Những sự kiện lịch sử tháng 7 ở Kon Tum 

Những sự kiện lịch sử tháng 7 ở Kon Tum

Chủ nhật - 10/07/2016 12:05

Tháng 7- 1850: Linh mục Nguyễn Lành (Do) đặt cơ sở truyền giáo đầu tiên tại làng Konkơlơng

Đầu tháng 7-1850, Nguyễn Lành (Do) cùng với Combes, Fontaine lên Cao Nguyên truyền giáo. Nguyễn Lành đến làng Hơđông- cách Trạm Gò chừng 4-5 ngày đường. Qua gần 1 tháng tìm cách gây cảm tình và nhờ chủ lãnh Hơđông đưa đến gặp ông Bok-Piơm ở làng Pomphar. Tại đây, họ lại nhờ được Bok Piơm cho người đưa đến làng Konkơlơng.

Tại Konkơlơng, họ được Bloi- bạn của Bok-Piơm chỉ cho một khoảng rừng ngoài làng, phát dọn để làm nhà ở. Khi làm nhà ở, họ ngăn làm 2, nửa sau làm nơi ở, nửa trước làm nơi giảng đạo. Đây là cơ sở thờ tự đầu tiên của Công giáo.

Tháng 7-1853: Linh mục Nguyễn Lành (Do) triển khai công việc Tông đồ ở  Kon Tum và lập làng đạo Rơhai

 Tháng 7- 1853, Nguyễn Lành (Do)  đến Breng-là nơi đã quen từ mấy lần lên trước để truyền giáo, nhưng công việc truyền giáo ở đây không tiến triển.

Ông liền mua chuộc, quy tụ số người tứ chiếng và đưa về lập làng Rơhai. Tại đây, ông cùng họ dựng nhà cửa để ở và tiến hành khai hoang, làm ruộng, cày cấy và truyền đạo cho họ. Dần dần những người theo đạo ở ổn định tại thành làng và làm ăn. Nhiều người lân cận thấy thế cũng đến xin nhập vào làng này. Nguyễn Do nhận và mua đất của người ở làng Kon Kơlơng cho họ ở và làm ruộng. Làng đạo Rơhai ngày càng đông đúc hơn.

Ngày 20-7-1898: Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định về giải thưởng cho các chủ đồn điền cà phê, chè…

 Ngày 20-7-1898, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định đặt giải thưởng tiền hằng năm cho các chủ đồn điền nông nghiệp người Pháp ở Trung kỳ. Quy định:

1. Đối tượng được thưởng là các chủ đồn điền nông nghiệp người Pháp ở Trung kỳ, đặc biệt đối với các đồn điền trồng cà phê, chè, bông có sợi dài, đay, tràm, thuốc lá, gai.

+ Các đồn điền trồng các loại cây khác, ngoài số cây kể trên, nếu việc nghiên cứu và thai thác có tiến triển tốt, cũng sẽ được xét thưởng. Tiền thưởng lấy trong mục “Trợ cấp và khuyến nông ” của Ngân sách hàng xứ Trung kỳ.

2. Về phương thức:

Chủ đồn điền nào muốn dự xét thưởng phải làm đơn nộp cho Công sứ chủ tỉnh nơi có đồn điền của mình cắm, và phải gửi kèm theo một bản báo cáo chi tiết về việc canh tác tại đồn điền của mình.

Đơn và báo cáo đó tập trung lên Khâm sứ và Khâm sứ giao lại cho tiểu ban xét thưởng nghiên cứu định mức tiền thưởng.

Ngày 04-7-1902: Thực dân Pháp đặt Kon Tum trực thuộc quyền cai quản của Công sứ Bình Định                        

Sau một thời gian đặt Kon Tum thuộc quyền cai quản của Ai Lao (từ 1893), ngày 04-7-1902, thực dân Pháp ra Nghị định chuyển giao Kon Tum lại cho Việt Nam và đặt dưới quyền cai quản của Công sứ Bình Định.

Ngày 04-7-1905: Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh tự trị Plâyku Đe (Pleikou Derr)

Theo Nghị định này, toàn bộ vùng miền núi bao gồm những vùng lãnh thổ cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số Xê Đăng, Halang, BaNa, Gia Rai tách ra từ tỉnh Bình Định. Tỉnh lỵ đặt tại làng Plâycan Đe (Pleican Derr) của dân tộc Gia Rai.

Ngày 02-7-1923: Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định tách Đại lý Đăk Lăk ra khỏi tỉnh Kon Tum để thành lập lại tỉnh Đăk Lăk.

Ngày 30-7-1923: Khâm sứ Trung kỳ ra Nghị định quy định về việc đưa nhân công lên khai khẩn đất đai các tỉnh Cao Nguyên Trung kỳ

Văn bản này quy định những thể lệ đối với việc đưa nhân công người bản xứ vào khai thác đất đai thuộc địa phận các tỉnh Kon Tum, Đồng Nai thượng, Đăk Lăk và các vùng lân cận.

1. Cao Nguyên Trung kỳ sẽ được phân làm 3 khu vực theo quyết định của Khâm sứ Trung kỳ là:

- Khu vực dự trữ (région réservée) không cho phép vàp khai khẩn trừ khi có giấy phép loại đặc biệt.

-  Khu vực được giám sát (région surveilée) tổ chức khai khẩn theo một số điều kiện nhất định.

- Khu vực tự do (region libre) thì hoàn toàn mở cửa cho việc khai khẩn và thương mại.

2. Về cách thức tổ chức:

- Các nhà kinh doanh người Pháp và Việt Nam được phép đưa nhân công người Việt vào khai khẩn sau khi đã báo cáo với quan chức sở tại.

- Nếu số nhân công có trên 20 gia đình thì được phép lập thành làng theo những thể lệ như ở Nam kỳ và được  miễn các thứ thuế trong vòng 3 năm.

Việc ban hành quy chế này vẫn không ngăn chặn được tình trạng các quan chức thực dân cấp giấy phép tùy tiện và vụ lợi khiến cho việc khai thác vùng Tây Nguyên-vùng đất tốt cho các đồn điền cao su và cà phê xảy ra nhiều cuộc tranh chấp dữ dội trong giới thực dân.

Do đó, ngày 05-7-1927, Pháp phải ban hành bản thể lệ cấp đất công và quy định về thể lệ chuyển nhượng ruộng đất của đồng bào DTTS ở Tây Nguyên phải đặt dưới quyền giám hộ của viên đồn trưởng địa phận nếu diện tích dưới 30 mẫu, của viên Khâm sứ Trung kỳ nếu diện tích trên 30 mẫu.

Bằng những việc làm này, thực dân Pháp đã đẩy mạnh hơn nữa việc mở rộng các đồn điền không chỉ bằng khai khẩn đất hoang mà còn thôn tính ruộng đất đã canh tác của dân địa phương, ngăn cản người Kinh xâm nhập khai thác khu vực này.

 Ngày 30-7-1923: Khâm sứ Trung kỳ P. Pasquierr ban hành Thông  tư ấn định  nguyên tắc quản lý xã hội vùng Thượng

 Quy định:

- Các viên Công sứ phải sưu tập phong tục, tập quán văn hóa của từng bộ lạc định cư định canh ở vùng đồng bào Thượng. Huấn luyện cho đồng bào trồng cây ăn trái, hoa màu phụ và mở những lớp dạy về y tế. Về giáo dục phải chọn những giáo viên cùng một sắc tộc với học trò và dùng tiếng thổ dân để dạy viết, đọc, làm tính và dạy về tập quán của dân tộc đó.

- Các Công sứ phải đích thân xem xét vấn đề khai khẩn ruộng vườn, đồn điền, và xem xét giải quyết các va chạm giữa chủ đồn điền và thổ dân.

- Thiết lập đường xá để các nhà cai trị Pháp ở Cao Nguyên có thể đi vào các buôn tiếp xúc với thổ dân và kiểm soát không cho người Kinh lên buôn bán, giao thương, sinh sống với người Thượng.

Ngày 20-7-1928: Khâm sứ Trung kỳ ban hành Nghị định số 2168 đặt ra Đạo Kon Tum

Quy định rõ:

- Đạo Kon Tum có Quản đạo riêng.

- Đem huyện Tân An thuộc Bình Định nhập vào Kon Tum.

- Ở Đại lý Pleiku (Lúc này còn thuộc Kon Tum) thì lập một Nha Bang tá.

Theo đó:  Đạo Kon Tum, có các Quản đạo sau:

Quản đạo thứ nhất: ông Phùng Duy Cần;

Quản đạo thứ hai:  Hà Thúc Huyến;

Quản đạo thứ ba: Tôn Thất Toại;

Quản đạo thứ tư: Võ Chuẩn.

Tháng 7-1931: Thành lập Ban phụ trách nhà lao ở Kon Tum

Sau khi bị chuyển giam ở lao ngoài, đồng chí Ngô Đức Đệ được gặp lại các đồng chí : Hồ Độ, Trương Quang Trọng, Lê Viết Lượng, Đặng Thái Thuyến, Nguyễn Huy Lung...Tháng 7-1931 các đồng chí đã thống nhất thành lập Ban phụ trách nhà lao nhằm mục đích tổ chức lực lượng, xây dựng kế hoạch đấu tranh chống lại chính sách cai trị tàn ác của chế độ thực dân, giành lại quyền sống, quyền tự do cho tù chính trị; chống lại âm mưu tiêu diệt cộng sản của thực dân Pháp.

Thành phần Ban phụ trách nhà lao được phân công như sau:

1. Đồng chí Nguyễn Huy Lung, Trương Quang Trọng, Hồ Độ: Phụ trách về tư tưởng và tổ chức;

2. Đồng chí Đặng Thái Thuyến, Ngô Đức Đệ, Lê Viết Lượng: Phụ trách việc nghiên cứu kế hoạch đấu tranh và soạn thảo nội dung các văn bản đưa ra đấu tranh (Bản tuyên ngôn của tù chính trị, các yêu sách của tù chính trị, các bài nói chuyện với binh lính được dịch ra bằng tiếng Ba Na, Gia Rai, Xê Đăng, Ê Đê, Pháp)

3. Đồng chí Ngô Đức Đệ: Phụ trách chung và phụ trách việc tuyên truyền, vận động binh lính, tìm cách bắt liên lạc với lao trong, với Chi bộ binh và cơ sở quần chúng ở thị xã Kon Tum, nắm tình hình địch khi chúng chuẩn bị đưa tù nhân đi Đăk Pét lần 2, gây dư luận ủng hộ khi cuộc đấu tranh xảy ra,

4. Đồng chí Hồ Độ: Phụ trách thêm nhà hai (nhà nhỏ), chuẩn bị bầu tổ trưởng, tổ phó nhà hai.

Ngoài ra các đồng chí trong Ban phụ trách còn kiêm tổ trưởng mỗi tổ. Nhà lớn chia làm 5 tổ, nhà nhỏ 2 tổ.

Về nguyên tắc hoạt động: Hàng ngày tổ chức hội ý trong Ban. Do hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên cách làm việc phải tuyệt đối bí mật, làm việc theo phương thức đơn tuyến, anh em trong Ban đều phải tuyệt đối chấp hành, coi việc giữ bí mật là một nguyên tắc sống còn.

Tháng 7-1946: Đội công tác vũ trang đầu tiên giúp xây dựng                             cơ sở ở Kon Tum

Với mục tiêu xây dựng lại cơ sở, củng cố địa bàn chiến lược Tây Nguyên, tháng 7- 1946, Xứ ủy Trung kỳ và Phân ban quốc dân thiểu số miền Nam Trung bộ cử đội công tác vũ trang đầu tiên lên gây dựng lại cơ sở chính quyền cách mạng ở Kon Tum.

Đội gồm 5 đồng chí: Nguyễn Hữu Tiến, Lê Hồng Tiệm, Hoàng Tăng (Trịnh Tiên), Cù Văn Hương, Siu Pơi (dân tộc Gia Rai), do đồng chí Nguyễn Hữu Tiến làm đội trưởng, dựa vào bàn đạp miền tây tỉnh Quảng Nam tiến lên gây lại cơ sở vùng Mường Hoong, Ngọc Linh, xã Xóp, xã Đoàn thuộc huyện Đăk Glei.

Tháng 7-1947: Thành lập Ban chỉ huy khu Đông và Bắc Kon Tum

Nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo các mặt công tác ở Kon Tum, tháng 7-1947, Xứ ủy Trung kỳ và Ủy ban Hành chính Trung bộ quyết định thành lập Ban chỉ huy khu Đông (huyện Kon Plông) và Bắc (huyện Đăk Glei) Kon Tum (sau đổi thành Ban cán sự Đảng và Ủy ban Kháng chiến Đông và Bắc Kon Tum). Mỗi Ban cán sự Đảng có 05 ủy viên. Vùng Đông tỉnh Kon Tum do đồng chí Vân Sơn làm Bí thư Ban cán sự Đảng và đồng chí Nguyễn Văn Sao làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính; Vùng Bắc tỉnh Kon Tum do đồng chí Nguyễn Hữu Tiến làm Bí thư Ban cán sự Đảng và đồng chí Đinh Bái (người dân tộc thiểu số) làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính. 

Ngày 25-7-1950: Bảo Đại ra Sắc lệnh sáp hợp Cao Nguyên miền nam thuộc Hoàng triều Cương Thổ

 Ngày 25-7-1950, Bảo Đại ban hành sắc lệnh số 3, tại  Điều 2 của Sắc lệnh quy định các tỉnh Kon Tum, Pleiku, Đăk Lăk, Đồng Nai Thượng, Lâm Viên hợp thành một địa phận hành chính riêng biệt: gọi là Cao nguyên miền Nam thuộc Hoàng Triều Cương Thổ dưới quyền một ủy viên Đức Quốc Trưởng, và đặt dưới quyền Tòa Khâm-Mạng do một vị Khâm Mạng quyền hành, một Quốc Vụ  Khanh trông coi.

Ngày 21 và 27-7-1953: Lực lượng bộ đội địa phương đánh bạicác cuộc thăm dò của địch ở Kon Plông

Trước sự thắng lợi của phong trào cách mạng Bắc Tây Nguyên đầu 1953, nhất là ở vùng phía đông Kon Tum, để đối phó lại sự phát triển của phong trào các mạng nơi đây, ngày 21 và 27-7-1953 địch sử dụng 2 đại đội mở cuộc càn vào vùng Kon Plông (Kon Tum) nhằm thăm dò lực lượng ta, cấy tề, điệp, lập hội Atum.

Được sự hỗ trợ của nhân dân, lực lượng bộ đội địa phương Kon Plông tấn công đánh trả quyết liệt buộc địch phải rút lui. Ngày 21/10/1953, địch cho 01 trung đội nhảy dù xuống Kon Jrăng thuộc khu vực phía đông Kon Plông lập tề điệp, mua chuộc dân, phát súng cho lính GUOM ở Đăk Rong. Một lần nữa chúng bị lực lượng du kích và bộ đội địa phương đánh trả quyết liệt kế hoạch cấy tề điệp, phá vùng căn cứ cách mạng của địch bị thất bại.

Ngày 06-6-1958: Quân đội VNCH tiến hành khởi công xây dựng đồn Măng Buk

 Chính quyền Sài Gòn thấy rằng Măng Buk là một địa điểm xung yếu nằm hẻo lánh giữa một vùng rừng núi âm u rậm rạp, là một cứ điểm quan trọng, việc xây dựng một đồn tại đây có thể bảo vệ một cách hiệu quả, con đường chiến lược Liên tỉnh số 5 (nay là đường 24), Kon Tum - Quảng Ngãi cũng như lấy đó làm căn cứ xuất phát ra Quân khu 2 (Tiểu khu Quảng Nam), ra Duyên hải (Tiểu khu Quảng Ngãi) hoặc thẳng xuống Kon Tum. Ngày 6/6/1958, Quân đội VNCH tiến hành khởi công xây dựng và hoàn tất vào ngày 28-6- 1958

Hệ thống đồn, gồm: 6 gian nhà lợp tranh (5mx4m); 2 Pháo lũy; 4 ụ súng máy; 1 chòi canh; 1 sân tập hợp (18mx36m); 1 cột cờ; 3 chiếc cầu bằng cây; Chôn cọc rào xung quanh đồn (chưa có giây thép gai).

Quân số: Đồn này do 1 trung đội Bảo an đóng giữ.

Liên lạc và tiếp tế: Liên lạc bằng máy SCR.694 từ Mang Buk đến tỉnh đoàn Kon Tum.

Ngày 09-6-1958: Tỉnh trưởng Kon Tum báo cáo cuộc thám sát đường mòn xuyên sơn trục Đăk Pek - Ngok Linh – Trà My

Theo báo cáo:

Phái đoàn thám sát đường mòn xuyên sơn trục Đăk Pek – Ngok Linh – Trà My do Quân khu 3 phụ trách, được tiến hành từ ngày 15/5/1958 đến ngày 25/5/1958.

Mục đích cuộc thám sát là:

- Tìm hiểu và nghiên cứu khả năng của các đường mòn mà Việt Minh đã sử dụng để dân công tiếp tế trong thời kỳ chống Pháp, tình trạng của các đường này và những vùng phụ cận, thời  gian cần thiết để đi từ điểm nọ đến điểm kia và những điểm có thể thiết lập được địa điểm dinh điền.

Kiểm tra dân số ở vùng ranh giới, đường giao thông, nông sản, tinh thần quần chúng …vv…

Ngày 27-6-1958: Chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập các đơn vị hành chính tỉnh Kon Tum                           

Ngày 27-6-1958, Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hoà ra Nghị định số 348-BNV/HC/P6 ấn định các đơn vị hành chính tỉnh Kon Tum gồm 4 quận: Kon Tum, Đăk Tô, Đăk Sút, Kon Plông, với 26 tổng, 120 xã. Tỉnh lỵ đặt tại xã Châu Thành, quận Kon Tum.

Các tổng thuộc các quận, cụ thể:

+ Quận Kon Tum có 09 tổng: Tổng Kon Tum, tổng Plei Teil, tổng Ya Ly, tổng Đăk Đoa, tổng Plei Bong, tổng Halang, tổng Kon Sơtiu, tổng Kon Monay, tổng Hàmong.

+ Quận Đăk Tô có 08 tổng: Tổng Đăk Tô, tổng Kon Hring, tổng Đăk Brong, tổng Đăk Mót, tổng Tou Mơ Rông, tổng Kon Kleang, tổng Kon Solanh, tổng Kon Soluk.

+ Quận Đăk Sút có 06 tổng: Tổng Đăk Rolong, tổng Halang, tổng Die Sud, tổng Đăk Pek, tổng Die Nork, tổng Bon Tul.

+ Quận Kon Plông có 03 tổng: Tổng Kon Plông, tổng Kon Solanh, tổng Kon Soluk.

Từ tháng 3 đến tháng 7-1960: Tỉnh ủy đề ra chỉ tiêu phát triển sản xuất trong  nhân và sản xuất tự túc tại các đơn vị

Trên tinh thần Nghị quyết của Ban cán sự tỉnh năm 1959, Đại hội Đảng bộ tỉnh (tháng 3-1960) và Hội nghị Tỉnh ủy (tháng 7-1960) đã đề ra các chỉ tiêu sản xuất nhân dân và sản xuất tự túc các đơn vị, cụ thể:

- Về phát triển kinh tế nông nghiệp:

+ Phần nhân dân, mỗi nhân khẩu phải đạt được trung bình 350 kg lúa và hoa màu phụ một năm.

+ Về sản xuất tự túc ở các đơn vị quân dân chính, mỗi đơn vị phải tự túc lương thực từ 4 tháng đến 12 tháng trong 1 năm, tùy vào điều kiện cụ thể: ví dụ, cơ quan quân sự tự túc 6 tháng, cơ quan huyện 6 tháng, trinh sát thì 3 tháng.v.v.

+ Chăn nuôi nói chung: chú trọng chăn nuôi heo và gà. Chỉ tiêu đặt ra cho mỗi nhân khẩu trung bình là có 1 con heo và 1 con gà. Các con vật khác như trâu, chó, vịt..v.v không đề ra chỉ tiêu mà tùy vào điều kiện cụ thể cử từng nơi, khuyến khích nuôi.

- Về phát triển thủ công nghiệp: chú trọng việc trồng bông, đay và phát triển nghề dệt ở các địa phương; đẩy mạnh phát triển nghề rèn, mở mỗi huyện từ 1 đến 2 lò rèn lớn để cung cấp nông cụ và dụng cụ bằng sắt phục vụ sản xuất và đời sống. Bên cạnh đó, mỗi huyện cử một số cán bộ đi học nghề gốm để đào tạo thợ tiến tới xây dựng các lò gốm ở các huyện.

- Về mậu dịch và tài chính: đẩy mạnh việc khai thương mậu dịch với các huyện của tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Nam (Trà Mi, Sơn Hà, Phước Sơn) để trao đổi giải quyết nhu cầu muối và nông cụ.v.v

Để lãnh đạo hiệu quả sản xuất và phát triển kinh tế, Tỉnh ủy chủ trương công tác lãnh đạo phải được tập trung đúng mức và phù hợp với từng huyện, vùng. Khẩu hiệu là: vùng lên sản xuất để cải thiện chính mình và chống Mỹ Diệm, biến núi lách thành rừng mì!

Ngày 04-7- 1960: Tổng hội quán Tổng hội phật giáo Trung phần chuẩn y Ban trị sự Tỉnh hội Phật giáo Kon Tum

Sau Đại Hội đồng Tỉnh Hội Phật giáo Kon Tum lần thứ nhất, ngày 04-7-1960, Tổng hội quán Tổng Hội phật giáo Trung phần ra Quyết nghị duyệt y Ban trị sự tỉnh hội Phật giáo Kon Tum.

Theo Quyết nghị, thành phần Ban trị sự gồm:

1. Hội trưởng: Đạo hữu Nguyễn Văn Ngữ;

2. Các Hội phó: Cao Duy Tín, Hoàng Hữu Mô và Nguyễn Năng Tịnh;

3. Chánh thư ký: Ngô Tý;    Phó thư ký: Nguyễn Kỳ Đông;

4. Chánh thủ quỹ: Lê Văn Cang; Phó thủ quỹ: Võ Văn Vỹ

5. Các uỷ viên:

- Uỷ viên Phổ biến: Võ Văn Vỹ;

- Uỷ viên Gia đình phật tử: Đèo Văn Can;

- Uỷ viên nghi lễ: Nguyễn Minh Châu;

- Uỷ viên từ thiện: Tôn Nữ Thị Hường;

- Uỷ viên tương tế: Hông Thị Biện;

- Uỷ viên tổ chức: Phạm Văn Lưu;

- Cố vấn đạo hạnh: Thích Giác Thê;

- Cố vấn kiểm sát: Phạm Công Thịnh, Nguyễn Bích Quỳ, Nguyễn Văn Cân.

Ngày 07-7-1962: Ta tấn công ấp chiến lược Đăk Rô Đe, mở màn phong  trào phá ấp giành dân                                

Đây là ấp chiến lược lớn, có khoảng 2000 dân được xây dựng rất kiên cố theo kiểu 2 sông 3 núi. Đồng bào bị dồn vào đây từ cuối năm 1961. Tuy bị o ép, sống trong sự kìm kẹp của địch, song nhìn chung lòng dân vẫn hướng về cách mạng. Trước đó ta đã xây dựng cơ sở, vận động và nắm được 30 tay súng (nghĩa quân) trong ấp, sẵn sàng làm nội ứng cho ta.

Hai giờ chiều ngày 07-7-1962, đồng chí Trương Quang Hoa (Ba Tơ Gùm), cán bộ cơ sở, đưa một trung đội bộ đội tập trung của huyện, cùng với đồng chí Ai (Phó bí thư H67) vào ấp. Việc vào ấp được tổ chức thuận lợi vì ta đã có nội ứng và làm công tác tuyên truyền vận động từ trước. Nên sau khi cán bộ và bộ đội ta vào ấp, tuyên truyền vận động lần nữa, lực lượng địch ở đây chấp nhận bỏ súng, ta thu gọn và hô hào bà con nổi dậy phá ấp, dỡ bỏ hàng rào... đồng thời có kế hoạch bảo vệ dân, đề phòng địch phản công.

Cuộc vận động phá ấp giành dân ở Kon Tum lần đầu tiên đã giành thắng lợi, mở đầu cho phong trào phá ấp giành dân của địa phương.

Ngày 08-7-1962: Bắn rơi máy bay trực thăng của Mỹ đầu tiên tại Kon Tum

Sau khi các đội công tác cùng lực lượng bộ đội địa phương tiêu diệt ấp chiến lược Đăk Rô Đe chiều 07-7-1962, sáng ngày 08-7-1962 địch cho 2 máy bay trực thăng từ Kon Tum chở cố vấn Mỹ và 2 tiểu đội lính cộng hoà lên giải cứu.

Khi máy bay vừa hạ độ cao, đồng chí Trương Quang Hoa ra lệnh, đồng chí Bùi Đình Lâm, Trung đội trưởng bộ đội H67, đặt khẩu trung liên lên vai đồng chí Brập, nhằm máy bay Mỹ bóp cò. Chiếc máy bay bị trúng đạn, rơi xuống rìa làng Đăk Rô Đe. Chiếc còn lại vội vã tháo chạy. Toàn bộ lực lượng địch trên máy bay gồm tên phi công và 3 tên cố vấn Mỹ bị chết tại chỗ.

Đây là chiếc trực thăng Mỹ đầu tiên bị bắn rơi ở Kon Tum.

Ngày 04-7-1963: Tổng thống Việt Nam Cộng hoà ra Nghị định thành lập xã Diên Bình

Ngày 04-7-1963, Tổng thống Việt Nam Cộng hoà ra Nghị định số 527-NV đổi địa điểm dinh điền Diên Bình thành lập năm 1958, lập thành xã Diên Bình, thuộc quận Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.

Ngày 20-7-1963: Kon Tum thành lập Đại đội đặc công 207

Ngày 20-7-1963, tại ngã ba sông Đăk Mỹ, xã Đăk Tuần- H30 (nay thuộc xã Mường Hong- Đăk Glây), Tỉnh ủy, Ban chỉ huy Tỉnh đội Kon Tum quyết định thành lập Đại đội đặc công 207 (C207) trực thuộc Tỉnh đội Kon Tum. Đây là lực lượng được hình thành trên cơ sở bộ khung bộ đội đặc công CKO và được bổ xung 1 trung đội thuộc đại đội trinh sát 120 của tỉnh. C207 khi mới thành lập với quân số tổng cộng 95 người, biên chế thành 3 trung đội. Ban chỉ huy đại đội gồm  các đồng chí: Huỳnh Văn Phứơc- Đại đội trưởng, Nguyễn Văn Ào- Đại đội phó, Dương Văn Minh- Chính trị viên

Đêm ngày 03-7-1964: Ta tấn công tiêu diệt trại biệt kích Krong (H67)

Thực hiện chủ trương của Khu uỷ và Quân khu 5 mở chiến dịch Thu -Đông 1964, với mục tiêu tiêu diệt địch, phá ấp chiến lược, giành quyền làm chủ.

 Đêm 03-7-1964, tại địa bàn tỉnh Kon Tum, Tiểu đoàn  đặc công 407 của khu cùng lực lượng pháo binh quân khu V tấn công tiêu diệt trại biệt kích Kroong ( H67), loại khỏi vòng chiến đấu gần 600 tên địch (có 12 Cố vấn Mỹ), bắt 26 tù binh, thu 173 súng các loại.

Tháng 7-1965: Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị mở rộng

Tháng 7-1965, Tỉnh uỷ đã tổ chức Hội nghị mở rộng nhằm tập trung đánh giá tình hình chung của tỉnh từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ nhất (Tháng 3-1960), nhất là trong 2 năm 1964-1965.

Hội nghị nhận định: Phong trào cách mạng Kon Tum thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực. Được sự chi viện nhiều mặt của Bộ Tư lệnh khu, của Mặt trận B3, nhân dân các dân tộc Kon Tum đã phát huy sức mạnh tổng hợp, liên tục tấn công địch trên cả 3 mũi giáp công, giành được nhiều thắng lợi to lớn.

Hội nghị đã kiểm điểm sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh trong nhiệm kỳ qua; phân tích âm mưu, thủ đoạn, khả năng của địch, cũng như khó khăn, thuận lợi của ta...và đề ra phương hướng nhiệm vụ của cách mạng Kon Tum trong giai đoạn tới là :" Động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tạp trung mọi lực lượng tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giành lại toàn bộ nông thôn bao gồm các dinh điền, tích cực chuẩn bị khởi nghĩa, khẩn trương xây dựng hậu phương, căn cứ và vùng mới giải phóng....

 Phát huy cao độ tinh thần dũng cảm cách mạng , vượt mọi khó khăn gian khổ, ra sức tiêu diệt từng bộ phận sinh lực địch. Hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy khởi nghĩa giành lại toàn bộ nông thôn , phát triển du kích chiến tranh rộng rãi và mạnh mẽ cả 3 vùng, củng cố mở rộng căn cứ địa cách mạng, nhanh chóng rèn luyện và phát triển cả 3 loại quân, góp phần giải phóng toàn bộ nông thôn tiến lên giải phóng toàn tỉnh..."

Cũng tại Hội nghị này Tỉnh uỷ đã họp bàn một số công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 2, được tiến hành vào tháng 10-1965.

Ngày 20-7-1967: Tỉnh ủy Kon Tum ra Chỉ thị về việc đẩy mạnh đợt hoạt động toàn diện mùa thu

Mặc dù bị thất bại thảm hại trong chiến dịch mùa khô 1966-1967, song địch vẫn ngoan cố tiếp tục đổ quân lên địa bàn tỉnh Kon Tum nhằm giành lại thế chủ động trên chiến trường. Để đánh baị âm mưu của địch, đồng thời phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực tấn công địch, Tỉnh uỷ ra Chỉ thị số 25/VP ngày 20-7-1967, chỉ thị cho toàn quân và dân Kon Tum :" Mở đợt hoạt động toàn diện mùa thu 1967, tấn công địch trên cả 3 mặt : Quân sự- chính trị- binh vận ở khắp các vùng căn cứ, vùng yếu và thành phố."

Chỉ thị yêu cầu:

1. Cần phải kết hợp chặt chẽ giữa quân sự, chính trị, thể hiện tốt 3 mũi giáp công, phối hợp tốt giữa nông thôn và thị xã, thị trấn, giữa 3 thứ quân, giữa các chiến trường; giữa tấn công và phản công; giữa đánh mạnh vào vùng địch và bảo vệ vùng ta; giữa tác chiến và xây dựng. Phát triển thực lực ta về mọi mặt.

2. Các cấp các nghành bảo đảm thực hiện kế hoạch chung thống nhất, nhịp nhàng....

3. Nắm vững phương châm, phương hướng, chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Nắm vững yêu cầu và nội dung của đợt hoạt động, nắm vững công tác chính trị, tư tưởng làm gốc. Tăng cường công tác tổ chức, tập trung chỉ đạo tốt các công tác trọng tâm, đột xuất, vừa hoạt động vừa chuẩn bị cho Đông- Xuân đến; Khi có thời cơ thuận lợi kịp thời chủ động triển khai.

Để làm tốt các yêu cầu trên, hoàn thành tốt nhiệm vụ, chỉ thị cũng nhấn mạnh công tác tổ chức, xây dựng nội bộ cần: " Đẩy mạnh đấu tranh xây dựng nội bộ, tự phê và phê bình triệt để, sâu sắc, chân thành trên cơ sở xây dựng Đảng, xây dựng bản thân, xây dựng đồng chí, để phân rõ đúng sai, bảo đảm đoàn kết nhất trí nội bộ, nhất trí trên dưới, hoàn thành cao nhất mọi nhiệm vụ của Đảng."

Ngày 10-7-1968: Tỉnh ủy Kon Tum ra Chỉ thị khẩn trương đẩy mạnh công tác huy động nhân lực phục vụ phương hướng, phục vụ X2

Để đảm bảo cho việc thực hiện phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới, Tỉnh uỷ đã ra Chỉ thị số 17/VP ngày 10-7-1968 chỉ thị cho các cấp các nghành khẩn trương đẩy mạnh công tác huy động nhân lực phục vụ nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Sau khi phân tích những hạn chế yếu kém và nguyên nhân cũng như yêu cầu, chỉ tiêu nhiệm vụ của  công tác huy động nhân lực, chỉ thị nêu rõ :

"..Để đạt yêu cầu chỉ tiêu trên, L250 đặt vấn đề các cấp các nghành các đoàn thể quán triệt đầy đủ ý nghĩa yêu cầu đợt huy động nhân lực này và quan tâm ra sức thực hiện một cách khẩn trương với các biện pháp trên cơ sở tinh thần phục vụ phương hướng, mục tiêu chiến lược mà phát động tư tưởng, tích cực động viên chính trị, giải quyết các tư tưởng ngại ác liệt, hy sinh.... phát huy lòng yêu nước, nhiệt tình cách mạng mà nâng cao giác ngộ nghĩa vụ trách nhiệm, xây dựng lập trường phục vụ cách mạng..."

Chỉ thị nêu rõ các biện pháp, cách thức nhằm huy động nhân lực đạt hiệu quả cao: Dùng các hình thức, các tổ chức đoàn thể động viên tuyên truyền giáo dục thích hợp ..., dùng những người tốt, gia đình quen biết, có nhiều thành tích để làm gương khích lệ mọi người; Thực hiện tốt chính sách đối với các gia đình thương binh tử sĩ, chính sách đối với các nhân công, bảo đảm quyền lợi cần hiết về tinh thần và vật chất đối với những người tham gia dân công hoả tuyến...

Cuối cùng chỉ thị nhấn mạnh: " Công tác huy động nhân lực phục vụ cho đợt cao điểm X2 với yêu cầu to lớn và cấp bách, nó là khâu bảo đảm vật chất cho mục tiêu diệt địch cùng với mũi chính trị, binh vận giành thắng lợi to lớn trong thời gian đến. Tiếp được chỉ thị này, các cấp uỷ, địa phương và các nghành các giới cần có kế hoạch triển khai ngay báo cáo về L250."

Đầu tháng 7-1970: Mỹ-nguỵ bắt đầu thực hiện chương trình “Bình định đặc biệt” trên địa bàn Kon Tum

Đây được coi là kế hoạch bình định mà địch dự kiến sẽ kết thúc vào cuối năm 1970.

Để thực thi chương trình “bình định đặc biệt”, địch xúc tiến nhiều biện pháp và thủ đoạn mới xảo quyệt, thâm độc hơn. Cụ thể:

- Thành lập ủy ban “Phụng Hoàng” ("Phụng Hoàng" (P và H): Là hai chữ đầu của chữ phối hợp-phối hợp nhiều cơ quan cùng làm việc) với các phần hỗn hợp gồm các lực lượng bình định nông thôn, cảnh sát, mật báo, chiêu hồi, CIA và mỗi đội vũ trang yểm hộ để vừa hoạt động chính trị vừa trực tiếp chiến đấu.

- Củng cố công sự bên trong và xây thêm lô cốt, dựng tuyến phòng thủ thị xã, đặt thêm các trạm cảnh sát, lùng sục, soát xét bên trong, mở rộng và xây dựng khu tập trung dân ngoại ở ven thị.

- Đối với các ấp ven nông thôn,  xây dựng lô cốt, công sự, rào lại ấp và xây dựng trụ sở hoạt động ngay tại ấp; kiểm soát trong ấp cả đêm lẫn ngày.

- Lấy lực lượng nghĩa quân ở nội ô tăng cường cho các ấp ở vùng ven từ một tiểu đội đến một trung đội…

Ngày 30-7-1970: Ban Thường vụ Tỉnh ủy (H550) ra Quyết nghị củng cốtăng cường Ban cán sự H10

Quyết nghị nêu rõ:

- Trước đây, H2 chuyển qua Khu A, nên H10 tách khỏi hai huyện để trực thuộc tỉnh, nay trên giao H2 lại cho tỉnh, vì vậy tổ chức chỉ đạo khu vực H10 vẫn thi hàh theo Nghị quyết cũ (1969).

- Ban cán sự H10 chịu sự chỉ đạo trực tiếp của H550 và quan hệ chặt chẽ với cấp ủy H1, H2 để tổ chức xây dựng thực lực tấn công địch, giành, giữ dân ở hướng đó.

- H1, H2 chịu trác nhiệm trước Tỉnh ủy chẳng những về công tác bảo đảm nhân, vật lực đưa ra hoạt động, mà còn chịu trách nhiệm về mặt chỉ đạo toàn bộ đối với khu vực H10.

- Trước mắt, H1, H2 phân công mỗi nơi 3 cấp ủy viên để bổ sung vào Ban cán sự do đồng chí Pea làm bí thư, và có 1 cán bộ giúp Ban cán sự về mặt hành chính, giấy tờ.

- Về quản lý đảng viên và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ trong các đội công tác thuộc huyện nào, do huyện ấy thống kê, cấp phát như trước đây đã thực hiện. còn cán bộ của các ban, ngành đưa ra hoạt động, do ban, ngành ấy thống kê, cấp phát, không tính vào biên chế phía trước. Riêng đồng chí Pea do H1 dự trù thanh toán trong biên chế phía trước của H1, còn 1 cán bộ giúp việc Ban cán sự, nếu chọn người của huyện nào, do huyện ấy đài thọ.

Ngày 13-7-1972: Thường vụ Tỉnh ủy ra thông báo đặc biệt về việc giải thể Khu Yên Thế                                     

Ngày 13-7-1972, Thường vụ Tỉnh ủy ra Thông báo đặc biệt số 02/VP, nêu rõ:

Vừa qua, để Tỉnh tập trung sức mở ra phía trước, Khu đã tổ chức và trực tiếp chỉ đạo Yên Thế theo hệ chỉ đạo chung Khu A. Đến nay, Kon Tum đã giải phóng hầu hết, Khu đã quyết định giao lại Yên Thế thống nhất sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy.

Thi hành Nghị quyết của Khu về việc thống nhất này, Hội nghị Thường vụ Tỉnh ủy mở rộng vào đầu tháng 7-1972 có đại biểu Ban cán sự Yên Thế dự đã thảo luận và quyết định bắt đầu từ đầu tháng 7-1972 các Huyện 30, 40 trực tiếp dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy.

Ban cán sự Yên Thế tiến hành cuộc Hội nghị Ban cán sự mở rộng để kiểm điểm toàn bộ tình hình chỉ đạo các mặt của phong trào để báo cáo về khu và bàn giao với Tỉnh ủy vào cuối tháng 7-1972. Bàn giao xong, ban cán sự Yên Thế mới giải thể. Đồng chí Bằng về lại Thường vụ Tỉnh ủy, các đồng chí Tỉnh ủy viên khác sẽ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Tỉnh ủy; các loại cán bộ, công nhân viên khác do Ban Tổ chức Tỉnh ủy nghiên cứu sắp xếp, bố trí cụ thể theo quyền hạn đã quy định.

Các ngành, giới của yên Thế thống nhất về ngành, giới của tỉnh; các Trưởng, Phó ngành,giới của yên Thế chuẩn bị đầy đủ về tình hình của ngành, giới minh để báo cáo và bàn giao với ngành, giới của tỉnh.

Việc thống nhất lại ngành, giới cũng thi hành đồng thời khi Ban cán sự Yên Thế bàn giao với Tỉnh ủy vào cuối tháng 7-1972.

Từ ngày 23-25/7/1977: BCH Đảng bộ tỉnh tổ chức Hội nghị Tỉnh uỷ lần thứ 2 (khoá VI)

Hội nghị chủ trương:

- Tích cực thực hiện các nhiệm vụ cấp bách là đẩy mạnh khai hoang, xây dựng cánh đồng, định canh, định cư, phát triển thuỷ lợi, đẩy mạnh sản xuất nông-lâm-công nghiệp, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, thực hiện thí điểm xây dựng cấp huyện, chú trọng cải thiện chăm lo đời sống nhân đân, nhất là đồng bào ở các vùng căn cứ cũ, rẻo cao, khu kinh tế mới.

- Yêu cầu phải tập trung vào 3 khâu công tác chủ yếu là phải đạt cho được chỉ tiêu về khai hoang, làm thuỷ lợi; tăng cường mọi mặt công tác vùng yếu, vùng biên giới và ra sức xây dựng cấp huyện mạnh hơn nữa.

Tháng 7-1978: BCH Đảng bộ Tỉnh tổ chức hội nghị bất thường

Hội nghị quyết định những nhiệm vụ công tác quan trọng và cấp bách trong thời gian đến.

Hội nghị xác định nhiệm vụ chung của tỉnh Đảng bộ lúc này là: “Động viên cao độ tinh thần yêu nước và yêu CNXH phát huy truyền thống đoàn kết chống ngoại xâm, tinh thần tự lực tự cường của Đảng bộ và quân dân trong tỉnh, xây dựng chế độ làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tập trung chiến đấu bảo vệ biên giới là nhiệm vụ hàng đầu... đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm đời sống nhân dân và làm hậu cần tại chỗ, xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng”

Ngày 09-7-1979: Đồn biên phòng 672 bắt toán vượt biên  tại địa bàn Za Boóc ( Ja Booc)

Sáng ngày 9/7/1979, dân Cămpuchia sang lánh nạn diệt chủng tại Gia Lai - Kon Tum sống ở Za Bóoc( còn gọi là làng K, đến năm 1982 thì họ về lại Cămpuchia) đi làm nương, khi đến rẫy của ông Tà Cà Chôn thì gặp một toán người vào xin cơm và hỏi thăm đường ra quốc lộ 18 sang A tô Pư. Do được đội cơ sở của Đồn 672 tuyên truyền từ trước nên bà con nghi đây là toán vượt biên. Bà con đã mời toán người lạ này vào nhà rẫy cho ăn cơm để giữ chân rồi bí mật chạy bộ 3km về Ủy ban xã Rờ Kơi báo tin cho đội công tác cơ sở của Công an nhân dân vũ trang.

Nhận được tin báo, nhận định đó là toán vượt biên, chỉ huy Đồn 672 tổ chức ngay lực lượng cơ động đến vây bắt (lực lượng tham gia gồm 1 tiểu đội cơ động của Đại đội 5, đội công tác địa bàn Đồn 672 và Tiểu đội du kích Rờ Kơi do đồng chí trung uý Trần Văn Chiến chỉ huy. Phát hiện lực lượng Công an nhân dân vũ trang, toán vượt biên bỏ chạy toán loạn. Lực lượng truy đuổi chia làm hai mũi truy theo, mũi Công an nhân dân vũ trang bắt được 10 đối tượng. Ở mũi truy lùng của du kích Rờ Kơi, do số người vượt biên không dừng lại, du kích đã nổ súng, làm 2 người trúng đạn ngã xuống, 3 người còn lại mới dừng trên hướng này ta bắt được 3 đối tượng. Tổng cộng ta bắt được 13 đối tượng.

Theo lời khai của số đối tượng bị bắt, đa phần họ là sinh viên, trí thức được đào tạo dưới chế độ Sài Gòn, vượt biên với mục đích tìm đường sang Mỹ định cư.

Ngày 20-7-1992: Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Thông tư chỉ đạo thực hiện chính sách đối với tôn giáo trong tình hình mới

Ngày 20/7/1992, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Thông tư số 02/TT-TU về chỉ đạo thực hiện đúng đắn chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đối với tôn giáo trong tình hình mới.

Ban thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy Đảng chính quyền, mặt trận và các đoàn thể phải quán triệt và nắm vững Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị và Nghị định 69 của Hội đồng Bộ trưởng, Chỉ thị 66 của Ban Bí thư và thông tư 02 của Ban Tôn giáo Chính phủ đã chỉ đạo, và thực hiện dúng dắn chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đối với công tác tôn giáo trong tình hình mới.

Từ tháng 7-1993 đến tháng 9-1993: Tiến hành cắm 83 biển cấm trên tuyến biên giới Kon Tum

Thực hiện Quyết định 128 của Thủ tướng, ngày 6/5/1993, Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên bộ số 05/TT - LB hướng dẫn các lực lượng vũ trang triển khai hệ thống biển báo cấm.

Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum căn cứ vào khu vực biên giới của tỉnh (đã được xác định năm 1991), tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định vị trí các điểm sẽ cắm biển cấm trên toàn tuyến biên giới. Uỷ ban nhân dân tỉnh nhất trí với đề xuất của Bộ đội Biên phòng tỉnh và giao cho Ban chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức thực hiện (dưới sự giám sát kiểm tra của Ban biên giới tỉnh).

Ngay giữa mùa mưa, cán bộ chiến sỹ trong đội công binh công trình do đồng chí Phạm Văn Châu chỉ huy khẩn trương đúc biển báo (bằng 2 thứ tiếng Việt và Anh), đúc cột cắm đúng quy cách, kích cỡ.

Từ đầu tháng 7/1993 đến hết tháng 9/1993, toàn bộ 83 biển cấm trên tuyến biên giới Kon Tum đã được hoàn thành. Có thêm hệ thống biển cấm, lực lượng nòng cốt, chuyên trách có thêm công cụ để đấu tranh ngăn chặn kịp thời hoạt động của các loại tình báo gián điệp lợi dụng danh nghĩa du lịch thăm dò bí mật quân sự, an ninh của ta.

Ngày 05-7-1994: Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Chỉ thị số 11-CT/TU về việc tăng cường công tác lãnh đạo, xây dựng tổ chức Hội Liên hịêp Thanh niên Việt Nam

Để tổ chức Hội LHTNVN tỉnh không ngừng phát triển, tập hợp đông đảo thanh niên vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu:

- Các cấp ủy đảng kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện NQTW4 về công átc Thanh niên trong tình hình mới; đánh giá công tác xây dựng tổ chức Hội cấp mình; lãnh đạo Hội hoạt động  đúng mục tiêu, chương trình theo sự phân chỉ đạo của Ủy ban Trung ương Hội LHTNVN là :” Đoàn kết tập hợp đông đảo mọi tầng lớp thanh niên, xây dựng lực lượng thanh niên, phát huy tài năng sức trẻ Việt nam, phấn đấu vì sự nghiệp nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,  văn minh, vì sự nghiệp phát triển của Thanh niên ”.

- Có chính sách cụ thể về biên chế, ngân sách cho tổ chức Hội tập trung lãnh đạo tốt tổ chức ĐH Hội LHTNVN các cấp từ nay đến hết 9-1994.

Ngày 28-7-1994: Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra thông tư số 05/TT-TU về việc thực hiện chỉ thị 38 của Bộ chính trị về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Tỉnh ủy đã có chương trình hành động thực hiện Nghị quyết trung ương 4 khóa VII về công tác bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em, nhưng việc tổ chức thực hiện của các cấp các ngành chỉ mới dừng lại ở việc quán triệt, chưa cụ thể hóa thành kế hoạch hoạt động của các cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể; do đó công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em chưa được chú ý đúng mức.

Để thực hiện có hiệu quả chỉ thị 38 của Ban bí thư, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yều cầu:

- Quán triệt chỉ thị 38 của Ban bí thư ở mội cấp mọi ngành.

- HĐND – UBND tỉnh cụ thể thành chương trình hành động từ 1993-2000 và đưa vào nhiệm vụ KTXH hàng năm.

- Kiện toàn, củng cố hệ thống tổ chức bộ máy UBBVCS trẻ em từ tỉnh đến huyện đủ về    và chất lượng dáp ứng nhiệm vụ được giao.

Hàng năm tổ chức tốt Tháng hành động vì trẻ em từ 15/5-30/6 hướng vào giải quyết một số mục tiêu cụ thể

- Phát động phong trào xã hội hóa công tác BVCS&GDTE.

Ngày 15-7-1996: BCH Biên phòng Triển khai Chuyên án phá đường dây buôn bán vận chuyển Đô la giả qua cửa khẩu Bờ Y (677)

Ngày 15/7/1996, Đội trưởng Trinh sát Đồn Biên phòng 677 nhận được tin do cơ sở báo: Tại xã Bờ Y  - huyện Ngọc Hồi - tỉnh Kon Tum xuất hiện 3 đối tượng vận chuyển đô la giả từ Lào về Việt Nam buôn bán để kiếm lời. Qua xác minh ban đầu, Trinh sát 677 xác định nguồn tin trên là có thật. Sau khi nghe Phòng Trinh sát báo cáo tình hình, xét thấy tính chất nghiêm trọng của vụ việc, căn cứ vào thông tin ban đầu đã thu thập được, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh quyết định lập án đấu tranh mang bí số 796T và thành lập ban chuyên an gồm 8 đồng chí: Thượng tá Đinh Hồng Đe - Chỉ huy trưởng  làm Trưởng ban chuyên án. Trung tá Hồ Xuân Thuỷ - Trưởng phòng trinh sát  làm Phó ban thường trực.

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Ban chuyên án đã điều tra làm rõ hoạt động của đường dây này: Cuối tháng 6/1996, Thao La và A Ny trú tại làng Tà Ka - xã Bờ Y, mang 18 chỉ vàng sang huyện Xay Xệt Thà - A Tô Pư (Lào) để mua trâu thì gặp 4 người gồm: Thao Ác, AGlé, AXinh, ABiêu dân Bờ Y sang Lào làm ăn. Qua trao đổi, Thao Ác biết Thao La có vàng liền rủ Thao La mua đô la giả về Việt Nam tiêu thụ kiếm lời. Sau đó, Thao Ác cùng In Phăn (người Lào) đến Pắc Xế mua đô la giả. Khoảng 6 ngày sau, Thao Ác quay về Xay Xệt Thà đưa 2.500 đô la giả cho cả bọn xem, rồi chúng cử Thao La lén lút vượt biên trở vể Bờ Y định đổi tiền kiếm lời nhưng bị phát hiện. Ban chuyên án đã thu giữ được 6 tờ đô la giả mệnh giá 100 USD.

Theo kế hoạch, ta tiếp tục câu nhử để đối tượng chính (Thao Ác) tiếp tục đưa đô la giả về Việt Nam, ta phục bắt quả tang để thực hiện chuyển hoá chứng cứ. Trong khi Ban chuyên án đang thực hiện kế hoạch thì nhận được tin: Thao Ác cùng một số người Việt Nam bị Công an Lào bắt vì tội vượt biên trái phép khai thác lâm sản của bạn. Ban chuyên án nhận định: Nguồn tin trên là đúng vì Thao Ác sau vụ đưa tiền giả về không tiêu thụ được có thể bị Thao La, AGlé đòi lại vàng nên phải ở lại Lào khai thác trái phép lâm sản. Đây là yếu tố thuận lợi để ta có điều kiện nhận người.

Ngày 17/8/1996, Đồn trưởng Đồn Biên phòng 677 điện báo cáo Phòng Trinh sát: “Thao Ác bị Công an A Tô Pư bắt giam 20 ngày nay đã được thả cho về Việt Nam”. Lúc này, Ban chuyên án cũng nhận được 2 lá thư tố giác (của Thao La, ABiên, ASinh). Nội dung thư tố giác: Thao Ác lừa 3 đối tượng trên bán 18 chỉ vàng và 3 con trâu để mua đô la giả về tiêu thụ kiếm lời nhưng không bán được.  Trinh sát Đồn Biên phòng 677 gọi Thao Ác lên đồn đấu tranh về tội xuất cảnh trái phép bị Công an Lào bắt giữ. Qua đấu tranh, Thao Ác đã thú nhận hành vi mua bán vận chuyển đô la giả như đã đề cập. Chứng cứ, vật chứng đã rõ ràng. Ban chuyên án quyết định phá án. Ngày 13/9/1996, Đồn trưởng Đồn biên phòng 677 ra lệnh bắt khẩn cấp Thao Ác và Thao La. Sau khi tiếp nhận 2 đối tượng bị bắt, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum ra quyết định tạm giữ và quyết định khởi tố vụ án hình sự với tội danh: “Buôn bán vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”. Sau đó, hoàn chỉnh hồ sơ bàn giao cho Công an tỉnh Kon Tum chiều ngày 14/9/1996.

Ngay sau ngày kết thúc chuyên án 796T, đồng chí Bum Nọi Phó Giám đốc công an tỉnh A Tô Pư có công văn đề nghị Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum cung cấp tài liệu liên quan để Công an Lào đấu tranh với bọn bán đô la giả phía Lào.

Thể theo nguyện vọng của bạn, trên tinh thần hữu nghị, phối hợp cùng nhau chống tội phạm. Ngày 15/10/1996, đồng chí Đinh Hồng Đe Chỉ huy trưởng - Trưởng Ban chuyên án đã gửi thư cho đồng chí Bum Nọi cung cấp cho Công an tỉnh A Tô Pư thông tin: “Số đô la giả Thao Ác đã mua tại số nhà 67, đường Tha A Đôm, thị xã Pắc xế, tỉnh Chăm Pa sắc; người dẫn đường cho Thao Ác mua đô la giả là Thao In Păn ở Phăng Đen - Xay Xệt Thà”. Thông qua thư trao đổi giữa chỉ huy lực lượng bảo vệ biên giới của 2 tỉnh, tình đoàn kết hữu nghị phối hợp cùng nhau đấu tranh chống mọi kẻ thù và các loại tội phạm của 2 lực lượng ngày càng tốt đẹp hơn.

Ngày 31-7-1997 : BCH Đảng bộ tỉnh khóa XI, ra Nghị quyết số 04-NQ/TU về củng cố xây dựng hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn đến năm 2000

Trên cơ sở đánh giá thực trạng tình hình hệ thống chính trị cơ sở và nguyên nhân yếu kém trong thời giain qua, Hội nghị đề ra mục tiêu, giải pháp tiếp tục củng cố, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở từ nay đến năm 2000.

+ Mục tiêu tổng quát : Hệ thống chính trị ở cơ sở phải chuyển biến cơ bản về cả nội dung, tổ chức cán bộ và phương thức hoạt động ; nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ, hiệu lực quản lý điều hành của chính quyền , hiệu quả hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể, tạo ra động lực thúc đẩy phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giữ vững ổn định chính trị xã hôi ở từng xã và trong toàn tỉnh.

+ Mục tiêu cụ thể :

* Đảng viên loại 1 trên 70%, cấp ủy viên và cán bộ chủ chốt phải có 100% đạt tiêu chuẩn loại 1, giảm TCCSĐ yếu kém.

* Hệ thống chính quyền thực sựu vững mạnh, tổ chức bộ máy hợp lý, xây dựng quy chế, chống DBHB của các thế lực thù địch.

* Mặt trận và các đoàn thể có phong trào, tập hợp được đoàn viên đoàn kêết thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị địa phương.

* Xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị vững vàng, có năng lực lãnh đạo.

* Phấn đấu xây dựng từ 50% cơ sở trở lên đạt TSVM( cả đảng, chính quyền, mặt trận và đoàn thể), không còn cơ sở yếu kém.

+ Nghị quyết đề ra 6 nhiệm vụ giải pháp cụ thể và yêu cầu từng xã, phường, thị trấn phải phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm đòi hỏi của nhiệm vụ và giải quyết mối quan hệ giữa cấp ủy đảng với chính quyền và mặt trận, các đòan thể nhân dân.

Ngày 29-4-1997 : BCH Đảng bộ tỉnh khóa XI, ra Nghị quyết số 04-NQ/TU về phát triển công nghiệp chế biến và điện khí hóa nông thôn đến năm 2000 và sau năm 2000

Nghị quyết gồm 2 phần :

Phần thứ nhất : Về phát triẻn công nghiệp chế biến.

+ Tiếp tục sắp xếp lại các cơ sở chế biến, phát triển ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống ở mọi thành phần kinh tế. Điều chỉnh, bổ sung một số chính sách đầu tư để  thu hút vốn, phát triển nhanh 1 số cụm công nghiệp chế biến ở những nơi có điều kiện. Tiếp tục vận động tổ chức công tác định canh định cư, ổn định cơ cấu cây trồng, bảo đảm nguồn nguyên liệu cho CNCB, phát triển CNCB phải tác động trực tiếp cả đầu vào, đầu ra, tạo được nhiều việc làm, tăng chủng loại hàng hóa có giá trị phục vụ xuất khẩu.

+ Tận dụng mọi cơ hội, đầu tư các cơ sở chế biến có quy mô vừa và nhỏ, chú ý phát triển CNCB nông sản và khoáng sản, hình thành 1 số nhà máy chế biến ở trục đường 14 ; 24 đáp ứng nhu cầu chế biến tại chỗ, gia công cho các trung tâm công nghiệp lớn, đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ, triển khai thăm dò đánh giá chính xác trữ lượng các loại khoáng sản … lập các dự án khai thác, hoàn thành công tác ĐCĐC gắn với giao đất giao rừng, quy hoạch các vùng trồng cây hàng hóa tập trung cung cấp cho CNCB.

+ Cơ cấu phát triển CNCB : các nhóm ngành chủ đạo :

*CNCB nông sản thực phẩm : mía đường, tinh bột sắn, nước giải khát cao cấp ;

* CNCB lâm sản : tinh chế gỗ xuất khẩu ; nhựa thông, song mây, lâm sản phụ dươí tán rừng : vỏ bời lời, vàng đắng, dược liệu quý.

* CNCB khoáng sản : Vàng, đá ốplát, bô xít, măngan…

Phần thứ hai: Về phát triển CN Điện.

+ Phấn đấu hầu hết các xã có 60-70% dân số đều đựoc dùng điện, những nơi không thể đưa điện lưới quốc gia thì đầu tư xây dựng thủy điện nhỏ và cực nhỏ theo  hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm. Hoàn thành 500km đường dây 20Kv, 300Km đường dây 0.4KV và 170 trạm biến áp với dung lượng 20.000KVA trong hệ thống điện lưới toàn tỉnh.

+ Xác định phương hướng và gải pháp về vốn đầu tư. Giao BCS Đảng UBND tỉnh xem xét và bố trí khoản thu ngân sách từ vốn khai thác rừng hàng năm để phát triển thủy lợi nhỏ và cực nhỏ. HĐND tỉnh có Nghị quyết về phụ thu tiền điện để tạo thêm vốn cho đầu tư mới lưới điện ở những vùng khó khăn.

Ngày 06-5-1997: BCH Đảng bộ tỉnh đề ra chương trình hành động  phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ trên toàn tỉnh

NGày 06-5-1997, Tại Hội nghị lần thứ 5 (khóa X), Tỉnh uỷ ban hành Chương trình hành động số 05-CTr/TU về thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về Khoa học công nghệ.

Chủ trương:

+ Về quan điểm:  KHCN là động lực phát triển KTXH, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và CNXH, KHCN là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và củng cố an ninh quốc phòng, phát triển công nghệ là sự nghiệp toàn dân, phát triển KHCN gắn với bảo vệ môi trường sinh thái đảm bảo kinh tế xã hội phát triển nhanh, bền vững.

+ Về mục tiêu: Đến năm 2000, tập trung nâng cao tiềm lực … mặt bằng dân trí để đủ sức tiếp thu và vận dụng các thành tựu KHKT vào tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Phát triển tiềnm lực KHCN trên cả 2 mặt: đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất cho KHCN…

+ Về nhiệm vụ: Tỉnh ủy xác định 10 nhiệm vụ phải tập trung trong đó lưu ý: Điều tra cơ bản về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội… phục vụ cho hoạch định chiến lược phát triển KTXH, chiến lược phát triẻn KHCN, nghiên cứu KHXH&NV để làm căn cứ đề ra các chủ trương , chính sách phát triển KTXH, quốc phòng và bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, vận dụng thành tựu KHCN để nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả cây trồng, vật nuôi, chế biến nông sản và bảo vệ môi trường sinh thái…

+ Từ đó tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong lĩnh vực KHCN nhằm tạo động lực,, nguồn lực môi trường thuận lợi nhất cho KHCN phát triển phục vụ yêu cầu phát triển KTXH địa phương đơn vị.

Ngày 22-5-1997: BTVTU ra Chỉ thị số 09-CT/TU về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thực hiện chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học

Để hoàn thành mục tiêu chống mù chữ và PCGDTH vào năm 2000, BTVTU yêu cầu:

+ Đánh giá sát tình hình thực hiện CMCvà PCGDTH đề ra các biện pháp khắc phục, đến năm 2000 hoàn thành CMC và PCGDTH đúng độ tuổi.

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người dân hiểu và tự giác tham gia.

+ Đưa chỉ tiêu Chống mù chữ và PCGDTH vào kế hoạch phát triển KT-XH.

+ UBND tỉnh  bố trí kinh phí và huy động vốn từ các nguồn phục vụ cho công tác chống mù chữ và PCGDTH.

+ Kiện toàn BCĐ các cấp. Năm 1997, tập trung cho chiến dịch” ánh sáng văn hóa hè 1997” đạt kết quả.

Ngày 7-7-1998 : BCH Đảng bộ tỉnh khóa XI, tại HN lần thứ 11 ra Nghị quyết số 10-NQ/TU về thực hiện Nghị quyết TW 5 khóa VIII

Để thực hiện NQTW 5 khóa VIII Tỉnh ủy xác định các chương trình hành động của Tỉnh ủy gồm :

+ Chương trình hành động thực hiện NQTW5 ( khóa VIII) về đạo đức, lối sống.

+ Chương trình hành động thực hiện NQTW5 ( khóa VIII) về Văn hóa – Văn học- Nghệ thuật

+ Chương trình hành động thực hiện NQTW5 ( khóa VIII) về thông tin đại chúng

+ Chương trình hành động thực hiện NQTW5 ( khóa VIII) về GD-ĐT & KH-CN

+ Kế hoạch tổ chức phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng đến năm 2000.

HN TỈnh ủy lần thứ 11 nhấn mạnh để thực hiện thắng  lợi NQTW5 khóa VIII cần : tổ chức tốt việc quán triệt sâu sắc và tuyên truyền, thực hiện tốt NQTW 5 khóa VIII ; xác định các nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể trên các lĩnh vực về tư tưởng, đạo đức và lối sống, về văn hóa – VHNT, về thông tin đại chúng, về GD-ĐT và KH-CN, về phong trào thi đua yêu nước . Và giao nhiệm vụ cụ thể cho các cấp các ngành tổ chức thực hiện thắng lợi NQTW 5 khóa VIII.

Ngày 08-7-1998: Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Thông tri số 08/TT-TU về việc thực hiện Chỉ thị 34 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác chính trị tư tưởng; củng cố tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong các trường học.

- Tổ chức đợt học tập, quán triệt rộng khắp Chỉ thị 34 của Bộ Chính trị, các cấp ủy xây dựng chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 34 đến năm 2000 và cụ thể hóa thành kế hoạch hành động hàng năm để lãnh đạo thực hiện.

- Xây dựng kế hoạch triển khai đến năm 2000 với những chỉ tiêu cụ thể hàng năm trên cơ sở  chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương II của Tỉnh ủy.  Xác định rõ các biện pháp, giải pháp thực hiện cụ thể với trách nhiệm tổ chức thực hiện của từng cấp, từng ngành.

Ngày 11 đến 14/7/2000: HĐND tỉnh khóa 9 tiến hành kỳ họp lần thứ 4.

Đến dự kỳ họp có các đồng chí Trần Anh Linh,PBTTTTU-CT HĐND tỉnh,các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh uỷ,Thường trực HĐND-UBND,UBMTTQVN tỉnh,Đoàn đại biểu Quốc Hội tỉnh,lãnh đạo các sở,ban,ngành tỉnh,Thường trực HĐND-UBND các huyện,thị xã,đại diện cử tri, cơ quan thông tấn báo chí TW và địa phương về dự và theo dõi cuộc họp.

Trong 4 ngày làm việc.hội nghị đã nghe 10 báo cáo,tờ trình,đề án;Báo cáo tổng hợp ý kiến,kiến nghị của cử tri trước kỳ họp của TT HĐND tỉnh và Báo cáo trả lời ý kiến kiến nghị cử tri của UBND tỉnh.Kỳ họp dành phần lớn thời gian cho các phiên thảo luận tại tổ,tại hội trường,tập trung vào các đề án,tờ trình được trình bày tại kỳ họp.Kỳ họp thống nhất đề nghị Bộ Xây dựng công nhận thị xã KonTum đạt đô thị loại 3.Đề án đặt tên đường phố nội thị xã để lại kỳ họp thứ 5.Thống nhất thông qua Đề án tiếp tục củng cố và phát triển mạng lưới y tế ở cơ sở.Về Đề án tổ chức đội ngũ trí thức trẻ KonTum tham gia phát triển các xã vùng sâu,vùng xa ,kỳ họp thống nhất chủ trương nhưng việc xác định nhiẹm vụ,cơ chế quản lý giao cho UBND tỉnh và Tỉnh Đoàn qui định.Về chế độ chính sách đối với cán bộ không chuyên trách ở xã,thôn,tổ dân phố nhất trí hỗ trợ cho cán bộ thôn,tổ dân phố làm cong tác Mặt trận,thanh niên,phụ nữ,nông dân,cựu chiến binh mỗi năm 3 triệu đồng/năm.Mức điều chỉnh đối với cán bộ không chuyên trách ở xã,phường,thị trrán 3 năm một lần,nếu TW không có gì qui định khác.Kỳ họp thống nhất thành lập Quĩ Đầu tư phát triển,các qui định hỗ trợ chăn nuôi đại gia súc và thi hành Qui chế hoạt động của HĐND do UBTVQH mới qui định.

Tại kỳ họp này,HĐND nhất trí để ông Nguyễn Văn Hoà,BTHU Ngọc Hồi thôi giữ chức Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách và bầu ông Lê Văn Tuấn làm Trtưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh khoá 9,nhiệm kỳ 2004-2009.

Kỳ họp thông qua 12 Nghị quyết chuyên đề về các nội dung quan trọng mà kỳ họp đề ra.

Tháng 7-2000: Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tổ chức kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống thanh niên xung phong (15/7/1950- 15/7/2000).

Đồng chí KaBaTơ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, các đồng chí lãnh đạo HĐND, UBND và các sở ban ngành tỉnh tới dự. Có hơn 1000 thanh niên xung phong thay mặt cho hàng ngàn thanh niên xung phong thời chống Pháp, chống Mỹ đã về dự.

Ngày 18,19/7/2000: Đồng chí Phạm Thế Duyệt, Uỷ viên Thường vụ, Thường trực Bộ Chính trị, Chủ tịch Đoàn chủ tịch UBMTTQVN thăm và làm việc tại tỉnh.

Đồng chí SôLâyTăng và các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã tiếp đoàn và làm việc với đồng chí Phạm Thế Duyệt.

Ghi nhận những kết quả đạt được của tỉnh về kinh tế - xã hội, tình hình triển khai Chỉ thị 54 của Bộ Chính trị; kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết trung ương 6 (lần 2) và một số công tác trọng tâm khác, đồng chí nhắc nhở Đảng và chính quyền cần phải đẩy nhanh hơn nữa việc tổ chức phát triển sản xuất, chăm lo đời sống nhân dân các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ. Cần phải tổ chức thật tốt phong trào thi đua thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng tình đoàn kết với nhân dân Lào, CămPuChia có chung đường biên giới.

Trong thời tới thăm và làm việc tại tỉnh, đồng chí đã dành thời gian tới thăm và làm việc với UBMTTQVN tỉnh; huyện uỷ, UBND huyện Đăk Hà; Đảng bộ và nhân dân xã Hà Mòn (Đăk Hà); thăm tặng quà mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Tam (thị xã Kon Tum).

Ngày 27-7-2000: BCH Đảng bộ tỉnh khóa XI, tại HN lần thú 11 ra Nghị quyết số 12-NQ/TU về việc cử đại biểu đi dự đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII.

+ Số lượng đại biểu dự ĐH XII Đảng bộ tỉnh khoảng 290 đại biểu, gồm các đại biểu đương nhiệm và đại biểu đựoc bầu từ ĐH cấp huyện và tương đương.

Các  đảng bộ trực thuộc được cử từ 1-2 đại biểu dự khuyết để thay thế đại biểu chính thức vắng mặt suốt thời gian đại hội.

+ Nghị quyết cũng xác định rõ về việc phan bổ số lượng đại biểu cho các Đảng bộ TTTU, số lượng Đảng viên, vị trí quan trọng của đảng bộ.

 Quy định về tiêu chuẩn đại biểu, cơ cấu đại  biểu.

BTVTU quyết định phân bổ số lượng đại biểu của từng đảng bộ trực thuộc. Theo đó, BTCTU ra thông báo về số lượng và cơ cấu đại biểu được giao của từng đảng bộ trực thuộc tỉnh ủy.

Ngày 06-7-2002: Tỉnh ủy–HĐND–UBND– UBMTTQVN tỉnh tổ chức trọng thể lễ mittinh kỷ niệm 55 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2002).

Hơn 400 đại biểu về dự lễ.

Trong những năm qua, tỉnh ta đã triển khai tốt chế độ, chính sách đối với thương binh, liệt sĩ và người có công. Đã đề nghị xác nhận và thực hiện chính sách chế độ ưu đãi cho 9.400 trường hợp là thương binh, bệnh binh, gia đình có công với cách mạng. Có 54 bà mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt nam anh hùng, 9 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; 1.174 hài cốt liệt sĩ; trao tặng 38 ngôi nhà tình nghĩa, hỗ trợ trên 1.000 hộ chính sách cải thiện nhà ở với kinh phí 1.950 triệu đồng; tặng 4.163 sổ tiết kiệm trị giá 984 triệu đồng; xây dựng Quỹ đền ơn đáp nghĩa gần 900 triệu đồng… Các bà mẹ VN anh hùng được nhận đỡ đầu phụng dưỡng với mức trợ cấp 150.000-200.000 đồng/người.

Ngày 09-7-2002: Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành kế hoạch số 22 triển khai thực hiện NQTW3 (khóa IV) về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.

Kế hoạch đề ra 3 nhiệm vụ chung, 4 nhiệm vụ cụ thể cần hoàn thành đến năm 2005: Trong năm 2002 tiếp tục hoàn tất công tác cổ phần hóa, đổi mới xí nghiệp cơ khí kỹ thuật, thực hiện cổ phần hóa công ty sản xuất và cung ứng vật liệu xây dựng. Trong 2 năm 2003-2004 chuyển 3 doanh nghiệp sang hoạt động theo cơ chế công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên là Công ty Sổ số Kiến thiết, Công ty Thương mại tổng hợp và Công ty Vật tư dịch vụ Nông lâm nghiệp. Cũng trong 2 năm 2003-2004 sẽ cổ phần hóa 2 doanh nghiệp: Công ty Sách thiết bị trường học và Xí nghiệp In. Đối với doanh nghiệp hoạt động công… vẫn còn duy trì 100% vốn nhà nước đối với Công ty Phát hành phim và Chiếu bóng, Công ty cCp nước và Công ty Môi trường đô thị Kon Tum.

Ngày 30-7-2002: Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Công Tạn ra Quyết định số 103/2002/QĐ0TTg về việc chuyển Khu Bảo tồn thiên nhiên ChưMomRay thành vườn quốc gia ChưMomRay.

Vườn quốc gia ChưMomRay có tổng diện tích là 56.621ha. Chính phủ giao cho UBND tỉnh trực tiếp quản lý Vườn quốc gia ChưMomRay. Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng và phát triển Vườn quốc gia ChưMomRay, Dự án đầu tư xây dựng phát triển vùng đệm và Dự án phát triển du lịch sinh thái trong khu vực.

Ngày 17-7-2003: Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ 10

Hội nghị tập trung:

+ Kiểm điểm việc thực hiện đề án 07-ĐA/TU ngày 25/10/1997 của Tỉnh ủy khóa XI về nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng, chất lượng đội ngũ đảng viên đáp ứng yêu cầu xây dựng tỉnh Kon Tum ổn định và phát triển.

+ Kế hoạch của Tỉnh ủy thực hiện kế hoạch 03 của Ban Bí thư năm 2002 và kế hoạch 04 ngày 06/6/2003 của Ban Bí thư về kiểm tra lãnh đạo, chỉ đạo thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

+ Bầu bổ sung ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy.

Ngày 21-7-2003: Ủy ban nhân dân tỉnh ra Quyết định công nhận di tích lịch sử cách mạng Điểm cao 601

Ngày 21-7-2003, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 754/QĐ-UB công nhận Di tích Lịch sử Điểm cao 601 thuộc xã ĐăkLa và Hà Mòn, huyện Đăk Hà là Di tích lịch sử cách mạng.

Ngày 07-7-2005: Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 645/QĐ-TTg đồng ý cho tỉnh KonTum ứng trước 30 tỷ đồng từ nguồn ngân sách TW năm 2006

+ Số ứng này để hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Sao Mai ( giai đoạn 1 ). Nhu cầu đầu tư Khu công nghiệp Sao Mai giai đoạn một khoảng 111,53 tỷ đồng ,Ngân sách TW hỗ trợ 60 tỷ đồng.Ba mươi tỷ đồng trên,Ban Quản lý Khu công nghiệp tập trung cho việc giải quyết dứt điểm khâu đền bù,giải phóng mặt bằng và tiến hành các thủ tục tư vấn như khảo sát,thiết kế…

+Ngày 15/07/2005:Ban Quản lý Khu Công nghiệp tỉnh công bố Qui hoạch chi tiết Khu công nghiệp Sao Mai.Khu công nghiệp Sao Mai có qui mô 150 ha,thuộc thôn 8 xã Hoà Bình, thị xã KonTum.Đay là khu công nghiệp tập trung xây dựng các nhà máy,xí nghiệp có qui mô vừa và nhỏ,bao gồm các loại hình công nghiệp như công nghiệp chế biến nông lâm sản,thực phẩm;lắp ráp cơ khí thiết bị vận tải;mỹ phẩm;hàng tiêu dùng;điện;điện tử;tin học;dệt may và các nhà máy khác…

Ngày 28-29/7/2005: Đoàn Đại biểu Hội đồng Dân tộc của Quốc hội giám sát việc thực hiện Chương trình 135 tại tỉnh.

Đoàn do đồng chí Mã Điền Cư,PCT HDDT làm trưởng đoàn.

Đoàn phối hợp với Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh,Thường trực HĐND tỉnh chia thành 2 tổ giám sát tại các huyện DakGlei,Ngọc Hồi, KonPlông,KonRẫy.

Đoàn làm việc với sở LĐ-TBXH;GDĐT;YT;NN&PTNT;KH-ĐT;Thanh tra tỉnh và UBND tỉnh.

Trong 6 năm thực hiện chương trình 135,đã có 270 lượt xã được đầu tư 902 công trình với tổng số vốn trên 127,145 triệu đồng.Trong đó có 158 công trình giao thông,139 công trình thuỷ lợi,260 công trình trường học,288 công trình nước sinh hoạt,48 công trình điện lưới Quốc gia,3 công trình chợ,3 công trình khai hoang,2 công trình giải phóng mặt bằng.Hầu hết các công trình phát huy tác dụng,làm thay đổi bộ mạt nông thôn,cơ sở hạ tầng trong vùng,góp phấn cùng các chương trình khác,tạo điều kiện cho người dân vươn lên thoát nghèo.Hiện số hộ nghèo toàn tỉnh còn 10.077 hộ tương ứng với 12,8%,trong đó hộ nghèo là người đồng bào dân tộc thiểu số là 8.777 chiếm 87%.

Ngày 29-7-2005: BCH Đảng bộ tỉnh mở Hội nghị lần thứ 18 ra NQ09-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Hội nông dân và phong trào nông dân giai đoạn 2005-2010.

Nghị quyết chỉ rõ:

Mục tiêu: Xây dựng giai cấp nông dân và tổ chức hội nông dân các cấp trong tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, nâng cao vị thế cảu Hội Nông dân trong hệ thống chính trị. Tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa nông dân với nhà nước. Từng bước làm chuyển biên cơ bản, toàn diện sâu sắc nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò, vị trí của nông dân về chức năng, nhiệm vụ của hội Nông dân Việt nam trong thời kỳ CNH- hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Đảm bảo xây dựng tổ chức hội nông dân đủ về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng thực sự là trung tâm và nòng cốt trong các phong trào nông dân và xây dựng nông thôn mới. Đa dạng hoá các hình thức vận động tập hợp rộng rãi nhân dân vào tổ chức hội. Phấn đấu đến năm 2010 có trên 80% hộ nông dân có thành viên vào tổ chức hội, 70% tổ chức cơ sở hội đạt từ khá và vững mạnh.

Đề ra 3 nhiệm vụ: Tăng cường công tác tuyên tuyền giáo dục chính trị tư tưởng; đổi mới nội dung phương thức hoạt động của hội, phát huy vai trò nông dân thực hiện CNH,HĐH nông nghiệp nông thôn; đẩy mạnh việc kiện toàn củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của đội nguc cán bộ ở các cấp.

Đề ra 4 giải pháp: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng đối với Hội Nông dân; tăng cường trách nhiệm của các cấp chính quyền, các cơ quan Nhà nước đối với công tác Hội và phong trào nông dân; tăng cường công átc phối hợp của Mặt trận và các đoàn thể đối với Hội nông dân; Tăng cường vai trò lãnh đạo của BCH, BTV Hội Nông dân tỉnh trong việc củng cố, kiện toàn tổ chức Hội Nông dân các cấp vững mạnh..

Ngày 05-7-2006: Ban chấp hành đảng bộ tỉnh khoá XIII tổ chức hội nghị lần thứ 3

Đồng chí Y Vêng, UVTW đảng, Bí thư tỉnh uỷ chủ trì hội nghị.

Hội nghị tập trung cho ý kiến về: tình hình thực hiện nhiệm vụ KTXH 6 tháng đầu năm, giải pháp thực hiện thắng lợi nhiệm vụ Nhà nước năm 2006; Kê hoạch phát triển KTXH 5 năm, danh mục và giải pháp huy động vốn đối với các công trình trọng điểm giai đoạn 2006-2010; đánh giá 4 năm thặc hiện Nghị quyết của Tỉnh uỷ khoá XII về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, sử dụng cán bộ quyết định các giải pháp, quy hoạch, chính sách cụ thể tập trung xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ của tỉnh đủ về số lượng, đảm bảo về cơ cấu và chất lượng giai đoạn 2006-2010.

Sau 5 năm (2001-2005) thực hiện Nghị quyết 04/TU về tiếp tục đẩy mạnh công tác qui hoạch cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ đến năm 2005 và 2010, công tác cán bộ của tỉnh đạt những kết quả khả quan, quan trọng.

Công tác qui hoạch cán bộ thực hiện khá tốt ở các cấp các ngành. Đã qui hoạch được 552 lượt cán bộ cho các chức danh trưởng, phó ban ngành, đoàn thể tỉnh; trong đó nguồn cán bộ dân tộc 115 lượt chiếm 20,83%. Mỗi chức danh có ít nhất 2 dự nguồn trở lên.

Đối với cán bộ thuộc diện sở, ban, ngành, huyện thị quản lí đã qui hoạch được 1.804 lượt cán bộ, trong đó nguồn cán bộ nữ chiếm 18,68%; nguồn cán bộ dân tộc chiếm 27,27%, độ tuổi dưới 41 chiếm 54,46%.

Qui hoạch cấp uỷ tỉnh là 74%, nữ chiếm 17%, dân tộc thiểu số chiếm 29%. Qui hoạch cấp uỷ huyện thị và tương đương 475 đồng chí trong đó nữ chiếm 14,9%, dân tộc thiểu số chiếm 28,4%. Qui hoạch cấp uỷ xã, phường là 1047 đồng chí, nữ chiếm 18,2%, dân tộc thiểu số 50,3%.

Sắp xếp cho 13.800 lượt cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng, trong đó lí luận chính trị có 907 đồng chí; học đại học, chuyên môn nghiệp vụ 980 đồng chí; học cao đẳng 1181 đồng chí, học trung cấp có 515 đồng chí. Có 10.231 cán bộ cấp xã được bồi dưỡng kiến thức, đào tạo chuyên môn, học bổ túc văn hoá.

Toàn tỉnh có 70%-80% cán bộ công chức cấp tỉnh đạt chuẩn và có 99 thạc sỹ trở lên.

Trong 5 năm đã luân chuyển 26 cán bộ từ tỉnh về huyện và ngược lại. Đề bạt, điều động, bổ nhiệm 915 lượt cán bộ trong đó có 103 cán bộ thuộc diện Ban thường vụ tỉnh uỷ quản lí.

Ngày 09-7-2007: Lễ khởi công xây dựng cột mốc biên giới số 21, Việt Nam- Campuchia.

Ngày 09-7-2007, tại khu vực ranh giới thuộc địa phận xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và xã Nhang, huyện Đun Mia, tỉnh Ratanakiri, Vương quốc Campuchia, đại diện lãnh đạo hai tỉnh Kon Tum và Ratanakiri tổ chức trọng thể lễ khởi công xây dựng cột mốc số 21 trên đất liền, tiếp giáp giữa hai tỉnh Kon Tum (Việt Nam) và Ratanakiri (Campuchia).

Tham dự lễ khởi công về phía Việt Nam có: Thiếu tướng Đinh Hồng Đe- Phó Tư lệnh Bộ đội biên phòng Việt Nam, Hà Ban- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum - Trưởng ban Chỉ đạo Phân giới cắm mốc tỉnh, đồng chí Đặng Xương Hùng- Vụ phó Vụ Biên giới phía tây (Ban Biên giới, Bộ ngoại giao nước CHXNCNVN), đồng chí A Nhoi - Phó chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum, lãnh đạo huyện Sa Thầy, cán bộ và nhân dân xã Mô Rai (Sa Thầy) và lãnh đạo một số ban, ngành của tỉnh.

Về phía Vương quốc Campuchia có ông Khen Po Sy, Thường trực tỉnh, đại diện tỉnh Ratanakiri, ông Chiêm Hốc- Đại tá, Trợ lý Vụ trưởng Vụ Biên giới Campuchia, ông Ha Ông- Trung ta, Phó giám đốc Công an tỉnh Ratanakir, ông Rô Man Binh- Chủ tịch huyện Đun Mia và cán bộ nhân dân xã Nhang, huyện Đun Mia.

Đúng 9 giời 00, sáng ngày 09/7/2007, đồng chí Hà Ban, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum- Trưởng ban Chỉ đạo Phân giới cắm mốc tỉnh Kon Tum đã phát lệnh khởi công xây dựng cột mốc số 21. Lễ khởi công đã diễn ra trong không khí thắm tình hữu nghị láng giềng; tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp tục tiến hành phân giới, cắm mốc trên địa bàn tỉnh ta và  Ratanakiri trong thời gian tới.

Ngày 22-7-2008: Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Sê Kông (Lào) sang thăm và làm việc với tỉnh Kon Tum

Đoàn do đồng chí Khăm Phởi- Bút Đa Viên,phó Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn. Tại buổi làm việc, lãnh đạo hai tỉnh đã thông báo cho nhau tình hình phát triển KT-XH địa phương trong năm 2007 và 6 tháng đầu năm 2008; đồng thời trao đổi kinh nghiệm về công tác xây dựng Đảng ở nông thôn; Công tác cán bộ và việc thực hiện chính sách đối với cán bộ là người dân tộc thiểu số; chính sách phát triển KT-XH-VH đối với tỉnh, huyện, xã, thôn, làng; việc cử cán bộ cấp tỉnh, huyện về giúp xã phát triển KT-XH, bảo về ANTQ; về công tác mặt trận, thanh niên, phụ nữ, công đoàn ...Đại diện các sở, ban, ngành hai tỉnh cũng đã trao đổi kinh nghiệm về công tác chỉ đạo, điều hành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; thông báo cho nhau tình hình tổ chức biên chế và hoạt động trong từng lĩnh vực phụ trách. Tỉnh Sê Kông đề nghị tỉnh Kon Tum có kế hoạch hợp tác tiếp theo về công tác mặt trận, về xây dựng cán bộ và công tác phát triển KT-XH và bảo vệ ANTQ, xây dựng hệ thống chính trị của tỉnh; đề nghị tỉnh Kon Tum hỗ trợ cho tỉnh Sê Kông sách và tài liệu nghiên cứu, học tập dành cho đảng viên cơ sở ở nông thôn. Tỉnh Kon Tum thông báo cho tỉnh Sê Kông đã khảo sát, lập dự án đầu tư phát triển KT-XH bản Đăk Bar (huyện Đăk Chưng) giai đoạn 2008-2012, hiện đang hoàn tất thủ tục trình Chính phủ hai nước xem xét và cấp kinh phí để triển khai thực hiện...

Ngày 13-7-2009: Tỉnh ủy Kon Tum ban hành Kết luận số 1117-KL/TU của Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIII về đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nước 6 tháng đầu năm; giải pháp thực hiện kế hoạch Nhà nước 6 tháng cuối năm 2009.

Trong 6 tháng đầu năm 2009, mặc dù tình hình trong nước và thế giới có nhiều biến động nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh vẫn đạt mức khá (11,45%); kim ngạch xuất khẩu vượt 2,9% so với cả năm; dịch lở mồm, long mong ở trâu, bò được khống chế và ngăn chặn kịp thời; chất lượng giáo dục có bước chuyển biến tích cực, tỷ lệ học sinh khá, giỏi và tốt nghiệp THPT tăng so với năm học trước; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 20,3%; các vấn đề xã hội bức xúc được quan tâm giải quyết; QP-AN và TTATXH tiếp tục được giữ vững. Về giải pháp thực hiện nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước trong 6 tháng cuối năm 2009, BCH Đảng bộ tỉnh thống nhất giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng kinh tế là trên 16%. Yêu cầu Ban cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND khẩn trương chỉ đạo tiến hành rà soát lại từng mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2009, làm rõ những chỉ tiêu có thể đạt, không đạt. trên cơ sở đó, xác định cụ thể trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân; tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ của 6 tháng cuối năm 2009. Tổ chức các đoàn đi công tác kiểm tra và giải quyết, tháo gỡ các khó khăn và vướng mắc mà các ngành, địa phương, doanh nghiệp đang gặp phải; đồng thời triển khai thực hiện tốt các chỉ đạo của Chính phủ về ngăn chặn suy giảm kinh tê, phòng ngừa lạm phát; đẩy nhanh tốc độ của ngành công nghiệp, xây dựng đảm bảo hoàn thành mục tiêu về tỷ trọng của ngành này trong cơ cấu kinh tế đã được Nghị quyết Đại hội XIII Đảng bộ tỉnh đề ra.

Ngày 21-7-2009:Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết điều chỉnh quy hoạch Khu công nghiệp Hòa Bình

Ngày 21-7-2009, Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Nghị quyết số 01/2009/NQ-HĐND về việc điều chỉnh quy hoạch Khu công nghiệp Hoà Bình, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum quy mô từ 160 ha (Nghị quyết số 04/2006/NQ-HĐND ngày 14/7/2006) xuống còn 130 ha.

Ngày 21-7-2009: Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Nghị quyết số 02/2009/NQ-HĐND về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân tỉnh Kon Tum giai đoạn 2001-2010

Theo đó, điều chỉnh quy mô giường bệnh của Bệnh viện Đa khoa tỉnh đến năm 2010 từ 400 giường (Nghị quyết số 12/2004/NQ-HĐ ngày 16/7/2004) lên 500 giường; điều chỉnh quy mô giường bệnh của Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh tại huyện Ngọc Hồi đến năm 2010 từ 100 giường (Nghị quyết số 12/2004/NQ-HĐ ngày 16/7/2004) lên 200 giường.

Ngày 21-7-2009: Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Nghị quyết số 03/2009/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh đi học đại học, sau đại học và chính sách thu hút cán bộ, sinh viên tốt nghiệp về công tác tại tỉnh

Nhằm triển khai thực hiện tốt Nghị quyết của HĐND tỉnh, ngày 21/7/ 2009, Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành quyết định Số 44/2009/QĐ-UBND về việc ban hành chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh đi học đại học, sau đại học và chính sách thu hút cán bộ, sinh viên tốt nghiệp về công tác tại tỉnh. Chính sách này áp dụng đối với đối tượng đã tốt nghiệp đại học, sau đại học hoặc về công tác tại tỉnh từ khi Nghị quyết số 03/2009/NQ-HĐND ngày 21/7/2009 có hiệu lực thi hành.

Theo đó, cán bộ công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số đang công tác ở các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang từ xã đến tỉnh đi học đại học được hỗ trợ 20 triệu đồng/người. Cán bộ, công chức, viên chức đang công tác ở các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể, đơn vị sự nghiệp từ xã đến tỉnh; cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang là người dân tộc thiểu số từ xã đến tỉnh đi học sau đại học được hỗ trợ 20 triệu đồng/người (thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa 1); 30 triệu đồng/người (tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II).

Thu hút đối với những người có chuyên ngành phù hợp với nhu cầu sử dụng làm cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh về công tác và có cam kết phục vụ lâu dài tại tỉnh Kon Tum ít nhất 10 năm được hỗ trợ 20 triệu đồng/người (đối với người dân tộc thiểu số tốt nghiệp đại học chính quy loại khá trở lên, sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy loại giỏi, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa I); 30 triệu đồng/người (đối với tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II).

Ngày 22-7-2009: Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Nghị quyết số 05/2009/NQ-HĐND về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 33/2007/NQ-HĐND ngày 7/12/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá IX về một số cơ chế chính sách đặc thù đối với các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2008 – 2010

Theo đó, từ năm 2010, bố trí ngân sách tỉnh ngay từ đầu năm kế hoạch để đầu tư cho 08 xã trọng điểm đặc biệt khó khăn với mức tối thiểu là 03 tỷ đồng/xã/năm. Năm 2009, cấp bổ sung 4,8 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh để hỗ trợ cho 8 xã trọng điểm đặc biệt khó khăn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; 52 thôn, làng trọng điểm đặc biệt khó khăn với mức từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng/thôn, làng/năm để hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Đối với các hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số thuộc 14 xã trọng điểm đặc biệt khó khăn đã vay vốn được bù, hỗ trợ lãi suất theo qui định tại Nghị quyết số 33/2007/NQ-HĐND ngày 07/12/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá IX thì tiếp tục được bù, hỗ trợ lãi suất cho đến hết thời gian vay ghi trong khế ước.”. Thời gian kết thúc thực hiện cơ chế chính sách đặc thù đối với các xã, thôn, làng trọng điểm đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh đến ngày 31/12/2015.

Ngày 29-7-2009: Tỉnh ủy Kon Tum ban hành Kết luận số 1118-KL/TU của Hội nghị lần thứ mười lăm Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIII về Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

Kết luận nêu rõ: Thống nhất mục tiêu: “Nhanh chóng đưa tỉnh Kon Tum ra khỏi nhóm các tỉnh có chỉ số PCI thấp vào năm 2010, phấn đấu đến năm 2015 tỉnh có chỉ số PCI khá của cả nước”. Ban cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh tiếp thu đầy đủ ý kiến của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy để tu chỉnh, hoàn thiện, ban hành và tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt “Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh”, đảm bảo sự chuyển biến về môi trường đầu tư của tỉnh ngay từ những tháng cuối năm 2009.

Ngày 01-7-2016: Hội đồng nhân dân tỉnh (HĐND) khóa XI, nhiệm kỳ 2016-2021 tiến hành kỳ họp thứ Nhất

Đồng chí Nguyễn Văn Hùng- Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X (nhiệm kỳ 2011-2016), đại biểu HĐND khóa tỉnh khóa XI (nhiệm kỳ 2016-2021) chủ trì Kỳ họp.

Tại Kỳ họp này, Hội đồng nhân dân tỉnh đã tiến hành bầu các chức danh thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh với hình thức bỏ phiếu. Theo đó, đồng chí Nguyễn Văn Hùng được bầu tái giữ chức Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 2016-2021; đồng chí KRing Ba được bầu tái giữ chức Phó Chủ tịch thường trực HĐND tỉnh Khóa XI và đồng chí Nguyễn Thế Hải được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Khóa XI.

Kỳ họp cũng đã thống nhất thành lập 4 Ban HĐND tỉnh gồm: Ban Dân tộc, Ban Văn hóa- Xã hội, Ban Pháp chế và Ban Kinh tế- Ngân sách.

Kỳ họp đã bầu đồng chí Nguyễn Văn Hòa, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra Tỉnh ủy giữ chức Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 2016-2021. Các đồng chí: Nguyễn Hữu Hải, Nguyễn Đức Tuy, Lại Xuân Lâm, Trần Thị Nga tái giữ chức Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 2016-2021.

Trần Thị Sáu (tổng hợp)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: Giấy phép số 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: Ông Huỳnh Quốc Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
Điện thoại: 0260.3862301
Fax: 0260. 3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Website: http://https://tuyengiaokontum.org.vn/
Văn bản mới

CV.2411.BTGTU

Mời dự Hội nghị Báo cáo viên (trực tuyến) tháng 5-2024

Lượt xem:175 | lượt tải:31

TÀI LIỆU

Hội nghị đánh giá việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị năm 2023-2024

Lượt xem:61 | lượt tải:26

TÀI LIỆU

phục vụ HN quán triệt NQ41 của BCT về vai trò đội ngũ doanh nhân thời kỳ mới

Lượt xem:247 | lượt tải:118

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 65 năm Ngày mở Đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn

Lượt xem:272 | lượt tải:127

CV.2400.BTGTU

dự HN quán triệt Nghị quyết 41 của BCT về vai trò doanh nhân trong thời kỳ mới

Lượt xem:280 | lượt tải:242

TÀI LIỆU

Giao ban báo chí tháng 4-2024

Lượt xem:723 | lượt tải:75

CV.2384.BTGTU

phổ biến, quán triệt, tuyên truyền các chỉ thị của BBT và kế hoạch của BTVTU tháng 4-2024

Lượt xem:991 | lượt tải:186


bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập80
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm75
  • Hôm nay10,567
  • Tháng hiện tại323,358
  • Tổng lượt truy cập30,854,480
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây