Nâng cao trách nhiệm công dân khi sử dụng mạng xã hội 

Nâng cao trách nhiệm công dân khi sử dụng mạng xã hội

Thứ tư - 01/08/2018 07:41
Quy định 19 điều đảng viên không được làm, Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm đều có những quy định rất chi tiết về phát ngôn, quản lý thông tin, không cho phép a dua, hùa theo những quan điểm lệch lạc, sai trái.
Hình có tính chất minh họa
Hình có tính chất minh họa
Ngày nay, mạng xã hội đã và đang có tầm ảnh hưởng ngày càng lan rộng. Ở châu Âu, mạng xã hội được đánh giá như là quyền lực thứ 5 (quyền lực số 1 là tam quyền gồm lập pháp, hành pháp, tư pháp; quyền lực số 2 là về tâm linh gồm cha đạo, mục sư, linh mục, nhà sư…; quyền lực số 3 là tiền; quyền lực số 4 là truyền thông, báo chí). Ở Việt Nam, quan điểm nhất quán là quyền lực thuộc về nhân dân. Mạng xã hội cũng chỉ là một trong những công cụ, hình thức truyền tải các quan điểm, suy nghĩ của người dân tham gia mạng xã hội.
Với những tính năng không biên giới, mạng xã hội đã trở thành công cụ để đưa thế giới xích lại gần nhau hơn. Ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà mạng xã hội mang lại, nhờ có thông tin trên mạng xã hội, nhiều  bài viết hay, ý nghĩa trên các diễn đàn đã được các cá nhân, tổ chức cập nhật, từ đó chia sẻ, bình luận tích cực, tạo điều kiện cho người dân tham gia mạng xã hội biết thêm thông tin về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và cảnh giác trước các âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch; một số bức xúc của người dân với chính quyền cơ sở đã được biết đến; những việc làm tắc trách của cán bộ, công chức của các cơ quan bị phanh phui, từ đó các cơ quan chức năng nắm bắt để giải quyết kịp thời những bức xúc, kiến nghị chính đáng của nhân dân.
Lợi dụng triệt để sự tiện lợi của mạng xã hội, để thu hút sự quan tâm của xã hội, các phần tử phản động trong nước và nước ngoài cùng những người cơ hội chính trị, thoái hóa, biến chất đã và đang triệt để lợi dụng mạng xã hội đăng tải những thông tin sai trái, bịa đặt. Họ lập ra các website, blog, sử dụng nhiều tài khoản Facebook để thu thập, nhào nặn, trộn lẫn thông tin thật-giả, cắt ghép hình ảnh, tán phát, nhằm thu hút sự hiếu kỳ của người đọc. Trên các trang mạng xã hội, trong thời điểm diễn ra các sự kiện chính trị trọng đại của Đảng, của đất nước, các trang mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, Zalo nhiều thông tin bị bóp méo để đả kích, châm biếm đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội; chúng còn tổ chức lực lượng chia sẻ bình luận với mục đích hạ uy tín, làm hoen ố hình ảnh cao đẹp của Đảng, Nhà nước ta và các đồng chí lãnh đạo cấp cao, các cơ quan trong hệ thống chính trị, gây hoài nghi trong nhân dân, chia rẽ lòng dân, ý Đảng, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
Đặc điểm của mạng xã hội có tính lan tỏa nhanh, mạnh mẽ, cùng thói quen của người sử dụng khi tiếp nhận thông tin thấy hay, nóng, nhiều người lập tức chia sẻ ngay, chưa cần biết đúng, sai. Chính những đặc điểm này những thông tin xấu, độc, có hại được chia sẻ, lan tỏa mạnh mẽ, làm vẩn đục môi trường mạng xã hội. Không ít những người sử dụng mạng xã hội, trong đó có cả những cán bộ, đảng viên, do tư tưởng không vững vàng đã thay đổi quan điểm, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" tư tưởng. Những người a dua, phụ họa cho những quan điểm lệch lạc, sai trái có trường hợp là do vô tình, thiếu hiểu biết; hoặc một số bị kích động, bất mãn, cơ hội chính trị mà a dua, thậm chí đã công khai bộc lộ quan điểm sai trái, phụ họa với luận điểm phản động của các thế lực thù địch.
Thời gian qua trên địa bàn tỉnh đã phát hiện và xử lý một số đảng viên, viên chức, người lao động trong tỉnh sử dụng mạng xã hội để đăng tải, chia sẻ, bình luận những thông tin thiếu tính xây dựng, không đúng sự thật như tung tin xảy ra bắt cóc trẻ em, vu khống tinh thần phục vụ của Bệnh viện tỉnh, gây dư luận xã hội phức tạp, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức, cá nhân, lãnh đạo địa phương; trong đó có trường hợp chia sẻ các nội dung kêu gọi biểu tình phản đối Quốc hội ban hành Luật đặc khu, Luật an ninh mạng.
Hiện nay, Quy định 19 điều đảng viên không được làm, Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm đều có những quy định rất chi tiết về phát ngôn, quản lý thông tin, không cho phép a dua, hùa theo những quan điểm lệch lạc, sai trái. Điều 7 Quy định số 102-QĐ/TW nêu rõ sẽ xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên đối với đảng viên “Phụ họa, a dua theo những quan điểm trái với quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; thiếu trách nhiệm trong đấu tranh chống biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, chống "diễn biến hòa bình”. Về mặt pháp luật, Nghị định số 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện, xử phạt hành vi cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Điều 5, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15-7-2013 của Chính phủ nghiêm cấm hành vi lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
Để nâng cao trách nhiệm công dân khi sử dụng mạng xã hội, thiết nghĩ từng cấp ủy, chính quyền, đoàn thể phải luôn chủ động, nhanh nhạy, linh hoạt trong công tác quản lý con người; thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao ý thức tự giác, bản lĩnh chính trị, để mỗi cá nhân biết cách lựa chọn và tiếp nhận thông tin phù hợp, đặc biệt là thông tin trên mạng xã hội; tích cực thông tin, chia sẻ trên mạng xã hội của địa phương, đơn vị những gương người tốt, việc tốt, những hoạt động tích cực của ngành, đoàn thể, địa phương; đăng tải và chia sẻ các tin, bài, hình ảnh, video clip vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động; chủ động phối hợp các cơ quan liên quan kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có thông tin, bình luận, phát ngôn thiếu căn cứ, sai lệch các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hoặc đưa những thông tin xuyên tạc, vu khống, sai sự thật gây hoang mang dư luận cũng như kích động, tụ tập đông người, tuần hành, gây rối an ninh trật tự, bạo loạn và chống phá Đảng, Nhà nước trên báo chí, mạng xã hội… theo các quy định của pháp luật. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người dân khi sử dụng mạng xã hội là giải pháp quan trọng để mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người dân cùng chung tay với các cơ quan chức năng bảo đảm môi trường mạng lành mạnh, phản bác các luận điệu chống phá của các thế lực thù địch. Các biện pháp hành chính, kỹ thuật cũng giới hạn ở một mức độ nhất định; quan trọng nhất vẫn là ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người dân.
Để mỗi cán bộ, đảng viên nói riêng, người dân nói chung không bị mắc bẫy, a dua phụ họa theo những thông tin xấu, độc thì trước tiên chúng ta phải nhận diện rõ được các âm mưu, thủ đoạn tán phát thông tin sai trái, phản động cũng như các đối tượng, cá nhân, tổ chức chống phá Đảng, Nhà nước ta. Người dùng mạng xã hội phải tự bảo vệ bản thân trước những mặt trái, cần biết "gạn đục khơi trong", nhận rõ tính hai mặt của mạng xã hội, nhất là mặt tiêu cực, tránh tình trạng vô tình tiếp tay cho các hoạt động chống phá, thậm chí có các hành vi tiêu cực, phản cảm, thiếu văn hóa trên mạng xã hội; xây dựng lối ứng xử văn minh trên mạng, không chạy theo và cổ súy cho những xu hướng lệch chuẩn, đi ngược lại truyền thống đạo lý và thuần phong mỹ tục của dân tộc; không tham gia bình luận (comment), không chia sẻ những thông tin xấu, độc; phải tự nâng cao hiểu biết, bảo vệ mình trước những nguy cơ bằng cách tránh chia sẻ thông tin riêng của cá nhân, biết sử dụng các công cụ mạng xã hội cung cấp để bảo vệ thông tin cũng như nội dung riêng tư của mình. Đặc biệt, đối với mỗi cán bộ, đảng viên, chỉ tuân thủ đúng pháp luật và đề cao trách nhiệm công dân là chưa đủ mà phải thể hiện rõ vai trò lãnh đạo, tính tiền phong gương mẫu của người đảng viên; chấp hành nghiêm túc các quy định của Đảng; tu dưỡng, rèn luyện về chính trị tư tưởng, kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tin tưởng ở đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng nghĩ trái, nói trái, làm trái nền tảng tư tưởng, chủ trương, nghị quyết của Đảng. Đặc biệt, cần hết sức cảnh giác khi tiếp cận những thông tin được đăng tải từ những trang không chính thống, giả mạo, có nguồn gốc từ nước ngoài, hoặc do cá nhân, phần tử xấu lập ra. Khi tiếp nhận được những thông tin tiêu cực trên mạng xã hội, hãy chủ động tìm kiếm từ các trang báo chí, thông tin chính thống để so sánh, đối chiếu. Nếu không xác định được nguồn gốc, động cơ, mục đích của thông tin và người chia sẻ thông tin, cần bình tĩnh, thận trọng khi bình luận, phát tán thông tin. Ngoài ra, cần xây dựng cho bản thân thái độ tích cực luôn tìm kiếm, chia sẻ những thông tin hay, bổ ích, hạn chế tìm đọc các thông tin tiêu cực, không rõ nguồn gốc.
Đối với các cơ quan thông tin, báo chí chính thống, cần phát huy vai trò là công cụ sắc bén, là lực lượng đi đầu trong nhiệm vụ đấu tranh đập tan những hành vi bôi nhọ, xuyên tạc của một số phần tử xấu trên internet và mạng xã hội; phải giành thế chủ động trong thông tin với việc thông tin kịp thời, định hướng dư luận theo hướng tích cực, đúng đắn, mang tính xây dựng, với quan điểm lấy cái đẹp dẹp cái xấu, lấy tích cực để đẩy lùi tiêu cực, góp phần tạo sự “miễn dịch” trong mỗi người dân với những thông tin xấu, độc trên mạng xã hội.
Lê Quang Thới

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: Giấy phép số 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: Ông Huỳnh Quốc Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
Điện thoại: 0260.3862301
Fax: 0260. 3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Website: http://https://tuyengiaokontum.org.vn/
Văn bản mới

CV.2384.BTGTU

phổ biến, quán triệt, tuyên truyền các chỉ thị của BBT và kế hoạch của BTVTU tháng 4-2024

Lượt xem:91 | lượt tải:67

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam

Lượt xem:535 | lượt tải:243

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đồng chí Đào Duy Tùng

Lượt xem:620 | lượt tải:523

TÀI LIỆU

Giao ban báo chí quí I-2024

Lượt xem:277 | lượt tải:81

HD.51.BTGTU

Hướng dẫn sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lượt xem:302 | lượt tải:141

TÀI LIỆU

phổ biến, quán triệt Kết luận 72.TW và Chương trình 77.TU (gửi kèm CV 2303-CV/BTGTU)

Lượt xem:831 | lượt tải:967

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú

Lượt xem:931 | lượt tải:400


bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập86
  • Hôm nay6,888
  • Tháng hiện tại420,058
  • Tổng lượt truy cập30,495,608
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây