Kỷ niệm “Ngày Công tác xã hội Việt Nam” lần thứ 7 năm 2023: Ý nghĩa sự ra đời của ngày Công tác xã hội Việt Nam 25/3 

Kỷ niệm “Ngày Công tác xã hội Việt Nam” lần thứ 7 năm 2023: Ý nghĩa sự ra đời của ngày Công tác xã hội Việt Nam 25/3

Thứ tư - 22/03/2023 10:04
Ngày 20/3/2023, UBND tỉnh Kon Tum ban hành Công văn số 753/UBND-KGVX về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm “Ngày Công tác xã hội Việt Nam” lần thứ 7 năm 2023.
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức Lớp tập huấn nâng cao năng lực nghiệp vụ công tác xã hội năm 2022
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức Lớp tập huấn nâng cao năng lực nghiệp vụ công tác xã hội năm 2022
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tế của đơn vị, địa phương có hình thức truyền truyền và tổ chức các hoạt động kỷ niệm “Ngày Công tác xã hội Việt Nam” năm 2023 cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội bảo đảm thiết thực, hiệu quả và phù hợp với chủ đề, mục đích theo hướng dẫn của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Vậy, “Ngày Công tác xã hội” là gì? Ý nghĩa sự ra đời của Ngày Công tác xã hội 25/3?  
Trên thế giới, Công tác xã hội (CTXH) đã được xem như là một nghề mang tính chuyên nghiệp ở nhiều quốc gia từ nhiều thế kỷ qua. CTXH xuất hiện, tồn tại và hoạt động nhằm hỗ trợ và giúp đỡ những người gặp khó khăn, bệnh tật hoặc những người kém may mắn, không có nơi nương tựa (người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, phụ nữ, người già …) giúp cho xã hội cùng tiến bộ hơn. Ngày nay, CTXH tồn tại như một nghề chính thống tại 90 quốc gia (theo định nghĩa của Hiệp hội Quốc tế Công tác xã hội).
Tại Việt Nam, từ trước năm 1975, nghề CTXH đã hình thành và được hiểu như một hoạt động liên quan đến các công tác từ thiện, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ trẻ em mồ côi và chăm sóc người già, người khuyết tật…Đặc biệt, sau khi thống nhất đất nước, sự phát triển kinh tế làm xuất hiện trong xã hội thành phần người giàu và người nghèo rõ rệt, người nghèo chủ yếu tập trung ở nông thôn với điều kiện cơ sở hạ tầng còn thấp kém. Ngoài ra, còn những vấn đề sức khỏe, bệnh tật do di chứng chiến tranh, các vấn nạn như: nghiện rượu, ma túy, nạn bạo hành trong gia đình, thất nghiệp, lạm dụng trẻ em, sức khỏe tâm thần, người cao tuổi cô đơn…..từ đó, nhu cầu xã hội đòi hỏi sự can thiệp và trợ giúp từ đội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp.
Cùng với đó, tại Hà Nội, một vài tổ chức phi chính phủ quốc tế và cơ quan phát triển của Liên Hợp quốc đã bắt đầu giới thiệu CTXH vào các khóa đào tạo cho cán bộ của Hội Liên hiệp Phụ nữ và Công đoàn. Năm 2004, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã phê duyệt chương trình giảng dạy CTXH bậc cử nhân. Năm 2005, Việt Nam đã tổ chức nghiên cứu cấp quốc gia về nhu cầu nhân sự và đào tạo CTXH ở Việt Nam (UNICEF/Bộ LĐTBXH, 2005). Năm 2009, nghiên cứu về cơ cấu dịch vụ công tác xã hội đã được thực hiện, kết quả của nghiên cứu này đã được sử dụng để làm cơ sở xây dựng khung Đề án cho Phát triển Công tác Xã hội (2009).
Với tỉnh Kon Tum, hoạt động CTXH đã và đang được cấp uỷ, chính quyền các cấp thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Mới đây nhất, ngày 20/3/2023 UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 753/UBND-KGVX về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm “Ngày Công tác xã hội Việt Nam” lần thứ 7 năm 2023. Cùng với đó, hàng năm, ngành Lao động, Thương binh và Xã hội và các bệnh viện đều tổ chức kỷ niệm trang trọng Ngày CTXH 25/3 nhằm tôn vinh giá trị cao quý, ý nghĩa nhân văn của nghề CTXH; ghi nhận những đóng góp của người làm công tác xã hội, góp phần đảm bảo thực hiện quyền con người, công bằng, tiến bộ xã hội và hạnh phúc của nhân dân. Theo thống kê, hiện trong các bệnh viện tuyến tỉnh và Trung tâm y tế các huyện, mặc dù chưa có đơn vị nào thành lập phòng, nhưng đã có Tổ CTXH hoạt động, bước đầu thực hiện ở bước đón tiếp, hướng dẫn, hỗ trợ người bệnh khi đến khám chữa bệnh; riêng Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã quan tâm hơn đến hoạt động truyền thông, đón tiếp, tư vấn…
Như vậy, CTXH trước tiên phải là một hoạt động chuyên nghiệp, được đào tạo chuyên môn và là một ngành nghề được xã hội công nhận. CTXH giúp cho người dân nâng cao năng lực, khả năng ứng phó và kỹ năng giải quyết khó khăn, kết nối người dân được tiếp cận các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống, mang đến sự phát triển đồng bộ và hài hòa giữa người và xã hội, góp phần ngăn ngừa các vấn nạn xã hội, từ đó hướng tới một xã hội công bằng, bình đẳng và dân chủ toàn diện.
Từ thực trạng trên, đặt mục tiêu phát triển CTXH thành một nghề ở Việt Nam, năm 2010, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010- 2020 với mục tiêu: “Phát triển công tác xã hội trở thành một nghề ở Việt Nam; nâng cao nhận thức toàn xã hội về nghề công tác xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt về yêu cầu chất lượng, gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội ở các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến”. Từ đó, CTXH đã chính thức được coi là một nghề chuyên môn với việc ban hành mã ngành đào tạo và mã ngạch viên chức. Theo Đề án, hiện số người cần trợ giúp của các dịch vụ CTXH chiếm khoảng 40% dân số cả nước, đây là một con số không hề nhỏ cho trách nhiệm của ngành CTXH nói chung và của các nhân viên CTXH nói riêng.
Với mục đích tôn vinh giá trị cao quý, ý nghĩa nhân văn của nghề CTXH; ghi nhận những đóng góp của người làm công tác xã hội, góp phần đảm bảo thực hiện quyền con người, công bằng, tiến bộ xã hội và hạnh phúc của nhân dân, ngày 15/9/2016, Thủ tướng Chính phủ đã Quyết định lấy ngày 25/3 hằng năm là Ngày Công tác xã hội Việt Nam.
Đây cũng là dịp để nhìn nhận, đánh giá  tôn vinh giá trị cao quý, ý nghĩa nhân văn của nghề công tác xã hội; ghi nhận vai trò và đóng góp của người làm công tác xã hội trong việc tham gia giải quyết các vấn đề của cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội, đồng thời góp phần phát huy truyền thống “Lá lành đùm lá rách” và tinh thần thương yêu, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau của người Việt Nam, thu hút sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng gặp hoàn cảnh khó khăn và phát huy vai trò của người làm công tác xã hội để cùng nhau hướng tới một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.


Bài, ảnh: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
(Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: Giấy phép số 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: Ông Huỳnh Quốc Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
Điện thoại: 0260.3862301
Fax: 0260. 3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Website: http://https://tuyengiaokontum.org.vn/
Văn bản mới

CV.2411.BTGTU

Mời dự Hội nghị Báo cáo viên (trực tuyến) tháng 5-2024

Lượt xem:212 | lượt tải:32

TÀI LIỆU

Hội nghị đánh giá việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị năm 2023-2024

Lượt xem:70 | lượt tải:27

TÀI LIỆU

phục vụ HN quán triệt NQ41 của BCT về vai trò đội ngũ doanh nhân thời kỳ mới

Lượt xem:271 | lượt tải:126

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 65 năm Ngày mở Đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn

Lượt xem:300 | lượt tải:136

CV.2400.BTGTU

dự HN quán triệt Nghị quyết 41 của BCT về vai trò doanh nhân trong thời kỳ mới

Lượt xem:304 | lượt tải:258

TÀI LIỆU

Giao ban báo chí tháng 4-2024

Lượt xem:760 | lượt tải:75

CV.2384.BTGTU

phổ biến, quán triệt, tuyên truyền các chỉ thị của BBT và kế hoạch của BTVTU tháng 4-2024

Lượt xem:1027 | lượt tải:188


bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập51
  • Hôm nay7,247
  • Tháng hiện tại340,359
  • Tổng lượt truy cập30,871,481
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây