Tin tức tổng hợp tuần (từ 10-02 đến 16-02-2020) 

Tin tức tổng hợp tuần (từ 10-02 đến 16-02-2020)

Chủ nhật - 16/02/2020 18:27
Quân y Bộ CHQS tỉnh đo thân nhiệt nhanh khi cán bộ vào cơ quan làm việc (nguồn ảnh: baokonutm.com.vn).
Quân y Bộ CHQS tỉnh đo thân nhiệt nhanh khi cán bộ vào cơ quan làm việc (nguồn ảnh: baokonutm.com.vn).
1. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÂM CỦA TỈNH TRONG TUẦN:
* Tin nhân sự trong tuần:
- Sáng 10-2, Tỉnh đoàn Kon Tum tổ chức Lễ trao quyết định về công tác cán bộ.
Tại buổi Lễ, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã công bố quyết định số 362QĐ/TĐTN-TCKT và 363 QĐ/TĐTN-TCKT ngày 07/02/2020 về việc bổ nhiệm đ/c Nguyễn Thị Loan - Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ Thanh niên giữ chức vụ Giám đốc Trung tâm hỗ trợ Thanh niên; đ/c Y Việt Sa phó Chánh Văn phòng Tỉnh đoàn giữ chức vụ Chánh Văn phòng Tỉnh đoàn kể từ ngày 7/02/2020, thời hạn giữ chức vụ là 5 năm kể từ ngày bổ nhiệm.
- Sáng 12-2, tại Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum, Đại học Đà Nẵng tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định phân công PGS.TS. Lê Quang Sơn - Phó Giám đốc Đại học Đà Nẵng kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum cho đến khi có quyết định nhân sự mới.
- Sáng 12-2, tại Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 13, khóa IV của Liên minh Hợp tác xã tỉnh đã xem xét, thống nhất bỏ phiếu cho thôi giữ chức vụ Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ Liên minh HTX tỉnh khóa IV đối với ông Hoàng Minh Tân - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh và ông Nguyễn Văn Điệu - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Kon Tum. Bầu bổ sung 4 Ủy viên Ban Chấp hành gồm: ông Nguyễn Xuân Ninh - Phó Chủ tịch UBND thành phố Kon Tum, bà Kso Tư - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, ông Bùi Quang Đạo - Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Tuyết Sơn (huyện Kon Plông) và ông Nguyễn Tiến Đạt - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Hợp tác xã Tiến Đạt (huyện Đăk Tô) và bầu bổ sung 3 Ủy viên Ban Thường vụ Liên minh Hợp tác xã tỉnh, gồm: ông Ngô Việt Thành, bà Huỳnh Thị Thuý Nga và ông Nguyễn Xuân Ninh.
- Chiều 14-2, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Sa Thầy họp phiên bất thường bầu chức danh Bí thư Huyện ủy khóa XVI, nhiệm kỳ 2015-2020. 
Theo đó, đã bầu Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Sa Thầy Nguyễn Ngọc Sâm làm Bí thư Huyện ủy Sa Thầy khóa XVI, nhiệm kỳ 2015-2020.
* Văn phòng Tỉnh ủy xây dựng Kế hoạch tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy năm 2020. Theo đó, mỗi tháng một lần, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy sẽ tiếp dân và đối thoại trực tiếp với dân.
Cụ thể: Ngày 15-01, tiếp và đối thoại với công dân đăng ký gặp trực tiếp; Ngày 25-02, đối thoại với Nhân dân huyện Đăk Glei; Ngày 25-3, đối thoại với  đoàn viên thanh niên tỉnh; Ngày 24-4, tiếp xúc với công dân tại huyện Ngọc Hồi; Ngày 25-5, tiếp xúc với công dân tại huyện Đăk Tô; Ngày 25-6, tiếp, đối thoại với công dân tại huyện Kon Rẫy; Ngày 23-7, đối thoại với công nhân, viên chức, lao động tỉnh; Ngày 25-8, đối thoại tại Hội Nông dân tỉnh; Ngày 28-9, tiếp xúc với công dân tại huyện Sa Thầy; Ngày 26-10, tiếp xúc với công dân tại thành phố Kon Tum; Ngày 25-11, đối thoại với cán bộ, viên chức ngành giáo dục; Ngày 25-12, tiếp dân tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh.
Mục đích các cuộc tiếp xúc, đối thoại của Bí thư Tỉnh ủy nhằm nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân trên địa bàn, qua đó trao đổi, giải thích, hướng dẫn công dân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền thụ lý, giải quyết kịp thời những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước ; đồng thời, tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
* Sáng 10-2, tại Hà Nội, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác Mặt trận năm 2020. Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cùng các phó chủ tịch chủ trì.
Hội nghị trực tuyến đến 63 điểm cầu trong cả nước. Tại điểm cầu Kon Tum, có đồng chí Bùi Duy Chung, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Đại diện lãnh đạo Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thành phố.
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Trần Thanh Mẫn nêu rõ: Ngay sau hội nghị này, yêu cầu Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố sớm triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX MTTQ Việt Nam đến tất cả cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên các cấp và các tầng lớp Nhân dân. Tập trung tham gia các văn kiện Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Bên cạnh  đó, bám sát và triển khai hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm theo chỉ đạo của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương. Chú trọng công tác tuyên truyền cả trước, trong và sau Đại hội, để Đại hội Đảng bộ các cấp thành công, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng thực sự là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, góp phần nâng cao sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đặc biệt là tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (nCoV) gây ra hiện nay còn diễn biến rất phức tạp. Đồng chí yêu cầu tuyệt đối không được chủ quan, nhưng cũng không bi quan, hoang mang, từ tuyên truyền đến cách làm. Tiếp tục chủ động ứng phó trên tất cả các mặt trận. Chúng ta cần xem chống dịch bệnh như chống giặc, chấp nhận hy sinh một số lợi ích kinh tế để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của Nhân dân, nhưng đồng thời chúng ta cũng phải chủ động để giữ được nhịp độ phát triển. Các địa phương trong cả nước cần tiếp tục triển khai ngay các đối sách, giải pháp để giảm thiểu các tác động về kinh tế của dịch bệnh. Cần huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, không để dịch bệnh lây lan, coi chống dịch như chống giặc, quyết liệt, cụ thể, nhanh chóng, kịp thời hơn.
* Sáng 10-2, đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã làm việc tại huyện Đăk Hà nhằm tháo gỡ một số hạn chế, khó khăn trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn và triển khai nhiệm vụ năm 2020.
Trên địa bàn huyện hiện có hơn 20 ha dưa hấu đến thời kỳ thu hoạch nhưng giá rất thấp so với cùng kỳ năm trước; dịch tả lợn châu Phi tiếp diễn trong thời gian dài, chưa có biện pháp ngăn chặn triệt để; một số tiêu chí xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu khó đạt nếu chỉ dùng nguồn lực của huyện; khó khăn trong việc triển khai xây dựng bộ máy và kinh phí hoạt động bộ máy quản lý khu công nghệ cao.
Kết luận buổi làm việc, đoàn công tác đề nghị huyện Đăk Hà tích cực đầu tư khoa học kỹ thuật ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, trong đó có huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp; thực hiện hiệu quả Chương trình Mỗi xã một sản phẩm; tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trong mùa khô; thường xuyên kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh trên các loại cây trồng, vật nuôi, kiểm soát chặt công tác giết mổ trên địa bàn huyện; thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp điều kiện thực tế của địa phương,  phát triển mạnh cây cà phê, cao su.
* Chiều 11-2, Thành ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Đức Tuy - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy; 120 đại biểu đến từ 70 tổ chức cơ sở Đảng.
Năm 2019, các cấp ủy đảng đã chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng và đạt được nhiều kết quả tích cực. Công tác nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm trạng, dư luận xã hội được tăng cường; kịp thời định hướng thông tin, dư luận xã hội; thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa; việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ngày càng đi vào chiều sâu.
Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển, bố trí cán bộ, nhất là cán bộ nữ, trẻ, DTTS  được quan tâm.
 Công tác tổ chức, cán bộ được thực hiện đúng quy trình, quy định; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng được nâng lên; hầu hết cán bộ, đảng viên có phẩm chất đạo đức tốt, không có biểu hiệu suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Công tác dân vận của Đảng, hệ thống chính trị phát huy hiệu quả.
Trong năm 2020, Thành ủy tiếp tục định hướng, hướng dẫn các tổ chức cơ sở đảng triển khai thực hiện nghị quyết đại hội đảng các cấp. Đẩy nhanh tiến độ biên soạn Lịch sử đảng bộ xã, phường theo kế hoạch. Thực hiện có hiệu quả chuyên đề năm 2020 về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Tập trung lãnh đạo tổ chức thành công đại hội đảng các cấp và Đại hội XII Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020-2025; triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, của Tỉnh ủy, Thành ủy về công tác dân vận, công tác dân tộc, tôn giáo; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy, Thành ủy về công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng. Triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
* Chiều 11-2, Ban Đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020. Đồng chí Lê Ngọc Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh chủ trì Hội nghị.
Toàn tỉnh hiện có 227 thành viên Ban Đại diện HĐQT NHCSXH, trong đó cấp tỉnh có 12 thành viên, cấp huyện có 215 thành viên. Năm 2019, các thành viên trong Ban Đại diện HĐQT NHCSXH bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh triển khai thực hiện tốt chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn.
Đến 31/12/2019, tổng nguồn vốn của NHCSXH tỉnh đạt 2.688 tỷ đồng, tăng 37 tỷ đồng so với năm 2018; tổng dư nợ cho vay 2.684 tỷ đồng, đạt 99,3% kế hoạch tăng trưởng, với 64.987 hộ còn dư nợ. Nợ quá hạn và nợ khoanh còn 7,7 tỷ đồng, chiếm 0,28% so với tổng dư nợ. Các chương trình chính sách xã hội được triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần tích cực vào thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Năm 2020, hoạt động của Ban Đại diện HĐQT tiếp tục bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, triển khai các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn. Với những biện pháp như phối hợp tuyên truyền, vận động thu nợ, củng cố và kiện toàn các tổ tiết kiệm và vay vốn; thực hiện Quyết định số 05/2020 của UBND tỉnh về cho vay tiêu dùng từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH tỉnh, để góp phần đẩy lùi hoạt động “tín dụng đen” trên địa bàn. Ban Đại diện HĐQT cùng NHCSXH tỉnh chủ động phối hợp với các ngành, các đơn vị liên quan để có giải pháp thu hồi nợ; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, ngăn ngừa những sai phạm về quy trình nghiệp vụ, chế độ chính sách...
Kết luận Hội nghị, đồng chí Lê Ngọc Tuấn đánh giá cao hoạt động của Ban Đại diện Hội đồng quản trị trong năm 2019, nổi bật nhất là tham mưu tỉnh tổ chưc sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 40 của Ban Bí thư; tham mưu tỉnh tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền trong việc củng cố nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội; giải quyết tốt những tồn tại, vướng mắc về nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng của các năm qua... 
Đồng chí Lê Ngọc Tuấn đề nghị ngành Tài chính tỉnh tiếp tục nghiên cứu, bổ sung nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH tỉnh để tăng thêm nguồn vốn cho vay, góp phần cùng NHCSXH thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi trên địa bàn ngày càng có hiệu quả hơn.
* Ngày 11-2, Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh do đồng chí Lê Trí Khải - Phó Giám đốc Sở Y tế làm Trưởng đoàn có buổi thực tế đi kiểm tra, giám sát việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) gây ra trên địa bàn huyện Kon Plông.
Sau khi đi kiểm tra, làm việc thực tế tại xã Măng Cành, Trung tâm Y tế huyện Kon Plông và một số nhà hàng, khách sạn, đoàn đã có buổi làm việc với UBND huyện Kon Plông.
Kết luận buổi làm việc, đồng chí Lê Trí Khải ghi nhận, đánh giá cao việc thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của các cấp, các ngành về công tác triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona trên địa bàn huyện Kon Plông. Đồng thời đề nghị, trong thời gian tới, huyện cần thường xuyên bám sát các văn bản chỉ đạo của các cấp, các ngành; chuẩn bị tốt các điều kiện để vận động học sinh ra lớp; cần quan tâm đến công tác phòng dịch nCoV ở các nơi tập trung đông người như khách sạn, nhà hàng, đặc biệt là quản lý chặt chẽ du khách đến từ vùng có dịch...
* Chiều 11-2, Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh do đồng chí Lê Trí Khải - Phó Giám đốc Sở Y tế làm Trưởng đoàn tiến hành kiểm tra, làm việc với xã Tân Lập và UBND huyện Kon Rẫy về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) gây ra trên địa bàn.
Đồng chí Trần Thị Nga - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona tỉnh trực tiếp tham gia kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh nCoV trên địa bàn huyện Kon Rẫy.
* Tại UBND xã Tân Lập:
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Nga đề nghị xã Tân Lập cần nâng cao cảnh giác, theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona có thể gây ra trên địa bàn, vì Tân Lập là địa phương có số dân đi kinh tế mới ở tỉnh Vĩnh Phúc vào rất đông (tỉnh Vĩnh Phúc đã phát hiện 10 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra). Địa phương cần quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh nCoV của cả hệ thống chính trị cơ sở và người dân. Tăng cường theo dõi các trường hợp cách ly tại nhà để kịp thời xử lý khi có tình huống xấu xảy ra; theo dõi các nhà thuốc, tiệm tạp hóa tăng giá thuốc, khẩu trang y tế để xử lý kịp thời. Các trường học hướng dẫn học sinh làm vệ sinh cá nhân đúng cách nhằm hạn chế tối đa dịch bệnh lây lan. Đồng thời, nhắc nhở cán bộ, người dân không nên chia sẻ, bình luận những thông tin sai lệch về dịch nCoV.
* Tại UBND huyện Kon Rẫy:
Trước khi làm việc với UBND huyện Kon Rẫy, Đoàn công tác đi kiểm tra thực tế về công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona tại Trường THCS Tân Lập, Trạm Y tế xã Tân Lập và Trung tâm Y tế huyện Kon Rẫy.
Phát biểu tại đây,, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Nga  đánh giá cao công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona của huyện Kon Rẫy.
Đồng chí Trần Thị Nga nhấn mạnh, trong thời gian tới huyện Kon Rẫy cần tiếp tục triển khai thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của các cấp, các ngành; tiếp tục phát huy tốt công tác truyền thông nhằm nâng cao cảnh giác đối với các tầng lớp nhân dân. Đồng thời, theo dõi thường xuyên đối với các đối tượng đang bị cách ly ở nhà để có biên pháp xử lý kịp thời. Chuẩn bị tốt các phương án ứng phó các tình huống xảy ra trên địa bàn; tăng cường kiểm tra công tác vệ sinh tại các nhà hàng, khách sạn, quán ăn, trường học; chuẩn bị tốt các điều kiện đón học sinh trở lại học tập; chuẩn bị ngân sách dự phòng để chi cho công tác phòng, chống dịch ở các ngành và các địa phương chống dịch...
* Sáng 11-2, tất cả 10 huyện, thành phố trong toàn tỉnh đã đồng loạt tổ chức Ngày hội Tòng quân năm 2020.
Đợt giao quân năm nay, toàn tỉnh có 851 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 510 thanh niên được giao về Trung đoàn 990 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh); 180 thanh niên giao về Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; 160 thanh niên giao về Sư đoàn Bộ Binh 2 (Quân khu 5) và 01 nữ thanh niên giao về Quân đoàn 3 – đó là nữ tân binh Nguyễn Thị Thủy Tiên, phường Quang Trung, thành phố Kon Tum.
Chất lượng thanh niên nhập ngũ năm nay khá cao: sức khỏe loại 1, loại 2 đạt gần 50%; trình độ văn hóa THCS trở lên chiếm gần 97% và tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp chiếm gần 2%. Đặc biệt, năm 2020 có 02 đảng viên tham gia nhập ngũ.
Thực hiện Công điện số 06/CĐ-BTTM ngày 4/2/2020 của Bộ Tổng Tham mưu/Bộ Quốc phòng về việc tổ chức giao, nhận quân năm 2020 khi đang có dịch viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona, nên lễ giao, nhận quân năm 2020 được tổ chức nhanh, gọn, thời gian không quá 25 phút, nhưng không vì thế mà thiếu đi không khí hân hoan, phấn khởi của buổi giao, nhận quân.
- Tại thành phố Kon Tum, từ sáng sớm rất đông cán bộ, nhân dân thành phố đã có mặt tại Quảng trường 16/3 để đưa tiễn 183 con em của địa phương lên đường nhập ngũ. Đặc biệt, trong đợt giao quân lần này, thành phố Kon Tum có một nữ tân binh cùng lên đường nhập ngũ – đó là em Nguyễn Thị Thủy Tiên - phường Quang Trung, thành phố Kon Tum.
- Tại huyện Ia H'Drai, với chỉ tiêu được giao tuyển chọn 5 thanh niên tham gia nghĩa vụ quân sự, Hội đồng nghĩa vụ quân sự huyện đã chú trọng tuyển chọn các thanh niên có đủ trình độ, sức khỏe tốt để nhập ngũ, hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân.
- Tại huyện Kon Rẫy, đợt giao nhận quân lần này huyện có 74 công dân lên đường nhập ngũ, đạt 100% chỉ tiêu giao.
- Tại huyện Ngọc Hồi, đợt giao nhận quân năm 2020 này, toàn huyện có 106 công dân lên đường nhập ngũ, đạt 100% chỉ tiêu giao (trong đó, có 01 công dân có trình độ đại học; 02 công dân có trình độ trung cấp).
- Tại huyện Đăk Hà, đợt giao quân lần này, huyện vinh dự tuyển 144 thanh niên ưu tú lên được nhập ngũ, tất cả thanh niên ưu tú của huyện được tuyển chọn lần này đều đảm bảo sức khỏe tốt, trình độ học vấn theo quy định, trong đó có 01 đảng viên.
- Tại huyện Đăk Glei, trong số 96 thanh niên ưu tú nhập ngũ đợt này có 01 thanh niên đăng ký tình nguyện nhập ngũ, 04 thanh niên trình độ cao đẳng, đại học, 92 thanh niên trình độ THPT.
- Tại huyện Đăk Tô, Hội đồng nghĩa vụ quân sự huyện đã tổ chức Lễ đưa tiễn 87 công dân lên đường nhập ngũ.
- Tại huyện Kon Plông, thực hiện chỉ tiêu tuyển quân được giao, năm nay, huyện Kon Plông tuyển chọn 58 tân binh, đảm bảo các tiêu chuẩn về sức khỏe, chính trị theo quy định lên đường nhập ngũ.
- Tại huyện Tu Mơ Rông, trong đợt giao quân năm nay, huyện có 70 tân binh. 100% thanh niên nhập ngũ đợt này đều phấn khởi, yên tâm lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự.
* Ngày 11-2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Tháp đã kiểm tra công tác phòng, chống dịch nCoV (Covid-19) và tình hình triển khai nhiệm vụ trong lĩnh vực nông nghiệp - phát triển nông thôn năm 2020 trên địa bàn huyện Ia H'Drai.
Kết luận tại buổi làm việc, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Tháp đề nghị huyện tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và dịch bệnh trên người, nhất là dịch bệnh do vi rút nCoV (Covid-19).
Đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng, trước mắt vẫn duy trì trạm kiểm tra liên ngành để làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng. Đồng chí nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác phòng chống cháy rừng, vận động các công ty lâm nghiệp, công ty cao su và toàn dân cùng tham gia công tác phòng cháy chữa cháy rừng, phát huy tinh thần “4 tại chỗ”; chỉ đạo các chủ rừng, công ty cao su có biện pháp phòng chống cháy rừng rõ ràng, có phương án xử lý khi có tình huống cháy rừng xảy ra; chủ động rà soát, hạn chế tối đa thiệt hại sản xuất do hạn hán và thiếu nước sinh hoạt gây ra trong mùa khô 2019-2020.
* Ngày 12-2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến Phiên họp của Ủy ban Quốc gia về chính phủ điện tử (UBQG CPĐT).
Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Trần Thị Nga - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc về chính quyền điện tử tỉnh.
Theo đánh giá, năm 2019, việc triển khai xây dựng Chính phủ điện tử gắn kết với cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính đã đạt được một số kết quả tích cực. Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính đã đi vào nền nếp, cả nước đến nay đã có 55/63 địa phương tổ chức Trung tâm Phục vụ hành chính công; tỷ lệ giải quyết đúng hạn hồ sơ đạt 95.8%.
Các điều kiện kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành đã được rà soát, cắt giảm 3.451/6.191 điều kiện kinh doanh của hầu hết các bộ, ngành; cắt giảm 6.776/9.926 danh mục dòng hàng phải kiểm tra chuyên ngành và 30/120 thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành. Tổng chi phí xã hội tiết kiệm được từ việc cắt giảm, đơn giản hóa vào khoảng hơn 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm.
Các hệ thống có ý nghĩa lớn trong triển khai chính phủ điện tử như Trục liên thông văn bản quốc gia phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước, hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ, Cổng Dịch vụ công quốc gia trong thời gian ngắn triển khai đã có những thành quả khích lệ, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.
Về nhiệm vụ, giải pháp năm 2020, UBQG CPĐT đề nghị bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục phát huy vai trò người đứng đầu, trực tiếp chỉ đạo, huy động, ưu tiên nguồn lực triển khai các nhiệm vụ xây dựng chính phủ điện tử; tập trung hoàn thiện Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh, kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia, bảo đảm khả năng đồng bộ trạng thái hồ sơ; thực hiện nghiêm việc gửi, nhận văn bản trên Trục liên thông văn bản quốc gia bảo đảm đầy đủ nội dung, thẩm quyền, thể thức, được ký số và xác thực theo quy định; khẩn trương thực hiện việc số hóa các báo cáo, xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo của bộ, địa phương và kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ; hoàn thành việc xây dựng các nghị định làm nền tảng triển khai chính phủ điện tử; tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, hoàn thiện, nâng cấp hệ thống và tích hợp đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng...
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc biểu dương những nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng chính phủ điện tử; khả năng đột phá xây dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam rất cao. Tuy nhiên, việc xếp hạng trong việc xây dựng chính phủ ở nước ta chưa cao; tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 còn thấp; hạ tầng cơ quan nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu; còn tình trạng để mất an toàn mạng...
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, trong thời gian đến tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược xây dựng chính phủ điện tử; hoàn thiện thể chế xây dựng chính phủ điện tử; đảm bảo nguồn tài chính cho chính phủ điện tử; người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương phải am hiểu về chính phủ điện tử; đổi mới sắp xếp, tinh gọn bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả; các bộ,  ngành, địa phương hàng năm dành một nguồn ngân sách trong việc đào tạo nguồn nhân lực chính phủ điện tử; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính phủ điện tử...
* Sáng 12-2, Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 13, khóa IV nhằm tổng kết công tác năm 2019, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2020…
Năm 2019, tỉnh Kon Tum có 127 hợp tác xã (HTX). Trong đó, 120 HTX đang hoạt động, 6 HTX và 1 Liên hiệp HTX ngừng hoạt động; 117/127 HTX hoạt động theo Luật HTX năm 2012; 83/127 HTX là thành viên chính thức của Liên minh HTX tỉnh; tổng số lượng thành viên, lao động 9.143 người; tổng nguồn vốn hoạt động của các HTX đạt 273 tỷ đồng…
Các HTX hoạt động ở lĩnh vực: Nông nghiệp, phi nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, vận tải, thương mại - dịch vụ, tín dụng… phần lớn đều hoạt động đúng Luật, có chiều hướng phát triển ổn định, sản xuất kinh doanh có lãi, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho thành viên, người lao động, đóng góp ngân sách, tác động tích cực đến chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an ninh - quốc phòng tại địa phương.
Năm 2020, Liên minh HTX tỉnh tập trung nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị các cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật, các chính sách liên quan đến phát triển kinh tế tập thể; tăng cường công tác tuyên truyền nhằm phát triển số lượng HTX và thành viên; phối hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh tổ chức các lớp bồi dưỡng năng lực quản lý, quản trị, nghiệp vụ kế toán, xây dựng kế hoạch… và phối hợp với các ban, ngành, huyện, thành phố Kon Tum tổ chức các lớp tập huấn pháp luật, chính sách cho cán bộ quản lý, thành viên, người lao động các HTX…
* Ngày 12-2, Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh do đồng chí Lê Trí Khải - Phó Giám đốc Sở Y tế làm Trưởng đoàn có buổi thực tế đi kiểm tra, giám sát việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông.
Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh tiến hành kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19 tại xã Đăk Hà, Trung tâm Y tế huyện và làm việc với UBND huyện Tu Mơ Rông.
Phát biểu tại buổi làm việc với UBND huyện Tu Mơ Rông, đồng chí Lê Trí Khải đánh giá cao sự chủ động, tích cực, trách nhiệm của huyện Tu Mơ Rông trong công tác phòng chống dịch Covid-19 gây ra trên địa bàn huyện.
Đồng chí Lê Trí Khải đề nghị huyện Tu Mơ Rông tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống, đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông đến tận các thôn làng vùng sâu; tích cực làm tốt công tác quản lý địa bàn, nắm bắt số lượng người, nhất là du khách nước ngoài đến địa bàn; kiểm tra, rà soát số lao động là người nước ngoài làm tại các doanh nghiệp, nhà máy thủy điện để có biện pháp quản lý, theo dõi chặt chẽ; chủ động các phương án ứng phó ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 xâm nhập vào địa bàn…
* Ngày 12-2, Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh do ông Đào Duy Khánh - Giám đốc Sở Y tế làm Trưởng đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 gây ra trên địa bàn huyện Đăk Tô.
Đoàn công tác tiến hành kiểm tra thực tế công tác phòng chống dịch bệnh tại Trường PTDT Bán trú huyện Đăk Tô, thị trấn Đăk Tô, Trung tâm Y tế huyện Đăk Tô.
Đoàn đánh giá cao công tác chuẩn bị và tinh thần khẩn trương, quyết liệt trong phòng chống dịch của Trung tâm Y tế huyện Đăk Tô. Đoàn kiểm tra cũng lưu ý, đơn vị cần chú ý phối hợp với các ngành chức năng địa phương, các xã, thị trấn giám sát, theo dõi chặt chẽ nhằm phát hiện, xử lý kịp thời nếu có trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ; đặc biệt, lưu ý đến các trường hợp người nước ngoài hoặc người dân từ nơi khác ra vào địa bàn; theo dõi sát các trường hợp tiếp xúc gần với 2 công dân Trung Quốc cư trú tại địa bàn vừa qua; tăng cường tuyên truyền để người dân, học sinh nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh.
* Ngày 12-2, Huyện ủy Đăk Hà tổ chức tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020 và đánh giá kết quả tổ chức ngày hội Bánh chưng xanh năm 2020.
Trong năm 2019, bám sát những định hướng, chỉ đạo của Tỉnh ủy, BTV Tỉnh ủy, Huyện ủy Đăk Hà đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy Đảng thường xuyên quan tâm nắm bắt, định hướng tư tưởng chính trị trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao toàn diện chất lượng công tác xây dựng Đảng. Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng, phát triển đội ngũ đảng viên; công tác tổ chức cán bộ, chính sách cán bộ; bảo vệ chính trị nội bộ. Tổ chức quán triệt, học tập các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và các nghị quyết, chỉ thị của Tỉnh ủy, BTV Tỉnh ủy. Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2015 – 2020. Tiếp tục triển khai có hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết trung ương 4 khóa XII “về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ”…
Triển khai công tác xây dựng Đảng năm 2020, Đảng bộ huyện Đăk Hà tập trung đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2015 – 2020. Tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020 – 2025; Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của MTTQ và các đoàn thể; tăng cường phát triển tổ chức Đảng, đảng viên trong các doanh nghiệp, lực lượng DQTV, Dự bị động viên; làm tốt công tác tổ chức cán bộ, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của huyện trong giai đoạn mới. Lãnh đạo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT – XH, đảm bảo QP – AN, ổn định chính trị tại địa phương.
Đánh giá kết quả tổ chức ngày hội Bánh Chưng xanh Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020, kết quả, huyện đã huy động được trên 568 triệu đồng tổ chức ngày hội. Trong dịp Tết Nguyên đán, có 64/64 thôn DTTS tổ chức ngày hội bánh chưng xanh với 8.167 hộ người tham gia. Trao tặng 8.048 cặp bánh chưng, bánh Tét cho 7.375 hộ đồng bào DTTS và 673 hộ người kinh là hộ nghèo, cận nghèo và gia đình chính sách.
* Sáng 13-2, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến với Bảo hiểm xã hội 63 tỉnh, thành phố để tổng kết và trao giải Cuộc thi viết về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế (BHXH, BHYT).
Được phát động từ ngày 8/7/2019 đến 30/11/2019, Ban tổ chức cuộc thi  nhận được tổng cộng 4.709 bài dự thi. Cuộc thi đã thu hút đông đảo nhà báo, phóng viên, công chức, viên chức, cộng tác viên ngoài ngành tham gia. Các tác phẩm chủ yếu phản ánh về gương người tốt, việc tốt; sáng kiến, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả trong thực hiện chính sách pháp luật về BHXH, BHYT và những thành tựu khẳng định vị thế, sự đóng góp quan trọng của ngành BHXH trong việc đảm bảo an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển của đất nước sau 25 năm thành lập.
Sau 3 vòng chấm điểm, Ban tổ chức trao 21 giải cho các tác phẩm xuất sắc, trong đó có 2 giải Nhất, 2 giải Nhì, 5 giải Ba, 12 giải Khuyến khích. Loạt bài “Tuyên tuyền sáng tạo, lan tỏa chính sách” của tác giả Hoàng Thị Niềm (Báo Tuyên Quang) và loạt bài “Dấu ấn thực hiện Nghị quyết của Đảng về công tác BHXH, BHYT trên vùng đất Lam Sơn” của tác giả Nam Hà (BHXH tỉnh Thanh Hóa) đạt giải Nhất cuộc thi.
Nhân dịp này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tặng Bằng khen cho 3 tập thể và 4 cá nhân có thành tích xuất sắc trong cuộc thi viết về BHXH, BHYT.
* Ngày 13-2, Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh do bác sĩ Lê Trí Khải - Phó Giám đốc Sở Y tế làm Trưởng đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn huyện Đăk Hà.
Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh đánh giá cao nỗ lực của chính quyền địa phương huyện Đăk Hà và các đơn vị trên địa bàn trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. Theo đó, huyện Đăk Hà đã chủ động triển khai các hoạt động phòng chống dịch trong thời gian qua, đảm bảo thực hiện đúng các hướng dẫn của ngành Y tế; đặc biệt là huyện đã lưu ý đến các trường hợp người nước ngoài, người từ các vùng dịch hoặc người dân từ nơi khác đến địa bàn…
Đoàn công tác liên ngành của tỉnh lưu ý, việc phòng, chống dịch Covid-19 cần liên tục cập nhật những thông tin để nắm rõ hơn về dịch bệnh; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo hàng ngày và cập nhật những văn bản chỉ đạo của cấp trên để hướng dẫn, tuyên truyền đến người dân các phương pháp phòng, chống dịch bệnh; chú ý khu vệ sinh ở các trường học, gắn công tác phòng chống dịch Covid-19  với phòng chống dịch bệnh ở người và gia súc, gia cầm, nhất là vào thời điểm chuyển mùa; đảm bảo hậu cần cho công tác phòng chống dịch…
* Ngày 13-2, Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh do ông Đào Duy Khánh - Giám đốc Sở Y tế làm Trưởng đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn huyện Đăk Glei.
Đoàn kiểm liên ngành của tỉnh tiến hành kiểm tra thực tế công tác phòng dịch tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Đăk Glei; chợ Đăk Pét, UBND xã Đăk Pét và Trung tâm Y tế huyện Đăk Glei.
Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh đánh giá cao công tác chuẩn bị, công tác phòng chống dịch Covid-19 của Trung tâm Y tế huyện Đăk Glei. Đồng thời đề nghị, Trung tâm chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế phục vụ cho công tác chống dịch; cần bố trí khoa học các khu cách ly đối với từng tình huống và tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân trên địa bàn các biện pháp phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh lây lan trong cộng đồng…
* Ngày 13-2, Trung tâm Y tế huyện Sa Thầy tổ chức diễn tập xử lý tình huống khi có bệnh nhân nghi nhiễm dịch bệnh Covid - 19 tại Trạm Y tế xã Sa Sơn và Khoa Khám bệnh - Hồi sức cấp cứu của Trung tâm.
Tham gia diễn tập có đông đảo cán bộ, y, bác sĩ thuộc 2 đội phản ứng nhanh (RRT), 2 đội phản ứng nhanh ngoại viện, 2 đội phản ứng nhanh nội viện và cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
Diễn tập xử lý 2 tình huống giả định, đó là: Trong quá trình khám bệnh, cán bộ ở Trạm Y tế xã Sa Sơn phát hiện 1 bệnh nhân nghi ngờ nhiễm dịch bệnh Covid-19; tình huống tương tự xảy ra tại phòng khám số 2, Khoa Khám bệnh - Hồi sức cấp cứu của Trung tâm Y tế huyện Sa Thầy, trong quá trình khám bệnh qua biểu lâm sàng của bệnh nhân, bác sĩ xác định có 1 bệnh nhân nghi ngờ nhiễm dịch bệnh Covid - 19.
Trước sự việc xảy ra ở 2 đơn vị trên, thực hiện kích hoạt quy trình xử lý tình huống khẩn cấp, tiến hành các bước cách ly bệnh nhân nghi nhiễm dịch bệnh Covid-19 ra khu vực dành riêng điều trị nhằm bảo đảm an toàn, tránh lây nhiễm cho đội ngũ y, bác sĩ và các bệnh nhân đang điều trị ở những nơi kể trên.
Đợt diễn tập này nhằm giúp đội ngũ cán bộ và các y, bác sĩ trên địa bàn huyện Sa Thầy tập dượt thuần thục, để chủ động ứng phó khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra trên địa bàn; tiến hành các bước cách ly điều trị bệnh, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người bệnh và ngăn chặn kịp thời sự lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
* Ngày 13-2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Tháp và đoàn công tác đã đi kiểm tra thực tế công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Đăk Hà.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Tháp đề nghị UBND huyện Đăk Hà, Trung tâm Y tế huyện Đăk Hà nghiêm túc thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn quản lý theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, UBND tỉnh tại Văn bản số 264/UBND-KGVX ngày 24/01/2020 và Văn bản số 275/UBND-KGVX ngày 01/02/2020; không được lơ là, chủ quan, quán triệt rõ ràng tinh thần phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Cùng với đó, đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền cho người dân về dịch bệnh Covid-19 và việc thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Rà soát nắm rõ tình hình dân cư trên địa bàn, kiểm tra người dân di cư từ nơi khác đến và người dân trên về quê và trở lại làm việc sau đợt Tết Nguyên đán (đặc biệt là công nhân cà phê) để sớm phát hiện và chữa trị kịp thời các bệnh nhân nghi hoặc bị nhiễm Covid-19.
Đối với công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị UBND huyện và các ngành chức năng liên quan tiếp tục chỉ đạo các lực lượng chức năng trên địa bàn triển khai đồng bộ các giải pháp về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
Đồng thời, tổ chức kiểm tra và yêu cầu các đơn vị chủ rừng trên địa bàn khẩn trương triển khai các giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô, kiên quyết không để cháy rừng xảy ra. Đối với các vụ việc vi phạm Luật lâm nghiệp, sớm chỉ đạo lực lượng chức năng điều tra và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật để nâng cao tính răn đe...
* Sáng 14-2, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam - Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới vi rút Corona (Covid-19) chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá công tác phòng chống dịch bệnh trong thời gian qua và phương hướng, biện pháp phòng chống trong thời gian tới.
Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Trần Thị Nga - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thành phố và thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid -19 cấp tỉnh…  
Đến nay, dịch bệnh Covid -19 diễn biến vô cùng phức tạp, đã lan rộng tại nhiều thành phố của Trung Quốc và 28 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn cầu ghi nhận trường hợp mắc bệnh.
Tính đến 10h ngày 14/2, toàn thế giới có 64.438 người mắc, 1.383 người tử vong, trong đó, ở Trung Quốc có 1.380 người, Phillippines có 1 người, Hồng Kông (Trung Quốc) 1 người và Nhật Bản 1 người.
 Tại Việt Nam, hiện tại có 16 người dương tính với Covid -19, gồm: 2 cha con người Trung Quốc (2 người đã khỏi và xuất viện); 6 người Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc (4 người đã khỏi và xuất viện); 6 người Việt Nam có tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid -19 (1 người đã khỏi và xuất viện); 1 người Mỹ đến Việt Nam, trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc; 1 bệnh nhi 3 tháng tuổi, có tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid -19. Các tỉnh có người mắc Covid-19 là Vĩnh Phúc (11 người); Thành phố Hồ Chí Minh (3 người); Khánh Hòa (1 người); Thanh Hóa (1 người). Số ca xét nghiệm Covid -19 âm tính là 840 trường hợp.
Tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố, bộ, ngành Trung ương tham gia thảo luận, đánh giá công tác phòng chống và kế hoạch triển khai các biện pháp phòng chống bệnh Covid -19 thời gian tới để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam biểu dương các tỉnh, thành phố, lực lượng chức năng thực hiện tốt công tác phòng chống Covid -19, tháo gỡ khó khăn, chủ động phòng chống dịch Covid -19. Các đơn vị, ngành chức năng, truyền thông và cả hệ thống chính trị chủ động, tích cực vào cuộc, góp phần phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc bệnh.
Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phải có hướng dẫn chi tiết, cụ thể, để tạo sự an toàn, an tâm thì mới tổ chức đi học trở lại. Chính quyền và nhà trường thực hiện đầy đủ các giải pháp đảm bảo an toàn mới đi học và phải làm tốt công tác tuyên truyền cho phụ huynh và học sinh thấy an toàn, an tâm khi đi học trở lại…
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh, đã đi học trở lại thì trường, lớp phải thực sự an toàn. An toàn cả dưới góc độ chuyên môn lẫn trong suy nghĩ của học sinh, của phụ huynh học sinh. Không nên cho học sinh đi học trở lại trong tình trạng vẫn lo sợ lây nhiễm, ở trường vẫn phải đeo khẩu trang trong lớp học…
*Ngay sau Hội nghị, đồng chí Trần Thị Nga - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh quán triệt tinh thần chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Hòa đối với công tác phòng chống dịch Covid -19 trên địa bàn; đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các phòng giáo dục, các trường học trên địa bàn tổ chức vệ sinh sạch sẽ, tổ chức diệt khuẩn khô, hướng dẫn học sinh quy trình rửa tay, chuẩn bị nước rửa tay khô, diệt khuẩn và tuyên truyền học sinh thường xuyên rửa tay; phối hợp với gia đình để quản lý, theo dõi sức khỏe của các học sinh, nhất là bậc học mầm non, tiểu học.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Nga yêu cầu các đơn vị, ngành chức năng, các huyện thành phố nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác phòng dịch; quan tâm, chỉ đạo các đơn vị vào cuộc, không chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch Covid -19 trên địa bàn… nhằm ngăn chặn, không để dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn.
* Chiều 14-2, đồng chí Nguyễn Văn Hòa - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp thường kỳ tháng 1 năm 2020 của UBND tỉnh nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội từ đầu năm đến nay và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm tháng 2 năm 2020.
Tại phiên họp, Sở Kế hoạch - Đầu tư thông qua báo cáo tóm tắt Đề án Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Kon Tum đến năm 2030 và Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2020-2025.
Các đại biểu tập trung thảo luận và cho ý kiến vào 2 Đề án theo chức năng, nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý. Đa số các ý kiến đều thống nhất với các nội dung của 2 Đề án này.
Trong phiên họp, lãnh đạo các sở, ngành tập trung nghiên cứu, đóng góp ý kiến đối với báo cáo chỉ đạo, điều hành của UBND và tình hình kinh tế - xã hội tháng 1 năm 2020; nhiệm vụ trọng tâm tháng 2 năm 2020.
Theo báo cáo của UBND tỉnh, trong tháng 1, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục ổn định, phát triển; công tác chuẩn bị Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 được quan tâm chỉ đạo và tập trung triển khai thực hiện, đảm bảo phục vụ người dân đón Tết đầm ấm, vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, không có trường hợp nào đói và không có Tết.
Tính đến hết tháng 1, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Đông Xuân 2019-2020 ước đạt 8.297 ha, bằng 96,6% so với cùng kỳ năm trước; tình hình hoạt động sản xuất ngành công nghiệp của các đơn vị, cơ sở trên địa bàn tỉnh trong tháng tương đối ổn định, hoạt động thương mại đáp ứng đủ nhu cầu mua sắm Tết của người dân; thu ngân sách nhà nước ước đạt 310 tỷ đồng, đạt 8,8% dự toán giao... Công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân được thực hiện có hiệu quả; tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí; an sinh xã hội, phúc lợi xã hội... được thực hiện tốt. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn ổn định, không có vụ việc phức tạp xảy ra.
Bên cạnh những kết quả đạt được, UBND tỉnh chỉ ra một số hạn chế, yếu kém và khó khăn, thách thức như tình trạng tàng trữ, đốt pháo vào dịp Tết Nguyên đán 2020 chưa được ngăn chặn triệt để; một số nông sản giá thấp, hàng hóa tiêu thụ chậm; một số mặt hàng thực phẩm tăng nhẹ vào thời điểm giáp Tết vẫn còn xảy ra đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sản xuất của nhân dân...
Nhiều nội dung được lãnh đạo các sở, ngành thảo luận, góp ý để tập trung thực hiện trong thời gian tới, trong đó nổi bật là một số vấn đề như: Công tác quản lý người nước ngoài lưu trú trên địa bàn tỉnh, việc triển khai thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19; giải pháp phòng hạn hán cho cây trồng, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm...
Giám đốc Công an tỉnh thông tin trên địa bàn tỉnh hiện có 103 người nước ngoài lưu trú, trong đó có 7 người Trung Quốc đang làm việc tại một số doanh nghiệp trên địa bàn. Thời gian tới, ngành Công an tiếp tục tăng cường quản lý chặt chẽ người nước ngoài lưu trú trên địa bàn tỉnh để đảm bảo an ninh trật tự và góp phần thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, Giám đốc Sở Y tế  bày tỏ lo lắng về vấn đề vệ sinh tại các trường phổ thông dân tộc nội trú do hệ thống nhà ở, khu vực vệ sinh tại các trường đều đã xuống cấp, trong khi các em học sinh lại ăn ở tại trường nên rất dễ xảy ra dịch bệnh; đề nghị chính quyền địa phương, công an viên cơ sở tăng cường quản lý người nước ngoài, nhất là công dân Trung Quốc ra vào các địa bàn nhằm quản lý, giám sát các trường hợp nghi nghờ. Theo Giám đốc Sở Y tế, căn cứ trên tình hình thực tế tại tỉnh ta và sự chủ động phòng chống dịch bệnh của các trường, ngày 17/2, các trường có thể tổ chức cho học sinh đi học trở lại và ngành Y tế sẽ có hướng dẫn chi tiết, cụ thể từng việc để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Đối với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất, chăn nuôi, Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn thông tin, hiện nay, ngành Nông nghiệp đang tập trung đẩy mạnh các giải pháp phòng chống hạn hán cho cây trồng; phối hợp với các địa phương tích cực thực hiện công tác phòng, chống các dịch bệnh cho đàn vật nuôi.
Phát biểu kết luận phiên họp, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Hòa yêu cầu cơ quan thường trực xây dựng Đề án Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Kon Tum đến năm 2030 và  Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2020-2025; tiếp thu các ý kiến góp ý của lãnh đạo các sở, ngành để hoàn thiện các Đề án.
Các sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh và các huyện, thành phố tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra và phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 đã được HĐND thông qua; thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt đúng quy định các dự án đã được phê duyệt.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị thủ trưởng các sở, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố cần tập trung chỉ đạo, ưu tiên cao nhất cho công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 với tinh thần chủ động, không để bị động bất ngờ trước mọi tình huống; trước mắt Sở Giáo dục - Đào tạo triển khai cho các trường dọn dẹp vệ sinh để đảm bảo môi trường sạch sẽ khi các em học  sinh đi học trở lại; ngành Y tế nghiên cứu, cân nhắc về việc tổ chức lại hoạt động phun hóa chất khử khuẩn; ngành Công an cần tăng cường quản lý đối với người nước ngoài ra vào địa bàn. Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai đánh giá lại công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh thời gian qua; tăng cường phòng chống các loại dịch bệnh đối với động vật trên cạn...
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý, các ngành cần nghiên cứu xây dựng kịch bản ứng phó một cách linh động, linh hoạt trước những tác động của dịch bệnh; các đồng chí lãnh đạo, mỗi cán bộ, công chức phát huy tinh thần làm việc, nêu cao trách nhiệm để tổ chức triển khai thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của từng ngành nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm 2020.
* Ngày 14-2, UBND huyện Kon Plông phối hợp với Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức Hội thảo “Tầm nhìn và chiến lược phát triển huyện Kon Plông giai đoạn 2021-2030: Đột phá để phát triển bền vững”.
Dự Hội thảo có lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các phòng, ban cấp huyện, cùng lãnh đạo các xã, thị trấn trong huyện.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghiên cứu các chuyên đề định hướng chiến lược phát triển về: Nông nghiệp, du lịch, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đô thị của huyện Kon Plông giai đoạn 2021-2030 của các chuyên gia đầu ngành về phát triển kinh tế của Việt Nam, đồng thời góp ý xây dựng để các chuyên đề về phát triển kinh tế-xã hội của huyện đạt được hiệu quả cao trong thời gian tới.
Đây là những cơ sở lý luận khoa học phù hợp với tình hình thực tiễn của huyện nhằm đánh giá, bổ sung vào văn kiện chuẩn bị Đại hội Đảng bộ huyện Kon Plông nhiệm kỳ 2020-2025.
* Sáng 15-2, tại TP Hà Nội, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá kết quả 25 năm thực hiện chính sách BHXH, BHYT; các giải pháp triển khai Nghị quyết số 28-NQ/TW và nhiệm vụ công tác năm 2020. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo Chính phủ, bộ, ban, ngành trung ương tham dự.
Tại điểm cầu Kon Tum, đồng chí Nguyễn Hữu Tháp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo sở, ban, ngành và cán bộ thuộc cơ quan BHXH tỉnh dự.
Quỹ BHXH là quỹ an sinh lớn nhất của nước ta hiện nay, toàn ngành BHXH có gần 21.000 công chức, viên chức đang phục vụ gần 16 triệu người tham gia BHXH, BHTN; cả nước có gần 86 triệu người tham gia BHYT (chiếm 90% dân số). Cuối năm 2019, tổng số thu BHXH bắt buộc toàn ngành đạt 243.000 tỷ đồng; thu BHXH tự nguyện đạt gần 2.400 tỷ đồng; thu BHYT đạt khoảng 105.000 tỷ đồng; số nợ bằng 1,6% tổng số thu (khoảng 6.000 tỷ đồng) mức thấp nhất trong 25 năm qua.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận qua 25 năm hình thành, phát triển, BHXH đã là vai trò trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ, mang lại những thành quả đáng khích lệ được cộng đồng quốc thế công nhận.
Thủ tướng đưa ra các nhóm giải pháp đối với toàn ngành BHXH như: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội theo hướng tích hợp để quản lý tập trung, có tính chia sẻ giữa nhà nước, xã hội, người dân trên cơ sở bám sát mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội đất nước; đẩy mạnh cải cách TTHC, ứng dụng CNTT, tiếp tục hoàn thiện đầy đủ cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.
Đội ngũ cán bộ,  công chức toàn ngành BHXH phải tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, thay đổi tác phong, lề lối làm việc, xây dựng chỉ số theo dõi, đánh giá chất lượng phục vụ người dân ở tất cả lĩnh vực; cần nâng cao hiệu lực quản lý trong việc thực hiện chính sách, tăng cường công tác kiểm tra giám sát, hoàn thiện cơ chế tài chính để chính sách BHXH, BHYT được thống nhất, tiện lợi cho người dân; tăng cường thông tin tuyên truyền về chính sách an sinh xã hội nói chung, BHXH, BHYT nói riêng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm các cấp ngành, đoàn thể hiểu sâu sắc hơn nữa ý nghĩa, vai trò, lợi ích BHXH, BHYT.
2. MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH MỚI CỦA TỈNH TRONG TUẦN:
* Ngày 07/02/2020, UBND tỉnh ban hành Quyết định 74/QĐ-UBND công nhận huyện Đăk Hà là Vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao. 
Theo Quyết định 74, Vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao huyện Đăk Hà bao gồm 6 cơ sở sản xuất, chế biến và phân phối sản phẩm cà phê. Đó là Công ty Cà phê Đăk Ui, Công ty TNHH MTV Cà phê 731, Công ty TNHH MTV Cà phê 734, Công ty TNHH MTV Cà phê 704, Hợp tác xã nông nghiệp – sản xuất và thương mại Sáu Nhung, Hợp tác xã nông nghiệp công bằng Pô Kô.
Là một trong ba địa phương được UBND tỉnh Kon Tum quy hoạch phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đến nay huyện Đăk Hà đã hình thành vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao quy mô 500 ha.
Được UBND tỉnh công nhận là vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao sẽ giúp huyện Đăk Hà thuận lợi hơn trong sản xuất, chế biến, phân phối và nâng cao giá trị sản phẩm cà phê.
* Ngày 08/02/2020, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Nghĩa vụ quân sự tỉnh ban hành Công văn số 340/CV-HĐNVQS chỉ đạo các cơ quan liên quan, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự tỉnh, UBND các huyện, thành phố và Hội đồng Nghĩa vụ quân sự các huyện, thành phố tổ chức giao, nhận quân năm 2020 khi đang có dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút corona.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan liên quan và các địa phương tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện công tác giao, nhận quân năm 2020 theo đúng chỉ đạo của Bộ Tổng Tham mưu - Quân đội nhân dân Việt Nam và Bộ Tham mưu - Bộ Tư lệnh Quân khu 5 về việc tổ chức giao, nhận quân năm 2020 khi đang có dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút corona, cụ thể:
Tổ chức kiểm tra nhanh thân nhiệt 100% công dân nhập ngũ; nếu phát hiện có công dân bị sốt, thực hiện xử lý theo quy trình.
Chương trình Lễ giao, nhận quân được tổ chức nhanh, gọn, chặt chẽ (thời gian tiến hành không quá 25 phút) và không tổ chức văn nghệ chào mừng trước buổi lễ; thành phần dự, gồm: Đại biểu chính quyền, đoàn thể địa phương giao quân; đại diện Hội đồng Nghĩa vụ quân sự tỉnh và huyện, Chỉ huy các cơ quan quân sự địa phương giao quân, Chỉ huy các cơ quan và cán bộ đơn vị nhận quân, Công dân nhập ngũ. Thời gian tổ chức vào lúc 08 giờ ngày 11/02/2020 (riêng huyện IaH’Drai tổ chức vào lúc 07 giờ 30 ngày 11/02/2020).
Về địa điểm tổ chức Lễ giao, nhận quân, Chủ tịch UBND tỉnh giao Hội đồng Nghĩa vụ quân sự các huyện, thành phố xác định và báo cáo về Cơ quan Thường trực Hội đồng Nghĩa vụ quân sự tỉnh; trong quá trình tổ chức lễ phải bảo đảm an toàn tuyệt đối; không được để người không liên quan vào khu vực tổ chức.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương giao quân tăng cường biện pháp nắm chắc số lượng, chất lượng công dân sẵn sàng nhập ngũ theo chỉ tiêu được giao; thường xuyên theo dõi diễn biến, cập nhật hàng ngày kịp thời báo cáo Hội đồng Nghĩa vụ quân sự, BCH phòng chống dịch nCoV tỉnh và huyện đối với những công dân trong diện gọi nhập ngũ tại địa phương có biểu hiện nhiễm nCoV; chuẩn bị đủ nguồn dự phòng công dân nhập ngũ, bảo đảm chất lượng chỉ tiêu giao quân. Trường hợp buộc phải thay đổi kế hoạch giao, nhận quân, các địa phương kịp thời báo cáo về Cơ quan Thường trực Hội đồng Nghĩa vụ quân sự tỉnh để xem xét giải quyết theo quy định.
Đề nghị các đơn vị nhận quân phối hợp chặt chẽ với địa phương giao quân nắm chắc nguồn công dân nhập ngũ đã chốt với địa phương; cử đội ngũ cán bộ đúng thành phần, có kinh nghiệm, chuẩn bị đủ phương tiện vận chuyển; sau khi nhận quân, nhanh chóng hành quân về đơn vị an toàn tuyệt đối. Tổ chức khám phúc tra sức khỏe tiến hành bù đổi (nếu có) theo quy định; tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp về vệ sinh phòng dịch, bảo đảm sức khỏe bộ đội và đời sống vật chất, tinh thần ngay từ ngày đầu về đơn vị. Khẩn trương ổn định tổ chức biên chế khung huấn luyện và các mặt công tác chuẩn bị khác để tiến hành huấn luyện chiến sĩ mới theo chỉ đạo của Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam.
* Ngày 10/02/2020, UBND tỉnh ban hành Công văn số 351/UBND-NNTN chỉ đạo các sở, ban ngành, thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020 theo chỉ đạo của Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh nhằm giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản của người dân và nhà nước.
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến kiến thức nâng cao kỹ năng ứng phó bão, lũ, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, đá, phòng chống đuối nước…. đến mọi người dân nhằm nâng cao khả năng tự phòng, tránh.
Rà soát, bổ sung hoàn thiện các tình huống, kế hoạch ứng phó về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão không để bị động, bất ngờ sẵn sàng ứng có hiệu quả các tình huống; rà soát, đánh giá chất lượng các công trình dân dụng, công nghiệp, dịch vụ bảo đảm an toàn kết cấu, phòng cháy chữa cháy, môi trường.
Rà soát, kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, xây dựng quy chế hoạt động, phân công rõ trách nhiệm của từng thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn để nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn; duy trì tốt các chế độ ứng trực về lực lượng và phương tiện để sẵn sàng cơ động ứng phó và xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống, nhất là ở các địa bàn trọng điểm; tăng cường công tác phối hợp tốt giữa các phòng, ban liên quan, Ủy ban nhân dân cấp xã và Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện trong công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; khi xảy ra sự cố phải khắc phục nhanh để giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản của người dân và nhà nước.
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh) theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị thực hiện, đồng thời chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh bổ sung hoàn thiện các tình huống, kế hoạch ứng phó về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; phòng chống cháy nổ, cháy rừng, cứu sập; phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão không để bị động, bất ngờ, sẵn sàng ứng phó hiệu quả các tình huống; rà soát, đánh giá chất lượng các công trình dân dụng, công nghiệp, dịch vụ bảo đảm an toàn kết cấu, phòng cháy chữa cháy, môi trường,... kết quả báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 28 tháng 02 năm 2020.
* Ngày 10/02/2020, UBND tỉnh ban hành văn bản 352/UBND-KGVX yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiếp tục chỉ đạo tổ chức triển khai tích cực công tác phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) theo các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh.
Đồng thời, UBND tỉnh yêu cầu theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức triển khai các nhiệm vụ:
Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương thực hiện đảm bảo theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế tại các Văn bản ngày 06 tháng 02 năm 2020.
Triển khai thực hiện biện pháp cách ly phù hợp, theo quy định đối với các trường hợp từ các quốc gia/địa phương có dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV đến địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế tại các Văn bản nêu trên.
Phối hợp các Sở, ngành, địa phương liên quan kiểm soát chặt chẽ hành khách xuất, nhập cảnh qua Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y; tăng cường giám sát phát hiện sớm các trường hợp từ quốc gia/địa phương có dịch đến địa bàn tỉnh, các trường hợp tiếp xúc, nghi ngờ/mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV để tổ chức thực hiện các biện pháp cách ly, điều trị theo chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ và Bộ Y tế; thực hiện triệt để việc khoanh vùng, xử lý môi trường các địa điểm có người nghi ngờ/mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV.
Tổ chức việc thường trực 24/24 tại các cơ sở y tế để kịp thời đáp ứng với dịch bệnh (thường trực 04 cấp: Lãnh đạo, chuyên môn, hậu cần, lái xe), đảm bảo chế độ thường trực và phòng chống dịch cho cán bộ y tế theo quy định; rà soát, chuẩn bị kế hoạch đáp ứng với các cấp độ dịch khi xảy ra trên địa bàn. Khi có trường hợp mắc bệnh tham mưu cấp có thẩm quyền công bố dịch theo quy định.
Được phép điều chuyển cơ sở vật chất, thuốc, hóa chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác cách ly, điều trị người nghi ngờ/mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV.
Tổ chức phổ biến, hướng dẫn các cơ sở y tế và các cơ quan, đơn vị liên quan quản lý chất thải y tế và xử lý thi hài bệnh nhân tử vong do nhiễm nCoV (nếu có) theo đúng quy định.
Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động- Thương binh và Xã hộiTổ chức thực hiện đảm bảo các nội dung chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp trong trường học…
Thường xuyên cập nhật thông tin dịch bệnh hàng ngày. Phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế để chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng chống dịch trong các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Chỉ đạo các trường học, cơ sở giáo dục, giáo dục nghề nghiệp tăng cường triển khai công tác truyền thông, hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch, giám sát, theo dõi tình hình sức khỏe trẻ em mầm non, học sinh và cán bộ, giáo viên; phát hiện sớm các trường hợp có biểu hiện của bệnh theo hướng dẫn, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để hỗ trợ, xử lý kịp thời.
Tiếp tục phối hợp với Sở Y tế thực hiện tốt việc tiêu độc, khử trùng các trường học, cơ sở giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, đảm bảo vệ sinh môi trường học theo quy định; tổ chức kiểm tra, giám sát, chỉ đạo, hướng dẫn công tác phòng chống dịch tại các trường học, cơ sở giáo dục, giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các địa phương và doanh nghiệp có lao động là người nước ngoài đến từ vùng quốc gia có dịch cách phòng ngừa dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Chỉ đạo rà soát các cơ sở lưu trú, phối hợp thực hiện việc cách ly theo quy định các trường hợp đến từ các quốc gia, địa phương có dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV; kiểm soát chặt chẽ hoạt động tại các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh để tránh tụ tập đông người, bảo đảm các yêu cầu về phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Quản lý thị trường tỉnhChỉ đạo các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ổn định sản xuất; chủ động triển khai các giải pháp, hỗ trợ bảo đảm nguồn cung trang thiết bị, vật tư y tế vật tư, hóa chất, sinh phẩm... cho công tác phòng, chống dịch; bảo đảm việc cung ứng, kiểm soát giá đối với hàng hóa, nhu yếu phẩm phục vụ nhân dân trong trường hợp dịch lan rộng, kéo dài.
Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan bảo đảm tập trung ứng phó với dịch bệnh, đồng thời đề xuất các giải pháp chỉ đạo, điều hành phù hợp giảm thiểu tác động bất lợi với kinh tế của tỉnh, bảo đảm ổn định kinh tế và các mục tiêu phát triển và tăng trưởng.
Sở Tài chính: Triển khai theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Văn bản số 338/UBND-KTTH ngày 07 tháng 02 năm 2020 về kinh phí phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona.
Công an tỉnh: Khẩn trương chỉ đạo công an các địa phương phối hợp với các ngành, cơ quan liên quan rà soát tất cả trường hợp nhập cảnh, đến từ các quốc gia, địa phương có dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV để tổ chức quản lý và cách ly theo hướng dẫn của ngành Y tế.
Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh: Phối hợp với Sở Y tế lập kế hoạch tổ chức khu cách ly tập trung của tỉnh để triển khai được ngay khi có yêu cầu.
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phốChỉ đạo các đơn vị công an, y tế, văn hóa và các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn phối hợp thực hiện việc quản lý, cách ly các trường hợp từ quốc gia/địa phương có dịch đến địa bàn, các trường hợp tiếp xúc, nghi ngờ/mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV theo đúng quy định.
Chỉ đạo rà soát tất cả người nhập cảnh đến từ hoặc đi qua quốc gia có dịch trong vòng 14 ngày để thực hiện các biện pháp cách ly.
Huy động nguồn lực để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, đảm bảo phục vụ việc cách ly.
Trực tiếp kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn; lưu ý xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, lợi dụng dịch bệnh để trục lợi, gây dư luận xấu trong xã hội.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virut Corona các cấp: Triển khai thực hiện theo các chỉ đạo, Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virut Corona gây ra tại tỉnh Kon Tum.
* Ngày 10/02/2020, Chủ tịch UBND tỉnh ký ban hành Quyết định 76/QĐ-UBND công nhận xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019 theo Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND thành phố Kon Tum và UBND xã Vinh Quang có trách nhiệm tổ chức công bố Quyết định xã đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định và tiếp tục chỉ đạo, thực hiện duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được trong thời gian tới nhằm phấn đấu đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu theo quy định.
Toàn tỉnh đến nay có 21 xã đạt chuẩn 19/19 tiêu chí nông thôn mới và được Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Trong đó, thành phố Kon Tum có 5 xã (Đoàn Kết, Hòa Bình, Ia Chim, Đăk Năng, Vinh Quang); huyện Đăk Hà với 4 xã (Hà Mòn, Đăk Mar, Đăk La, Đăk Ngọk); huyện Đăk Tô có 3 xã (Diên Bình, Tân Cảnh, Kon Đào); huyện Sa Thầy có 3 xã (Sa Sơn, Sa Nhơn, Sa Nghĩa); huyện Ngọc Hồi có 3 xã (Đăk Nông, Đăk Kan, Pờ Y); huyện Kon Rẫy có 2 xã (Đăk Ruồng, Tân Lập) và huyện Đăk Glei có 1 xã (Đăk Pek).
* Ngày 10/02/2020, UBND tỉnh ban hành Công văn số 354/UBND-NNTN yêu cầu Thủ trưởng các các Sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện thành phố chủ động các biện pháp phòng, chống dịch.
Theo đó, tiếp tục thực hiện nghiêm, quyết liệt các chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống trước các diễn biến phức tạp mới của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra; khẩn trương triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Cúm gia cầm theo đúng nội dung tại Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13 tháng 02 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm giai đoạn 2019-2025", Kế hoạch số 1272/KH-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phòng, chống bệnh cúm gia cầm giai đoạn 2019 - 2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum, ngăn chặn không cho dịch Cúm gia cầm vào Việt Nam.
Tổ chức tốt việc giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời dịch bệnh trên gia cầm và thông báo kịp thời cho ngành y tế khi phát hiện các ổ dịch trên đàn gia cầm. Hướng dẫn chủ chăn nuôi gia cầm tăng cường áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, các biện pháp chủ động phòng dịch, tiêm phòng vắc xin cúm cho đàn gia cầm. Đối với các địa phương có cửa khẩu quốc tế, đường biên giới thực hiện nghiêm túc việc kiểm dịch động vật tại các cửa khẩu, không để vận chuyển, buôn bán gia cầm qua các cửa khẩu và nhập lậu qua đường biên giới.
Giám sát chặt chẽ việc tập kết, buôn bán gia cầm và các sản phẩm gia cầm; xử lý nghiêm đối với các trường hợp vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới, không rõ nguồn gốc. Tăng cường kiểm tra việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là tại các cơ sở chế biến, tiêu thụ và vận chuyển gia cầm.
Tổ chức tuyên truyền sâu rộng về tình hình dịch, đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi, giết mổ gia cầm; không sử dụng gia cầm không rõ nguồn gốc, gia cầm và sản phẩm gia cầm chưa qua kiểm dịch; sử dụng thịt gia cầm phải nấu chín, không ăn tiết canh và tăng cường các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm.
Bố trí kinh phí phục vụ công tác phòng chống dịch cúm A(H5N1) trên  đàn gia cầm và ở người; bảo đảm kinh phí để tổ chức triển khai kịp thời, có hiệu quả các nội dung Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13 tháng 2 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch số 1272/KH-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện việc kiện toàn, củng cố và tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp theo quy định của Luật thú y, nhất là tại cơ sở theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư tại Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 20 tháng 5 năm 2019; Nghị quyết số 100/2019/QH14 ngày 27 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV; Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2019 để bảo đảm lực lượng tổ chức phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả. Hoàn thành trước ngày 25 tháng 02 năm 2020.
Sở Y tế chủ động triển khai các hoạt động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh viêm đường hô hấp có tiền sử tiếp xúc với gia cầm để cách ly, điều trị và quản lý kịp thời, tránh lây nhiễm cho cộng đồng.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, giám sát, đánh giá sự sẵn sàng trong công tác phòng chống dịch và chỉ đạo việc thực hiện phòng chống dịch cúm gia cầm. Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện trước ngày 25 tháng 02 năm 2020.
* Ngày 10/02/2020, UBND tỉnh ban hành Quyết định 05/2020/QĐ-UBND phê duyệt Đề án cho vay tiêu dùng từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi hoạt động "tín dụng đen" trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, đối tượng vay vốn là Hộ gia đình là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình, hộ mới thoát nghèo, gặp khó khăn đột xuất về tài chính do ốm đau, bệnh tật phải điều trị dài ngày; tai nạn đột xuất; thiên tai, hỏa hoạn làm nhà cửa, tài sản, phương tiện đi lại bị hư hỏng cần khắc phục ngay (kể cả trường hợp đang còn dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội); để kinh doanh, buôn bán nhỏ (không có dự nợ các Chương trình tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội), có nhu cầu vay vốn để ổn định cuộc sống với lý do chính đáng, hợp pháp.
Điều kiện được vay vốn: Hộ gia đình gặp khó khăn đột xuất về tài chính cần nguồn vốn để khắc phục ngay, có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi cho vay trên địa bàn tỉnh Kon Tum; có khả năng tài chính để trả nợ khi đến hạn; Người vay vốn phải chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay, là người trực tiếp ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ, trả lãi cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo cam kết.
Mức cho vay: Do Ngân hàng Chính sách xã hội và người vay vốn thỏa thuận theo nhu cầu, khả năng nguồn vốn và khả năng trả nợ của người vay vốn để cho vay phù hợp nhưng tối đa không quá 30 triệu đồng/hộ/cá nhân (mỗi hộ gia đình chỉ được 01 cá nhân đại diện vay vốn).
Thời hạn cho vay: Theo thỏa thuận giữa Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay với người vay vốn, đảm bảo phù hợp với khả năng trả nợ và mục đích sử dụng vốn vay nhưng tối đa không quá 24 tháng kể từ ngày nhận tiền vay. Trường hợp đến hạn trả nợ, nếu người vay vốn gặp khó khăn về tài chính do nguyên nhân khách quan chưa trả được nợ thì được Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay xem xét cho gia hạn nợ, thời hạn gia hạn nợ tối đa bằng một nửa thời hạn cho vay nhưng không quá 12 tháng.
Lãi suất cho vay là 7,92%/năm (0,66%/tháng).
Nguồn vốn cho vay: Nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh, Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện để cho vay do Hội đồng nhân dân tỉnh (đối với ngân sách cấp tỉnh), Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định (đối với ngân sách cấp huyện).
Thời hạn giải ngân vốn vay trong vòng 24h kể từ thời điểm người có nhu cầu vay vốn đăng ký và lập hồ sơ vay vốn tại Thôn trưởng hoặc Tổ tiết kiệm và vay vốn (nếu đảm bảo điều kiện được vay vốn); trường hợp thời điểm giải ngân rơi vào ngày nghỉ, lễ thì được chuyển qua giải ngân vào ngày làm việc tiếp theo.
* Ngày 10/02/2020, UBND tỉnh ban hành văn bản số 355/UBND-KTTH về rà soát, chấn chỉnh việc gắn biển tên cơ quan.
Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:  Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNV ngày 07 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về biển tên cơ quan hành chính nhà nước, triển khai rà soát lại việc gắn biển tên cơ quan tại đơn vị và các đơn vị trực thuộc; trường hợp chưa thực hiện đúng quy định thì phải có giải pháp khắc phục, đảm bảo yêu cầu về nội dung biển tên, chất liệu, kích thước, màu sắc và vị trí gắn biển tên theo đúng Thông tư số 05/2008/TT-BNV. Đối với ngành có quy định riêng về biển tên cơ quan thì thực hiện theo quy định của ngành.
Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Nội vụ thường xuyên kiểm tra việc gắn biển tên cơ quan đối với các đơn vị; đồng thời có trách nhiệm theo dõi tình hình thực hiện của các cơ quan, đơn vị, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chung trong nội dung tình hình thực hiện kỷ luật, kỷ cương hàng tháng.
* Ngày 13/02/2020, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Nga ký văn bản số 23/TB-UBND Thông báo về việc tạm dừng tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 5 năm 2020.
Theo dự kiến trước đó, Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 5 năm 2020 được tổ chức từ ngày 6-15/3/2020 với chuỗi hoạt động cấp tỉnh như lễ khai mạc, lễ hội sâm và dược liệu, lễ hội đường phố, lễ khánh thành Quốc môn, cuộc thi Người đẹp Ngọc Linh, thi và trình diễn bay dù; tổ chức không gian văn hóa lễ hội và trưng bày di sản văn hóa các dân tộc, sắc màu thổ cẩm, hội nghị xúc tiến đầu tư, giới thiệu và tổ chức tour du lịch dã ngoại…
* Ngày 13/02/2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 386/KH-UBND về tổ chức tháng hoạt động thể dục, thể thao cho mọi người và Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân giai đoạn 2020 - 2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Nhằm thiết thực chào mừng ngày thành lập ngành Thể dục thể thao và Ngày Bác Hồ viết bài “Thể dục và sức khỏe” kêu gọi đồng bào tập thể dục (27/3); ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3); ngày giải phóng tỉnh Kon Tum (16/3); Động viên đông đảo các tầng lớp Nhân dân tham gia tập luyện thể dục thể thao và hưởng ứng Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và phong trào “Khỏe để lập nghiệp và giữ nước” trong thế hệ trẻ góp phần nâng cao sức khỏe để phục vụ học tập, lao động, sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa tác dụng của luyện tập thể dục, thể thao trong việc bảo vệ, nâng cao sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống Nhân dân, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các địa phương, đơn vị xây dựng kế hoạch, hướng dẫn tổ chức tháng hoạt động thể dục, thể thao cho mọi người và Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân tại đơn vị, địa phương; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động mọi người dân tự chọn cho mình những hoạt động thể dục, thể thao phù hợp để tập luyện hàng ngày và tham gia Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân hàng năm; Triển khai tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao trong tháng hoạt động thể dục, thể thao cho mọi người và Ngày chạy Olympic tại địa phương, đơn vị đảm bảo an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, tạo được khí thế sôi nổi, hào hứng tham gia của Nhân dân; Vận động các nguồn lực xã hội đóng góp cho công tác tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao và Ngày chạy Olympic tại địa phương, đơn vị.
* Ngày 14/02/2020, Chủ tịch UBND tỉnh ký ban hành Kế hoạch số 396/KH-UBND về theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2020
Theo đó, Kế hoạch xác định những nội dung cơ bản như sau:
1. Triển khai công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật; phổ biến, quán triệt, tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật quy định về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, địa phương thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật:
2. Lĩnh vực theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh gồm: Lĩnh vực trọng tâm: Tập trung theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và đăng ký giao dịch bảo đảm. Trong phạm vi quản lý nhà nước được giao, các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trọng tâm được nêu tại kế hoạch này gửi đến Sở Tư pháp (trong tháng 02 năm 2020) để theo dõi. Lĩnh vực khác: Đối với các lĩnh vực không thuộc lĩnh vực trọng tâm công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2020 nêu tại Kế hoạch này, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tùy vào đặc điểm, tình hình của từng cơ quan, đơn vị, địa phương để thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP của Chính phủ nhằm đảm bảo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật được thực hiện theo đúng nguyên tắc “thường xuyên, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm”.
3. Nội dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật: Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh cấp huyện, công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh cấp xã thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật đối với lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý trên cơ sở đánh giá các nội dung được quy định tại các Điều 7, 8, 9, 10 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP của Chính phủ và tại các Điều 1, 2, 3, 4, 5 Thông tư số 14/2014/TT-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
4. Các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật gồm: Thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật; kiểm tra tình hình thi hành pháp luật; điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật và xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
* Chiều 15/02/2020, UBND tỉnh ban hành Công văn số 405/UBND-KGVX về việc kéo dài thời gian nghỉ học tập trung tại các nhà trường trên địa bàn tỉnh quản lý do dịch bệnh Covid-19 gây ra.
Tại Công văn số 405/UBND-KGVX, UBND tỉnh cho biết, ngày 14/2/2020, Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) ban hành Công văn số 431/BGDĐT-GDTC đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét việc kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh, sinh viên, học viên do dịch bệnh Covid-19. Ngày 15/2, Sở GD-ĐT có Tờ trình số 23/TTr-SGDĐT đề nghị UBND tỉnh xem xét cho phép kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh, sinh viên, học viên trên địa bàn tỉnh đến hết tháng 2/2020 do dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.
Trên cơ sở đó, UBND tỉnh thống nhất kéo dài thời gian nghỉ học tập trung tại các nhà trường trên địa bàn tỉnh quản lý đến hết tháng 2/2020 do dịch bệnh Covid-19 theo tinh thần Công văn của Bộ GD-ĐT và đề nghị của Sở GD-ĐT.
Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở GD-ĐT, Sở LĐ-TB&XH thông báo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện; tiếp tục phối hợp với ngành Y tế và các đơn vị, địa phương liên quan tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vệ sinh trường lớp học trước khi cho học sinh, sinh viên trở lại học tập trung; hướng dẫn học sinh, sinh viên, cha mẹ học sinh, giáo viên, cán bộ, nhân viên về cách thức phòng, chống bệnh và ngăn ngừa lây nhiễm theo đúng hướng dẫn của ngành Y tế và ngành GD-ĐT.
 
 
Nguyễn Phi Em (tổng hợp)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

CT.16.UBND

về xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030.

Lượt xem:385 | lượt tải:40

QĐ.1309.TU

về việc thành lập Ban Chỉ đạo phát triển nhà ở xã hội và thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Lượt xem:652 | lượt tải:34

QĐ.1308.TU

Thành lập các Tổ chỉ đạo đại hội đảng bộ cấp huyện và tương đương nhiệm kỳ 2025-2030.

Lượt xem:90 | lượt tải:47

TÀI LIỆU

giao ban báo chí tháng 8-2024

Lượt xem:805 | lượt tải:77

CV.2598.BTGTU

V/v hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Đất đai năm 2024

Lượt xem:285 | lượt tải:139

CV.2594.BTGTU

Mời dự Hội nghị Báo cáo viên (trực tuyến) tháng 8-2024

Lượt xem:1321 | lượt tải:66

HD.163.BTGTW

Hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 14-6-2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Đại hội các Hội văn học, nghệ thuật và Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2030.

Lượt xem:324 | lượt tải:51
 
pxyk2024
 
bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập292
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm288
  • Hôm nay9,587
  • Tháng hiện tại331,144
  • Tổng lượt truy cập32,993,801
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: ông Nguyễn Trung Hải, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
SĐT: 0260.3862301     Fax: 0260.3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây