Ngày 26-2, Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Quân đoàn 34 tổ chức tọa đàm với chủ đề “Chiến thắng Tây Nguyên - Mở đầu cho toàn thắng” nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Chiến dịch Tây Nguyên (4/1975 - 4/2025) tại thành phố Pleiku (Gia Lai).
Cách đây 50 năm (1975-2025), thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương (QUTƯ), quân và dân ta đã mở Chiến dịch Tây Nguyên (4-3 đến 3-4-1975), giành thắng lợi vẻ vang; từ đó tạo ra sự thay đổi căn bản về so sánh thế và lực, mở ra thời cơ chiến lược có lợi cho ta, là cơ sở để Bộ Chính trị quyết định giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975.
Trong suốt những năm Huyện uỷ cùng các cơ quan của huyện 67 và lực lượng Mặt trận Tây Nguyên đứng chân tại địa bàn, nhân dân Mô Rai đã kiên cường, anh dũng, làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình. Đặc biệt, Mô Rai từng là nơi Đảng bộ huyện H67 và Mặt trận Tây nguyên tổ chức nhiều sự kiện chính trị rất quan trọng trong thời gian đứng chân tại đây.
Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng cách mạng tiên tiến của thời đại với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Sự ra đời của Đảng chứng tỏ giai cấp công nhân nước ta đã trưởng thành và đủ khả năng đảm nhiệm vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Để đưa phong trào cách mạng nước ta phát triển trong xu thế phát triển của cách mạng vô sản trên thế giới, bảo đảm sự lãnh đạo thông suốt, nhất quán toàn bộ phong trào cách mạng trong cả nước, mùa Xuân năm 1930, dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam được tổ chức tại bán đảo Cửu Long ở Hương Cảng (Trung Quốc). Ngày 03/02/1930, Hội nghị quyết định thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trận tập kích như "cơn lốc xoáy" mang tên C209 quét nhanh khiến địch hoang mang, tổn thất nặng nề: 250 tên địch bị tiêu diệt, 50 nhà bạt, 30 máy bay trực thăng phá huỷ, 104 xe GMC, 02 bồn xăng, nhà căng tin và lô cốt bị phá huỷ. Chiến tích này minh chứng cho tinh thần chiến đấu quả cảm, anh dũng và sáng tạo của một đơn vị ra đời cho tròn 1 năm tuổi – C209.
Ngày 22-12-1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Đội gồm 34 người, biên chế thành 3 tiểu đội do đồng chí Hoàng Sâm làm Đội trưởng, đồng chí Xích Thắng làm Chính trị viên, có chi bộ Đảng lãnh đạo. Đồng chí Võ Nguyên Giáp được Trung ương Đảng và Lãnh tụ Hồ Chí Minh ủy nhiệm tổ chức, lãnh đạo, chỉ huy, tuyên bố thành lập Đội.
Trong suốt những năm tháng kháng chiến, nhiều người con của làng Kênh nói riêng, xã Mô Rai nói chung đã trở thành những chiến sĩ giao liên, đội viên du kích; những chị em phụ nữ là những dân quân cõng hàng, tải đạn trên tuyến đường vận chuyển qua làng, qua xã, qua huyện... từ cụ già đến em bé đều góp sức mình cho cuộc kháng chiến đến ngày toàn thắng.
Đó là tên của chủ đề Hội thảo khoa học cấp quốc gia vào năm 2018 do Tỉnh ủy Quảng Ngãi phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức. Bài viết này, xin ghi lại sự hy sinh anh dũng, kiên cường, bất khuất của đồng chí Trương Quang Trọng trong cuộc đấu tranh tại Nhà ngục Kon Tum vào ngày 12-12-1931.