Tin tức tổng hợp tuần (từ 24-02 đến 01-03-2020) 

Tin tức tổng hợp tuần (từ 24-02 đến 01-03-2020)

Thứ hai - 02/03/2020 09:23
Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ tỉnh Kon Tum đã trở nên gần gũi với nhân dân vùng sâu, vùng xa. (ảnh: baokontum.com.vn)
Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ tỉnh Kon Tum đã trở nên gần gũi với nhân dân vùng sâu, vùng xa. (ảnh: baokontum.com.vn)
1. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÂM CỦA TỈNH TRONG TUẦN:
* Tin nhân sự trong tuần:
- Ngày 24-2, đồng chí Nguyễn Văn Hòa - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao Quyết định nghỉ hưu để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội cho các đồng chí: Lê Văn Cương - Phó Giám đốc Sở Tư pháp; Đặng Xuân Thọ - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng.
Theo Quyết định, đồng chí Lê Văn Cương nghỉ hưu để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội từ ngày 01/5/2020; đồng chí Đặng Xuân Thọ nghỉ hưu để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội từ ngày 01/4/2020.
- Sáng 25-2, Tỉnh ủy tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc nghỉ hưu để hưởng chế độ bảo hiểm đối với một số cán bộ lãnh đạo các ban, ngành tỉnh.
Theo đó, trao Quyết định 1527-QĐ/TU ngày 5/12/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc nghỉ hưu hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với đồng chí Nguyễn Quang Oánh - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, từ ngày 1/3/2020; Quyết định 1528-QĐ/TU ngày 5/12/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc nghỉ hưu hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với đồng chí Trần Minh Tuấn - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, từ ngày 1/3/2020.
- Ngày 26-2, Thường vụ Đảng ủy Bộ CHQS tỉnh tổ chức Lễ công bố và trao quyết định điều động, bổ nhiệm và nghỉ chờ hưu cho cán bộ cao cấp quân đội đang công tác tại Bộ CHQS tỉnh.
Theo đó, trao các quyết định nghỉ chờ hưu của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng cho các đồng chí cán bộ cao cấp quân đội gồm: Đại tá Phan Văn Thanh - Chủ nhiệm Chính trị, Bộ CHQS tỉnh; Thượng tá Nguyễn Ngọc Gia - Chủ nhiệm Hậu cần, Bộ CHQS tỉnh; Thượng tá Trần Văn Rú - Chủ nhiệm Hậu cần, kỹ thuật, Ban CHQS thành phố Kon Tum và Thượng tá Phạm Huy Hường - Trợ lý Thanh tra Quốc phòng, Bộ CHQS tỉnh. Trao các quyết định của Bộ Tư lệnh Quân khu V cho 2 đồng chí được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Chính trị viên Ban CHQS huyện Đăk Glei, Kon Plông và một số đồng chí về các đơn vị khác.   
* Sáng 24-2, Thường trực Tỉnh ủy có buổi làm việc với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam về tình hình sản xuất, kinh doanh năm 2019 của các đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đứng chân trên địa bàn tỉnh.
Đồng chí Nguyễn Văn Hùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì buổi làm việc.
Dự buổi làm việc, về phía Tập đoàn Cao su Việt Nam có ông Trần Ngọc Thuận - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, các thành viên trong Hội đồng Quản trị Tập đoàn và đại diện các công ty cao su là thành viên của Tập đoàn đứng chân trên địa bàn tỉnh.
Theo báo cáo của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, trên địa bàn tỉnh hiện có 5 công ty thành viên của Tập đoàn Cao su Việt Nam đang hoạt động sản xuất, kinh doanh, gồm: Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum, Công ty cổ phần Cao su Sa Thầy, Công ty cổ phần Cao su Chưmoray, Công ty cổ phần Du lịch - Thương mại - Khách sạn Hưng Yên và Công ty TNHH Sản xuất gỗ cao su Kon Tum.
Năm 2019, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn do tác động chung của thị trường cao su thế giới, cùng với những diễn biến thất thường của thời tiết đã làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhưng với sự quan tâm của Tỉnh ủy và các cấp chính quyền địa phương trong việc tạo điều kiện cho hoạt động của các doanh nghiệp nên kết quả sản xuất kinh doanh năm 2019 vẫn hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tiền lương, thu nhập và các chế độ chính sách của người lao động các đơn vị vẫn đảm bảo. Tổng diện tích cao su hiện tại là 19.774,67ha, trong đó diện tích cao su cho khai thác là 14.756,29ha, sản lượng khai thác năm 2019 là 22.430 tấn, tổng doanh thu đạt 855.473 triệu đồng, nộp ngân sách nhà nước 33.444 triệu đồng, thu nhập bình quân đạt đạt 7,05 triệu đồng/người/tháng...
Cùng với các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, công tác giáo dục chính trị cho đội ngũ cán bộ, công nhân và người lao động của các đơn vị được chú trọng; công tác phát triển đảng ở các đơn vị, nhất là ở những vùng khó khăn được tiếp tục chú trọng.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Văn Hùng đánh giá cao kết quả đạt được trong công tác phối hợp giữa Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam với Tỉnh ủy; giữa các đơn vị sản xuất, kinh doanh đứng chân trên địa bàn với các địa phương; thống nhất với một số kiến nghị của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; Tỉnh ủy sẽ lưu ý xem xét về đề xuất đưa công nhân của các doanh nghiệp tham gia vào cấp ủy đảng và HĐND ở các địa phương.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, khi triển khai thực hiện việc đổi mới mô hình liên kết - khoán, các đơn vị cần phải xây dựng phương án hài hòa, đảm bảo lợi ích của người dân và doanh nghiệp; đặc biệt, chú ý về những diện tích đất chồng lấn và các yếu tố lịch sử để lại để tránh xảy ra khiếu nại, tranh chấp giữa người dân và doanh nghiệp; trong quá trình thực hiện tái canh các đơn vị cần phối hợp chặt chẽ với các địa phương. Đồng thời, đề nghị Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chỉ đạo Công ty TNHH Sản xuất gỗ cao su Kon Tum triển khai chế biến sâu để có sản phẩm xuất khẩu, đóng góp vào ngân sách địa phương.
* Sáng 24-2, Bộ CHQS tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Báo cáo chính trị Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 trong khối cơ quan.
Hầu hết các ý kiến thống nhất cao về bố cục dự thảo, những thành tựu, hạn chế, khuyết điểm và một số nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2020 – 2025. Tại Hội nghị, các đại biểu tham gia một số ý kiến làm rõ thêm kết quả thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương, đề xuất một số chỉ tiêu, giải pháp trong nhiệm kỳ tới.
Sau khối cơ quan Bộ CHQS tỉnh tổ chức, Trung đoàn 990, Bộ CHQS tỉnh sẽ tổ chức cho cán bộ, sỹ quan trong đơn vị tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
* Sáng 24-2, Trung đoàn 990, Bộ CHQS tỉnh tổ chức Lễ khai mạc huấn luyện chiến sĩ mới năm 2020.
Để nâng cao chất lượng huấn luyện chiến sĩ mới ngay từ ngày đầu, tuần đầu, Trung  đoàn 990 đã làm tốt công tác chuẩn bị thao trường, bãi tập, mô hình học cụ, giáo án bài giảng và tập huấn, bồi dưỡng cán bộ huấn luyện; thực hiện tốt các chế độ, nề nếp trong huấn luyện. Tích cực nghiên cứu sáng kiến, cải tiến đồ dùng, trang thiết bị huấn luyện và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ mô phỏng vào huấn luyện; trong huấn luyện bám sát phương châm “Cơ bản, thiết thực, vững chắc”, coi trọng huấn luyện đồng bộ và chuyên sâu cho các đối tượng, lấy thực hành là chính. Vận dụng tốt “ 3 quan điểm, 8 nguyên tắc, 6 mối kết hợp” trong huấn luyện.
Phấn đấu kết thúc khóa huấn luyện các nội dung kiểm tra chiến sĩ mới 90% đạt yêu cầu, có 75% khá, giỏi; đơn vị bảo đảm an toàn tuyệt đối.
* Ngày 24-2, Chi bộ Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Kon Tum tổ chức Đại hội lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025. Đây là Chi bộ được Thành ủy Kon Tum chọn tổ chức Đại hội điểm khối hành chính sự nghiệp.
Đại hội đã bầu Chi ủy khóa XIV, nhiệm kỳ 2020-2025 gồm 3 ủy viên.
* Chiều 24-2, Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum tổ chức Hội nghị đại biểu người lao động năm 2020 và Tổng kết sản xuất kinh doanh năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020.
Trong năm 2019, toàn thể cán bộ, công nhân viên và lao động Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum đoàn kết, trách nhiệm, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu mà Hội nghị người lao động năm 2019 đề ra, giữ vững nhịp độ tăng tưởng năng suất, ổn định môi trường sản xuất kinh doanh.
Năm 2020, Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum đề ra mục tiêu: Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, điều hành phù hợp với loại hình doanh nghiệp mới là doanh nghiệp cổ phần; xây dựng mối đoàn kết, đồng thuận và thống nhất trong toàn công ty; ổn định và phát triển công ty theo chiều sâu trên nền tảng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thâm canh, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn hàng truyền thống và bạn hàng nước ngoài để tăng tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp; nâng cao đời sống cán bộ, công nhân viên và người lao động; hoàn thành nghĩa vụ đối với địa phương, ngành Cao su và Nhà nước.
Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum đề ra chỉ tiêu cụ thể: Năng suất bình quân 1,6 tấn/ha; sản lượng khai thác và tiêu thụ đạt 12.000 tấn; doanh thu mủ cao su đạt 366 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 27,76 tỷ đồng; nộp ngân sách 21,66 tỷ đồng; chăm sóc 1.450,58ha cao su kiến thiết cơ bản, tái canh 606,04ha…
Nhân dịp này, nhiều tập thể, cá nhân được Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND tỉnh; Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; BCH Công đoàn Cao su Việt Nam khen tặng…
* Sáng 25-2, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì Hội nghị trực tuyến của Bộ Y tế với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước triển khai nhiệm vụ y tế năm 2020 và phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Kon Tum có đồng chí Trần Thị Nga - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Y tế, thành phố Kon Tum và đại diện các cơ sở y tế của tỉnh.
Năm 2019, toàn ngành Y tế từ Trung ương đến địa phương đã nỗ lực phấn đấu và hoàn thành toàn diện các lĩnh vực của ngành.
Theo đó, ngành y tế hoàn thành vượt 2 chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, đó là số giường bệnh trên vạn dân giao là 27, thực hiện đạt 27,5; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế giao là 88,1%, thực hiện đạt 90% dân số, 8/11 chỉ tiêu y tế cơ bản đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Công tác phòng chống dịch bệnh đạt được kết quả đáng kể, không để dịch lớn xảy ra; các hoạt động nâng cao sức khỏe, dự phòng, phát hiện sớm, quản lý các bệnh không lây nhiễm được tăng cường. Cả nước triển khai xây dựng và thực hiện mô hình 26 trạm y tế xã điểm theo nguyên lý y học gia đình đã thực hiện lập hồ sơ sức khỏe cá nhân cho khoảng 80% dân số.
Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tiếp tục đạt các kết quả tích cực, thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm được mở rộng; các hoạt động nâng cao chất lượng dân số về thể chất được chú trọng.
Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh ở các tuyến, sự hài lòng của người dân có xu hướng ngày càng tăng lên; thực hiện nhiều giải pháp để phát triển y dược cổ truyền.
Tổ chức bộ máy ngành Y tế ở cả Trung ương và địa phương tiếp tục được sắp xếp theo hướng tinh gọn đầu mối, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Việc đảm bảo cung ứng đủ thuốc, vắc xin, sinh phẩm, thiết bị y tế có chất lượng và giá hợp lý cho khám, chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh, thiên tai được chú trọng thực hiện; ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong quản lý bệnh án, theo dõi hồ sơ sức khỏe cá nhân, quản lý quỹ bảo hiểm y tế, kết nối các cơ sở cung ứng thuốc; tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp để hạn chế tình trạng lạm dụng quỹ BHYT, đổi mới cơ chế tài chính y tế.
Triển khai nhiệm vụ năm 2020, ngành Y tế đề ra mục tiêu chung là giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh, dịch bệnh, góp phần tăng tuổi thọ người dân, cải thiện các chỉ số sức khỏe cơ bản; nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế, tạo nền tảng vững chắc để tiếp tục phát triển hệ thống y tế công bằng, hiệu quả, chất lượng và bền vững, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của các tầng lớp nhân dân.
Một số chỉ tiêu chủ yếu được ngành đề ra trong năm 2020 là phấn đấu đạt 2 chỉ tiêu chủ yếu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 được Quốc hội và Chính phủ giao; nâng số giường bệnh trên một vạn dân (không kể giường bệnh tại trạm y tế xã) lên 28 giường bệnh, tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 90,7%; phấn đấu đạt và vượt 7 chỉ tiêu cụ thể cho ngành, lĩnh vực được Chính phủ giao...
Về tình hình dịch bệnh Covid-19 tại nước ta, tính đến 7h ngày 25/2/2020, cả nước có 16 trường hợp mắc bệnh bao gồm 2 cha con người Trung Quốc, 6 người Việt Nam trở về từ Vũ Hán (Trung Quốc), 6 người Việt Nam có tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid-19, 1 người Mỹ đến Việt Nam, trước đó quá cảnh tại Vũ Hán (Trung Quốc), 1 bệnh nhi 3 tháng tuổi tại Vĩnh Phúc, có tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid-19.
Đến thời điểm hiện tại, đã có 15 trường hợp nhiễm Covid-19 được điều trị khỏi và xuất viện, 1 trường hợp tiếp tục cách ly, theo dõi chặt chẽ để không lây nhiễm ra cộng đồng. Ngoài ra, có 6.470 trường hợp sức khỏe bình thường, không có dấu hiệu sốt, ho, nhưng vẫn được cách ly theo dõi do có tiếp xúc gần với người nghi ngờ bị nhiễm Covid-19. Công tác phòng, chống dịch Covid-19 được thực hiện nghiêm túc, quyết liệt và có hiệu quả.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định, cho đến thời điểm này nước ta đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh Covid-19. Đây là kết quả từ việc chủ động phòng chống dịch từ sớm, thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, ngăn ngừa dịch bệnh của ngành y tế, các ngành chức năng và các địa phương.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, vì vậy, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục thực hiện tốt 5 nhiệm vụ ngăn chặn triệt để, phát hiện sớm nhất, cách ly ngay lập tức, khoanh vùng thật gọn và dập tắt triệt để kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh. Trong thời gian này, các bộ, ngành, địa phương kiểm soát chặt chẽ, thực hiện cách ly ngay những người đến từ vùng dịch; linh hoạt, mềm dẻo trong việc xử lý đối với các trường hợp cụ thể. Các cơ quan truyền thông đưa thông tin kịp thời, minh bạch; tuyên truyền để người dân hiểu đúng về dịch bệnh để phòng tránh đúng nhưng không quá hoang mang và cũng không chủ quan. Các ngành, các địa phương chú ý cùng với việc thực hiện nhiệm vụ chống dịch Covid-19, nhưng phải đảm bảo ổn định cuộc sống của người dân và các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Thực hiện nhiệm vụ năm 2020, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu cán bộ, nhân viên ngành y tế tiếp tục phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao; luôn lắng nghe ý kiến góp ý của người dân, không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; chấn chỉnh nghiêm tình trạng chạy theo doanh thu đã manh nha ở một số bệnh viện và một số cán bộ ngành y tế. Các cơ sở y tế cần minh bạch, công khai mọi quy trình, thủ tục trong khám, chữa bệnh.
* Chiều 25-2, Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh khóa VIII (nhiệm kỳ 2018-2023) tổ chức Hội nghị bất thường góp ý văn kiện Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh.
Tại Hội nghị, các đại biểu cơ bản thống nhất với dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh (nhiệm kỳ 2020-2025); đồng thời đánh giá cao công tác chuẩn bị của Tiểu ban Văn kiện Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh.
Các đại biểu đề nghị bổ sung một số nội dung về chỉ tiêu thương mại, dịch vụ; trong nhiệm kỳ qua có tăng nhưng chậm so với tiềm năng, lợi thế của địa phương, vì vậy, trong nhiệm kỳ tới cần có giải pháp quyết liệt hơn nữa để chỉ tiêu về thương mại, dịch vụ tăng mạnh hơn; đánh giá lại nội dung về việc xây dựng hợp tác xã kiểu mới; nêu rõ hơn những nguyên nhân của các mặt hạn chế trong công tác vận động quần chúng của Mặt trận và các tổ chức đoàn thể đã nêu trong báo cáo; tạo điều kiện hơn nữa cho hội viên các đoàn thể trong xã hội phát triển kinh tế để giảm nghèo bền vững; có giải pháp cụ thể để làm tốt hơn nữa công tác phát triển đảng viên ở khu dân cư trong nhiệm kỳ tới.
Tại Hội nghị, Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh khóa VIII (nhiệm kỳ 2018-2023) cũng đã bầu Ủy ban Kiểm tra gồm 5 đồng chí. Đồng chí Ksor H’Tư - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh được bầu giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Hội Nông dân tỉnh nhiệm kỳ 2018-2023.
* Chiều 25-2, đồng chí Nguyễn Đức Tuy - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy có buổi đối thoại với bí thư chi bộ thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Kon Tum.
Tại buổi đối thoại, các bí thư chi bộ thôn, tổ dân phố nêu: Việc chuyển đất nông nghiệp sang thổ cư, phát triển đảng viên trẻ ở nông thôn gặp khó khăn; cần có bí thư thôn, tổ dân phố trẻ có trình độ để triển khai thực hiện tốt chủ trương, chính sách; công tác khen thưởng ở cơ sở cần kịp thời để động viên cán bộ và người dân; chế độ, chính sách cho bí thư chi bộ kiêm thôn trưởng, tổ trưởng tổ dân phố; chế độ, chính sách cho các các tổ chức, đoàn thể thôn; sáp nhập các thôn, tổ dân phố để đảm bảo yêu cầu và phù hợp với khu dân cư; một số thôn, tổ dân phố chưa có hội trường; quy hoạch nghĩa địa ở xã Ia Chim; nước tràn vào nhà dân ở tổ 1, phường Ngô Mây; khoan giếng, giải quyết đất cho bà con ở khu tái định cư xã Chư Hreng; các loa phóng thanh ở các khu dân cư phường Nguyễn Trãi bị hư... Nhiều ý kiến trên được lãnh đạo thành phố, các ban, ngành thành phố trả lời và làm rõ.
Đồng chí Bí thư Thành ủy Nguyễn Đức Tuy đánh giá cao sự đóng góp của các bí thư chi bộ thôn, tổ dân phố ở các xã, phường trong thời gian qua. Các bí thư chi bộ thôn, tổ dân phố là người trực tiếp lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân ở khu dân cư. Đồng chí nhấn mạnh, Đảng bộ thành phố có vững mạnh hay không một phần là nhờ ở các bí thư chi bộ thôn, tổ dân phố.
Đồng chí Bí thư Thành ủy đề nghị UBND thành phố, các phòng, ban thành phố quan tâm giải quyết các ý kiến, kiến nghị trong phạm vi thuộc thẩm quyền; đối với các ý kiến, kiến nghị vượt thẩm quyền thì tập hợp gửi các sở, ngành ở tỉnh giải quyết theo quy định.
* Ngày 25-2, Đảng bộ Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 28, Sư đoàn 10 tiến hành Đại hội nhiệm kỳ 2020 – 2025. Đây là Đảng bộ bộ phận được Thường vụ Đảng ủy Sư đoàn 10 chọn tổ chức Đại hội trước để rút kinh nghiệm trong toàn Đảng bộ Sư đoàn.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ Tiểu đoàn nhiệm kỳ 2020 – 2025 gồm 5 ủy viên.
* Chiều 25-2, Sở NN&PTNT tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đối với Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh Kon Tum, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Các ý kiến tập trung vào những vấn đề như dự thảo đã đánh giá tương đối chính xác thực trạng phát triển nông, lâm, nghiệp, thủy sản của tỉnh trong những năm vừa qua. Đối với phần định hướng phát triển đến năm 2025, về lĩnh vực chăn nuôi cần chú trọng tăng tổng trọng lượng, tăng chất lượng đàn gia súc, gia cầm thay vì chú trọng vào tổng đàn. Đối với việc xác định diện tích các loại cây trồng chủ lực như cà phê, cao su, dược liệu…cần đánh giá sát với tình hình thực tế để đưa ra chỉ tiêu phát triển phù hợp. Trong lĩnh vực lâm nghiệp, bên cạnh những khuyết điểm, yếu kém mà Báo cáo chính trị đã nêu, cần đưa ra 1 số kết quả đáng ghi nhận của ngành lâm nghiệp trong thời gian vừa qua, đó là công tác quản lý, bảo vệ rừng đã có sự chỉ đạo thống nhất, nhất quán, có sự phân công, phân cấp, phân trách nhiệm rõ ràng trong công tác QLBVR; Công tác phát triển rừng, giao khoán bảo vệ rừng cho người dân tiếp tục được duy trì và đạt được nhiều kết quả…
Tại hội nghị, các đại biểu cũng cho rằng Dự thảo báo cáo chính trị cần đánh giá tổng quan trên tất cả các lĩnh vực nông nghiệp – thương mại – dịch vụ – du lịch – xây dựng. Việc huy động các nguồn lực đầu tư không chỉ tập trung vào lĩnh vực giao thông, đô thị mà nên tập trung nhiều hơn cho đầu tư hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.
* Sáng 26-2, Tổng cục Thuế tổ chức Hội nghị trực tuyến công bố hoàn thành kế hoạch hợp nhất các chi cục thuế tại 63 tỉnh, thành. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đến dự và chỉ đạo Hội nghị.
Dự Hội nghị tại điểm cầu Kon Tum có đồng chí Lê Ngọc Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành và lãnh đạo UBND các huyện có chi cục thuế hợp nhất.
Việc triển khai thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy ngành Thuế được thực hiện theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Đây là đợt hợp nhất cuối cùng các chi cục thuế quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Quyết định số 520/QĐ-BTC ngày 13/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Đến nay, Tổng cục Thuế đã hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo Quyết định mới. Theo đó, giảm 62 đầu mối cấp Phòng, tương ứng giảm 62 trưởng phòng và tương đương. Tại cấp Chi cục Thuế, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo triển khai sắp xếp tổ chức bộ máy theo mô hình mới, giảm 711 chi cục thuế còn 415 chi cục thuế và giảm 2.100 đầu mối cấp Đội.
Việc thực hiện kế hoạch sắp xếp, hợp nhất các chi cục thuế đã có được sự ủng hộ của cấp ủy Đảng, UBND các tỉnh, thành phố, nơi có các chi cục thuế được sắp xếp, hợp nhất. Các cấp chính quyền địa phương và các sở, ban ngành các tỉnh, thành đã phối hợp giúp ngành Thuế tổ chức tốt việc triển khai hoạt động chi cục thuế khu vực trong thời gian qua. Đặc biệt, các tỉnh ủy, thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, tạo điều kiện để tiến hành chuyển tổ chức Đảng tại các chi cục thuế sang thuộc Đảng ủy Khối cơ quan - doanh nghiệp hay Đảng ủy Cục Thuế...
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận những nỗ lực của ngành Thuế trong việc triển khai thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy. Đồng thời, đánh giá cao ý thức trách nhiệm, sự quyết tâm, đồng lòng, nỗ lực cải cách, đổi mới của cả hệ thống cơ quan Thuế các cấp từ Trung ương đến cơ sở. Bộ máy tổ chức của ngành Thuế được tinh giản, hiệu quả hoạt động ngày càng nâng cao, gây ấn tượng mạnh mẽ và khẳng định tầm quan trọng của chính sách thuế.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, thời gian tới cần tiếp tục theo dõi, kiện toàn bộ máy ngành Thuế, tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương; phối hợp với các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về thuế. Ngành Thuế phải thường xuyên tổ chức lắng nghe ý kiến người nộp thuế; tổ chức các hội nghị đối thoại, giao lưu trực tuyến nhằm tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao hiệu lực quản lý thuế.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trong bối cảnh khó khăn chung của toàn cầu, của đất nước về dịch bệnh Covid-19, Bộ Tài Chính, cũng như ngành Thuế phải càng nỗ lực cao hơn, có những giải pháp và hoạt động hỗ trợ người nộp thuế; đổi mới, hiện đại hóa quản lý thuế theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế, để tạo điều kiện phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, góp phần nâng cao thứ hạng nộp thuế của Việt Nam…
* Cùng ngày, Cục Thuế Kon Tum tổ chức Hội nghị công bố các Quyết định của Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Kon Tum về nhân sự chủ chốt Chi cục Thuế Khu vực số 2 trên cơ sở hợp nhất Chi cục Thuế huyện Đăk Hà, Chi cục Thuế huyện Đăk Tô và Chi cục Thuế huyện Tu Mơ Rông trực thuộc Cục Thuế tỉnh Kon Tum theo Quyết định số 75/QĐ-BTC ngày 16/01/2020 của Bộ Tài chính về việc hợp nhất Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế tỉnh Kon Tum.
Trước đây, vào tháng 7/2019, Cục Thuế Kon Tum cũng đã tổ chức công bố Quyết định hợp nhất Chi cục Thuế huyện Kon Plông và Chi cục Thuế huyện Kon Rẫy thành Chi cục Thuế Khu vực số 1 thuộc Cục Thuế tỉnh theo Quyết định số 926/QĐ-BTC ngày 31/5/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Việc sắp xếp tổ chức hợp nhất các chi cục thuế thành các chi cục thuế khu vực, đã đưa hoạt động của ngành Thuế tỉnh ngày càng được nâng cao và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ thu ngân sách trong thời gian qua.
* Ngày 26-2, Đoàn công tác Bộ Tổng tham mưu do Thiếu tướng Trần Văn Ba - Phó Cục trưởng Cục Quân huấn làm trưởng đoàn đến kiểm tra công tác chuẩn bị huấn luyện năm 2020 tại Sư đoàn 10, Quân đoàn 3.
Kết luận nội dung kiểm tra, Thiếu tướng Trần Văn Ba đánh giá cao công tác chuẩn bị huấn luyện của đơn vị. Đồng thời, đề nghị Trung đoàn 28 tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng huấn luyện cho các đối tượng, nhất là đối với chiến sĩ mới; chú trọng bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ trung đội trưởng, tiểu đội trưởng trước khi bước vào huấn luyện; tích cực củng cố thao trường, bãi tập; duy trì nền nếp chính quy, quản lý kỷ luật và lễ tiết tác phong quân nhân; quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của đơn vị.
* Chiều 26-2, Ban chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm (ATTP) tỉnh họp phiên thứ 7 đánh giá công tác đảm bảo ATTP năm 2019 trên địa bàn tỉnh và triển khai nhiệm vụ năm 2020.
Đồng chí Trần Thị Nga - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo ATTP tỉnh chủ trì cuộc họp. Dự họp có đại diện lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thành phố.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo, trong năm 2019, toàn tỉnh không có vụ ngộ độc thực phẩm nào xảy ra, chỉ có 164 ca mắc lẻ tẻ do ăn uống không bảo đảm vệ sinh.
Năm 2019, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về ATTP thực hiện kịp thời, đúng theo quy định của pháp luật, công bố công khai các cơ sở vi phạm về ATTP. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành về vấn đề ATTP của người dân và các cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm được chú trọng, qua đó góp phần tạo được sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
Trong năm qua, công tác kết nối, mở rộng thị trường được các ngành, các cấp quan tâm và chú trọng nhằm xây dựng thương hiệu quảng bá các sản phẩm đặc trưng của địa phương, tạo cơ hội cho người tiêu dùng tiếp cận với nhiều sản phẩm, hàng hóa có chất lượng tốt, với giá cả hợp lý, thúc đẩy việc lưu thông hàng hóa trên thị trường...
Triển khai nhiệm vụ năm 2020, Ban chỉ đạo ATTP tỉnh đề ra mục tiêu kiểm soát tốt nhằm góp phần cải thiện tình hình đảm bảo ATTP tại địa phương, việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.
Theo đó, Ban chỉ đạo đề ra một số chỉ tiêu chủ yếu là: 80% trở lên người sản xuất, chế biến, người kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng được cập nhật kiến thức về ATTP và thực hành đúng về ATTP; giảm tỷ lệ người mắc ngộ độc thực phẩm trong các vụ ngộ độc được ghi nhận xuống dưới 7 người/100.000 dân; xây dựng và duy trì mô hình thí điểm chuỗi cung ứng nông thủy sản an toàn; duy trì và củng cố hệ thống quản lý kiểm nghiệm VILAS 648 - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phù hợp theo ISO/IEC 17025:2017 nhằm đảm bảo thực hiện kiểm nghiệm các chỉ tiêu xét nghiệm về an toàn vệ sinh thực phẩm...
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Nga đánh giá cao nỗ lực của các cơ quan thành viên Ban chỉ đạo trong việc thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ATTP năm 2019.
Để triển khai tốt nhiệm vụ năm 2020, đồng chí Trần Thị Nga yêu cầu, các đơn vị, sở, ngành, địa phương cần tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ, chức năng của ngành được phân công, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về ATTP gắn với tuyên truyền về các biện pháp phòng chống dịch Covid-19. Các địa phương xem xét cân đối nguồn lực dành cho công tác phòng chống dịch, hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học; tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về ATTP.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Nga lưu ý các ngành chức năng, các địa phương tích cực xây dựng các vùng nguyên liệu sản xuất rau an toàn, các lò giết mổ tập trung, xây dựng các chuỗi sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGap; phát huy vai trò của chính quyền cơ sở trong việc đảm bảo ATTP, vận động người dân tham gia đấu tranh với các hành vi vi phạm về ATTP...
“Đối với công tác phòng chống dịch Covid-19, các ngành, các địa phương lưu ý không chủ quan; theo dõi, giám sát chặt chẽ khách du lịch nước ngoài, nhất là ở những địa bàn trọng tâm như thành phố Kon Tum, Ngọc Hồi, Kon Plông, mục đích ngăn chặn kịp thời dịch bệnh xảy ra trên địa bàn” - đồng chí Trần Thị Nga chỉ đạo.
* Sáng 26-2, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá tổng kết nhiệm vụ năm 2019 và triển khai kế hoạch công tác năm 2020. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng Phối hợp PBGDPL tỉnh chủ trì hội nghị.
Trong năm 2019, công tác PBGDPL tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, hoạt động đạt kết quả. Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương đối với nhiệm vụ PBGDPL được phát huy. Nội dung PBGDPL phù hợp, sát với từng nhóm đối tượng và nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Trong năm qua, toàn tỉnh đã tổ chức hơn 3.600 cuộc phổ biến pháp luật trực tiếp với gần 2.500 lượt người tham gia; đã tổ chức 18 cuộc thi tìm hiểu pháp luật; phát hành hơn 140.000 tài liệu miễn phí và hàng ngàn lần phát sóng chương tình PBGDPL trên đài truyền thanh xã.
Công tác kiện toàn, củng cố đội ngũ báo, tuyên truyền viên pháp luật đã có sự phát triển mạnh về số lượng, tiêu chuẩn và chuyên môn theo quy định. Đến nay, toàn tỉnh có khoảng 230 BCVPL cấp tỉnh; gần 200 cáo viên pháp luật cấp huyện; hơn 1.600 tuyên truyền viên pháp luật cấp xã. Ngoài ra, công tác tuyên truyền PBGDPL thông qua sinh hoạt Ngày Pháp luật; tư vấn hướng dẫn PBGDPL trong trường học ngày càng phát huy và đạt nhiều kết quả tích cực.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác PBGDPL trong năm 2020, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng Phối hợp PBGDPL tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong thời gian tới cần chú trọng xây dựng, lựa chọn nội dung tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng và có những mô hình triển khai cụ thể để đạt được kết quả cao trong công tác tuyên tuyền; tăng cường tuyên truyền PBGDPL qua các phương tiện như báo chí, Đài Phát thanh – Truyền hình và các nhà mạng; tăng cường công tác phối hợp giữa các thành viên trong Hội đồng PBGDPL.
Với quyết tâm cao, sự quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các cơ quan, đơn vị, địa phương, sự ủng hộ của nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Phối hợp PBGDPL tỉnh tin tưởng rằng công tác PBGDPL của tỉnh trong năm 2020 sẽ thu được nhiều kết quả tích cực.
* Ngày 26-2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Tháp đã đi kiểm tra thực tế và làm việc với UBND huyện Tu Mơ Rông và các đơn vị liên quan về công tác phòng chống dịch bệnh COVID - 19, tình hình tái định cư thôn Tu Thó và công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR), phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Hữu Tháp đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông, Trung tâm Y tế huyện Tu Mơ Rông nghiêm túc thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn quản lý theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh; không được lơ là, chủ quan, quán triệt rõ ràng tinh thần phòng bệnh hơn chữa bệnh. Đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền cho người dân về dịch bệnh COVID-19 và việc thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Rà soát, thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình dân cư trên địa bàn quản lý, kiểm tra người dân di cư từ nơi khác đến và người dân trên về quê và trở lại làm việc sau đợt Tết nguyên đán để sớm phát hiện và chữa trị kịp thời các bệnh nhân nghi hoặc bị nhiễm COVID-19.
Đối với công tác QLBVR và PCCCR, đề nghị Ủy ban nhân dân huyện và các ngành chức năng liên quan tiếp tục chỉ đạo các lực lượng chức năng trên địa bàn triển khai đồng bộ các giải pháp về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng - phòng cháy chữa cháy rừng theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; đặc biệt là nội dung chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại Hội nghị tổng kết công tác QLBVR - PCCCR - chi trả DVMTR năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020, Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 20/01/2020 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng năm 2020 trên địa bàn tỉnh. Tổ chức kiểm tra và yêu cầu các đơn vị chủ rừng, trên địa bàn khẩn trương triển khai các giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng trong mùa khô.
Về công tác tái định cư: Đề nghị huyện đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành hạ tầng khu tái định cư để di dời người dân khu vực sạt lở, nguy hiểm đến nơi ở mới nhằm giúp người dân yên tâm sinh sống và sản xuất. Tổng hợp các nội dung khó khăn, báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xử lý hoặc tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý theo quy định.
Về công tác phòng, chống hạn hán: Đề nghị huyện sớm nhận định hình tình, chủ động rà soát xác định các vùng có khả năng khô hạn kéo dài ảnh hưởng đến sản xuất để có phương án tích và trữ nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt không để người dân thiếu nước sạch sinh hoạt.
* Chiều 27-2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Tháp chủ trì Hội nghị đánh giá công tác phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020.
Năm 2019, ngành chức năng và các địa phương trên địa bàn tỉnh đã phát hiện và khống chế kịp thời 4 ổ dịch Cúm gia cầm (A/H5N6) tại 5 hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Ngọc Hồi với tổng số gia cầm bị tiêu hủy là 4.271 con. Đối với đàn gia súc, tỉnh ta khống chế kịp thời 4 ổ dịch tai xanh tại 4 hộ chăn nuôi trên địa bàn thành phố Kon Tum và huyện Đăk Tô với tổng gia súc mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 104 con lợn; khống chế, dập tắt dịch bệnh lở mồm long móng phát sinh trên 4.202 con gia súc, thực hiện tiêu hủy 4.016 con gia súc và chữa khỏi cho 186 con trâu, bò bị lở mồm long móng.
Ngày 22/5/2019, bệnh dịch tả lợn Châu Phi phát sinh trên đàn lợn tại thôn 1 (xã Ia Tơi, huyện Ia HD’rai) và sau đó tiếp tục lan rộng ra trên tất cả các huyện, thành phố; đến nay trên địa bàn tỉnh còn 5 xã, phường còn dịch với tổng số 7.252 con lợn của 1.355 hộ chăn nuôi đã tiêu hủy.
Mặc dù hiện tại tình hình dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh đã cơ bản được khống chế, tuy nhiên, với đặc điểm chăn nuôi nhỏ lẻ cùng với những tác động xấu của biến đổi khí hậu, nguy cơ bùng phát các dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi trong thời gian đến là rất cao.
Trong thời gian đến, Sở NN&PTNT tiếp tục phối hợp với các huyện, thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn; tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh động vật và sản phẩm động vật, giết mổ động vật trên địa bàn, hướng dẫn các giải pháp phát triển chăn nuôi hướng trang trại, gia trại quy mô lớn; liên kết chăn nuôi theo chuỗi giá trị.
Ngành thú y và các địa phương tăng cường công tác giám sát tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi, kiểm tra xác minh dịch bệnh; triển khai, giám sát việc thực hiện công tác tiêm phòng vắc xin và khử trùng tiêu độc; giám sát chặt chẽ tình hình kinh doanh, vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc và các cơ sở, điểm giết mổ gia súc, kiên quyết xử lý nghiêm tình trạng kinh doanh, giết mổ, vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc trái phép, không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch của cơ quan thú y. Các huyện, thành phố tăng cường việc hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc thực hiện tái đàn theo đúng quy định; kiên quyết xử lý các trường hợp tái đàn không đúng quy định, không khai báo, không được kiểm soát...
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Nguyễn Hữu Tháp khẳng định, năm 2019 là năm mà tình hình dịch bệnh động vật kéo dài, gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi và kinh tế chung của tỉnh; nhưng ngành Nông nghiệp và các địa phương đã có những cố gắng vượt bậc trong công tác phòng chống dịch bệnh, qua đó góp phần giảm bớt thiệt hại cho người chăn nuôi.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Tháp lưu ý, các ngành chức năng và các địa phương cần nhận thấy rõ những tồn tại, hạn chế, bất cập trong thời gian qua; nhất là công tác tổ chức quản lý chăn nuôi, kiểm tra, giám sát hoạt động giết mổ, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức để người dân chủ động khai báo, không giấu dịch chưa hiệu quả. Vì vậy, thực hiện nhiệm vụ năm 2020, ngành Nông nghiệp, các địa phương cần triển khai quyết liệt kế hoạch phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, nhất là dịch tả lợn Châu Phi; chủ động tổ chức tiêm phòng vác xin, khử trùng tiêu độc; kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thú y nhằm kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, hạn chế thiệt hại trong chăn nuôi.
* Ngày 27-2, đồng chí Nguyễn Văn Hòa - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh.  
Kết quả khả quan, nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc
Theo đánh giá, qua 6 tháng đi vào hoạt động, qua theo dõi trên hệ thống, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh tiếp nhận 14.229 hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC), trong đó đã giải quyết trước thời hạn là 9.567 hồ sơ, đạt tỷ lệ gần 67% trên tổng số hồ sơ đã được giải quyết.
Đồng thời, trong năm 2019, UBND tỉnh ban hành 27 quyết định công bố mới, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh với 1.412 TTHC (công bố thủ tục hành chính mới 558 TTHCsửa đổi, bổ sung 239 TTHCbãi bỏ 615 TTHC) và cập nhật, đăng tải công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; rà soát, chuẩn hóa 1.624 TTHC thuộc thẩm quyền quản lý của tỉnh trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính...
Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh vẫn còn những khuyết điểm, hạn chế như: Việc tổ chức, kiện toàn Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC trên địa bàn tỉnh cho đến nay chưa hoàn thành; công tác rà soát, chuẩn hóa TTHC vẫn còn chậm; nhiều TTHC chậm được công bố theo quy định; việc xây dựng quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính đến nay, các sở, ban ngành vẫn chưa hoàn thành; tỷ lệ trễ hẹn trong giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính còn cao...
Các đại biểu tham dự Hội nghị tập trung bàn nhiều biện pháp để tháo gỡ khó khăn và triển khai các giải pháp để thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh hiệu quả.
Tại Hội nghị, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hướng dẫn nghiệp vụ tổ chức và hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã; Bưu điện tỉnh triển khai thỏa thuận hợp tác giữa Kon Tum và Tổng Công ty Bưu điện về phối hợp triển khai nhiệm vụ, dịch vụ hành chính công.
Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả hơn nữa cơ chế một cửa
Sau khi nghe ý kiến của các sở, ban, ngành và các địa phương, phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Hòa nhấn mạnh, cần phải tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả hơn nữa cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND cấp huyện, UBND cấp xã, trong quý I/2020 hoàn thành việc ban hành quyết định thành lập hoặc tổ chức lại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã; hoàn thành công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị để triển khai đưa Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đi vào hoạt động trọng quý II/2020; địa điểm trụ sở Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã, UBND các huyện, thành phố xem xét ưu tiên việc sử dụng trụ sở Bưu điện huyện và Điểm Bưu điện văn hóa xã để thực hiện nhiệm vụ; ban hành quy chế hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã.
Đối với các sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu trước ngày 15/3/2020 hoàn thành dứt điểm việc tham mưu trình Chủ tịch UBND ban hành quy trình nội bộ giải quyết TTHC cấp huyện, cấp xã. Thủ trưởng các sở, ban ngành chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh trong việc thực hiện nội dung này. Trên cơ sở nhóm thủ tục hành chính liên thông do bộ, ngành Trung ương công bố, nhanh chóng trình UBND tỉnh công bố danh mục nhóm thủ tục hành chính liên thông trên địa bàn tỉnh.
Các sở, ban, ngành phối hợp với Bưu điện tỉnh triển khai có hiệu quả việc tiếp nhận và trả kết quả TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích đảm bảo đúng quy định; lập danh mục TTHC thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt để thay thế Quyết định số 170 ngày 10/3/2017, Quyết định số 430 ngày 14/8/2017, Quyết định số 540 ngày 11/10/2017 của UBND tỉnh; phối hợp với Viễn thông Kon Tum cập nhật danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 lên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh để phục vụ các tổ chức và cá nhân nộp hồ sơ trực tuyến; đẩy mạnh công tác rà soát, kiến nghị phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính và quy định có liên quan đang còn vướng mắc, bất cập hoặc không còn phù hợp, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân.
Đồng chí cũng đề nghị các cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc tại địa phương (Công an tỉnh; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Bảo hiểm xã hội tỉnh) tiếp tục tham mưu các nội dung để đưa các TTHC theo Quyết định số 1291/QĐ-TTg ngày 07 tháng 10 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh mục TTHC thực hiện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công và Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã. Cơ quan Viễn thông Kon Tum tiếp tục phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh và các sở, ban ngành; UBND các huyện, thành phố cập nhật đầy đủ Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 lên Cổng Dịch vụ công và Hệ thông thông tin một cửa điện tử tỉnh và tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia; chuẩn bị nguồn nhân lực để hỗ trợ kỹ thuật cho các huyện, thành phố trong việc sử dụng Hệ thống thông tin một cửa điện tử. Bưu điện tỉnh Kon Tum phối hợp với UBND các huyện, thành phố để triển khai việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh giao Văn phòng UBND tỉnh theo dõi việc thực hiện các nội dung đã kết luận tại Hội nghị này, báo cáo UBND tỉnh về kết quả thực hiện các các đơn vị, địa phương; tham mưu chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận một cửa các cấp trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Viễn thông Kon Tum nghiên cứu, đề xuất giải pháp xử lý hồ sơ thủ tục hành chính trên môi trường mạng; hướng dẫn các huyện, thành phố về nội dung liên quan đến việc thành lập Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính và một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh...
* Chiều 27-2, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị Triển khai nhiệm vụ chương trình “mỗi xã một sản phẩm” năm 2020 và trao Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh.
Đồng chí Nguyễn Hữu Tháp - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị. Dự Hội nghị có đại diện các sở, ngành; UBND các huyện, thành phố và các chủ cơ sở sản xuất, hợp tác xã có sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh.
Thực hiện Đề án Chương trình OCOP tỉnh Kon Tum, năm 2019, từ nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, các huyện đã phối hợp với các đơn vị tư vấn giải pháp hỗ trợ các chủ thể sản xuất sản phẩm tham gia Chương trình OCOP xây dựng hệ thống nhận diện sản phẩm và chuẩn hóa các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm đáp ứng các tiêu chí sản phẩm OCOP. Đồng thời, tiến hành lựa chọn các sản phẩm đặc trưng của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh tham gia 6 hội chợ, lựa chọn 3 cơ sở sản xuất và kinh doanh cà phê tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Kon Tum tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm cà phê trong dịp kỷ niệm Ngày cà phê Việt Nam lần thứ 3, năm 2019 tại tỉnh Gia Lai. Qua đó, các chủ thể sản xuất sản phẩm có cơ hội học tập kinh nghiệm, tìm hiểu yêu cầu của khách hàng để phát triển, hoàn thiện sản phẩm; cơ hội kết nối xúc tiến hợp tác với các đối tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Năm qua, 5 địa phương trên địa bàn tỉnh đã tổ chức thi đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện gồm Đăk Tô, Sa Thầy, Kon Plông, Đăk Glei và Tu Mơ Rông. Kết quả có 20/33 sản phẩm cấp huyện dự thi đạt tiêu chí sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Tỉnh tiến hành tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP cấp tỉnh; kết quả có 2 sản phẩm đạt 4 sao và 17 sản phẩm đạt 3 sao.
Năm 2020, tỉnh sẽ triển khai xây dựng hệ thống phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu Chương trình OCOP để cập nhật thường xuyên cơ sở dữ liệu về Chương trình OCOP, về sản phẩm OCOP trên Hệ thống tem điện tử thông minh đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo mật chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trong quá trình sản phẩm OCOP lưu thông trên thị trường. Tỉnh cũng sẽ lựa chọn sản phẩm OCOP được phân hạng sao quốc gia để xây dựng kế hoạch hỗ trợ phát triển, cải tiến và nâng cấp về quy mô, chất lượng tiến đến xuất khẩu; huấn luyện và tư vấn kỹ năng xúc tiến thương mại cho các chủ thể OCOP có thể tự xúc tiến sản phẩm của mình chuyên nghiệp hơn; tư vấn hỗ trợ chuẩn hóa sản phẩm, xúc tiến và quảng bá sản phẩm OCOP Kon Tum.
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Nguyễn Hữu Tháp đánh giá, mặc dù Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh mới triển khai trong một thời gian ngắn, nhưng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Tháp đề nghị các ngành, các địa phương đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ được giao, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã xây dựng, hoàn thiện sản phẩm theo tiêu chuẩn OCOP. Sở NN&PTNT rà soát lại những việc đã làm được thời gian qua, xác định những nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới, từ đó tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các ngành có liên quan, các địa phương tổ chức thực hiện hiệu quả chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh.
Tại Hội nghị, UBND tỉnh trao Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh cho 19 sản phẩm OCOP đạt 3 và 4 sao của 9 cơ sở, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.
* Ngày 27-2, Thành đoàn Kon Tum phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng đấu tranh trên không gian mạng và tuyên truyền phòng chống Covid-19.
Tham dự lớp tập huấn có gần 40 học viên là bí thư, phó bí thư các tổ chức cơ sở đoàn thực thuộc Thành đoàn Tại đây, học viên được Trung tâm Y tế thành phố thông tin về dịch bệnh Covid - 19; các nguyên nhân, triệu chứng của dịch bệnh; diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới và trong nước; hướng dẫn sử dụng khẩu trang phù hợp, đúng cách, hiệu quả; vệ sinh nhà cửa, nơi làm việc; tăng cường bảo vệ sức khỏe theo khuyến cáo của ngành y tế.
Hội nghị đã thảo luận sôi nổi, giải thích những thắc mắc của học viên về dịch bệnh Covid -19; hướng dẫn các kỹ năng tuyên truyền để người dân hiểu và biết cách phòng chống bệnh Covid-19. Đồng thời, cung cấp cho học viên những địa chỉ tin cậy để tiếp cận nguồn thông tin chính thống về tình hình dịch bệnh và hướng dẫn cách đấu tranh, phản bác các thông tin không đúng sự thật về dịch bệnh Covid-19 trên các trang mạng xã hội.
* Chiều 28-2, Công đoàn cơ sở Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến công nhân, viên chức, lao động lần I (2020 - 2025).
Trong 5 năm qua (2015 - 2020),  Công đoàn cơ sở Liên đoàn Lao động tỉnh đã hướng dẫn các tổ công đoàn và đoàn viên đăng ký thực hiện tốt các phong trào thi đua, gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Qua đó đã có 40 lượt tập thể, 180 lượt cá nhân đăng ký thi đua; 100% đoàn viên tham gia học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng, Nghị quyết của công đoàn các cấp và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” được đẩy mạnh, với 3 cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; 9 tập thể và 11 cá nhân được UBND tỉnh tặng Bằng khen; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng khen cho 1 tập thể, 11 cá nhân và tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức công đoàn” cho 4 đồng chí; Liên đoàn Lao động tỉnh tặng Bằng khen cho 16 tập thể và 43 cá nhân. Nhiều hoạt động học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã được tổ chức với sức lan tỏa lớn. Các phong trào “Đổi mới, sáng tạo, hiệu quả trong hoạt động của tổ chức Công đoàn”, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao… tiếp tục được các tổ công đoàn triển khai hiệu quả.
Trong thời gian tới, Công đoàn cơ sở Liên đoàn Lao động tỉnh tiếp tục quan tâm công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên, người lao động trên cơ sở thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ được giao; đẩy mạnh triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; tập trung tổ chức thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu Nghị quyết, những giải pháp cụ thể mà Đại hội X Công đoàn tỉnh Kon Tum và Đại hội XII Công đoàn Việt Nam đề ra.
Tại Hội Nghị, Ban tổ chức trao thưởng cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong giai đoạn 2015-2020.
* Ngày 28-2, Đảng bộ Công ty cổ phần Cấp nước Kon Tum tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ III, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đây là đơn vị được Thành ủy Kon Tum chọn đại hội điểm khối doanh nghiệp.
Đảng bộ Công ty cổ phần Cấp nước Kon Tum hiện có 31 đảng viên. Trong nhiệm kỳ qua, Đảng bộ tập trung lãnh đạo đơn vị không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, tổ chức sản xuất và cung ứng nước sạch đảm bảo an toàn và liên tục cho nhân dân trên địa bàn thành phố Kon Tum. Mạng lưới cấp nước được đầu tư phát triển, mở rộng khắp các tuyến đường, hẻm trên địa bàn thành phố; nâng cấp cụm xử lý từ 12.000 m3 lên 17.000 m3/ngày đêm; đầu tư Trạm bơm tăng áp công suất 60m3/h.
Năm 2019, Công ty sản xuất và cung ứng 3,394 triệu m3, tương đương 12.167m3/ngày đêm cho 13.394 khách hàng trên địa bàn thành phố, tăng 4.956 hộ so với 5 năm trước. Doanh thu hàng năm tăng trung bình 2-3%, năm 2019 đạt 25,7 tỷ đồng, đóng góp vào ngân sách Nhà nước 3,296 tỷ đồng; giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho 62 lao động, trung bình đạt 8,9 triệu đồng/người/tháng.
Trong nhiệm kỳ qua, Đảng bộ Công ty kết nạp 4 đảng viên mới, tăng cường quán triệt Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ”; kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, đề xuất kiến nghị chính đáng của đảng viên, người lao động để giải quyết.
Nhiệm kỳ 2020-2025, Đại hội đề ra chỉ tiêu: Nâng cấp công suất nhà máy xử lý nước, mở rộng mạng lưới cấp nước đến năm 2025 bao phủ 100% các tuyến đường nội thành; tỷ lệ người dân nội thành được sử dụng nước sạch 100%; tăng cường kiểm tra, khắc phục sự cố để giảm tỷ lệ thất thoát nước sạch; lắp đặt đồng hồ miễn phí cho khách hàng.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành khóa III gồm 7 đồng chí; bầu đoàn đại biểu tham dự Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố gồm 2 đồng chí.
* Chiều 28-2, Chi hội Nhà báo Báo Kon Tum tổ chức Đại hội lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020-2022.
Nhiệm kỳ 2017-2020, với sự nỗ lực phấn đấu của Ban Thư ký Chi hội và của từng hội viên, hoạt động của Chi hội tiếp tục đi vào nề nếp và từng bước phát triển, tập hợp anh chị em hội viên tham gia giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và cùng động viên nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Các hội viên trong Chi hội không ngừng phấn đấu rèn luyện, hội đủ các điều kiện về phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn và năng lực công tác, từng bước khẳng định mình thông qua thực tiễn hoạt động báo chí, góp phần quan trọng vào sự phát triển của Báo Kon Tum, Hội Nhà báo nói riêng và hoạt động báo chí tỉnh nhà nói chung.
Trong nhiệm kỳ qua, Chi hội đã vận động hội viên hưởng ứng và tham gia các cuộc thi viết do Trung ương và các ngành tổ chức; dự thi Giải báo chí tỉnh Kon Tum; tham gia sáng tạo tác phẩm báo chí chất lượng cao các năm. Kết quả có hơn 20 lượt hội viên đoạt giải báo chí tỉnh; hơn 20 lượt hội viên được xét, cấp chứng nhận các tác phẩm báo chí chất lượng cao.
Trong nhiệm kỳ đã kết nạp được 5 hội viên mới, có 7 hội viên được tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp báo chí và hàng chục lượt hội viên được UBND tỉnh, Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tặng Bằng khen, Thường trực Hội Nhà báo tỉnh tặng Giấy khen… vì có thành tích xuất sắc trong hoạt động báo chí và tham gia xây dựng Hội. Chi hội được UBND tỉnh tặng Bằng khen, được Hội Nhà báo tỉnh tặng Giấy khen.
Đại hội đã bầu Ban Thư ký Chi hội nhiệm kỳ 2020-2022 gồm 3 đồng chí; đồng thời biểu quyết thông qua các chỉ tiêu trong nhiệm kỳ.
2. MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH MỚI CỦA TỈNH TRONG TUẦN:
* Ngày 21/02/2020, UBND tỉnh ban hành Quyết định 156/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án trồng cây xanh phục hồi rừng và kết hợp nông nghiệp công nghệ cao của Công ty TNHH 11-3 IAHDRAI.
Theo đó, dự án thực hiện tại tiểu khu 755, thôn 1, xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, trên diện tích 95,92 ha. Tổng vốn đầu tư 55 tỷ đồng.
Dự án trồng cây lâm nghiệp (sao xanh, dầu, keo) phục hồi rừng 67,2 ha; trồng các loại cây ăn quả (mít, bơ, sầu riêng, xoài, bưởi, ổi) phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương 15 ha; trồng cây cà phê để góp phần phát triển kinh tế-xã hội 13,46 ha.
Nhà đầu tư được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu; miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014 và các quy định pháp luật hiện hành; đồng thời có trách nhiệm triển khai thực hiện dự án theo đúng mục tiêu, nội dung, tiến độ cam kết; tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư, xây dựng, đất đai, rừng, môi trường, khoáng sản, lao động, nghĩa vụ tài chính và các quy định khác có liên quan.
* Ngày 25/02/2020, Văn phòng UBND tỉnh ban hành văn bản 447/VP-NNTN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Tháp về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp ứng phó với tình hình dịch bệnh Covid-19.
Theo đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Tháp yêu cầu Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các huyện, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp ứng phó với tình hịnh dịch bệnh Covid-19 theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 336/UBND-NNTN ngày 07 tháng 02 năm 2020 về việc thực hiện các giải pháp ứng phó với tình hình dịch bệnh Covid-19.
Đồng thời, thường xuyên theo dõi, phối hợp, nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa, nông sản ở địa phương, kịp thời có giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp giải quyết các các khó khăn, vướng mắc để hạn chế thấp nhất tình trạng tồn đọng nông sản trên địa bàn, trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Công Thương tổng hợp) để xem xét, chỉ đạo giải quyết.
* Ngày 25/02/2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 520/KH-UBND về việc vận hành, thử nghiệm Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Kon Tum, đảm bảo kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, hoàn thành trước ngày 30/5/2020.
Theo Kế hoạch, để vận hành, thử nghiệm Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh, đảm bảo kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ hoàn thành trước ngày 30/5/2020, tỉnh Kon Tum tập trung triển khai 04 nhóm nội dung: Thực hiện chuẩn hóa, quy phạm hóa các chế độ báo cáo (Hoàn thành trước ngày 31 tháng 3 năm 2020); Thực hiện khởi tạo Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Kon Tum (Hoàn thành trước ngày 15 tháng 3 năm 2020); Tổ chức đào tạo, tập huấn và thử nghiệm Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Kon Tum (Hoàn thành trước ngày 15 tháng 4 năm 2020); Thực hiện vận hành, sử dụng Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Kon Tum, đảm bảo kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ (Hoàn thành trước ngày 30 tháng 5 năm 2020).
Đối với thực hiện vận hành, sử dụng Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Kon Tum, đảm bảo kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban ngành; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện vận hành, sử dụng Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Kon Tum bắt đầu từ ngày 15 tháng 4 năm 2020.
Viễn thông Kon Tum chủ trì, phối hợp Văn phòng UBND tỉnh chuẩn hóa biểu mẫu, tích hợp các hệ thống thông tin, hệ thống quản lý điều hành hiện có của tỉnh; đồng thời, tực hiện kết nối Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Kon Tum với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, hoàn thành trước ngày 30 tháng 5 năm 2020.
UBND tỉnh giao Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn chỉ đạo các bộ phận làm nhiệm vụ tin học, theo dõi công tác tổng hợp, báo cáo của đơn vị và các phòng ban liên quan phối hợp chặt chẽ với Văn phòng UBND tỉnh và Viễn thông Kon Tum trong việc triển khai Hệ thống thông  tin báo cáo tỉnh Kon Tum.
Viễn thông Kon Tum đảm bảo các nguồn lực về nhân sự, hạ tầng kỹ thuật, tập trung hỗ trợ Văn phòng UBND tỉnh và các sở, ban ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Kon Tum, đảm bảo kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ đúng tiến độ, chất lượng.
Văn phòng UBND tỉnh báo báo cáo kết quả vận hành, thử nghiệm và lập thủ tục theo quy định để thuê và sử dụng Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Kon Tum theo đúng quy định của pháp luật.
* Ngày 25/02/2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 530/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2020.
Theo Kế hoạch, để chủ động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2020 trên địa bàn, UBND tỉnh đặt ra 03 tình huống với các biện pháp được triển khai: Tình huống 1: Chưa ghi nhận ca bệnh; Tình huống 2: Xuất hiện ca bệnh; Tình huống 3: Dịch lây lan và bùng phát trong cộng đồng.
Giải pháp chính được đặt ra để phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trong năm 2020 là rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở, tùy vào tình hình thực tế triển khai xây dựng và thực hiện Kế hoạch phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm của tỉnh năm 2020.
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, các ngành phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế trong triển khai công tác phòng chống dịch; xây dựng kế hoạch phòng chống dịch năm 2020, kế hoạch phòng chống dịch phải cụ thể trên cơ sở thực tiễn tình hình dịch bệnh của địa phương, đơn vị; đề ra các phương án đáp ứng chống dịch phù hợp, phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị, ban, ngành khác trong các hoạt động phòng chống dịch bệnh.
Xây dựng kế hoach về kinh phí, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm công tác phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh. Chú trọng các giải pháp về chuyên môn kỹ thuật nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh, giảm tử vong đến mức thấp nhất có thể; phát huy tối đa các biện pháp phòng bệnh chủ động bằng vắc xin đặc biệt là các hoạt động của Chương trình tiêm chủng quốc gia.
Tăng cường và đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền, truyền thông giáo dục sức khỏe với nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức về phòng chống dịch bệnh; công tác thông tin truyền thông phải đảm bảo tính chính xác, đúng quy định của pháp luật, tránh gây tâm lý hoang mang làm ảnh hưởng đến các hoạt động an ninh xã hội.
Duy trì hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại tuyến tỉnh, huyện, xã. Củng cố hệ thống giám sát trọng điểm một số bệnh truyền nhiễm gây dịch.
Chỉ đạo các cơ sở y tế sẵn sàng phương án, kế hoạch phối hợp, ứng phó theo tình huống nếu xảy ra dịch lớn hoặc đại dịch.
Chỉ đạo các bệnh viện tuyến tỉnh chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, trang thiết bị và các phương tiện cần thiết khác, sẵn sàng tiếp nhận, cấp cứu, điều trị bệnh nhân nếu xảy ra dịch lớn hoặc xảy ra đại dịch; củng cố Đội cấp cứu lưu động để hỗ trợ tuyến dưới, cấp cứu tại cộng đồng. Tổ chức tập huấn cho cán bộ điều trị về tiếp nhận, cấp cứu, điều trị bệnh nhân.
Chỉ đạo tăng cường công tác phối hợp thu thập thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định.
Từng bước xã hội hóa công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, xem đây là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp.
* Ngày 25/02/2020, UBND tỉnh ban hành Công văn số 533/UBND-KGVX yêu cầu các sở, ngành, đơn vị thuộc tỉnh; UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác vệ sinh và quản lý chất thải để phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương khuyến khích nhân viên, học sinh, khách đến giao dịch với cơ quan, đơn vị thực hiện rửa tay đúng cách để phòng ngừa lây nhiễm bệnh. Định kỳ thực hiện vệ sinh nhà vệ sinh công cộng để phòng ngừa lây nhiễm bệnh. Bố trí thùng chứa rác có nắp, đặc biệt ở khu vực đông người để thu gom rác thải, tránh tình trạng xả, vứt rác thải bừa bãi, gây nguy cơ lây nhiễm bệnh nói riêng, nhiễm Covid-19 nói chung.
Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức của người dân, của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về sử dụng khẩu trang đúng cách, đối với khẩu trang y tế sử dụng một lần sau khi sử dụng xong phải tháo đúng cách, bỏ đúng nơi quy định để được thu gom và xử lý, không thải ra ngoài môi trường; tuyên truyền mức xử phạt với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt tại khu dân cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, vứt thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị để người dân biết, không vi phạm.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn các tổ chức, cá nhân có hành vi thu gom khẩu trang y tế đã qua sử dụng để tái sử dụng hoặc nhằm trục lợi bất chính, nếu phát hiện xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật; tăng cường kiểm tra, xử phạt đối với các hành vi vứt, thải bỏ khẩu trang không đúng nơi quy định theo Điểm c, Điểm d, Khoản 1, Điều 20 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Riêng đối với Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, giám sát việc xử lý chất thải y tế tại các cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại (có xử lý chất thải y tế lây nhiễm) tại địa phương và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật nếu phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; phối hợp với Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn các tổ chức, cá nhân có hành vi thu gom khẩu trang y tế đã qua sử dụng để tái sử dụng nhằm trục lợi bất chính, trường hợp phát hiện xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; tăng cường chỉ đạo, giám sát đối với công tác thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải trên địa bàn nói chung, chất thải rắn sinh hoạt nói riêng.
Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý chất thải y tế theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế và Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
Chỉ đạo các cơ sở y tế và khu vực cách ly tập trung bố trí thêm các các điểm thu gom rác thải y tế nguy hại lây nhiễm nói chung, thu giữ khẩu trang y tế sau sử dụng theo đúng quy định về quản lý chất thải y tế nguy hại lây nhiễm; hướng dẫn người dân đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh cách mang, tháo và sử dụng khẩu trang đúng cách, bỏ đúng nơi quy định để ngăn ngừa nguy cơ phát tán mầm bệnh; tăng cường kiểm tra, giám sát việc phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý chất thải y tế theo đúng quy định; đảm bảo an toàn, phòng ngừa lây nhiễm cho nhân viên thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế và phát tán mầm bệnh ra môi trường xung quanh.
Chỉ đạo các cụm xử lý chất thải y tế xây dựng phương án thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại trong các tình huống khi có dịch bệnh bùng phát, đảm bảo vận hành, xử lý tốt khi có phát sinh lượng chất thải y tế nguy hại vượt quá năng lực xử lý của đơn vị, tránh xảy ra tình trạng lúng túng, xử lý không hết phải lưu trữ không tốt làm phát tán mầm bệnh ra môi trường.
* Ngày 25/02/2020, UBND tỉnh ban hành văn bản số 509/UBND-NNTN về việc ngăn chặn và diệt trừ cây Mai Dương trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai các biện pháp ngăn chặn và diệt trừ cây Mai Dương trên địa bàn tỉnh; các đơn vị khẩn trương bố trí nguồn lực, huy động các lực lượng (người dân, các tổ chức, doanh nghiệp, đoàn viên thanh niên…) cùng phối hợp, tham gia diệt trừ cây Mai Dương.
2. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Kon Tum, các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiếp tục tăng cường công tác thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức đến người dân, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên thanh niên, học sinh… về những tác hại nguy hiểm, các biện pháp phòng trừ sự phát triển của cây Mai Dương.
* Ngày 26/02/2020, UBND tỉnh ban hành Văn bản 538/UBND-KTTH yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm túc Quy chế làm việc và chế độ họp của UBND tỉnh, nhằm tăng cường thực hiện nghiêm túc Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Quy chế làm việc và chế độ họp của UBND tỉnh.
Cụ thể, thực hiện nghiêm túc quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Quyết định số 45/2018/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định chế độ họp trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước, Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh và chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định các nội dung, công việc đảm bảo đúng thẩm quyền, trình tự thủ tục, hồ sơ theo quy định.
Trong đó, lưu ý đối với các nội dung, công việc thuộc trách nhiệm thảo luận tập thể và quyết định theo đa số của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì chuẩn bị nội có trách nhiệm báo cáo, đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, đưa vào chương trình phiên họp thường kỳ hằng tháng, phiên họp chuyên đề hoặc họp đột xuất của Ủy ban nhân dân tỉnh để thảo luận và xem xét quyết định các nội dung, công việc thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh. Báo cáo, đề xuất gửi về Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 15 hằng tháng đối với phiên họp thường kỳ, trước 07 ngày đối với phiên họp chuyên đề hoặc họp đột xuất.
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì có nội dung trình phiên họp phải trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị nội dung, trình bày và tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia tại phiên họp. Nội dung trình phiên họp phải đảm bảo đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định, gồm toàn văn dự thảo tờ trình, báo cáo, đề án...; báo cáo tóm tắt nội dung trình, nội dung gợi ý thảo luận và những nội quan trọng hoặc nội dung còn có ý kiến khác nhau cần xin ý kiến tại phiên họp.
Đối với một số nội dung, vấn đề do yêu cầu cấp bách hoặc không nhất thiết phải tổ chức thảo luận, biểu quyết tại phiên họp Ủy ban nhân dân, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc biểu quyết của thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh bằng hình thức gửi phiếu ghi ý kiến.
Đối với việc tham dự các phiên họp của Ủy ban nhân dân tỉnh: Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp tham gia các phiên họp; trường hợp bận công tác đột xuất thì phải báo cáo xin ý kiến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh) việc cử cấp phó của người đứng đầu tham dự chậm nhất trước 01 ngày diễn ra phiên họp.
Cử bộ phận chuyên môn có liên quan phối hợp Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để chuẩn bị nội dung tiếp thu, giải trình, ghi Biên bản và dự thảo thông báo kết quả đối với nội dung trình phiên họp.
Giao Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh là Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tăng cường công tác theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Quyết định số 45/2018/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định chế độ họp trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước, Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan chuẩn bị chu đáo về nội dung, trình tự, hồ sơ tổ chức các phiên họp của Ủy ban nhân dân tỉnh; tham mưu thông báo, thông tin kịp thời kết quả phiên họp đến các cơ quan, đơn vị, cá nhân theo đúng quy định.
Khẩn trương rà soát, tham mưu sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh đảm bảo chất lượng, tiến độ theo Chương trình công tác trọng tâm của Ủy ban nhân dân tỉnh năm 2020.
* Ngày 26/02/2020, Sở Y tế (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh) đã ban hành Văn bản số 553/SYT-NVY về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong trường học, nhằm đảm bảo môi trường và sự yên tâm, tin tưởng của phụ huynh và học sinh khi đến trường học tập trung trở lại.
Theo đó, Sở Y tế đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 các huyện, thành phố chỉ đạo các trường học thực hiện nghiêm túc Công văn số 409/SYT-NVY ngày 15/02/2020 của Sở Y tế về việc hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong trường học.
Để chuẩn bị cho học sinh trở lại trường học tập trung cần tăng cường truyền thông trên các Trang thông tin điện tử, trang web của nhà trường; các mạng xã hội của giáo viên để hướng dẫn, trang bị kiến thức cho học sinh và phụ huynh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trước khi đến trường; đảm bảo cho học sinh và phụ huynh yên tâm, nắm vững các biện pháp cơ bản phòng, chống dịch bệnh như sử dụng khẩu trang đúng quy định; vệ sinh tay đúng cách và đúng thời điểm; chế độ dinh dưỡng hợp lý; các dấu hiệu của bệnh viêm đường hô hấp cấp như sốt hoặc ho hoặc khó thở để báo cho cơ sở y tế gần nhất và không cho trẻ đến trường…
Các trường cần trang bị thiết bị đo thân nhiệt cầm tay, tổ chức đo thân nhiệt và kiểm tra học sinh ngay từ cổng trường để phát hiện sớm các trường hợp sốt hoặc ho hoặc khó thở cho đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất và cơ quan quản lý để có biện pháp hỗ trợ, xử lý kịp thời.
Bố trí đủ thùng rác có nắp để thu gom rác thải (nhất là khẩu trang qua sử dụng); bảo đảm đủ chỗ và đủ nước, xà phòng để học sinh, giáo viên vệ sinh tay tại trường theo những thời điểm được khuyến cáo; có lịch định kỳ và thường xuyên lau nền nhà, bàn, ghế, tay nắm cửa, đồ chơi, dụng cụ học tập và các đồ vật trong phòng học, phòng chức năng bằng các chất tẩy rửa thông thường như xà phòng hoặc các dung dịch khử khuẩn thông thường khác. Cần chú ý đảm bảo vệ sinh môi trường trường học, lớp học và tăng cường thông khí tại lớp học trước khi học sinh đến trường.
Ngay buổi học đầu tiên, nhà trường và giáo viên cần truyền thông, hướng dẫn cho học sinh nắm vững các biện pháp bảo vệ bản thân phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Sở Y tế đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Chỉ đạo các huyện, thành phố tổ chức kiểm tra nghiêm túc, chặt chẽ các trường học về công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 trước khi cho học sinh đến trường. Nếu trường học nào chưa đảm bảo triển khai công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 để tạo sự yên tâm, tin tưởng của học sinh và phụ huynh thì báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và chưa nên cho học sinh đi học lại.
* Chiều 28/02/2020, Chủ tịch UBND tỉnh ký ban hành Công văn số 577/UBND-KGVX về việc cho học sinh, sinh viên, học viên học tập trung trở lại tại các trường học sau thời gian tạm nghỉ để phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Hòa thống nhất cho học sinh cấp trung học phổ thông; học sinh cấp trung học cơ sở của Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành và các Trường PTDT NT; sinh viên, học viên các cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp học tập trung trở lại tại các trường học từ ngày 2/3 sau thời gian tạm nghỉ để phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Đối với trẻ em mầm non, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở tiếp tục nghỉ học tập trung tại cơ sở giáo dục thêm 1 tuần nữa (từ ngày 2/3 đến hết ngày 8/3).
UBND tỉnh giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan và các địa phương tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố tăng cường quản lý học sinh tại các Trường PTDT NT; thực hiện nghiêm túc quy trình phòng, chống dịch bệnh Covid-19, bảo đảm an toàn trường học theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo và chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
* Ngày 28/02/2020, nhằm giám sát chặt chẽ, ngăn chặn dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 xâm nhập vào địa bàn, UBND tỉnh ban hành Công văn 578/UBND-KGVX yêu cầu các Sở, ban, ngành, đơn vị; UBND các huyện, thành phố tiếp tục quán triệt sâu sắc tinh thần “chống dịch như chống giặc”, đề cao cảnh giác, không lơ là, chủ quan; chỉ đạo tổ chức triển khai tích cực công tác phòng chống dịch theo các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy và UBND tỉnh.
Văn bản nêu rõ, theo chức năng, nhiệm vụ khẩn trương tổ chức thực hiện các nhiệm vụ:
Đối với Sở Y tế, chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế; Thực hiện việc theo dõi sức khỏe đối với người dân đến từ khu vực đang có dịch theo hướng dẫn của Cục Y tế dự phòng tại Văn bản số 165/DP-DT ngày 21 tháng 02 năm 2020; Tiếp tục triển khai việc khai báo y tế bắt buộc đối với các trường hợp nhập cảnh từ các nước, vùng lãnh thổ có dịch.
Sở Ngoại vụ là cơ quan đầu mối, phối hợp với các đơn vị liên quan huy động và cử cán bộ có khả năng phiên dịch tiếng Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc đến làm việc tại Cửa khẩu để hỗ trợ kiểm dịch y tế trong việc hướng dẫn người thực hiện khai báo y tế, sàng lọc tờ khai y tế cũng như thực hiện các biện pháp kiểm dịch theo quy định.
Thông báo cho người dân trên địa bàn tỉnh không đến các vùng có dịch ở các nước, trừ trường hợp cần thiết; nếu đi thì khi nhập cảnh vào Việt Nam phải thực hiện các biện pháp cách ly tập trung 14 ngày theo quy định.
Thông báo ngay cho phía Lào và Campuchia về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 mà Việt Nam áp dụng, trong đó có việc tạm dừng nhập cảnh vào Việt Nam đối với người đến từ hoặc đi qua vùng có dịch, đối với các đối tượng nhập cảnh vì mục đích công vụ trong trường hợp đặc biệt phải khai báo y tế, thực hiện các biện pháp cách ly tập trung 14 ngày theo quy định.
Chủ động tiếp nhận thông tin và làm việc với các bên liên quan (trong và ngoài nước) trong trường hợp có người nước ngoài phải cách ly trên địa bàn tỉnh phòng chống dịch bệnh Covid-19 theo quy định.
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh triển khai công tác chuẩn bị, đảm bảo sẵn sàng lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận người phải cách ly tập trung khi có chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền và theo hướng dẫn của ngành Y tế; bảo đảm không để lây nhiễm chéo trong khu vực cách ly.
Bộ Chỉ huy huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tiếp tục kiểm soát chặt chẽ người qua lại đường mòn, lối mở dọc biên giới; chia sẻ thông tin kịp thời người từ vùng có ổ dịch Covid-19 vào tỉnh Kon Tum qua các đường mòn, lối mở dọc biên giới cho ngành Y tế.
Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo cho Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Y tế, các địa phương liên quan thông tin về hành khách từ vùng có dịch nhập cảnh vào tỉnh Kon Tum để thực hiện giám sát, theo dõi y tế và kịp thời cách ly y tế theo quy định.
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Kon Tum đẩy mạnh công tác truyền thông phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh, khuyến cáo người dân không đi đến những khu vực đang có dịch khi không cần thiết, nếu đi thì khi nhập cảnh Việt Nam phải cách ly tập trung 14 ngày theo quy định; vận động người dân từ vùng dịch về/đến địa bàn tỉnh tự khai báo sức khỏe với cơ quan y tế để được tư vấn, theo dõi sức khỏe kịp thời theo quy định.
Các sở, ngành, đơn vị khác theo chức năng, nhiệm vụ, tích cực phối hợp và tham gia cùng ngành Y tế trong công tác phòng chống bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
UBND các huyện, thành phố thường xuyên cập nhật thông tin dịch bệnh hàng ngày. Phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế để tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn.
 
 
Nguyễn Phi Em (tổng hợp)
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

CV.1500.TU

Triệu tập HN trực tuyến quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW; báo cáo tình hình KTXH năm 2024 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế

Lượt xem:172 | lượt tải:172

TÀI LIỆU

phục vụ giao ban báo chí tháng 11-2024

Lượt xem:66 | lượt tải:65

CV.2759.BTGTU

về định hướng triển khai Giải Búa liềm vàng của Đảng bộ tỉnh lần thứ V-năm 2025.

Lượt xem:126 | lượt tải:117

KH.175.TU

tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

Lượt xem:80 | lượt tải:200

TÀI LIỆU

giao ban báo chí tháng 10-2024

Lượt xem:175 | lượt tải:150

NQ.26.TU

về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị 3 tháng cuối năm 2024.

Lượt xem:1021 | lượt tải:210

ĐỀ CƯƠNG

Tuyên truyền Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng - Người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên (20/10/1914 - 20/10/2024).

Lượt xem:1248 | lượt tải:649
 
pxyk2025
 
bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập92
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm88
  • Hôm nay18,627
  • Tháng hiện tại51,868
  • Tổng lượt truy cập34,405,227
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT, ngày 25 tháng 9 năm 2024
Chịu trách nhiệm: ông Nguyễn Trung Hải, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
SĐT: 0260.3862301     Fax: 0260.3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây