Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên tại tỉnh Kon Tum và Cuộc đấu tranh Lưu huyết vang động núi rừng 

Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên tại tỉnh Kon Tum và Cuộc đấu tranh Lưu huyết vang động núi rừng

Thứ năm - 16/09/2021 08:34
Cuối tháng 9 năm 1930, Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên tại tỉnh Kon Tum được thành lập - Chi bộ Nhà lao Kon Tum, là sự kiện đánh dấu thời khắc “hạt giống” cách mạng của Đảng chính thức được “gieo trồng” trên quê hương Kon Tum - đặt nền móng cho sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Kon Tum. Với ý nghĩa đặc biệt đó, từ năm 2006, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ khóa XIII đã thống nhất lấy ngày 25-9-1930 là Ngày truyền thống của Đảng bộ tỉnh Kon Tum.
Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên tại tỉnh Kon Tum và Cuộc đấu tranh Lưu huyết vang động núi rừng
Ngược dòng lịch sử, tháng 6/1930, thực dân Pháp đưa đồng chí Ngô Đức Đệ lên giam tại Nhà lao Kon Tum. Đồng chí Ngô Đức Đệ sinh năm 1905, trong một gia đình yêu nước ở xã Trảo Nha (nay là xã Đại Lộc), huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh; là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 01-01-1930, đồng chí đã bị thực dân Pháp bắt giữ tại Hà Tĩnh. Đồng chí bị địch giam ở Nhà lao Hà Tĩnh, ở lao Vinh (Nghệ An), sau đó bị địch đày lên giam ở Nhà lao Kon Tum.
Tại Nhà lao Kon Tum, với bản lĩnh và sự khôn khéo của người chiến sỹ Cộng sản, đồng chí đã tuyên truyền đường lối cách mạng của Đảng, vận động, cảm hoá, giác ngộ các cai, đội và binh lính trong Nhà lao Kon Tum như: Đội Phụng (Huỳnh Đăng Thơ), cai Cừ (Nguyễn Cừ), cai Liễu (Huỳnh Liễu),... và lần lượt thay mặt tổ chức, kết nạp vào hàng ngũ của Đảng. Cuối tháng 9 năm 1930, khi điều kiện đã chín muồi, Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Kon Tum, còn gọi là Chi bộ binh đã chính thức được thành lập. Sau khi thành lập Chi bộ binh, đồng chí đã tìm cách móc nối cơ sở cũ và thành lập chi bộ đường phố ở Kon Tum (vào đầu năm 1931). Hai Chi bộ tích cực hoạt động, tuyên truyền trong binh lính và nhân dân thị xã Kon Tum về tội ác của thực dân Pháp đối với tù chính trị làm đường ở Đăk Pao; vạch rõ thủ đoạn gây chia rẽ người Kinh với người dân tộc thiểu số của thực dân Pháp.
Tháng 3/1931, hoạt động của Chi bộ binh và Chi bộ đường phố bị lộ. Trước tinh thần cách mạng anh dũng, kiên trung của các đảng viên Huỳnh Đăng Thơ, Huỳnh Liễu, Nguyễn Cừ, thực dân Pháp sau khi tra tấn dã man nhưng không khai thác được gì, đành áp giải ba đồng chí này về Nhà lao Buôn Ma Thuột. Đến giữa năm 1931, cả hai Chi bộ tan rã. Những tưởng sự tan rã của hai Chi bộ Cộng sản thì phong trào đấu tranh của tù chính trị cũng bị dập tắt. Nhưng không, ngọn lửa đấu tranh ấy tiếp tục bùng cháy, đỉnh điểm là Cuộc đấu tranh Lưu huyết vang động núi rừng.
Tháng 7/1931, địch đưa đồng chí Ngô Đức Đệ ra giam giữ ở Lao ngoài (là Lao do chúng xây dựng từ tháng 3/1931 để giam giữ tù chính trị đi làm đường từ Đăk Pao, Đăk Pét khi mùa mưa đến). Tại đây, đồng chí Ngô Đức Đệ đã tiếp tục cùng với các đồng chí là những chiến sỹ Cộng sản yêu nước khác bị giam ở Kon Tum thành lập một Ban lãnh đạo chung do đồng chí phụ trách để hướng dẫn anh em tù đấu tranh. Ban lãnh đạo đã thành lập Đội cảm tử, quyết tử; tổ chức lễ truy điệu 150 tù chính trị đã hy sinh trên công trường làm đường 14; gửi kiến nghị cho viên Công sứ Pháp, yêu cầu cải thiện chế độ quản thúc tù nhân…
Đầu tháng 12/1931, Ban lãnh đạo chung của tù nhân biết được tin địch chuẩn bị đưa tù nhân đi làm đường ở Đăk Pét. Tất cả tù nhân đã sẵn sàng đối phó. Sáng ngày 12-12-1931, với âm mưu định sẵn, bọn cầm quyền phân tán anh em tù đi làm các nơi nhằm xé lẻ đội ngũ tù, còn khoảng 40 người, chúng ra lệnh quay về phòng lấy quần áo để đi Đăk Pét. Trong số đó có bốn đồng chí là thành viên Ban lãnh đạo nhà tù (Đặng Thái Thuyến, Trương Quang Trọng, Nguyễn Huy Lung, Hồ Độ) và cả 40 tù nhân này đều là thành viên của Đội cảm tử, quyết tử. Do biết trước việc địch chuẩn bị đưa tù đi làm đường lần thứ 2 tại Đăk Pét, anh em tù ở Lao ngoài đã chuẩn bị để đối phó. Cuộc đấu tranh bắt đầu. Tất cả 40 tù nhân chạy vào phòng giam khóa chặt cửa lại và đồng thanh hô các khẩu hiệu “Nhất định không đi Đăk Pét”, “Phản đối đi Đăk Pét”, “Phải bãi bỏ chế độ bắt tù chính trị đi làm đường”, “Bãi bỏ chế độ đánh đập, bắt giết tù”...Sau đó, công sứ, giám binh, nhiều binh lính kéo đến bao vây xung quanh Nhà lao. Trong lao, anh em vẫn hô vang các khẩu hiệu và siết chặt hàng ngũ, đứng sắp hàng trước cửa lao, dùng gậy gộc đã chuẩn bị trước chống lại, không để cho bọn địch vào định bắt từng người đưa đi. Theo lệnh công sứ, viên đội Mulê cầm súng, tiến lại cửa nhà lao gọi: “Thằng tù số 299 đâu?”. Anh em trong nhà lao đồng thanh trả lời: “Không có tù số 299! Đả đảo đi Đăk Pét”. Nhưng đúng lúc ấy, đồng chí Trương Quang Trọng (số tù 303) đang đứng ở hàng đầu đã phanh áo, chỉ vào ngực, nói bằng tiếng Pháp “Le voici” (nó ở đây). Tên Mulê lập tức bóp cò, đồng chí Trọng hy sinh. Hành động anh dũng chết thay cho đồng đội của đồng chí Trương Quang Trọng và tội ác giết người không gớm tay của bọn cầm quyền Pháp đã thôi thúc anh em đấu tranh quyết liệt hơn, sẵn sàng đương đầu với súng đạn. Bọn địch đã điên cuồng nã đạn xối xả vào các anh em tù. Cuộc đấu tranh của anh em tù chính trị đã bị kẻ thù tàn sát đẫm máu làm 8 người hy sinh, 8 người bị thương.
Sáng ngày 13-12-1931, số anh em tù còn lại đã tổ chức lễ truy điệu cho các đồng chí, đồng đội đã hy sinh. Cuộc đấu tranh của anh em tù ngày càng sôi sục. Tù chính trị đấu tranh tuyệt thực để phản đối đi làm đường, phản đối bắn giết. Sáng ngày 16-12-1931, thực dân Pháp một lần nữa nã súng và lựu đạn để đàn áp cuộc đấu tranh tuyệt thực, làm 7 người hy sinh và 8 người bị thương. Cả hai đợt đấu tranh trực diện, thực dân Pháp đã giết hại 15 đồng chí và làm bị thương 16 đồng chí.
Dù bị đàn áp dã man, song cuộc đấu tranh đã gây được tiếng vang lớn đối với dư luận thế giới về quyền tự do công lý và nhân phẩm con người; tạo cho dư luận trong nước và thế giới biết rõ hơn về chính sách cai trị lao tù của Pháp ở Đông Dương; đã lật tẩy được bộ mặt đê hèn với sự giả danh của ngọn cờ "tự do", "bình đẳng", "bác ái" của bọn thực dân xâm lược. Cuộc đấu tranh thể hiện tinh thần quyết tâm sắt đá, là mệnh lệnh thiêng liêng của trái tim, khối óc của các chiến sĩ cộng sản trước vận mệnh sống còn của đất nước, của dân tộc. Tuy cuộc đấu tranh bị bọn thực dân tàn sát đẫm máu, nhưng kết quả mang lại là rất to lớn, đã buộc địch phải thay đổi chế độ cai trị hà khắc và từng bước nhượng bộ theo yêu sách của anh em tù chính trị đưa ra. Và nhất là, từ bỏ việc xây dựng con đường 14 xâm lược, đóng cửa và giải tán bộ máy nhà Ngục Kon Tum vào năm 1934 đã chứng minh sự thừa nhận thất bại của thực dân Pháp trước tinh thần đấu tranh quyết tử của tù chính trị và nhân dân các dân tộc nơi đây.
Sau cuộc đấu tranh này, truyền thống cách mạng của Nhân dân Kon Tum tiếp nối trong dòng chảy lịch sử vẻ vang với những sự kiện quan trọng: Cuộc đấu tranh giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945; cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đến ngày toàn thắng; công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương sau ngày đất nước thống nhất đến nay. Trong dòng chảy lịch sử ấy luôn có ánh sáng cách mạng của Đảng soi rọi, mà hiện thân là Đảng bộ tỉnh Kon Tum với truyền thống 91 năm xây dựng và phát triển.


Trần Thị Sáu
 

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: Giấy phép số 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: Ông Huỳnh Quốc Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
Điện thoại: 0260.3862301
Fax: 0260. 3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Website: http://https://tuyengiaokontum.org.vn/
Văn bản mới

CV.2411.BTGTU

Mời dự Hội nghị Báo cáo viên (trực tuyến) tháng 5-2024

Lượt xem:206 | lượt tải:32

TÀI LIỆU

Hội nghị đánh giá việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị năm 2023-2024

Lượt xem:69 | lượt tải:27

TÀI LIỆU

phục vụ HN quán triệt NQ41 của BCT về vai trò đội ngũ doanh nhân thời kỳ mới

Lượt xem:266 | lượt tải:124

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 65 năm Ngày mở Đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn

Lượt xem:294 | lượt tải:133

CV.2400.BTGTU

dự HN quán triệt Nghị quyết 41 của BCT về vai trò doanh nhân trong thời kỳ mới

Lượt xem:299 | lượt tải:254

TÀI LIỆU

Giao ban báo chí tháng 4-2024

Lượt xem:754 | lượt tải:75

CV.2384.BTGTU

phổ biến, quán triệt, tuyên truyền các chỉ thị của BBT và kế hoạch của BTVTU tháng 4-2024

Lượt xem:1021 | lượt tải:188


bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập45
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm43
  • Hôm nay4,208
  • Tháng hiện tại337,320
  • Tổng lượt truy cập30,868,442
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây