“Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản – Giá trị lý luận và thực tiễn trong thời đại ngày nay” 

“Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản – Giá trị lý luận và thực tiễn trong thời đại ngày nay”

Thứ ba - 27/02/2018 09:41
Đó là chủ đề của Hội thảo khoa học quốc tế được tổ chức tại Hà Nội ngày 26/2 nhằm thiết thực kỷ niệm 170 năm ra đời tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” (1848 -2018).
“Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản – Giá trị lý luận và thực tiễn trong thời đại ngày nay”

Ngày 26/2, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản – Giá trị lý luận và thực tiễn trong thời đại ngày nay”. 

Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; đồng chí Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương đồng chủ trì Hội thảo. 

Dự Hội thảo có: Giáo sư, Tiến sỹ Thongsalit Mangnomek, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Giám đốc Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào; Tiến sỹ Dmitry Georgievich Novikov, Hạ nghị sỹ, Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Đối ngoại Đu-ma quốc gia Nga, Phó Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga; đại diện lãnh đạo Ban Đối ngoại Trung ương Đảng, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, các cơ quan Trung ương; đông đảo học giả, nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế.
 

 Toàn cảnh Hội thảo

Nhìn nhận sâu sắc giá trị đích thực và sức sống bền vững của những tư tưởng cơ bản trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản

Tháng 2-1848, tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” do C.Mác và Ph.Ănghen soạn thảo đã được công bố. Được sự ủy thác của “Liên đoàn những người cộng sản” – tổ chức quốc tế đầu tiên của giai cấp công nhân và các đảng cộng sản,  C.Mác và Ph.Ănghen đã thay mặt giai cấp công nhân, những người cộng sản và cả nhân loại tiến bộ trình bày toàn bộ quy luật phát triển cơ bản của xã hội hiện đại; sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân; tính tất yếu bị phủ định của chủ nghĩa tư bản và tính tất thắng của chủ nghĩa cộng sản.

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là tác phẩm đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa Mác. Từ khi ra đời đến nay, thực tiễn có nhiều đổi thay, nhưng giá trị khoa học và sức sống bền vững của Tuyên ngôn với tư cách là cương lĩnh chính trị của giai cấp công nhân trên toàn thế giới vẫn còn nguyên giá trị.


Phát biểu tại Hội thảo khoa học, đồng chí Võ Văn Thưởng khẳng định, dưới ánh sáng của Tuyên ngôn, từ cuối thế kỷ XIX đến những năm 80 của thế kỷ XX, các cuộc cách mạng vô sản dù phải trải qua nhiều cam go, nhưng đã giành được nhiều thắng lợi to lớn. Đó là Công xã Pari năm 1871 - cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới, đã dẫn tới sự ra đời chính quyền của giai cấp công nhân và đã để lại những bài học kinh nghiệm vô giá cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đó là thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại năm 1917 - cuộc cách mạng đã mở ra thời đại mới trong lịch sử nhân loại - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Đó là thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô; là thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ-Latinh và hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới ra đời; là sự phát triển không ngừng của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào đấu tranh cho dân chủ, tiến bộ và hòa bình trên thế giới. 

Những thắng lợi to lớn của các cuộc cách mạng vô sản, của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã chứng tỏ rằng, thế giới đã có những biến chuyển hết sức to lớn theo hướng mà Tuyên ngôn đã dự báo. Tư tưởng Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã trở thành hiện thực sinh động trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng loài người. Tư tưởng của Tuyên ngôn, tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin đã vạch ra con đường cách mạng vô sản, đưa hàng tỷ quần chúng lao động, hàng trăm quốc gia, dân tộc thoát khỏi thân phận bị áp bức, bóc lột, nô dịch vươn tới địa vị làm chủ, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã khẳng định được giá trị to lớn đối với sự phát triển của thế giới, sự tiến bộ của nhân loại.
 

 Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học quốc tế

Đồng chí Võ Văn Thưởng cũng nhấn mạnh, đối với cách mạng Việt Nam, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản có ý nghĩa hết sức đặc biệt. Từ bản “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lênin 1920- Bản Luận cương phát triển sáng tạo tư tưởng của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản trong điều kiện lịch sử mới, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam và đã sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1930.

88 năm qua, được soi sáng bởi tư tưởng của Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, huy động được mọi nguồn lực của đất nước, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại để giành những thắng lợi vẻ vang và đang vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong suốt quá trình lãnh đạo của cách mạng Việt Nam luôn xác định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của mình. Mục đích cao cả của Đảng Cộng sản Việt Nam hoàn toàn phù hợp với tư tưởng cơ bản và chủ đạo của Tuyên ngôn: đó là giải phóng toàn thể xã hội khỏi ách áp  bức bóc lột; thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. 

Những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam, nhất là những thành tựu lớn, có ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước hơn 30 năm qua đã khẳng định con đường cách mạng mà Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam lựa chọn: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là hoàn toàn đúng đắn; đồng thời cũng khẳng định và thể hiện Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kiên định, trung thành, không ngừng vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước và xu thế thời đại.

Ngày nay, Việt Nam đang trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội với nhiều thời cơ, thuận lợi và cũng không ít khó khăn, thách thức. Song dưới ánh sáng của Tuyên ngôn, của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh với tinh thần kiên định, sáng tạo; với truyền thống, phẩm chất và năng lực của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam tin tưởng rằng, cách mạng Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, giành thắng lợi to lớn hơn; công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ đất nước Việt Nam nhất định sẽ thắng lợi. 

Đồng chí Võ Văn Thưởng cũng nhấn mạnh, kỷ niệm 170 năm ra đời Tuyên ngôn của Đảng Công sản là dịp thêm một lần nữa nhìn nhận sâu sắc giá trị đích thực và sức sống bền vững của những tư tưởng cơ bản trong Tuyên ngôn; đồng thời chỉ ra những vấn đề cần bổ sung, hoàn thiện và phát triển những tư tưởng cơ bản đó cho phù hợp với thời đại ngày nay, phù hợp với thành tựu của cách mạng thế giới; thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới đất nước, cải cách ở các nước xã hội chủ nghĩa. Đây cũng là dịp để nhận diện, đấu tranh, phản bác các trào lưu tư tưởng muốn phủ định giá trị, sức sống bền vững và ý nghĩa thời đại của Tuyên ngôn, góp phần đấu tranh, xóa bỏ mọi áp bức, bất công, xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp.

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là cương lĩnh, là ngọn cờ chiến đấu của những người cộng sản

Hội thảo đã nhận được 50 bài tham luận của các nhà khoa học, các nhà hoạt động xã hội đến từ Liên ban Nga, Trung Quốc, Cuba, Lào, Ấn Độ, Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức và Việt Nam. 

Tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng khẳng định, từ khía cạnh lý luận, giá trị vĩ đại của Tuyên ngôn thể hiện ở nhận thức khoa học về quy luật phát triển của xã hội loài người và định hướng tích cực với tương lai của chủ nghĩa cộng sản. Điều này đã được thực tiễn lịch sử xã hội loài người khẳng định suốt 170 năm qua.
 

 Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng phát biểu
tại Hội thảo

Giá trị thực tiễn của Tuyên ngôn đã được minh chứng sống động bằng Công xã Pari, thắng lợi của Cuộc cách mạng Tháng Mười  Nga vĩ đại năm 1917; bằng sự ra đời và phát triển của hệ thống các nước XHCN với những thành tựu to lớn không thể phủ nhận; bằng sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân ở chính trong lòng các nước TBCN; bằng phong trào đòi độc lập dân tộc và đi lên CNXH trên phạm vi toàn cầu và bằng sự thành công của mô hình CNXH hiện thực ở Trung Quốc, Việt Nam và Lào hiện nay. 

Đối với cách mạng Việt Nam, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản có vị trí đặc biệt quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp nhận tinh thần của Tuyên ngôn qua đọc và tiếp thu nội dung của Bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Đây là một trong những tác phẩm thể hiện sự đúng đắn, sinh động tin thần của Tuyên ngôn trong bối cảnh lịch sử mới của cuộc cách mạng giải phóng các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc.

Theo đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng XHCN. Đó là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam theo tinh thần của Tuyên ngôn và Chủ nghĩa Mác-Lênin trong thời đại mới. Những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp đổi mới của Việt Nam trong 30 năm qua là minh chứng sống động thể hiện sự vận dụng, phát triển đúng đắn, sáng tạo tinh thần của Tuyên ngôn trong điều kiện mới. Sự thật lịch sử đó xác nhận tính khoa học, cách mạng và sáng tạo của các nguyên lý cơ bản trong Tuyên ngôn.

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng cũng khẳng định, thực tiễn cải cách, đổi mới ở các nước XHCN, sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, mối quan hệ giữa CNXH và CNTB; quan hệ giữa lợi ích của giai cấp công nhân và lợi ích quốc gia dân tộc; quan hệ giữa tính phổ biến và tính đặc thù của CNXH và con đường đi lên CNXH ở mỗi nước, quan hệ giữa kinh tế thị trường và định hướng XHCN… trong bối cảnh mới đang đặt ra cho các nhà khoa học, các chính khách, các nhà quản lý nhiều vấn đề mới mẻ. Tuy nhiên, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản vẫn là cương lĩnh, là ngọn cờ chiến đấu của những người cộng sản. Những giá trị và thông điệp thời đại từ Tuyên ngôn vẫn là mục tiêu cao cả của nhân loại hôm nay: Thực hiện sứ mệnh lịch sử của toàn thế giới của giai cấp công nhân, thực hiện lý tưởng cộng sản chủ nghĩa là để cho “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người”; để các quốc gia – dân tộc được độc lập, tự do, hòa bình, thịnh vượng và hạnh phúc.

Các tham luận tại Hội thảo đã tập trung làm sáng tỏ những vấn đề chủ yếu như sau:

Thứ nhất, khẳng định giá trị lý luận và ý nghĩa thực tiễn của các tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đối với cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản hàm chứa những nguyên lý cơ bản có giá trị của chủ nghĩa Mác. Những nguyên lý cơ bản đó phản ánh đúng đắn, sâu sắc các quy luật vận động, phát triển của lịch sử nhân loại. Suốt 170 năm qua, thực tế đã xác nhận rằng, giá trị vĩ đại nhất của bản Tuyên ngôn là đã cung cấp cho nhân loại nhận thức khoa học về quy luật phát triển cơ bản của thế giới hiện đại; qua đó, truyền cảm hứng tích cực cho nhiều thế hệ những người làm cộng sản, công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới trong công cuộc cải tạo xã hội theo hướng tiến bộ, văn minh và chủ nghĩa xã hội.

Thứ hai, phê phán những quan điểm, hành vi lệch lạc, sai trái, thù địch để bảo vệ tư tưởng khoa học, cách mạng trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản và chủ nghĩa xã hội khoa học. 170 năm qua, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản và chủ nghĩa Mác nói chung luôn phải đối mặt với sự chống phá của đủ các loại kẻ thù. Có kẻ tấn công trực diện, công khai; có kẻ chống Mác nhưng lại khoác áo Mác. Chúng dùng đủ các phương thức, thủ đoạn để cắt xén, xuyên tạc, vu cáo hòng làm tê liệt chủ nghĩa Mác – Lênin, chôn vùi Tuyên ngôn, nhất là khi cách mạng gặp khó khăn hay lâm vào thoái trào. Bằng những lập luận sâu sắc, những luận cứ thuyết phục, các nhà khoa học đã bảo vệ, khẳng định giá trị khoa học, cách mạng của Tuyên ngôn; vạch trần, phê phán, bác bỏ những quan điểm, hành động sai trái, thù địch đối với Tuyên ngôn và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới.

Thứ ba, phân tích làm rõ vấn đề vận dụng, bổ sung và phát triển sáng tạo các nguyên lý trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản cho phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, dân tộc và xu thế vận động chung của thời đại. Tuyên ngôn nói riêng, chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung là lý luận của sự phát triển. Nó có nhu cầu và khả năng thường xuyên nạp thêm năng lượng mới từ thực tiễn cuộc sống. Từ đòi hỏi mới của thực tiễn cách mạng, từ sự soi rọi về tinh thần và phương pháp của Tuyên ngôn,  các tham luận cho rằng, bên cạnh những nội dung đã được khẳng định, cần phải vận dụng sáng tạo, một số nội dung trong Tuyên ngôn cần được nhận thức lại hoặc bổ sung, phát triển cho sâu sắc và hợp lý hơn với điều kiện lịch sử mới.

Có thể khẳng định, Hội thảo khoa học đã khẳng định và làm sâu sắc hơn những giá trị lý luận, phương pháp luận từ các nguyên lý cơ bản, ý nghĩa khoa học và ý nghĩa chính trị to lớn và trường tồn của tác phẩm Tuyên ngôn Đảng Cộng sản với sự nghiệp cách  mạng thế giới và cách mạng Việt Nam trong thời đại ngày nay. Hội thảo đã tuyên truyền, củng cố, bổ sung nền tảng tư tưởng của Đảng và sự nghiệp đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; đồng thời, góp phần tăng cường hiểu biết, tình đoàn kết, hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam với các quốc gia, dân tộc trên thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Nhân dịp này Tiến sỹ Dmitry Georgievich Novikov, Phó Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga đã trao Huy chương kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười vĩ đại tặng các đồng chí: Võ Văn Thưởng và Nguyễn Xuân Thắng./.

Nguồn tin: tuyengiao.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: Giấy phép số 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: Ông Huỳnh Quốc Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
Điện thoại: 0260.3862301
Fax: 0260. 3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Website: http://https://tuyengiaokontum.org.vn/
Văn bản mới

CV.2384.BTGTU

phổ biến, quán triệt, tuyên truyền các chỉ thị của BBT và kế hoạch của BTVTU tháng 4-2024

Lượt xem:23 | lượt tải:30

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam

Lượt xem:493 | lượt tải:224

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đồng chí Đào Duy Tùng

Lượt xem:571 | lượt tải:485

TÀI LIỆU

Giao ban báo chí quí I-2024

Lượt xem:270 | lượt tải:80

HD.51.BTGTU

Hướng dẫn sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lượt xem:256 | lượt tải:122

TÀI LIỆU

phổ biến, quán triệt Kết luận 72.TW và Chương trình 77.TU (gửi kèm CV 2303-CV/BTGTU)

Lượt xem:789 | lượt tải:910

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú

Lượt xem:886 | lượt tải:381


bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập123
  • Hôm nay13,263
  • Tháng hiện tại396,239
  • Tổng lượt truy cập30,471,789
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây