website: http://https://tuyengiaokontum.org.vn/
Văn bản mới

CV.2411.BTGTU

Mời dự Hội nghị Báo cáo viên (trực tuyến) tháng 5-2024

Lượt xem:210 | lượt tải:32

TÀI LIỆU

Hội nghị đánh giá việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị năm 2023-2024

Lượt xem:70 | lượt tải:27

TÀI LIỆU

phục vụ HN quán triệt NQ41 của BCT về vai trò đội ngũ doanh nhân thời kỳ mới

Lượt xem:270 | lượt tải:125

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 65 năm Ngày mở Đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn

Lượt xem:300 | lượt tải:136

CV.2400.BTGTU

dự HN quán triệt Nghị quyết 41 của BCT về vai trò doanh nhân trong thời kỳ mới

Lượt xem:304 | lượt tải:256

TÀI LIỆU

Giao ban báo chí tháng 4-2024

Lượt xem:758 | lượt tải:75

CV.2384.BTGTU

phổ biến, quán triệt, tuyên truyền các chỉ thị của BBT và kế hoạch của BTVTU tháng 4-2024

Lượt xem:1025 | lượt tải:188


bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập126
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm116
  • Hôm nay6,795
  • Tháng hiện tại339,907
  • Tổng lượt truy cập30,871,029
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây