Tin tức tổng hợp tuần (từ 04-05 đến 10-05-2020) 

Tin tức tổng hợp tuần (từ 04-05 đến 10-05-2020)

Thứ hai - 11/05/2020 08:26
UBND thành phố Kon Tum thực hiện chi trả tiền hỗ trợ cho các đối tượng thuộc diện người có công cách mạng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 theo Nghị quyết 42/NQ-CP, ngày 9/4/2020 của Chính phủ. (ảnh: kontum.gov.vn)
UBND thành phố Kon Tum thực hiện chi trả tiền hỗ trợ cho các đối tượng thuộc diện người có công cách mạng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 theo Nghị quyết 42/NQ-CP, ngày 9/4/2020 của Chính phủ. (ảnh: kontum.gov.vn)
1. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÂM CỦA TỈNH TRONG TUẦN:
* Tin nhân sự trong tuần:
- Ngày 04-5, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV tổ chức Hội nghị đột xuất.  
Tại Hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hùng trao Quyết định số 2024-QĐNS/TW ngày 7/4/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ định đồng chí Nguyễn Ngọc Sâm - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Sa Thầy tham gia làm Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Trao Quyết định số 2027-QĐNS/TW ngày 7/4/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ định đồng chí Trương Thị Linh - Bí thư Huyện ủy Đăk Tô tham gia làm Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum nhiệm kỳ 2015 - 2020.
- Sáng 06-5, HĐND huyện Ngọc Hồi khóa VI, nhiệm kỳ 2016-2021 tổ chức kỳ họp bất thường để miễn nhiệm và kiện toàn các chức danh do HĐND huyện bầu.
Với tinh thần đoàn kết, nhất trí cao, các đại biểu HĐND huyện Ngọc Hồi đã bầu đồng chí Nguyễn Văn Việt - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, nguyên Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư) giữ chức Phó Chủ tịch UBND huyện khóa VI, nhiệm kỳ 2016-2021 với tỷ lệ phiếu bầu đạt 92,6%.
* Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri thông báo chương trình và nội dung kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XIV
- Sáng 5-5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh do đồng chí A Pớt - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn có buổi tiếp xúc với cử tri huyện Ngọc Hồi.
Tham dự buổi tiếp xúc có đồng chí Kring Ba- Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh và lãnh đạo huyện Ngọc Hồi.
Tại buổi tiếp xúc, đại diện Đoàn ĐBQH tỉnh thông báo với cử tri chương trình và nội dung kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XIV. Theo đó, Kỳ họp được chia làm 2 đợt, đợt 1, Quốc hội họp trực tuyến từ ngày 19/5 đến ngày 4/6; đợt 2, Quốc hội họp tập trung tại Nhà Quốc hội từ ngày 10- 20/6.
Thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, đồng chí A Pớt - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh ghi nhận những kiến nghị, phản ánh của cử tri; đồng thời đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm việc với Sở Nội vụ, Bảo hiểm Xã hội tỉnh để nắm thông tin và có giải thích cụ thể, phù hợp đối với các trường hợp hợp đồng trong chức danh công chức cấp xã nhằm đảm bảo tối ưu quyền lợi cho người lao động. Nếu có vướng mắc, tiếp tục kiến nghị đến cấp có thẩm quyền để làm rõ và thông tin lại cho cử tri.
Đối với huyện Ngọc Hồi, đồng chí đề nghị cần tiếp thu, nghiên cứu kiến nghị của cử tri, có kế hoạch huy động các nguồn lực, bố trí nguồn kinh phí phù hợp đầu tư cứng hóa tuyến đường từ thôn Đăk Wang, xã Sa Loong đến đường tuần tra biên giới để đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng - an ninh tuyến biên giới. Bên cạnh đó, cần lắng nghe, tiếp thu, giải quyết thỏa đáng ngay từ cơ sở các ý kiến, phản ánh của cử tri nhằm xây dựng Đảng, chính quyền ngày càng trong sạch, vững mạnh.
- Chiều 5-5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh do đồng chí A Pớt - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn có buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Đăk Glei.
Tại buổi tiếp xúc, đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thông báo với cử tri chương trình và nội dung kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XIV.
Sau khi nghe ý kiến, kiến nghị của cử tri, thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, đồng chí A Pớt - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh ghi nhận những ý kiến, kiến nghị của cử tri huyện Đăk Glei. Đồng chí đề nghị chính quyền địa phương cần lắng nghe, tiếp thu, giải quyết thỏa đáng những vấn đề mà cử tri kiến nghị ngay từ cơ sở và mong muốn cử tri tiếp tục chia sẻ, góp ý thẳng thắn để xây dựng Đảng, chính quyền ngày càng trong sạch vững mạnh.
 - Sáng 5-5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh do đồng chí Tô Văn Tám - Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn tiếp xúc cử tri huyện Kon Rẫy.
Tại buổi tiếp xúc, đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thông báo với cử tri huyện Kon Rẫy chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV.
Phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri, đồng chí Tô Văn Tám đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của cử tri trong việc phản ánh các tồn tại, bất cập tại địa phương đến với Quốc hội, đồng thời tiếp thu và tổng hợp các ý kiến thuộc thẩm quyền để trình Quốc hội xem xét trong Kỳ họp tới.
- Chiều 5-5, tại Hội trường UBND huyện Kon Plông, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh do đồng chí Tô Văn Tám - Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn tiếp xúc cử tri huyện Kon Plông.
Tại buổi tiếp xúc, đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thông báo với cử tri huyện Kon Plông chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV.
Phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri, đồng chí Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tô Văn Tám đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm của cử tri trong việc phản ánh các tồn tại, bất cập tại địa phương đến với Quốc hội. Thông qua đó, giúp Đoàn nắm bắt và giải thích những chính sách của Nhà nước đối với phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, trong đó có liên quan đến phát triển giao thông Quốc lộ 24 đoạn đi qua địa bàn huyện, phát triển du lịch sinh thái Măng Đen, gói hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 của Chính phủ… Đồng thời, Đoàn tiếp thu và tổng hợp những ý kiến, kiến nghị của cử tri để trình Quốc hội xem xét giải quyết trong kỳ họp tới.
- Sáng 6-5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh do đồng chí Tô Văn Tám - Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn tiếp xúc cử tri tại xã Ia Tơi, huyện Ia H'Drai.
Tại buổi tiếp xúc, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thông tin đến cử tri về chương trình và nội dung Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV.
Các ý kiến, kiến nghị của cử tri được Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh ghi nhận và chuyển cơ quan chức năng xem xét, giải quyết.
- Chiều 6-5, tại huyện Sa Thầy, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh do đồng chí Tô Văn Tám - Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn tiếp xúc cử tri tại huyện Sa Thầy.
Tại buổi tiếp xúc, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thông tin đến cử tri về chương trình và nội dung kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV.
Các ý kiến, kiến nghị của cử tri được Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh ghi nhận và chuyển cơ quan chức năng xem xét, giải quyết.
- Chiều 6-5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh do đồng chí A Pớt - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh có buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Đăk Hà.
Phát biểu tại buổi tiếp xúc, đồng chí A Pớt đã thông tin thêm cho cử tri những nội dung quan trọng tại kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XIV. Đồng thời, nhấn mạnh: Những kết quả trong công tác phòng, chống và đẩy lùi đại dịch Covid-19 của nước ta đạt được là hết sức quan trọng. Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành đã và sẽ triển khai kịp thời những chính sách nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do đại dịch gây ra để tiếp tục duy trì và nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đồng chí cũng đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân trong công tác phòng chống dịch; triển khai kịp thời, có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với người dân trên địa bàn.
- Sáng 7-5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh do đồng chí A Pớt - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn tiến hành tiếp xúc cử tri huyện Đăk Tô trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV.
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thông tin đến cử tri về chương trình và nội dung kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV; báo cáo kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh Kon Tum của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV đến nay.
Sau khi lắng nghi các ý kiến của cử tri, lãnh đạo các sở, UBND huyện Đăk Tô đã giải trình những nội dung thuộc thẩm quyền. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã ghi nhận và tiếp thu những ý kiến vượt quá thẩm quyền giải quyết của tỉnh đề đạt lên Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương xem xét,  giải quyết.
- Sáng 7-5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh do đồng chí Tô Văn Tám - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn tiếp xúc cử tri thành phố Kon Tum.
Các ý kiến còn lại của cử tri, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh ghi nhận, chuyển các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết.
- Chiều 7-5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí A Pớt - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn tiếp xúc cử tri huyện Tu Mơ Rông.
Các ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền đã được UBND huyện, lãnh đạo các sở, ngành liên quan trả lời, giải thích trực tiếp tại buổi tiếp xúc. Các ý kiến không thuộc thẩm quyền được Đoàn ĐBQH tỉnh ghi nhận, tiếp thu để chuyển đến các cơ quan chức năng và trình lên kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV xem xét giải quyết.
* Ngày 4-5, đoàn công tác của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh thăm, tặng quà các cơ sở Phật giáo trên địa bàn tỉnh nhân dịp Đại lễ Phật Đản - Phật lịch 2564.
Tại các nơi đoàn đến thăm, tặng quà, thay mặt Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, đồng chí Bùi Duy Chung - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các hòa thượng, đại đức, tăng ni, phật tử sức khỏe, an lạc và công việc phật sự thành tựu, viên mãn; đồng thời ghi nhận, biểu dương những đóng góp của Giáo hội Phật giáo tỉnh trong sự phát triển chung của tỉnh nhà trong những năm qua.
Đồng chí bày tỏ mong muốn Giáo hội Phật giáo tỉnh cùng các hòa thượng, đại đức, tăng ni, phật tử tiếp tục thực hiện tốt phương châm hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam: “Đạo pháp đồng hành cùng với Dân tộc”; đoàn kết, ra sức thi đua lao động sản xuất, lập tích chào mừng Đại lễ Phật đản - Phật lịch 2564. Đặc biệt, năm nay, Đại lễ Phật Đản - Phật lịch 2020 diễn ra trong thời điểm đại dịch Covid-19, vì vậy, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh cần vận động bà con giáo dân tổ chức lễ hết sức đơn giản, gọn nhẹ, trang nghiêm để góp phần cùng với Đảng, Nhà nước thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19.
* Ngày 5-5, Đoàn công tác của Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Hòa - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm một số cơ sở tôn giáo và chức sắc đạo Phật trên địa bàn tỉnh nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2564 - Dương lịch 2020.
Đoàn lãnh đạo tỉnh đã đến thăm Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh và Hòa thượng Thích Quảng Xả - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPG Việt Nam đặc trách 5 tỉnh Tây Nguyên, Trưởng Ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh, Trụ trì Chùa Huệ Chiếu; thăm Hòa thượng Thích Chánh Quang - Thành viên Hội đồng Chứng minh GHPG Việt Nam, Chứng minh Ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh, Trụ trì Chùa Bác Ái.
Tại các nơi đến thăm, thay mặt Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnhchúc mừng quý hòa thượng, thượng tọa, đại đức, tăng, ni và toàn thể đồng bào Phật tử tỉnh nhà đón mùa Phật đản an vui, ý nghĩa. Tỉnh Kon Tum ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp tích cực của Phật giáo tỉnh Kon Tum trong sự phát triển kinh tế xã hội, an ninh trật tự của địa phương; nhất là trong việc tuyên truyền cho đồng bào phật tử thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Đồng chí mong muốn trong thời gian tới, các chức sắc, tăng ni, phật tử tỉnh nhà tiếp tục thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong hoạt động tôn giáo, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, thực hiện đúng đường hướng “Đạo pháp- dân tộc- chủ nghĩa xã hội”…; đặc biệt là việc tiếp tục nâng cao các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác...
Đại diện các chức sắc đạo phật đã bày tỏ tình cảm và cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh trong hoạt động Phật sự trên địa bàn tỉnh; thời gian qua, Ban trị sự GHPG Việt Nam tỉnh đã tuyên truyền tới toàn thể tăng, ni, đồng bào Phật tử về thực hiện nghi lễ tôn giáo phải đảm bảo đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo đúng chỉ đạo của Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch UBND tỉnh. Đồng thời, khẳng định sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa những kết quả đã đạt được, phát huytruyền thống tốt đẹp của Phật giáo, vận động chức sắc, tăng ni, Phật tử của tỉnh tích cực tham gia các phong trào từ thiện, nhân đạo góp phần xây dựng địa phương giàu đẹp...
Trong dịp Đại lễ Phật đản năm 2020, UBND tỉnh đã giao Sở Nội vụ và UBND các huyện, thành phố tổ chức thăm hỏi, chúc mừng các cơ sở tôn giáo, chức sắc, chức việc, tín đồ có uy tín của đạo Phật trên địa bàn.
* Chiều 5-5, UBND tỉnh tổ chức họp báo cung cấp một số thông tin liên quan đến công tác chỉ đạo xử lý và kết quả kiểm tra, xác minh ban đầu thông tin phản ánh tình trạng phá rừng, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép tại bản tin thời sự 19 giờ, ngày 28/4/2020 trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam.
Các đồng chí: Nguyễn Hữu Tháp - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Đặng Quang Hà - Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Nguyễn Tấn Liêm - Quyền Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì buổi họp báo.
Dự buổi họp báo có các đồng chí: Nguyễn Văn Hòa - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Thị Kim Đơn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; U Huấn - Trưởng Ban Nội chính Tỉnh uỷ; lãnh đạo Sở Thông tin & Truyền thông, Báo Kon Tum, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương đứng chân trên địa bàn tỉnh.
Tại buổi họp báo, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Đặng Quang Hà thông tin, sau khi Đài Truyền hình Việt Nam phát phóng sự về tình trạng phá rừng ở một số địa phương của tỉnh Kon Tum trong chương trình thời sự lúc 19 giờ ngày 28/4/2020 trên kênh VTV1, tối cùng ngày, Chủ tịch UBND tỉnh đã giao Quyền Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm khẩn trương tổ chức lực lượng để kiểm tra, xác minh thông tin phản ánh.
Với quan điểm chỉ đạo của tỉnh là xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, không có vùng cấm, sai đến đâu xử lý đến đó, bất kể người vi phạm là ai; Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh kịp thời có các văn bản chỉ đạo các lực lượng chức năng khẩn trương tổ chức kiểm tra, xác minh thông tin phản ánh để xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Qua kiểm tra, xác minh ban đầu và đối chiếu với kết quả kiểm tra thực tế hiện trường cũng như các hình ảnh, thông tin của các vụ án đã khởi tố trước đó, các lực lượng chức năng nhận thấy các thông tin, hình ảnh trong phóng sự do VTV1 phản ánh liên quan đến vụ án đã được tỉnh Kon Tum chỉ đạo các lực lượng chức năng mật phục phát hiện, khởi tố vụ án, khởi tố bị can trước đó.
Cụ thể là, vụ án khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép phát hiện vào ngày 29/02/2020 tại tiểu khu 277, địa bàn thôn Đăk Manh 1, xã Đăk Rơ Nga, huyện Đăk Tô đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 13 đối tượng. Hiện, Công an tỉnh đang khẩn trương kết luận điều tra, chuyển cơ quan tố tụng để truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật.
Về hình ảnh người dân dẫn phóng viên đến quay hiện trường tại Đăk Tô bị đe dọa ban đầu xác minh là có, hiện đang được các cơ quan chức năng điều tra bổ sung hành vi đe dọa để xử lý theo pháp luật.
Kiểm tra tại địa bàn huyện Kon Rẫy, lực lượng chức năng phát hiện một số gốc cây bị chặt hạ trước đó, hiện các lực lượng chức năng đang tiếp tục tiến hành xác minh, làm rõ.
Một số thông tin, hình ảnh khác trong phóng sự, quá trình điều tra, xác minh gặp nhiều khó khăn do hình ảnh không rõ ràng, tầm nhìn che khuất và không đưa thông tin cụ thể về địa bàn.
Mặc dù chưa có kết quả kiểm tra, xác minh, nhưng tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo các lực lượng chức năng củng cố hồ sơ, khởi tố vụ án, phối hợp tốt với tổ chức, cá nhân cung cấp tin để điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Sau khi nghe phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí trao đổi về thông tin liên quan đến thông tin phản ánh tình trạng phá rừng, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép tại bản tin thời sự 19 giờ, ngày 28/4/2020 trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam và các vấn đề liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Đặng Quang Hà khẳng định, nhiệm vụ này luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền và các ngành chức năng của tỉnh Kon Tum quan tâm, coi trọng.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh đề nghị các cơ quan thông tấn báo chí (đặc biệt là phóng viên VTV1) tiếp tục phối hợp, cung cấp thông tin chính xác các vụ việc vi phạm pháp luật; trong đó có vụ việc nêu trên để đẩy nhanh quá trình điều tra, sớm xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm pháp luật. Các nội dung phóng viên VTV1 phản ánh đang được cơ quan chức năng của tỉnh khẩn trương điều tra, khi có kết quả cụ thể, UBND tỉnh sẽ chính thức cung cấp tới các cơ quan báo chí và các ngành chức năng.
* Sáng 5-5, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện Kon Rẫy tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ năm 2020 và phương hướng nhiệm vụ năm 2021.
Năm 2020, huyện Kon Rẫy có 74 công dân lên đường nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc, đạt 100% chỉ tiêu giao. Các công dân có tuổi đời từ 18 đến 22, trong đó có 37 công dân người dân tộc thiểu số.
Để làm tốt hơn nữa công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ trong thời gian tới, Hội nghị đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ tiếp tục quán triệt, tuyên truyền thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự; chú trọng khâu đăng ký quản lý nguồn gọi nhập ngũ, sơ tuyển, xét chọn các tiêu chuẩn chính trị, đạo đức, học vấn, sức khỏe; quản lý chặt chẽ số công dân trúng khám tuyển, nhất là số công dân phát lệnh gọi nhập ngũ; quan tâm chăm lo chính sách hậu phương quân đội để quân nhân yên tâm công tác hoàn thành tốt nhiệm vụ.
* Sáng 6-5, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng 5/2020. Tham dự có đại diện lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh, Báo Kon Tum, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, Công an tỉnh và các cơ quan báo chí Trung ương thường trú tại tỉnh.
Theo đánh giá, trong tháng 4, công tác chỉ đạo và phối hợp quản lý, định hướng hoạt động tuyên truyền báo chí trên địa bàn tỉnh được Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các đơn vị, cơ quan chức năng triển khai kịp thời, đúng quy định. Các đơn vị truyền thông, báo chí địa phương và Trung ương thường trú tại Kon Tum tăng cường tuyên truyền trọng tâm về ý nghĩa của ngày Giỗ tổ Hùng Vương; kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và các ngày lễ khác; công tác chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần XIII của Đảng; tiến hành đăng, phát lấy ý kiến tham gia góp ý của các tầng lớp nhân dân vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh; tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh trật tự xã hội các tháng đầu năm 2020; công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh...
Hội nghị thông qua nhiệm vụ trọng tâm công tác báo chí tháng 5, bao gồm chỉ đạo và phối hợp quản lý hoạt động báo chí theo đúng luật định, nhất là tập trung đánh giá hiệu quả cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết, kết luận, kế hoạch của Ban Bí thư, Bộ Chính trị “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong tình hình mới”; tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội lần thứ XVI Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2025; chuẩn bị các điều kiện để tiến hành Đại hội Hội Nhà báo tỉnh lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020-2025; tổ chức các hoạt động kỷ niệm 95 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925- 21/6/2020) và các ngày lễ, kỷ niệm ở tỉnh, toàn quốc.
Đồng thời, các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng cường tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh; triển khai chỉ đạo của tỉnh, Trung ương về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội; tiến hành hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; kịp thời phát hiện, lên án các hành vi lợi dụng các chủ trương, chính sách hỗ trợ của Nhà nước để trục lợi.
Trong tháng 5, các cơ quan thông tấn báo chí tiếp tục tuyên truyền thường xuyên đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và các ngày lễ, kỷ niệm của tỉnh, đất nước; công tác lấy ý kiến tham gia của các tầng lớp nhân dân vào dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội XVI của Đảng bộ tỉnh; tình hình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; xây dựng nông thôn mới; quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ môi trường; phòng chống cháy, nổ; an toàn hồ đập trong mùa mưa, bão; phòng, chống dịch bệnh ở người, cây trồng và vật nuôi...
* Ngày 6-5, Công ty Điện lực Kon Tum phối hợp Sở Công thương tổ chức nghiệm thu, đưa vào sử dụng công trình đưa điện lưới Quốc gia đến thôn 3 và thôn 5 (xã Tân Cảnh, huyện Đăk Tô), đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định cho 70 hộ dân.
Công trình có quy mô 1,39km đường dây trung thế, 2 trạm biến áp với tổng dung lượng 150kVA, 2,65km đường dây hạ thế. Tổng mức đầu tư của công trình hơn 1,6 tỷ đồng từ nguồn vốn của Trung ương thuộc Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện Quốc gia tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014-2020.
* Trong hai ngày (6 và 7-5), Chi bộ Đồn Biên phòng Đăk Long (Đảng bộ Bộ đội Biên phòng tỉnh) tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2020-2025. Dự và chỉ đạo Đại hội có Đại tá Lê Minh Chính - Chính ủy BĐBP tỉnh, cùng 28 đảng viên chính thức của Chi bộ.
Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 5 đồng chí, đồng chí Thượng tá Nguyễn Văn Ngự tái cử chức Bí thư Chi bộ; bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ đội Biên phòng tỉnh lần thứ VII gồm 6 đại biểu chính thức và 1 đại biểu dự khuyết.
* Trong hai ngày (6 và 7-5), Đảng bộ xã Măng Cành (huyện Kon Plông) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ XII (nhiệm kỳ 2020 - 2025).
Trên tinh thần đoàn kết, dân chủ, Đại hội tiến hành bầu Ban Chấp hành Đảng bộ xã Măng Cành khóa XII (nhiệm kỳ 2020- 2025) gồm 15 đồng chí và bầu 8 đại biểu chính thức, 1 đại biểu dự khuyết tham dự Đại hội Đảng bộ huyện Kon Plông nhiệm kỳ 2020 - 2025.
* Trong hai ngày (6 và 7-5), Đảng bộ thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông) tổ chức Đại hội đại biểu khóa XII, nhiệm kỳ 2020-2025. Dự Đại hội có đại diện lãnh đạo Huyện ủy Kon Plông, cùng 115 đại biểu đại diện cho 226 đảng viên trong toàn Đảng bộ.
Đại hội đã nhất trí bầu Ban Chấp hành Đảng bộ thị trấn Măng Đen khóa XII, nhiệm kỳ 2020-2025 gồm 14 đồng chí. Đồng chí Y Sao được bầu giữ chức Bí thư Đảng bộ. Đồng thời, Đại hội đã bầu 9 đại biểu chính thức và 1 đại biểu dự khuyết đi dự Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Kon Plông lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025.
* Ngày 7-5, đồng chí Nguyễn Hữu Tháp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc họp Hội đồng xét tặng danh hiệu "Nhà giáo Nhân dân", "Nhà giáo Ưu tú" lần thứ 15 năm 2020 của tỉnh. Tham dự cuộc họp có các thành viên của Hội đồng.
Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, đến nay toàn tỉnh có 19 “Nhà giáo ưu tú”. Sau thời gian chuẩn bị, Sở Giáo dục và Đào tạo - cơ quan thường trực của Hội đồng đã tích cực, chủ động hoàn chỉnh các hồ sơ để Hội đồng lần thứ 15 năm 2020 xem xét, đánh giá đối với 04 nhà giáo.
Phát biểu tại cuộc họp, đồng chí Nguyễn Hữu Tháp- Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Việc xét tặng Danh hiệu "Nhà giáo Nhân dân", "Nhà giáo Ưu tú" là danh hiệu vinh dự nhà nước nhằm tôn vinh các nhà giáo có đầy đủ các tiêu chuẩn theo Nghị định số 27/2015/NĐ-CP ngày 10/3/2015 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” được đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh và xã hội kính trọng. Đồng thời, yêu cầu các thành viên Hội đồng nghiên cứu kỹ hồ sơ của từng nhà giáo, bám sát các tiêu chí; cho ý kiến thảo luận, lựa chọn công khai, minh bạch, dân chủ trong việc xem xét đề nghị Hội đồng cấp Bộ xem xét trình Hội đồng cấp nhà nước phong tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” cho các nhà giáo theo quy định.
Với tinh thần làm việc dân chủ, trách nhiệm Hội đồng đã xem xét, bỏ phiếu đề nghị Hội đồng cấp Bộ xem xét trình Hội đồng cấp nhà nước phong tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” đối với 02 nhà giáo: Nhà giáo Nguyễn Xuân (nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông Ngô Mây) và cô giáo Nguyễn Thị Hoàn (Giáo viên Trường THCS Chu Văn An, thành phố Kon Tum).
* Sáng 7-5, Điện lực huyện Ngọc Hồi phối hợp với UBND xã Đăk Kan, huyện Ngọc Hồi tổ chức khởi công xây dựng “Nhà tình nghĩa” cho gia đình ông Xa Văn Cương, là hộ nghèo trú tại thôn Hòa Bình, xã Đăk Kan.
Ngôi nhà được xây bằng gạch, mái lợp tôn, với 2 phòng ngủ và 1 phòng khách, có tổng diện tích sử dụng trên 40m2, trị giá 100 triệu đồng. Trong đó, Công ty Điện lực Kon Tum hỗ trợ 50 triệu đồng, phần còn lại là của gia đình đóng góp; các hội, đoàn thể, người dân trong thôn giúp đỡ thêm ngày công lao động.
* Trong hai ngày (7 và 8-5), UBND xã Rờ Kơi (huyện Sa Thầy) tổ chức hỗ trợ cho các hộ dân gặp khó khăn trên địa bàn theo Nghị quyết 42/NQ-CP, ngày 9/4/2020 của Chính phủ.
Theo đó, trên địa bàn xã có 553 hộ (thuộc hộ người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hộ nghèo, hộ cận nghèo...) được hỗ trợ 1,23 tỷ đồng trong đợt này.
* Chiều tối 7-5, ông Đào Duy Khánh - Giám đốc Sở Y tế trực tiếp tới thăm hỏi, chia buồn và có lời xin lỗi gia đình sản phụ Đinh Thị Hoa (thôn Chiên Chiết, xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi) về tai nạn sản khoa trong quá trình chị Hoa sinh con tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Ngọc Hồi khiến cháu bé sơ sinh tử vong.
Ông Đào Duy Khánh cam kết sẽ yêu cầu Bệnh viện Đa Khoa Khu vực Ngọc Hồi nghiêm túc rút kinh nghiệm và khắc phục ngay các lỗi cá nhân về trình độ chuyên môn đã được chỉ ra qua cuộc xác minh, kiểm tra, đánh giá chuyên môn của Sở Y tế đối với kíp trực và phẫu thuật ngày 11/4/2020.
* Trong hai ngày (7 và 8-5), Đảng bộ Trung đoàn Pháo binh 4 (Sư đoàn 10 - Quân đoàn 3) tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đây là Đảng bộ cơ sở mới được thành lập ngày 29/3/2019 theo quyết định của Quân ủy Trung ương.
Đại hội đã bầu 13 đại biểu vào Ban Chấp hành Đảng bộ Trung đoàn lần thứ I, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và bầu 17 đại biểu đi dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Sư đoàn 10 lần thứ XIII.
* Ngày 8-5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Nghệ an tổ chức Hội thảo trực tuyến quốc gia “Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc” nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2020).
Dự Hội nghị tại đầu cầu Hà Nội có các đồng chí Trần Quốc Vượng - Ủy viên Bộ Chính Trị, Thường trực Ban Bí thư; Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Nguyễn Xuân Thắng - Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương, học viện, viện, nhà xuất bản trung ương và lãnh đạo các địa phương.
Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Trần Thị Nga - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.
Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Trần Quốc Vượng - Ủy viên Bộ Chính Trị, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng của sự kết hợp hài hòa, đẹp đẽ nhất của văn hóa dân tộc ta và tinh hoa văn hóa nhân loại; giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế trong sáng, rạng ngời cốt cách của một bậc vĩ nhân. Người là biểu tượng sáng ngời của phong trào giải phóng dân tộc, hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. Tư tưởng, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng cao cả của Người là cội nguồn, gắn liền với bước phát triển và thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam... Đất nước ta, Đảng ta biết ơn vô hạn đối với công lao như trời biển của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng ta vận dụng trung thành, kế thừa sâu sắc và không ngừng phát triển sự nghiệp cách mạng của Người; tuyệt đối trung thành sự nghiệp cách mạng, vững bước đi lên trên con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
Tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng - Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thông qua đề dẫn Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Thông qua những gợi ý từ Đề dẫn, các đại biểu, các nhà khoa học tập trung thảo luận và có nhiều tham luận quan trọng như: Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới và phát triển, xây dựng thủ đô Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại; học tập phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh; Hồ Chí Minh với việc xây dựng lực lượng cách mạng và sự vận dụng của Đảng trong tình hình hiện nay; tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng Công an nhân dân; tư tưởng Hồ Chí Minh về trọng dụng nhân tài trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước hiện nay; vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng hiện nay; Chủ tịch Hồ Chí Minh và những tư tưởng “soi đường” về văn hóa nghệ thuật; tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc, tự chủ gắn liền với đoàn kết, hợp tác quốc tế; Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin trong xây dựng đường lối cách mạng Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong công tác đối ngoại Đảng 90 năm qua; tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân và ý nghĩa đối với công tác phòng, chống tham nhũng hiện nay; tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo, nâng cao đời sống nhân dân; thấm nhuần sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp tục tăng cường, củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân trong sự nghiệp đổi mới; tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hóa; tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển; vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đời sống mới trong xây dựng nông thôn mới hiện nay.
Những vấn đề đặt ra trong Hội thảo làm sáng tỏ thêm tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; gợi mở và đặt ra nhiều vấn đề trong sự nghiệp đổi mới, phát triển, bảo vệ đất nước và đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
* Ngày 8-5, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến Báo cáo viên tháng 5-2020.
Tỉnh Kon Tum có 24 điểm cầu, được tổ chức từ tỉnh đến huyện và một số xã, thị trấn của huyện Ngọc Hồi, Kon Plông với 718 đại biểu tham dự.
Tham dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh, có các đồng chí: Báo cáo viên Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh. Tại 23 điểm cầu của các huyện và một số xã, thị trấn của huyện Ngọc Hồi, Kon Plông có các đồng chí: Báo cáo viên Tỉnh ủy tại các địa phương, Báo cáo viên các huyện, thành phố và lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị; lãnh đạo chủ chốt các xã, phường thị trấn.
Tại hội nghị, các đại biểu được nghe đồng chí Nguyễn Văn Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương quán triệt Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11-02-2020 của Bộ Chính trị “về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương thông tin chuyên đề “Những nội dung cốt lõi của Hiệp định EVFTA; thuận lợi, khó khăn, thách thức đặt ra và giải pháp của Việt Nam”.
Định hướng công tác tuyên truyền trong thời gian đến, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lê Mạnh Hùng đề nghị Ban Tuyên giáo và đội ngũ báo cáo viên các cấp cần tham mưu cho cấp ủy, tập trung thông tin, tuyên truyền những nội dung chính sau: Thứ nhất, tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân về Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11-02-2020 của Bộ Chính trị “về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; về Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên minh Châu Âu (EVFTA); tuyên truyền Chỉ thị 35-CT/TW, ngày 30-5-2019 của Bộ Chính trị “về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”. Thứ hai, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về mô hình hay, cách làm tốt, điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị và các chỉ thị, nghị quyết của đảng các cấp ở từng địa phương, đơn vị, qua đó rút kinh nghiệm đóng góp xây dựng văn kiện đại hội đảng các cấp. Tuyên truyền sâu rộng, thiết thực, hiệu quả với nhiều hình thức về hoạt động kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, làm rõ những đóng góp to lớn của Người trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Thứ ba, thông tin, tuyên truyền về tình hình kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2020 theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4-2020; về việc triển khai thực hiện gói hỗ trợ 62 ngàn tỷ của Chính phủ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; về tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội từ đầu năm đến nay. Thứ tư, thông tin, tuyên truyền về tình hình dịch Covid-19 và công tác phòng, chống dịch bệnh ở địa phương và đất nước. Tập trung tuyên truyền, làm rõ vai trò quan trọng của các lực lượng tham gia phòng, chống dịch Covid-19, như lực lượng làm kinh tế, quân đội, công an, truyền thông; tuyên truyền 7 nội dung an toàn phòng, chống dịch Covid-19 sau đợt dịch như: An toàn cho sản xuất; an toàn việc học tập của học sinh; an toàn trong khám, chữa bệnh; an toàn trong kinh doanh; an toàn trong đi lại; an toàn trong hội hộp; an toàn, chính xác về thông tin. Thứ năm, thông tin, tuyên truyền về tình hình Biển Đông thời gian gần đây và quan điểm của Đảng về tình hình Biển Đông là kiên quyết, kiên trì, khôn khéo, khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Thứ sáu, thông tin, tuyên truyền một số văn bản của Đảng mới được ban hành, như: Thông báo số 173-TB/TW thông báo kết luận của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị khóa VIII về việc mua và đọc báo, tạp chí của Đảng; Chỉ thị số 44-CT/TW, ngày 16/4/2020 của Ban Bí thư "về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xuất bản, phát hành và nghiên cứu, học tập sách lý luận, chính trị".
* Ngày 8-5, Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến giai đoạn 2015-2020; Kỷ niệm 157 năm ngày Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế và hưởng ứng "Tháng nhân đạo" 2020.
Trong 5 năm qua (2015 - 2020), các cấp Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã xây dựng được nhiều mô hình hay, cách làm tốt, tổ chức nhiều phong trào tiêu biểu, điển hình như: Phong trào “Mỗi tổ chức cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” được triển khai trọng tâm tại Hội Chữ thập đỏ các huyện Sa Thầy, Kon Rẫy, Đăk Hà, Ngọc Hồi và thành phố Kon Tum, qua đó đã trợ giúp cho 1.524 địa chỉ với 18.288 lượt tổ chức, cá nhân giúp đỡ, đạt trị giá gần 3 tỷ đồng; phong trào “Hũ gạo tình thương” tại các xã và trường học thuộc của các huyện Kon Rẫy, Sa Thầy, Ngọc Hồi, mỗi năm thu được trên 10 tấn gạo để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn; phong trào “Quyên góp đồ ấm” nhận được 395.565 chiếc áo, quần các loại, 1.596 chiếc mền, 1.304 chiếc mùng cho học sinh và nhân dân các xã khó khăn; phong trào “Trung thu kết nối trẻ em nghèo” được các cấp hội triển khai hàng năm trên địa bàn tỉnh, qua đó đã tổ chức nhiều chương trình Trung Thu và hỗ trợ 1.500 cặp, vở, lồng đèn trị giá trên 100 triệu đồng cho các em học sinh.  
Các cấp hội đã thể hiện tốt vai trò nòng cốt trong công tác nhân đạo, theo đó, đã vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh quyên góp, ủng hộ xây dựng được 34 căn nhà Chữ thập đỏ trị giá 1,7 tỷ đồng; vận động 72.438 suất quà và khám chữa bệnh nhân đạo cho 1.500 lượt người dân với kinh phí khoảng 27 tỷ đồng; hỗ trợ gần 2 tỷ đồng cho người dân trong và ngoài tỉnh tại những nơi phải đối mặt và khắc phục hậu quả thiên tai; tặng hơn 2.000 suất quà với tổng giá trị hơn 360 triệu đồng cho các thương binh, gia đình có công với nước…
 Thực hiện chủ trương tổ chức “Tháng nhân đạo” (từ ngày 1/5 - 31/5) của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, các cấp Hội Chữ thập đỏ tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền cho cán bộ hội viên và người dân về các kiến thức y học trong phòng, chống các dịch bệnh phổ biến theo mùa, đặc biệt là dịch bệnh Covid-19; thực hiện tốt phong trào hiến máu tình nguyện; đổi mới trong triển khai các phong trào giúp đỡ nạn nhân ảnh hưởng chất độc da cam và người khuyết tật…
Tại Hội nghị, Hội Chữ thập đỏ tỉnh khen thưởng 14 tập thể và 26 cá nhân có thành tích xuất sắc trong giai đoạn 2015-2020.
* Ngày 9-5, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị trực tuyến của Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng các doanh nghiệp trong cả nước nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tái khởi động nền kinh tế ứng phó với dịch bệnh Covid-19.
Dự Hội nghị có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam; lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố và trên 1.200 doanh nghiệp trong cả nước.
Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Kon Tum có các đồng chí: Nguyễn Văn Hòa - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Ngọc Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày báo cáo về tác động của dịch bệnh Covid-19, thách thức và thời cơ, cơ hội phát triển kinh doanh và thông báo nội dung cơ bản của dự thảo Nghị quyết Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
Qua khảo sát cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam đã rất chủ động có các giải pháp để thích ứng với những đổi thay bất lợi, bảo đảm duy trì sản xuất kinh doanh trong tình hình dịch bệnh Covid-19 xảy ra, hạn chế những thiệt hại. Theo đó, nhiều sáng kiến đã được triển khai để khắc phục những tác động tiêu cực của dịch bệnh như áp dụng giờ làm linh hoạt; cắt giảm chi phí sản xuất; rà soát, tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên vật liệu thay thế; tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là khai thác thị trường nội địa, nhanh nhạy nắm bắt cơ hội kinh doanh mới; ứng dụng công nghệ số trong sản xuất kinh doanh…  
Điều đáng mừng là trong giai đoạn khó khăn hiện nay, cộng đồng doanh nghiệp phát huy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, chia sẻ khó khăn, hỗ trợ các doanh nghiệp khác cùng nhau ứng phó, vượt qua thách thức, khó khăn. Nhiều doanh nghiệp tự nguyên chung vai chia sẻ với Chính phủ, với cộng đồng trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh Covid-19.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, việc thực hiện các giải pháp, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp và khôi phục nền kinh tế là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách, cần sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị như đối với công cuộc phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong thời gian vừa qua. Rà soát cắt giảm và không tạo thêm các rào cản về thủ tục hành chính, pháp lý cho doanh nghiệp. Loại bỏ triệt để tình trạng cố tình gây khó khăn, nhũng nhiễu người dân và doanh nghiệp của một số bộ phận cán bộ, công chức, viên chức; sự trì trệ, thiếu trách nhiệm tại một số bộ, cơ quan Trung ương và địa phương, đặc biệt ở cấp cơ sở.
Thời gian qua, các giải pháp Chính phủ ban hành để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh như gia hạn nộp thuế, ưu đãi về thuế, tín dụng, hỗ trợ người lao động, giảm chi phí cho doanh nghiệp… được triển khai hiệu quả. Các ngành chức năng đã tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, biến khó khăn thành cơ hội thông qua củng cố nội lực, đặc biệt là trong chuyển đổi số; ứng dụng công nghệ; nâng cao trình độ người lao động; nâng cấp chiến lược kinh doanh, tăng cường liên kết sức mạnh, tạo chuỗi giá trị mới, bền vững; củng cố và mở rộng thị trường; bảo vệ môi trường; nâng cao năng lực chống đỡ trước những thay đổi bất thường của môi trường kinh doanh và nền kinh tế toàn cầu…  
Tại Hội nghị, có 23 lượt phát biểu của đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương; các hiệp hội, ngành nghề; các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài; lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Hải Phòng... hiến kế cho Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ban hành các cơ chế, chính sách thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn định kinh tế vĩ mô.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao công tác phòng, chống dịch Covid-19 của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và nhân dân cả nước.
Thủ tướng Chính phủ nhận định: Trong khi nhiều nước phát triển đang chịu gánh nặng tài chính lớn thì Việt Nam đã tích luỹ được nguồn lực trong những năm tăng trưởng thuận lợi gần đây. Năng lực nội sinh của nền kinh tế, của doanh nghiệp Việt Nam là vô cùng to lớn. Việt Nam không phải quá phụ thuộc vào thị trường thế giới. Chúng ta đã chứng kiến tinh thần “chống dịch như chống giặc”, còn giờ đây, tinh thần “chống trì trệ như chống dịch” cần phải được thúc đẩy. 
Trên tinh thần đó, chúng ta phải tập trung hơn nữa, khởi động lại nền kinh tế Việt Nam, phấn đấu GDP đạt mức tăng trưởng trên 5%, đồng thời phải kiểm soát lạm phát dưới 4%. Muốn như vậy, cần phải tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước; thu hút FDI; đẩy mạnh xuất khẩu; thúc đẩy đầu tư công; khuyến khích tiêu dùng nội địa.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các doanh nghiệp phải hành động mạnh mẽ với quyết tâm cao trong điều kiện mới. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải thượng tôn pháp luật, phải có tinh thần chia sẻ, đoàn kết; cần hợp tác với nhau; không nản chí, không bỏ cuộc; cần năng động, quyết đoán; sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cần có niềm tin.
Đồng thời, các bộ, ngành Trung ương phải xắn tay vào cuộc; các địa phương phải tháo gỡ trực tiếp cho doanh nghiệp, một tinh thần cải cách đổi mới, thúc đẩy phát triển; trong lúc chúng ta gặp khó khăn tinh thần ấy càng được hun đúc- một tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, một tinh thần dám đổi mới kiến tạo phát triển, một tinh thần dựa vào sức mạnh của gần 100 triệu dân; phải có kết quả cụ thể, không nói suông, thể hiện cho được tinh thần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để tăng tốc phát triển.
* Sáng 9-5, UBND thành phố Kon Tum thực hiện chi trả tiền hỗ trợ cho các đối tượng thuộc diện người có công cách mạng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 theo Nghị quyết 42/NQ-CP, ngày 9/4/2020 của Chính phủ.
Trên địa bàn thành phố có 859 đối tượng thuộc diện người có công với cách mạng được hỗ trợ tổng số tiền 1,288 tỷ đồng.
Việc chi trả được UBND thành phố Kon Tum giao cho các xã, phường thực hiện. UBND thành phố cũng đã chỉ đạo các phòng ban phối hợp với tổ chức đoàn thể xã, phường tổ chức giám sát để việc chi trả được thực hiện công khai, minh bạch.
2. MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH MỚI CỦA TỈNH TRONG TUẦN:
* Ngày 03/5/2020, UBND tỉnh ban hành văn bản hỏa tốc 1496/UBND-KGVX thống nhất tạm dừng hoạt động của các chốt kiểm dịch y tế trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch số 911/KH-UBND ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thành lập các chốt kiểm tra và Tổ liên ngành kiểm tra phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh, từ ngày 02 tháng 5 năm 2020.
Tổ trưởng Tổ liên ngành tại các chốt kiểm tra có trách nhiệm: Chỉ đạo các đơn vị, cá nhân có liên quan thu dọn trang thiết bị, dụng cụ, vật tư y tế phục vụ cho các chốt; tổng dọn vệ sinh trước khi rời khỏi chốt.
Các trang thiết bị, dụng cụ, vật tư y tế, biển hướng dẫn tại các chốt thuộc nhiệm vụ của đơn vị nào thì đơn vị đó có trách nhiệm bảo quản cẩn thận để phục vụ lại các chốt (nếu có).
Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 các huyện, thành phố tiếp tục chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, đơn vị có liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình công dân từ các tỉnh, thành phố về địa bàn, phát hiện kịp thời những trường hợp thuộc diện cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà/nơi lưu trú để thực hiện cách ly y tế đúng quy định.
* Ngày 05/5/2020, Ban chỉ đạo 389 tỉnh ban hành Kế hoạch số 37/KH-SCT về triển khai công tác thông tin, tuyên truyền công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2020.
Theo Kế hoạch, đối tượng tuyên truyền là các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh, cán bộ, công chức làm công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và quần chúng Nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Nội dung tuyên truyền tập trung vào kết quả công tác triển khai chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong từng giai đoạn; những vụ việc điển hình, nổi cộm mà các lực lượng chức năng phát hiện, kiểm tra, xử lý.
Phổ biến chính sách pháp luật, những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách trong thực thi nhiệm vụ của các lực lượng chức năng thuộc Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 các huyện, thành phố; Phản ánh những vụ việc kiểm tra, xử lý của các lực lượng chức năng; những phương thức, thủ đoạn của các đối tượng để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Tuyên truyền về những gương điển hình trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tuyên truyền vận động quần chúng Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp tham gia cung cấp thông tin liên quan đến phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả qua đường dây nóng; không tiếp tay cho đối tượng vi phạm pháp luật.
Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với sản phẩm trang thiết bị, vật tư y tế phòng dịch Covid-19; Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh, xử lý đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng.
Chống buôn lậu, gian lận thương mại đối với mặt hàng xăng dầu, thuốc lá, phân bón; nhóm hàng ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng như: Dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu; Thực trạng và công tác quản lý nhà nước trong đấu tranh chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ, hàng chuyển tải, hàng quá cảnh…
Xây dựng chương trình, chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề, bài viết, phóng sự, bài nói, tin tức, bản tin chuyên ngành…về các nội dung cần thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; Xu hướng giao dịch thương mại điện tử và những vấn đề đặt ra trong chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử; Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước trong giao dịch thương mại điện tử và những vi phạm về gian lận thương mại điện tử. 
* Ngày 06/5/2020, Sở Giao thông Vận tải có văn bản thông báo đến các đơn vị vận tải, các bến xe trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, từ 0h ngày 7/5, thực hiện dỡ bỏ toàn bộ quy định về giãn cách hành khách trên các phương tiện vận tải hành khách. Yêu cầu tiếp tục thực hiện các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 như đeo khẩu trang đúng cách tại khu vực công cộng và trên phương tiện vận tải hành khách trong suốt hành trình; thực hiện khai báo y tế; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; kiểm tra thân nhiệt; hạn chế giao tiếp, ăn uống trên phương tiện vận tải hành khách; khử khuẩn các bề mặt phương tiện vận tải hành khách trước và ngay sau khi kết thúc chuyến đi…
* Ngày 06/5/2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1550/KH-UBND về thực hiện Chương trình “Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời để phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2020 – 2030 nhằm tăng cường thực hiện các giải pháp làm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai và trẻ em dưới 2 tuổi, góp phần nâng cao tầm vóc, thể lực trẻ em tỉnh Kon Tum.
Mục tiêu cụ thể:
Nhóm mục tiêu 1: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ và trẻ em:
Đến năm 2025: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi dưới 35%; tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi dưới 19%; tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (dưới 2.500 gram) dưới 8%; tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai dưới 25,4%.
Đến năm 2030: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi dưới 33%; tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi dưới 17%; tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (dưới 2.500 gram) dưới 7%; tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai dưới 23,4%.
Nhóm mục tiêu 2: Nâng cao tỷ lệ thực hành về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời cho người chăm sóc trẻ:
Đến năm 2025: Trên 80% bà mẹ thực hành cho trẻ bú sớm và trên 25% bà mẹ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; trên 50% bà mẹ tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến khi trẻ được 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn; trên 50% bà mẹ cho trẻ từ 6 - 24 tháng tuổi ăn bổ sung đúng cách.
Đến năm 2030: Trên 85% bà mẹ thực hành cho trẻ bú sớm và >30% bà mẹ cho trẻ mẹ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu; 60% bà mẹ tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến khi trẻ được 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn; 60% bà mẹ cho trẻ từ 6 - 24 tháng tuổi ăn bổ sung đúng cách.
Để thực hiện đạt mục tiêu trên, Kế hoạch đưa ra một số giải pháp và nhiệm vụ chủ yếu: Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành; thông tin, truyền thông và vận động thay đổi hành vi về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời; triển khai đồng bộ các giải pháp về chuyên môn kỹ thuật; bố trí nguồn lực thực hiện các hoạt động chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời; theo dõi, giám sát và đánh giá việc triển khai thực hiện Kế hoạch.
UBND tỉnh giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện.
Trong đó, Ban Dân tộc thực hiện việc tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện chế độ dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời, từ bỏ các phong tục tập quán lạc hậu để thực hiện các hành vi có lợi cho sức khỏe bà mẹ, trẻ em; phối hợp với Sở Y tế, UBND huyện, thành phố xây dựng và tổ chức thực hiện một số mô  hình triển khai điểm về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời tại xã đặc biệt khó khăn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Các Sở, ban ngành có liên quan theo chức năng phối hợp Sở Y tế triển khai thực hiện.
UBND tỉnh đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh chỉ đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ các huyện, thành phố tăng cường các hoạt động truyền thông, tư vấn và vận động hội viên và gia đình hội viên thực hiện chế độ chăm sóc dinh dưỡng đối với phụ nữ có thai, trẻ em dưới 2 tuổi, chú trọng các nội dung như chăm sóc bà mẹ trước sinh, tư vấn, hướng dẫn cho con bú sữa mẹ, bổ sung vi chất, thực hiện dinh dưỡng hợp lý. Thực hiện có hiệu quả các mô hình phòng chống suy dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đề nghị Tỉnh đoàn Kon Tum chủ trì, phối hợp với ngành Y tế đề xuất mô hình sinh hoạt chuyên đề dinh dưỡng cho đoàn viên, thanh niên mới lập gia đình, sắp lập gia đình, đoàn viên có con dưới 2 tuổi trong các tổ chức cơ sở đoàn để tuyên truyền, vận động, tư vấn chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ dưới 2 tuổi…
* Ngày 07/5/2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1552/KH-UBND về tổ chức Cuộc thi báo cáo viên pháp luật (BCVPL), tuyên truyền viên pháp luật (TTVPL) giỏi tỉnh Kon Tum về pháp luật phòng, chống tham nhũng.
Xác định cuộc thi là một trong những hoạt động nhằm thực hiện hiệu quả các Kế hoạch của Uỷ ban nhân dân tỉnh (Kế hoạch số 298/KH-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2020 về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2020 trên địa bàn tỉnh và trên cơ sở; Kế hoạch số 2767/KH-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2019 về triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019 - 2021” trên địa bàn tỉnh trong năm 2019 - 2020...); Tạo cơ hội cho BCVPL, TTVPL giao lưu, trao đổi kinh nghiệm công tác, nâng cao kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật; Hoạt động thiết thực hưởng ứng Đại hội Đảng các cấp, Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2020 và góp phần vào công cuộc phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta.
Cụ thể:
1. Đối tượng tham dự là BCVPL cấp tỉnh, BCVPL cấp huyện và TTVPL cấp xã và được tổ chức trên phạm vi toàn tỉnh ở 3 cấp: Tỉnh, huyện, xã.
2. Cách thức tổ chức thi cụ thể: (1) Thi ở cấp huyện, cấp xã: Tùy điều kiện thực tế, có thể tổ chức Cuộc thi ở cả 02 cấp (huyện, xã) để chọn 01 thí sinh của mỗi cấp hoặc lựa chọn, cử 01 thí sinh của mỗi cấp tham dự Cuộc thi ở cấp tỉnh; (2) Thi ở cấp tỉnh: Đối với BCVPL cấp tỉnh: Căn cứ số lượng BCVPL hiện có, các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh tổ chức cuộc thi tại cơ quan, đơn vị mình hoặc lựa chọn, cử 01 BCVPL tham gia cuộc thi ở cấp tỉnh. Trên cơ sở đó, tiến hành tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh để lựa chọn 01 BCVPL cấp tỉnh tham dự Cuộc thi do Trung ương tổ chức; (3) Đối với BCVPL cấp huyện, TTVPL cấp xã: Trên cơ sở BCVPL cấp huyện, TTVPL cấp xã được các huyện, thành phố cử tham gia cuộc thi ở cấp tỉnh, tiến hành tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh để lựa chọn 01 thí sinh của mỗi cấp tham dự Cuộc thi do Trung ương tổ chức.
3. Hình thức thi: Tổ chức Cuộc thi thông qua hình thức sân khấu hóa, thi trực tuyến hoặc lựa chọn các hình thức khác đảm bảo đặc điểm tình hình, nguồn lực và điều kiện thực tế.
4. Thời gian thi: Cấp xã, cấp huyện: Hoàn thành trước ngày 06 tháng 7 năm 2020 và gửi danh sách thí sinh tham dự Cuộc thi cấp tỉnh về Sở Tư pháp trước ngày 15 tháng 7 năm 2020; Cấp tỉnh: Hoàn thành trước ngày 15 tháng 8 năm 2020 và gửi danh sách thí sinh tham dự Cuộc thi cấp trung ương về Bộ Tư pháp trước ngày 31 tháng 8 năm 2020.
5. Nội dung thi.
- Kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Kiến thức pháp luật về phòng, chống tham nhũng và các lĩnh vực pháp luật quan trọng khác liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người dân.
* Ngày 07/5/2020, tại Văn bản số 1554/UBND-NNTN, UBND tỉnh quyết định dừng thí điểm việc quản lý, khai thác cát, sỏi phục vụ xây dựng công trình nông thôn mới, sau hơn 2 năm áp dụng.
Trước đó, ngày 28/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thống nhất dừng thực hiện thí điểm việc quản lý, khai thác cát, sỏi phục vụ xây dựng công trình nông thôn mới theo đề nghị của Ban Cán sự đảng UBND tỉnh.
UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp các địa phương, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện; tăng cường công tác quản lý hoạt động khai thác cát sỏi theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời đảm bảo nguồn cung cấp cát, sỏi để phục vụ xây dựng công trình nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Tháng 11/2017, để tháo gỡ khó khăn về nguồn cung cát phục vụ nông thôn mới, UBND tỉnh đã có văn bản số 3129/UBND-NNTN thống nhất thực hiện thí điểm quản lý, khai thác, cung ứng cát sỏi phục vụ xây dựng công trình nông thôn mới trên địa bàn tỉnh kể từ tháng 12/2017. Theo đó, UBND huyện, thành phố được giao quyền cấp đăng ký/xác nhận cho tổ chức, cá nhân đủ điều kiện theo quy định thực hiện khai thác cát, sỏi ở khu vực nhỏ, lẻ, để cung ứng cho các công trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
* Ngày 08/5/2020, Văn phòng UBND tỉnh có văn bản số 1295/VP-HTKT thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Tháp xung quanh việc Nhà máy thủy điện Đăk Lô 2 (huyện Kon Plông) tự ý tích nước hồ chứa.
Tại văn bản nêu trên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Tháp giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với UBND huyện Kon Plông và các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất xử lý đối với việc tích nước hồ chứa thủy điện Đăk Lô 2 (huyện Kon Plông) do khi chưa có ý kiến của cấp có thẩm quyền theo đúng quy định hiện hành. Kết quả báo cáo về UBND tỉnh xem xét, quyết định trước ngày 15/5/2020.
Trước đó, vào cuối tháng 4/2020, qua kiểm tra hiện trường dự án Nhà máy thủy điện Đăk Lô 2 để làm cơ sở xem xét chủ trương tích nước hồ chứa đưa vào khai thác, vận hành thương mại, UBND tỉnh phát hiện dự án này đã thực hiện việc tích nước hồ chứa, đưa vào vận hành thương mại Nhà máy thủy điện Đăk Lô 2 khi chưa có ý kiến của cấp có thẩm quyền.
Dự án thủy điện Đăk Lô 2 do Công ty TNHH GKC làm chủ đầu tư, nằm trong Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Kon Tum, có công suất lắp máy 6MW, tổng vốn đầu tư 108 tỷ đồng.
* Ngày 09/5/2020, tại văn bản sô 1590/UBND-KGVX, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:
1. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Luôn đề cao cảnh giác, không lơ là, chủ quan, quyết không để dịch bệnh trở lại. Đồng thời, xác lập tình trạng bình thường mới trong các hoạt động kinh tế - xã hội để dần đưa xã hội trở lại bình thường trên tinh thần tập trung đẩy mạnh các hoạt động phục hồi kinh tế.
- Kiên quyết ngăn chặn nguồn bệnh xâm nhập từ nước ngoài. Tất cả người nhập cảnh đều phải được cách ly tập trung 14 ngày; trừ các trường hợp là nhà đầu tư, chuyên gia, lao động tay nghề cao thì có biện pháp cách ly phù hợp, chủ doanh nghiệp, cơ quan y tế địa phương chịu trách nhiệm giám sát việc cách ly các trường hợp này, tuyệt đối không để nguồn bệnh lây lan ra cộng đồng.
- Sẵn sàng ứng phó với các trường hợp dương tính tại cộng đồng. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp phải duy trì các đội phản ứng nhanh, kịp thời phát hiện, khoanh vùng, cách ly, dập dịch hiệu quả. Tổ chức ứng trực mức 100%, bảo đảm xử lý kịp thời các tình huống dịch bệnh xảy ra.
- Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh; đặc biệt phải tập trung đẩy nhanh các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng, không để lợi dụng, trục lợi chính sách.
2. Tiếp tục thực hiện các biện pháp bắt buộc đeo khẩu trang tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, trên các phương tiện giao thông công cộng; rửa tay sát khuẩn, bảo đảm vệ sinh cá nhân.
3. Thống nhất cho mở lại và bỏ quy định giãn cách đối với các cơ sở, sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ với yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay; riêng đối với các cơ sở dịch vụ như nhà hàng, quán ăn thì chỉ yêu cầu sát khuẩn tay. Chưa cho mở lại vũ trường, dịch vụ karaoke.
4. Được phép tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, hoạt động có tập trung đông người với yêu cầu phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay.
5. Sở Y tế
- Tiếp tục kiện toàn năng lực cho các phòng xét nghiệm xác định COVID-19, chuẩn bị sẵn sàng máy và sinh phẩm, bảo đảm đầy đủ các điều kiện cần thiết phục vụ xét nghiệm. Theo dõi, cập nhật tình hình dịch bệnh và các kỹ thuật, sinh phẩm chẩn đoán trên thế giới và tại Việt Nam để điều chỉnh hoạt động xét nghiệm phù hợp với công tác phòng, chống dịch.
- Tiếp tục nghiên cứu phác đồ điều trị, xây dựng các hướng dẫn và tập huấn cho y tế cơ sở để thực hiện theo dõi, giám sát sức khỏe cho người dân tại cộng đồng và hướng dẫn xử lý khi có các trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh, dương tính với COVID-19 hoặc nhiễm dịch bệnh khác (nếu có).
- Chuẩn bị sẵn sàng các bệnh viện, cơ sở thu dung điều trị và các điều kiện cần thiết phục vụ cho điều trị bệnh nhân COVID-19 và các dịch bệnh khác có thể xảy ra.
- Cho phép các cơ sở khám chữa bệnh trở lại hoạt động bình thường, bảo đảm phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.
6. Sở Giao thông vận tải: Hướng dẫn dỡ bỏ giãn cách và giới hạn số chỗ trên phương tiện giao thông công cộng.
7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Xây dựng kế hoạch truyền thông về các điểm đến an toàn với những việc làm cụ thể, thiết thực, phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh trên từng địa bàn; đẩy mạnh du lịch nội địa; chủ động tổ chức thị trường và chuẩn bị phương án tái khởi động thị trường du lịch quốc tế vào thời điểm thích hợp theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Triển khai việc tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, hoạt động có tập trung đông người theo chỉ đạo.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục không bắt buộc giãn cách trong trường, lớp học; không bắt buộc học sinh đeo khẩu trang trong lớp học. Nhà trường tăng cường thực hiện các biện pháp lau khử khuẩn bề mặt, vệ sinh phòng, lớp học, nhà vệ sinh, bảo đảm phòng, lớp học thông thoáng, học sinh giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay sát khuẩn.
- Có kế hoạch và tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học, bảo đảm kết quả trung thực, khách quan.
9. Sở Tài chính: Tăng cường quản lý kinh phí và bảo đảm bổ sung kịp thời kinh phí phòng, chống dịch cho các Sở, ngành, địa phương. Việc sử dụng kinh phí phải bảo đảm đúng quy định, không để tài sản nhà nước thất thoát; các sai phạm sẽ xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.
10. Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Tập trung thu hút, xúc tiến mạnh mẽ hoạt động đầu tư từ các doanh nghiệp, tập đoàn.
11. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Đảm bảo tối đa công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong việc mở lại các cửa khẩu phụ, lối mở trên địa bàn theo nguyên tắc quy định tại Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền, Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới và bảo đảm quy trình kiểm soát, phòng chống dịch bệnh; chỉ mở các cửa khẩu phụ, lối mở để giao thương hàng hóa, không cho phép xuất nhập cảnh đối với người; không để lợi dụng việc mở các cửa khẩu phụ, lối mở này để buôn lậu, gian lận thương mại.
12. Các Sở: Ngoại vụ, Y tế, Giao thông vận tải, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ đã được phân công, trong đó có việc đưa công dân Việt Nam đang bị kẹt ở nước ngoài về nước, bảo đảm trật tự, mức độ phù hợp năng lực tiếp nhận, cách ly trong tỉnh.
 
 
Nguyễn Phi Em (tổng hợp)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

TÀI LIỆU

HN tổng kết báo chí năm 2024; trao giải Búa liềm vàng tỉnh lần thứ IV

Lượt xem:108 | lượt tải:110

TÀI LIỆU

phục vụ HN tổng kết công tác Tuyên giáo năm 2024

Lượt xem:411 | lượt tải:147

KL.103.TW

“về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 12-3-2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp”

Lượt xem:94 | lượt tải:240

CV.1500.TU

Triệu tập HN trực tuyến quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW; báo cáo tình hình KTXH năm 2024 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế

Lượt xem:1012 | lượt tải:272

TÀI LIỆU

phục vụ giao ban báo chí tháng 11-2024

Lượt xem:214 | lượt tải:126

CV.2759.BTGTU

về định hướng triển khai Giải Búa liềm vàng của Đảng bộ tỉnh lần thứ V-năm 2025.

Lượt xem:257 | lượt tải:156

KH.175.TU

tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

Lượt xem:248 | lượt tải:272
 
pxyk2025
 
bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập114
  • Hôm nay10,841
  • Tháng hiện tại317,220
  • Tổng lượt truy cập35,272,379
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT, ngày 25 tháng 9 năm 2024
Chịu trách nhiệm: ông Nguyễn Trung Hải, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
SĐT: 0260.3862301     Fax: 0260.3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây