Tin tức tổng hợp tuần 4 (tháng 05-2019) 

Tin tức tổng hợp tuần 4 (tháng 05-2019)

Thứ sáu - 31/05/2019 16:38
Tặng quà cho trẻ em đặc biệt khó khăn ở huyện Sa Thầy tại Lễ phát động “Tháng hành động vì trẻ em tỉnh Kon Tum” năm 2019 do Ban Chỉ đạo Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh tổ chức vào sáng 21/5. (nguồn: baokontum.com.vn)
Tặng quà cho trẻ em đặc biệt khó khăn ở huyện Sa Thầy tại Lễ phát động “Tháng hành động vì trẻ em tỉnh Kon Tum” năm 2019 do Ban Chỉ đạo Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh tổ chức vào sáng 21/5. (nguồn: baokontum.com.vn)
1. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÂM CỦA TỈNH TRONG TUẦN:
* Sáng 19-5, Hội Truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 – 19/5/2019). Đến dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Tháp; lãnh đạo UBMTTQVN tỉnh và đông đảo hội viên Hội Truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh tỉnh.
Tại buổi lễ, các đại biểu cùng nhau ôn lại truyền thống anh hùng của Bộ đội Trường Sơn.
Phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, những năm qua, Hội Truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh tỉnh KonTum đã xây dựng tổ chức hội vững mạnh,  triển khai nhiều việc làm ý nghĩa, góp phần giúp  hội viên  hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Đến nay, hội có hơn 1.000 hội viên; vận động hỗ trợ xây dựng 13 căn nhà, tặng hàng trăm suất quà trị giá hơn 27 triệu đồng, tặng 10 sổ tiết kiệm trị giá từ 2 đến 5 triệu đồng cho các hội viên…
Nhân dịp này, Trung ương Hội Truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh tặng Bằng khen  2 tập thể, 6 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong xây dựng tổ chức vững chắc, hoạt động truyền thống và nghĩa tình có hiệu quả kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh – Ngày Truyền thống Bộ đội Trường Sơn. Hội Truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh tặng 1 nhà tình nghĩa, 6 suất quà, 1 sổ tiết kiệm cho các hội viên hoàn cảnh có khó khăn, tổng trị giá 78 triệu đồng.
* Sáng 19-5 (15/4 AL), tại chùa Huệ Chiếu, TP.Kon Tum, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kon Tum tổ chức Đại lễ Phật Đản – Phật lịch 2563, Dương lịch 2019.
Dự Lễ có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Nga, lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, đại diện các ban, ngành của tỉnh.
Nghi thức cúng dường Phật Đản diễn ra long trọng với sự tham gia của hàng trăm bà con Phật tử.
Trước đó, ngày 18/5 (14/4 âm lịch), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh tổ chức dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do Tổ quốc tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh; tiến hành thả hoa đăng trên sông Đăk Bla cầu cho quốc thái dân an. Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh cũng tổ chức diễu hành 25 xe hoa trên một số tuyến đường tại địa bàn thành phố với mong muốn truyền tải thông điệp hòa bình, chúng sinh an lạc.
* Ngày 19-5, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh tổ chức “Ngày hội Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng” năm 2019 tại xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông.
Trong hoạt động lần này, Ban tổ chức đã khám, cấp phát thuốc cho hơn 500 người dân (ước tính tổng chi phí tiền thuốc khoảng 25 triệu đồng); tập huấn sơ cứu và tư vấn dinh dưỡng cho 50 người; hướng dẫn rửa tay bằng xà phòng cho hơn 200 học sinh Trường Tiểu học Đăk Tăng; tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, hướng dẫn về an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc cho người dân.
Nhân dịp này, Ban tổ chức đã tặng 500 suất quà cho những người dân đến khám chữa bệnh.
* Chiều 20-5, Ban Chỉ đạo Kỳ thi Trung học phổ thông (THPT) Quốc gia năm 2019 tỉnh tổ chức họp, thông qua công tác chuẩn bị và phương án tổ chức Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019. Đồng chí Nguyễn Hữu Tháp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.
Kỳ thi THPT Quốc gia sẽ diễn ra từ ngày 25-27/6/2019. Các thí sinh dự thi theo hình thức trắc nghiệm với các bài thi toán, ngoại ngữ và các bài thi tổ hợp; thi theo hình thức tự luận đối với bộ môn ngữ văn.
Năm nay, toàn tỉnh có 4.326 thí sinh đăng ký dự thi tại 12 điểm thi (6 điểm thi tại thành phố Kon Tum và 6 điểm thi đặt tại các huyện). Trong đó, 1.175 thí sinh lấy kết quả chỉ để xét công nhận tốt nghiệp; 2.997 thí sinh dự thi để lấy kết quả xét công nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng, trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên; 154 thí sinh tự do dự thi để lấy kết quả chỉ xét tuyển đại học, xét tuyển cao đẳng, trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên.
* Sáng 21-5, Ban Chỉ đạo Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh phối hợp với UBND huyện Sa Thầy tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động vì trẻ em tỉnh Kon Tum” năm 2019, với chủ đề “Chung tay vì trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số”.
Theo đó, tại Lễ phát động “Tháng hành động vì trẻ em tỉnh Kon Tum” năm 2019, Ban chỉ đạo Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh đã kêu gọi các cấp, các ngành và toàn xã hội nâng cao nhận thức, thực hiện có hiệu quả hơn các chính sách, chương trình và nguồn lực huy động dành cho trẻ em trên địa bàn. Qua đó, tạo điều kiện cho trẻ em nghèo, trẻ em DTTS trong tỉnh có cơ hội tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dục, bảo vệ chăm sóc và được hưởng lợi từ nguồn nước sạch, các dịch vụ phúc lợi xã hội khác.
Nhân dịp này, Ban chỉ Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh tiếp nhận ủng hộ của các đơn vị, cá nhân cho Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh hơn 45 triệu đồng; tặng 50 suất quà cho trẻ em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở huyện Sa Thầy; đến thăm, tặng quà cho 50 trường hợp trẻ em khó khăn tại xã Ya Tăng (huyện Sa Thầy).
* Sáng 21-5, tại Bảo tàng - Thư viện tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc Hội thi “Thiếu nhi tuyên truyền, giới thiệu sách” năm 2019.
Hội thi thu hút sự tham gia của 90 thí sinh là học sinh đến từ các đơn vị trường học ở 10 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Trong 2 ngày (21-22/5), các thí sinh của các đội sẽ trình diễn 55 tiết mục với nội dung kể về một câu chuyện hoặc giới thiệu cuốn sách yêu thích.
Đây là hoạt động thường niên được ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức nhằm tạo phong trào đọc sách, xây dựng văn hóa đọc cho thiếu nhi; khẳng định vai trò và tầm quan trọng của sách đối với đời sống. Hội thi cũng là sân chơi văn hóa bổ ích, giúp các em giao lưu, học hỏi và hoàn thiện bản thân.
* Sáng 21-5, tại huyện Đăk Glei, UBND tỉnh phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cho nhập quốc tịch Việt Nam đối với người di dân tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam - Lào hiện cư trú trên địa bàn huyện Đăk Glei.
Theo Quyết định số 561/QĐ-CTN của Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ký ngày 3/4/2019 về việc cho nhập quốc tịch Việt Nam, huyện Đăk Glei có 17 người được nhập quốc tịch; trong đó, xã Đăk Long có 8 người, xã Đăk Môn có 6 người, xã Đăk Nhoong có 3 người. Đây là những người thuộc diện di dân tự do từ Lào sang sinh sống và kết hôn không giá thú với người Việt Nam, sống định cư lâu dài tại các địa phương nói trên.
* Sáng 22-5, tại huyện Ngọc Hồi, UBND tỉnh phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cho nhập quốc tịch Việt Nam đối với người di dân tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam - Lào hiện cư trú trên địa bàn huyện Ngọc Hồi.
Theo Quyết định số 561/QĐ-CTN của Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ký ngày 3/4/2019 về việc cho nhập quốc tịch Việt Nam, huyện Ngọc Hồi có 21 công dân được nhập quốc tịch. Trong đó, xã Đăk Dục có 8 người (thôn Đăk Ba 5 người, thôn Đăk Răng 3 người); thôn Nông Nhầy, xã Đăk Nông có 1 người; xã Bờ Y có 12 người (thôn Jệc 1 người, thôn Đăk Răng 1 người, thôn Tà Ka 2 người, thôn Đăk Mế 7 người, thôn Kon Khôn 1 người). Đây là những người thuộc diện di dân tự do từ Lào sang sinh sống và kết hôn không giá thú với người Việt Nam, sống định cư lâu dài tại các địa phương nói trên.
* Chiều 21-5, Huyện ủy Đăk Tô tổ chức Hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị và Tổng kết Cuộc thi viết “Tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2019 trên địa bàn huyện. Đồng chí Nguyễn Xinh - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy chủ trì Hội nghị.
Dự Hội nghị có các đồng chí: Lê Thị Kim Đơn - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Đặng Thanh Long - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy; các đồng chí trong Tổ cấp ủy tỉnh phụ trách huyện Đăk Tô; các đồng chí Thường trực, Ban Thường vụ Huyện ủy Đăk Tô; đại diện lãnh đạo các ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể huyện; đại diện các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ huyện; các đoàn viên, thanh niên, học sinh trên địa bàn huyện; đại diện tập thể và các cá nhân được biểu dương trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2018; đại diện tập thể và các cá nhân được biểu dương trong Cuộc thi viết “Tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2019. 
Theo đánh giá của Ban Thường vụ Huyện ủy, trong 3 năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy các cấp, tinh thần trách nhiệm của các ngành, địa phương của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn huyện đã được triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, tạo sự chuyển biến tích cực trên các mặt.
Việc tổ chức học tập, quán triệt và xây dựng kế hoạch cá nhân, bản cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu thực hiện chuyên đề hằng năm được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, huyện đã xác định nội dung trọng tâm, đột phá, vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để tập trung chỉ đạo, giải quyết nhằm tạo chuyển biến rõ nét trong học tập và làm theo Bác. Trong đó, chú trọng tổ chức các cuộc tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo với cán bộ, đảng viên và Nhân dân nhằm nắm bắt, giải quyết những vấn đề bức xúc, nổi cộm ở địa phương. Đã có nhiều mô hình hay, cách làm hay, gương tiêu biểu, điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được xây dựng, biểu dương và nhân rộng. Việc đưa nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào sinh hoạt định kỳ của chi bộ được các cơ quan, đơn vị duy trì đều đặn. Nhiều tổ chức cơ sở đảng tổ chức lồng ghép hoặc tổ chức sinh hoạt chuyên đề những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và nội dung chuyên đề hằng năm; tổ chức cho đảng viên báo cáo kết quả thực hiện bản cam kết và việc làm cụ thể trong học tập và làm theo Bác trước chi bộ. Công tác giảng dạy, lồng ghép việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên, học sinh được quan tâm thực hiện thường xuyên trong nội dung chương trình giảng dạy của Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện; các lớp bồi dưỡng chính trị hè hằng năm cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên; chương trình giáo dục công dân và đạo đức trong các cấp học… Công tác thông tin, tuyên truyền và kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị được cấp ủy các cấp thường xuyên chỉ đạo thực hiện, góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về sự cần thiết của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; biểu dương, nhân rộng những điển hình tiên tiến, đồng thời chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế trong việc tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị.
Bên cạnh những kết quả đạt được, tại Hội nghị, Huyện ủy cũng đánh giá một số tồn tại, hạn chế trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Chỉ thị trên địa bàn huyện.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Lê Thị Kim Đơn ghi nhận những kết quả của huyện đã đạt được trong 03 năm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị; biểu dương và chúc mừng các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong năm 2018 và các tập thể, cá nhân đạt thành tích tốt trong tham gia hưởng ứng Cuộc thi viết “Tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2019 được Ban Thường vụ Huyện uỷ biểu dương, khen thưởng. Đồng chí cũng đề nghị Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy cần quan tâm hơn nữa, phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, khó khăn, tạo sự chuyển biến rõ nét trong triển khai thực hiện Chỉ thị, thiết thực lập thành tích kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Bác vào năm 2020.
Tổng kết Cuộc thi viết “Tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2019, Ban Tổ chức đã biểu dương, trao thưởng đối với 5 tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác chỉ đạo, tổ chức tham gia hưởng ứng Cuộc thi và 16 cá nhân có những bài dự thi tốt; trong đó, có 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 10 giải Khuyến khích.
Hội nghị cũng biểu dương 9 tập thể và 12 cá nhân có nhiều thành tích trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2018.
* Chiều 22-5, Đoàn giám sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do đồng chí Kring Ba - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Kon Tum về việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất để thực hiện các dự án quan trọng trên địa bàn.
Tại buổi giám sát, đồng chí Kring Ba đánh giá cao công tác chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy đã quyết liệt trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố thời gian qua. Đồng chí đề nghị thành phố tăng cường vận động người dân thực hiện tốt các quy định của pháp luật trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; tiếp thu những kiến nghị của người dân để báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành của tỉnh tham mưu, hỗ trợ thành phố thực hiện nhiệm vụ được giao trong bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn, bàn giao đơn vị thi công, góp phần đẩy nhanh tiến độ các dự án.
Trước đó, Đoàn giám sát tiến hành giám sát thực tế tại xã Chư Hreng và xã Hòa Bình, nắm bắt những khó khăn trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở cấp cơ sở và những nguyện vọng, mong muốn của người dân.
* Sáng 22-5, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với UBND tỉnh tổ chức khai mạc vòng loại giải bóng đá Hội khỏe Phù Đổng học sinh tiểu học và THCS cúp Nestlé Milo lần thứ XVII - 2019.
Tham gia giải có 250 cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên đến từ 10 đoàn: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Bình Phước, Lâm Đồng, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Gia Lai, Bình Định, Tây Ninh.
Đây là hoạt động nhằm động viên học sinh tham gia tập luyện và thi đấu thể dục thể thao, hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, góp phần xây dựng lối sống lành mạnh, nếp sống văn hóa, văn minh đô thị.
* Ngày 22-5, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tu Mơ Rông tổ chức Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam huyện lần thứ X, nhiệm kỳ 2019 - 2024.
Dự Đại hội, có lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện thuộc cụm thi đua số 1 của tỉnh; Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Tu Mơ Rông và 156 đại biểu chính thức.
Đại hội đã hiệp thương cử 47 vị tham gia Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tu Mơ Rông khóa X, nhiệm kỳ 2019 - 2024; cử 18 đại biểu chính thức và 3 đại biểu dự khuyết đi dự Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum lần thứ X, nhiệm kỳ 2019 - 2024.
* Trong 2 ngày (21-22/5), Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đăk Hà tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ VI (nhiệm kỳ 2019 - 2024).
Đại hội đã hiệp thương cử 50 đồng chí tham gia Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đăk Hà lần thứ VI (nhiệm kỳ 2019-2024); hiệp thương cử 22 đại biểu đi dự Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum lần thứ X (nhiệm kỳ 2019 - 2024)... 
* Trong 2 ngày (22 và 23-5), đoàn công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện công tác dân vận của chính quyền tại Đảng ủy BĐBP tỉnh.
Bám sát chỉ đạo của cấp trên, thời gian qua, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã cụ thể hóa yêu cầu công tác dân vận bằng các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch để lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị cơ sở thực hiện sát với tình hình thực tế; chú trọng đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng công tác dân vận bằng việc triển khai các mô hình, công trình, phần việc thiết thực, cụ thể và tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân học tập, làm theo.  Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh thường xuyên quan tâm củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ địa bàn, nhất là cán bộ làm công tác vận động quần chúng, cán bộ tăng cường xã; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, học tiếng các dân tộc, tiếng nước láng giềng có chung biên giới và kỹ năng tuyên truyền vận động cho đội ngũ làm công tác vận động quần chúng. Định kỳ, đột xuất tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý, điều hành, xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở của các đơn vị. Phương châm “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin” được chú trọng gắn với tuyên truyền vận động “4 cùng, 4 bám” trong thực hiện công tác dân vận; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, vướng mắc  của quần chúng nhân dân để tham mưu, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương giải quyết; củng cố niềm tin của nhân dân với cấp ủy, chính quyền địa phương và BĐBP.
Song song với kịp thời đổi mới nội dung giáo trình tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng công tác dân vận cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác dân vận, đơn vị tích cực vận động hưởng ứng phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”; phối hợp với các cơ quan, ban ngành, phát huy vai trò già làng, trưởng thôn, người có uy tín trong công tác tuyên truyền vận động nhân dân…
* Trong hai ngày (23 và 24-5), tại Hội trường Ngọc Linh, TP.Kon Tum, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ công tác đấu tranh phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, cơ hội, phản động, nhất là trên không gian mạng năm 2019.
Dự hội nghị có các đồng chí: Y Mửi - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Phó Thường trực Ban chỉ đạo công tác đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa tỉnh; Lê Thị Kim Đơn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Ban Chỉ đạo công tác đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa tỉnh; lãnh đạo UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh.
Tham dự hội nghị tập huấn có các thành viên Ban chỉ đạo 94 của tỉnh về công tác đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa; Tổ chỉ đạo 94 các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy; nhóm chuyên gia, tổ giúp việc Ban chỉ đạo 94 tỉnh; các lực lượng chuyên trách của các lực lượng vũ trang; tổ tuyên truyền, đấu tranh trên không gian mạng của các địa phương, đơn vị trong tỉnh.        
Trong thời gian 1,5 ngày, Hội nghị đã được Báo cáo viên: Thượng tá Đỗ Anh Đức - Báo cáo viên Cục An ninh chính trị nội bộ (Bộ Công an); Nguyễn Thị Thu Cúc - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tây Ninh và đại diện lãnh đạo Đảng ủy Quân sự, Công an tỉnh Kon Tum, truyền đạt, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ công tác đấu tranh phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, cơ hội, phản động, nhất là trên không gian mạng.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Y Mửi yêu cầu cán bộ, đảng viên được các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh cử tham gia tập huấn cần nghiêm túc nêu cao tinh thần trách nhiệm để tiếp thu các nội dung cơ bản, mục tiêu, quan điểm chỉ đạo của Trung ương về công cuộc bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; kỹ năng, kinh nghiệm đấu tranh chống các quan điểm, luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, cơ hội, phản động, nhất là trên không gian mạng nhằm vận dụng có hiệu quả ở địa phương, đơn vị.
Đồng chí đề nghị các đồng chí báo cáo viên chia sẻ những phương pháp, kỹ năng, kinh nghiệm trong nhận diện các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch cũng như viết tin, bài tuyên truyền đấu tranh trên không gian mạng, giúp cán bộ, đảng viên trên địa bàn tỉnh Kon Tum thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
* Ngày 24-5, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”. Đồng chí Y Mửi - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
Tham dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Bảo - Phó Trưởng Ban chỉ đạo đổi mới phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Nguyễn Thế Hải - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hữu Tháp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện một số bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; lãnh đạo các huyện, thành phố; các hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Sau khi Nghị quyết số 13-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX được ban hành, Tỉnh ủy kịp thời tổ chức hội nghị quán triệt và chỉ đạo các sở, ban ngành, đơn vị, địa phương, các tổ chức, đoàn thể quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết; tăng cường công tác tuyên truyền Luật Hợp tác xã đến toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã hoạt động.
Đến cuối năm 2018, toàn tỉnh phát triển được 178 tổ hợp tác, tăng 131 tổ hợp tác so với năm 2003; 108 hợp tác xã, 1 liên hiệp hợp tác xã, tăng 74 hợp tác xã. Theo thống kê, tổng số vốn hoạt động, giá trị tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã 252,15 tỷ đồng, tăng 201,13 tỷ đồng so với năm 2003; tổng doanh thu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là 14,04 tỷ đồng, tăng 11,20 tỷ đồng; tổng lợi nhuận của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là 2,34 tỷ đồng, tăng 2,05 tỷ đồng...
Quá trình phát triển, các hợp tác xã đáp ứng các dịch vụ sản xuất nông nghiệp cho thành viên, hướng dẫn thành viên sản xuất theo quy hoạch và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; qua đó, xuất hiện nhiều hợp tác xã tiêu biểu như Hợp tác xã Hợp Thành (huyện Ngọc Hồi), Hợp tác xã Công bằng Pô Cô, Hợp tác xã Sáu Nhung (huyện Đăk Hà), Hợp tác xã Tuyết Sơn (huyện Kon Plông)...
Các hợp tác xã ngày càng năng động hơn với cơ chế thị trường, tự chủ trong tổ chức hoạt động và có những đóng góp ngày càng thiết thực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là trong xây dựng nông thôn mới, chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chương trình mỗi xã một sản phẩm...
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Y Mửi - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh nhấn mạnh, thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, kinh tế hợp tác xã ở tỉnh có những đóng góp thiết thực trong phát triển kinh tế-xã hội, nhất là xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, giải quyết việc làm ở nông thôn…
Nhằm đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 13-NQ/TW, đồng chí Y Mửi đề nghị, trong thời gian tới, các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền kinh tế tập thể, hợp tác xã, mô hình hợp tác xã kiểu mới; các hợp tác xã, tổ hợp tác nâng cao hơn nữa năng lực tổ chức, điều hành hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; rà soát, kiện toàn, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động công tác quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể, đáp ứng với yêu cầu trong giai đoạn mới; Liên minh Hợp tác xã tỉnh cần phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc tham gia xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế tập thể; các đoàn thể chính trị-xã hội phát huy vai trò của mình đối với việc tham gia tuyên truyền, vận động phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn...
* Sáng 24-5, tại hội trường Nhà Văn hóa Sư đoàn 10, Hội Nhà báo 5 tỉnh Tây Nguyên phối hợp tổ chức Liên hoan Tiếng hát nhà báo khu vực Tây Nguyên lần thứ VIII năm 2019. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 129 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2019) và hướng tới kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2019).
Tham dự Liên hoan có lãnh đạo Hội Nhà báo 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên gồm Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Đăk Nông; lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch cùng 40 diễn viên là hội viên Hội Nhà báo và cán bộ công chức, viên chức đang làm việc tại các cơ quan báo chí các tỉnh trong khu vực.
Liên hoan Tiếng hát nhà báo khu vực Tây Nguyên là hoạt động thường niên được Hội Nhà báo các tỉnh khu vực Tây Nguyên duy trì hàng năm để khơi dậy phong trào văn hóa - văn nghệ trong tổ chức Hội Nhà báo và các cơ quan báo chí khu vực Tây Nguyên; đồng thời đây cũng là dịp để người làm báo trong khu vực gặp gỡ, giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm làm báo.
* Ngày 24-5, UBND huyện Kon Plông long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ III năm 2019.
Trong 5 năm qua (2014-2019), UBND huyện Kon Plông đã thực hiện thắng lợi Chương trình hành động và Quyết tâm thư tại Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ II đã đề ra. Theo đó, kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS đã có những chuyển biến rõ rệt, cơ sở hạ tầng không ngừng được đầu tư, nâng cấp, góp phần hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển sản xuất, thay đổi tập quán canh tác, nâng cao ý thức cộng đồng tương thân tương ái và ý thức vươn lên, đời sống nhân dân được cải thiện, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường và giữ vững; các phong trào thi đua yêu nước được các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng và thực hiện hiệu quả; hệ thống chính trị cơ sở vùng DTTS được củng cố; quốc phòng an ninh ổn định; đồng bào các dân tộc đoàn kết, tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nâng cao cảnh giác trước mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch. Nhờ đó, giai đoạn 2014-2018, kinh tế của huyện phát triển bền vững, ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân 16,6%, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 15 triệu đồng lên 23 triệu đồng; tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn giảm xuống còn 32,55%.
Tại Đại hội, các đại biểu đã thống nhất đề ra mục tiêu tổng quát giai đoạn 2019-2024 là: “Tiếp tục xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn huyện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đồng bào DTTS; huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng và lợi thế của huyện; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; tiếp tục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, đảm bảo an sinh xã hội; đồng thời tập trung nguồn lực chính sách và vật chất xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững ở những vùng khó khăn, vùng đông đồng bào DTTS sinh sống; giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự trong mọi tình huống, không để bị động, bất ngờ và phấn đấu xây dựng huyện ổn định, phát triển theo hướng bền vững”.
Đại hội đã cử 20 đại biểu đi dự Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh trong thời gian tới, trong đó có 2 đại biểu dự khuyết.
Nhân dịp này, Ủy ban Dân tộc tặng Bằng khen cho 2 tập thể và 10 cá nhân; Ban Dân tộc tỉnh tặng Bằng khen cho 3 tập thể và 5 cá nhân; UBND huyện tặng Giấy khen cho 10 tập thể và 35 cá nhân là đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước. 
* Trong 2 ngày (23 và 24-5), Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Kon Tum tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XII (nhiệm kỳ 2019-2024).
Với tinh thần đoàn kết, dân chủ, đồng thuận, Đại hội đã hiệp thương cử 61 đồng chí tham gia Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Kon Tum, nhiệm kỳ 2019 - 2024; ông Hà Đường được Đại hội tín nhiệm cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Kon Tum nhiệm kỳ 2019-2024.
* Sáng 25-5, tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Ngọc Hồi, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức lễ viếng, truy điệu và an táng hài cốt các liệt sĩ là quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam hy sinh tại nước Lào và Campuchia được quy tập trong mùa khô năm 2018 - 2019.
Tham dự buổi lễ có các đồng chí: Y Mửi - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Hòa - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Thị Kim Đơn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Nguyễn Thế Hải - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hữu Tháp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện chính quyền tỉnh Rattanakiri (Campuchia) và 3 tỉnh Attapư, Sê Kông, Chămpasắc (Lào); lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, huyện Ngọc Hồi cùng các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện.
Mùa khô 2018 - 2019, với sự nỗ lực và trọng trách thiêng liêng, Đội công tác K53 đã tìm kiếm, cất bốc, đưa về nước 14 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại nước Lào và Campuchia về nước truy điệu và an táng; trong đó có 4 hài cốt liệt sĩ được tìm thấy tại Lào, 9 hài cốt được tìm thấy tại Campuchia và 1 hài cốt được tìm thấy tại huyện Ngọc Hồi.
Trong không khí trang nghiêm và đầy xúc động, các đại biểu cùng đông đảo người dân đã thành kính dâng hoa, thắp nén tâm hương tưởng niệm, bày tỏ lòng tri ân, biết ơn sâu sắc, tiễn đưa anh linh các liệt sĩ - những người đã chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và thực hiện các nghĩa vụ quốc tế tại 2 nước Lào và Campuchia - về với đất mẹ.
Sau buổi lễ, các hài cốt liệt sĩ được an táng tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Ngọc Hồi.
* Sáng 25-5, đồng chí Lê Ngọc Tuấn- Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tiếp Đoàn cán bộ tỉnh Sê Kông (nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) do Ngài Thă Vôn Phôm Mă Lay Lun - Phó Tỉnh trưởng làm Trưởng đoàn, sang thăm và làm việc tại tỉnh ta...
Kết thúc buổi làm việc, hai bên thống nhất tiếp tục đẩy mạnh quá trình hợp tác toàn diện, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục, đào tạo, góp phần bồi đắp mối quan hệ tốt đẹp mà Đảng, Nhà nước và nhân dân 2 nước đã dày công vun đắp.
* Cũng trong sáng 25-5, Đoàn công tác tỉnh Sê Kông đến thăm và làm việc tại Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum.
* Sáng 25-5, Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành tổ chức tổng kết, tuyên dương và khen thưởng học sinh năm học 2018 - 2019.
Kết thúc năm học 2018-2019, học sinh toàn trường có hạnh kiểm khá và tốt đạt 100%; học sinh có học lực khá, giỏi đạt tỷ lệ 100%, trong đó học sinh giỏi toàn diện đạt tỷ lệ gần 84%; học sinh giỏi cấp tỉnh trở lên có 224 em, trong đó cấp Quốc gia có 21 em.
Nhà trường đã tuyên dương, khen thưởng 224 học sinh đạt các giải học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp Quốc gia; khen thưởng 25 giáo viên có thành tích xuất sắc trong dạy học, bồi dưỡng học sinh đạt giải học sinh giỏi các cấp.
* Sáng 25-5, Trường THPT Kon Tum tổ chức tổng kết năm học 2018 - 2019, đánh giá kết quả học tập, hoạt động của học sinh và giáo viên nhà trường.
Tích cực học tập và rèn luyện, năm học 2018 - 2019, trường có 353 học sinh giỏi, chiếm tỉ lệ hơn 22%; 1012 học sinh khá, chiếm tỉ lệ gần 68%. Ngoài ra, trường có 1 học sinh đạt giải Nhất Cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật cấp Quốc gia; 31 giải Olympic 30/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh; 43 giải học sinh giỏi cấp tỉnh và 21 giải thể thao do tỉnh tổ chức.
Tại Lễ tổng kết, nhà trường đã khen thưởng cho các tập thể lớp và cá nhân có thành tích xuất sắc.
* Sáng 25-5, thầy và trò Trường PTDTNT tỉnh long trọng tổ chức Lễ tổng kết năm học 2018 - 2019.
Năm học 2018 - 2019, toàn trường có 454 học sinh với 15 lớp; trong đó có 21 em xếp loại giỏi, chiếm 4,63%; 247 em xếp loại khá, chiếm 54,41%; không có học sinh kém; 94,05% học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt...
Nhân dịp này, Trường PTDTNT tỉnh khen thưởng cho các giáo viên, học sinh đạt thành tích cao trong năm học 2018 - 2019.
* Chiều 27-5, UBND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 5 năm 2019 dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Văn Hòa – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
Trong tháng, ngoài việc dự họp, làm việc theo triệu tập của Trung ương, của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh; các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh đã có các cuộc làm việc với các tỉnh bạn, các sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các nhà đầu tư để giải quyết công việc theo thẩm quyền.
Tháng 5, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục ổn định, phát triển và đạt được nhiều kết quả: Tiến độ thu ngân sách đảm bảo (đạt 51% dự toán); tỷ lệ nợ xấu được duy trì ở mức thấp (dưới 2%); công tác phòng chống, quản lý dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi được thực hiện tốt; công tác chống hạn, phòng chống thiên tai, chống cháy, chống khai thác tài nguyên, khoáng sản trái phép được quan tâm chỉ đạo thực hiện; công tác xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo; thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển; phong trào thể dục thể thao được đẩy mạnh; cải cách hành chính được thực hiện mạnh mẽ, kỷ luật, kỷ cương hành chính được chú trọng; quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; đối ngoại địa phương ngày càng được mở rộng.
Kết luận phiên họp, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Hòa đề nghị để triển khai tốt các nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2019 yêu cầu thủ trưởng các đơn vị nêu cao vai trò của người đứng đầu, chỉ đạo quyết liệt các nhiệm vụ giải pháp đã đề ra ngay từ đầu năm, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 đã được HĐND tỉnh khóa XI kỳ họp thứ 7 thông qua; thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 6 năm 2019.
Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý Thủ trưởng các Sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo chuẩn bị và hoàn thành các nội dung trình kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa XI. Thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của các bộ, ngành Trung ương, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và chuẩn bị chu đáo các nội dung trình UBND tỉnh trong tháng 6 năm 2019.
Ngoài ra, tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai 03 lĩnh vực đột phá phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 trên địa bàn tỉnh, tập trung vào việc chỉnh trang đô thị, an toàn hành lang đường bộ, văn minh đô thị, phát triển dược liệu gắn với ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; hình thành trung tâm sản xuất giống sâm Ngọc Linh và các dược liệu khác tại 3 huyện Kon Plông, Đăk Glei và Tu Mơ Rông…
Tiếp tục thực hiện tốt các chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp bệnh Dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào tỉnh; chủ động triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng và các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra; thực hiện tốt việc xây dựng nông thôn mới…
* Ngày 28-5, Đoàn công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do đồng chí Lê Ngọc Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm Trưởng đoàn tiến hành giám sát công tác cải cách hành chính giai đoạn 2017-2018 tại huyện Đăk Hà.
Kết luận buổi giám sát, đồng chí Lê Ngọc Tuấn ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính của huyện Đăk Hà.
Đồng chí đề nghị huyện Đăk Hà tiếp tục quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính hiện nay và hướng đến cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân; nêu cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính tại cơ sở; tăng cường công tác tuyên truyền cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn về việc áp dụng thủ tục hành chính công, dịch vụ công trực tuyến tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh.
* Ngày 28-5, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Đăk Glei tổ chức Đại hội lần thứ II (nhiệm kỳ 2019 - 2024).
Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành khóa II, nhiệm kỳ 2019 - 2024 gồm 17 đồng chí. Ông Phan Thanh Hào được tín nhiệm tái cử chức vụ Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin nhiệm kỳ 2019 - 2024.
* Sáng 29-5, Thành ủy Kon Tum tổ chức quán triệt Chỉ thị 34, ngày 20/5/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng chống, khống chế dịch bệnh dịch tả lợn Châu Phi và chỉ đạo các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.
Theo số liệu kiểm tra, rà soát, trên địa bàn, thành phố Kon Tum hiện có hơn 21.400 con lợn đang được chăn nuôi tại 1.300 hộ. Đến nay, thành phố chưa phát hiện dịch tả lợn châu Phi. Thực hiện Chỉ thị 34 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, thành phố đã chủ động triển khai các giải pháp phòng chống như tiếp nhận 900 lit hóa chất, vật tư, bảo hộ từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh để cấp phát cho các xã, phường để vệ sinh, tiêu độc, khử trùng; thành lập chốt kiểm dịch tạm thời tại các xã giáp ranh tỉnh Gia Lai, gồm Hòa Bình, Ia Chim, Đăk Rơ Wa; xây dựng phương án phòng chống dịch bệnh cụ thể trong tình huống khi chưa phát hiện dịch và khi phát hiện dịch tả lợn châu Phi.
* Ngày 29-5, Đảng uỷ xã Măng Ri tổ chức hội thảo góp ý đối với dự thảo Sách “Lịch sử đấu tranh cách mạng của Nhân dân và Đảng bộ xã Măng Ri (1930-2015)”. Đồng chí A Sỹ - Bí thư Đảng ủy xã chủ trì hội thảo.
Dự hội thảo có đồng chí Lê Thị Kim Đơn - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đồng chí A Hơn - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông; lãnh đạo các ban xây dựng Đảng của Huyện ủy; các đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2015-2020 và đồng chí nguyên là lãnh đạo chủ chốt của Chi bộ, Đảng bộ xã qua các thời kỳ.
Đây là lần thứ tư Đảng ủy tổ chức lấy ý kiến góp ý dự thảo Sách. Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Lê Thị Kim Đơn cho rằng: Đảng ủy xã Măng Ri đã nghiêm túc thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, Huyện ủy về đẩy mạnh công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương; dự thảo Sách đã thể hiện sự đầu tư sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn công phu của Tổ biên soạn. Tuy nhiên, bố cục cần chỉnh sửa để cân đối về biên độ thời gian; đồng thời phải căn cứ vào các mốc sự kiện của lịch sử dân tộc, của tỉnh và sự kiện lịch sử của Đảng bộ Xã để phân chia các chương, mục. Đối với các sự kiện cụ thể, cần rà soát đảm bảo tính chính xác và thống nhất đối với các sự kiện chung của tỉnh được đề cập; bổ sung những sự kiện, giai đoạn còn thiếu; bổ sung phần phụ lục về danh sách các Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng và Anh hùng LLVTND của xã (nếu có), danh sách các đồng chí Bí thư Chi bộ, Chi ủy từ khi thành lập Chi bộ xã (1954) đến khi giải phóng (1975)...Các ý kiến phát biểu khác tại hội thảo cũng đã góp ý thêm về  bố cục và nội dung sự kiện, từ ngữ cụ thể trong bản thảo.
Phát biểu kết luận hội thảo, đồng chí A Sỹ nghiêm túc tiếp thu ý kiến góp ý, chỉ đạo của đồng chí Lê Thị Kim Đơn và các đại biểu; giao cho Tổ biên soạn tiếp tục sưu tầm, rà soát, biên tập bổ sung, chỉnh sửa và hoàn chỉnh bản thảo Sách theo quy trình.
* Sáng 29-5, tại Sở Khoa học và Công nghệ, Ban Tổ chức diễn tập ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân tỉnh họp triển khai công tác chuẩn bị cho đợt diễn tập năm 2019. Đồng chí Trần Thị Nga - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo, chủ trì buổi làm việc.
Chuẩn bị cho đợt Diễn tập ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân năm 2019 trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã thành lập Ban Tổ chức diễn tập, phê duyệt Kịch bản diễn tập và ban hành Kế hoạch Diễn tập ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân tỉnh năm 2019. Nội dung tập huấn, diễn tập ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân tỉnh Kon Tum lần thứ nhất năm 2019 dự kiến được tổ chức vào 02 ngày 13, 14/6/2019.
Phát biểu kết luận, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Khoa học và Công nghệ (Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy) chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các đơn vị có liên quan hoàn chỉnh Kế hoạch tổ chức tập huấn, diễn tập thử và diễn tập chính thức ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân tỉnh lần thứ nhất năm 2019; đồng thời hoàn chỉnh Kịch bản chi tiết diễn tập trên cơ sở các ý kiến tham gia, hỗ trợ của chuyên gia tư vấn thuộc Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt...
* Chiều 29-5, đồng chí Trần Thị Nga - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi sáng tác biểu tượng (logo) Chỉ dẫn địa lý Ngọc Linh và Nhãn hiệu chứng nhận Sâm Ngọc Linh Kon Tum đã chủ trì buổi làm việc với các thành viên Ban Tổ chức Cuộc thi để thảo luận, tham gia góp ý kết quả chấm vòng sơ khảo đối với các tác phẩm được chọn.
Sau 4 tháng tổ chức, Ban Tổ chức đã nhận được 43 tác phẩm của 26 tác giả tham gia sáng tác logo Chỉ dẫn địa lý Ngọc Linh và 40 tác phẩm của 25 tác giả tham gia sáng tác nhãn hiệu chứng nhận sâm Ngọc Linh Kon Tum.
Tại vòng chấm sơ khảo ngày 07/5/2019, Ban Giám khảo đã lựa chọn được 05 tác phẩm (mỗi loại). Các tác phẩm được chọn cơ bản thể hiện đầy đủ ý tưởng, hình ảnh, chữ viết, bố cục, màu sắc hợp lý, làm nổi bật được hình ảnh đặc trưng của cây sâm Ngọc Linh, yếu tố văn hóa đặc thù nhận diện địa danh tỉnh Kon Tum, tuy nhiên cần điều chỉnh, bổ sung một số chi tiết để hoàn thiện.
Kết luận buổi làm việc, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi thống nhất lựa chọn 05 tác phẩm Logo Chỉ dẫn địa lý "Ngọc Linh" (Mã số: CD020A; CD014B; CD021B; CD004A; CD017C) và 05 tác phẩm Nhãn hiệu chứng nhận sâm Ngọc Linh Kon Tum (Mã số: NH016A; NH017C; NH021B; NH023A; NH014B) như kết quả của Ban Giám khảo tại buổi chấm thi vòng sơ khảo ngày 07/5/2019; đồng thời, đề nghị chỉnh sửa nhằm hoàn thiện các tác phẩm trước khi tổ chức chấm vòng chung khảo...
Cuộc thi sáng tác biểu tượng (logo) Chỉ dẫn địa lý Ngọc Linh và Nhãn hiệu chứng nhận Sâm Ngọc Linh Kon Tum sẽ chọn ra 2 biểu tượng thể hiện rõ nét về danh tiếng, chất lượng đặc thù của sâm Ngọc Linh Kon Tum sử dụng cho sản phẩm sâm củ và các sản phẩm chế biến từ sâm củ Ngọc Linh của tỉnh Kon Tum, giúp người tiêu dùng nhận diện, phân biệt rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm của sâm Ngọc Linh tỉnh Kon Tum, từng bước xây dựng thương hiệu quốc gia Sâm Ngọc Linh Kon Tum - sâm Việt Nam.
* Ngày 30-5, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2009 - 2019. Đồng chí Nguyễn Trung Hải - Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam, Trưởng ban Chỉ đạo CVĐ của tỉnh chủ trì hội nghị.
Theo báo cáo, sau 10 năm thực hiện CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đã đạt được những kết quả nổi bật như: Thường trực Ban Chỉ đạo CVĐ tỉnh đã phối hợp với Sở Công thương vận động được 468 doanh nghiệp tham gia đưa hàng Việt về nông thôn được 132 đợt với 495 chuyến hàng bán hàng lưu động tại các xã, thị trấn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh, thu hút 73.785 người lượt người đến tham quan, mua sắm; doanh thu đạt 6.407.140.000 đồng. Tổ chức đưa hàng Việt về nông thôn khu vực biên giới được 790 gian hàng với 250 doanh nghiệp tham gia, thu hút được 164.000 lượt người đến tham quan, mua sắm; với tổng doanh gần 5 tỷ đồng. Tổ chức hội chợ, thương mại biên giới - Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Đông - Tây tỉnh Kon Tum năm 2011; Hội chợ Hợp tác phát triển vùng tam giác CLV (Campuchia - Lào - Việt Nam); Hội chợ hàng tiêu dùng 2013 - Kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập tỉnh Kon Tum (09/2/1913 - 09/2/2013); Hội chợ biên giới huyện Ngọc Hồi; Hội chợ Công thương khu vực Tây Nguyên - Kon Tum năm 2015 và 2017, đã vận động được 673 doanh nghiệp tham gia, có 1.790 gian bán hàng, đã thu hút 860.000 lượt người đến tham quan, mua sắm; tổng doanh thu bán hàng đạt 84,5 tỷ đồng. Ngoài ra còn tổ chức các hội chợ, triễn lãm thương mại để phục vụ người tiêu dùng tại các huyện, thành phố đã vận động được 2.486 doanh nghiệp tham gia với 5.517 gian hàng hàng, đã thu hút được 1.017.400 lượt người đến tham quan, mua sắm, tổng doanh thu bán hàng 124.750.000.000 đồng.
Toàn tỉnh, trong 10 năm đã tổ chức được trên 7.400 cuộc tuyên truyền về CVĐ từ tỉnh đến cơ sở để quảng bá hàng Việt Nam và đã thu hút được 325.000 lượt người tham gia. Tổ chức trên 400 hội nghị, tọa đàm; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh phát sóng 834 tin, bài, ảnh, 46 phóng sự tuyên truyền về CVĐ; hàng tuần thực hiện chuyên mục bản tin thị trường trên sóng phát thanh, truyền hình  bằng bốn thứ tiếng: Tiếng phổ thông, tiếng Xê Đăng, tiếng Bar Nah, tiếng Giẻ - Triêng. Báo Kon Tum đã thực hiện 1.050 tác phẩm tin, bài, ảnh đăng trên báo; Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch thường xuyên chỉ đạo Đặc san Văn hóa - Thể thao và Du lich, các đơn vị trực thuộc, phòng Văn hóa - Thể thao các huyện, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền cuộc vận động như: xây dựng 15 cụm pa nô tuyên truyền dài hạn; đăng tải từ 3 - 5 tin, bài, ảnh về Cuộc vận động trên các số định kỳ của Đặc san Văn hóa; thực hiện 1.044 buổi tuyên truyền lưu động trên các phương tiện xe loa phóng thanh, Đội tuyên truyền lưu động, chiếu bóng lưu đông, chỉ đạo Trung tâm Văn hóa Triển lãm và Phòng Văn hóa các huyện, thành phố tuyên truyền trực quan khoảng trên 20.000m2 pa nô, áp phích, khẩu hiệu vào dịp cao điểm; Cổng thông tin điện tử của tỉnh mỗi năm đăng tải hàng trăm tin, bài, ảnh và các văn bản của Ban chỉ đạo tỉnh…
Nhân dịp này, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tặng 19 Bằng khen cho 19 tập thể và 17 Bằng khen cho 17 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong 10 năm qua. 
* Chiều 30-5, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị giao ban công tác báo chí tháng 5 năm 2019. Đồng chí Nguyễn Mạnh Hồng - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được thông tin về tình hình công tác báo chí tháng 5, nhiệm vụ trọng tâm tháng 6-2019; về công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí, xuất bản trên địa bàn tỉnh; thông tin về Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng lần thứ IV- 2019.
Trong tháng 5-2019, công tác phối hợp chỉ đạo, quản lý Nhà nước về hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh tiếp tục được tiến hành chặt chẽ, đúng quy định; các vấn đề báo chí phản ánh được tổng hợp và đề nghị các cơ quan chức năng tiến hành xác minh, kiểm tra làm rõ và xử lý; các địa phương, các sở, ban, ngành cơ bản đã thực hiện tốt việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định. Các cơ quan báo chí của tỉnh đã bám sát chỉ đạo định hướng thông tin tuyên truyền kịp thời, đúng trọng tâm, trọng điểm. Báo chí trong nước có nhiều bài viết thông tin, phản ánh những mặt tích cực, những nỗ lực, cố gắng của các cấp, ngành trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng chống buôn lậu, phòng chống tệ nạn ma túy, công tác xây dựng Đảng, đảm bảo an sinh xã hội; đồng thời có nhiều tin, bài phản ánh những mặt hạn chế, khó khăn của tỉnh để các cơ quan chức năng kịp thời xử lý. Cụ thể, báo, đài tuyên truyền kịp thời các thông tin về Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV; các hoạt động kỷ niệm 129 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; Lễ viếng, truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam hy sinh tại nước bạn Lào và Vương quốc Campuchia; Lễ công bố và trao Quyết định của Chủ tịch nước cho nhập quốc tịch Việt Nam đối với người di dân tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam – Lào hiện cư trú trên địa bàn tỉnh… Một số thông tin phản ánh của báo chí như: việc một số hạng mục xây dựng không phù hợp với văn hóa truyền thống tại công trình công cộng thuộc hai làng Kon Bring (Kon Plông) và Kon Kơ Tu (thành phố Kon Tum); việc thay đổi mục đích sử dụng của Công viên Đắk Hà và Công viên 24 tháng 3 (huyện Đắk Hà)… đã được cơ quan chức năng tiếp nhận và đang trong quá trình xử lý.
Trong tháng 6-2019, bên cạnh các nội dung tuyên truyền thường xuyên theo hướng dẫn, các cơ quan báo chí tập trung tuyên truyền về Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Kon Tum lần thứ X; Đại hội Hội LHTNVN các cấp nhiệm kỳ 2019-2024; Đại hội dân tộc thiểu số lần III năm 2019; công tác tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2019; kết quả qua 3 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị; tiếp tục xây dựng các phóng sự, bài viết phản ánh rõ bản chất của tín dụng đen và những hệ lụy tiêu cực phát sinh từ nó để người dân, doanh nghiệp nêu cao cảnh giác, không vay mượn từ hoạt động này; tuyên truyền, hưởng ứng Giải báo chí Búa liềm vàng năm 2019, Giải báo chí với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí…
* Ngày 30-5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Tháp cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi và tình hình quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Đăk Tô và huyện Đăk Hà.
Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Đăk Tô, huyện Đăk Hà và các đơn vị liên quan.
Tại huyện Đăk Tô: Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện Đăk Tô, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện Đăk Tô đã chỉ đạo các phòng ban liên quan, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, bệnh Dịch bệnh tả lợn Châu Phi trên địa bàn; tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động giết mổ động vật; chỉ đạo cơ sở giết mổ thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng sau mỗi ca giết mổ theo quy định; phối hợp với cơ quan thú y tập huấn, hướng dẫn các hộ tham gia giết mổ tại cơ sở về quy trình giết mổ động vật và các hộ đã chủ động thực hiện tốt các quy trình giết mổ động vật theo quy định của pháp luật.
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Đăk Tô thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình bệnh dịch, triển khai quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng, chống Dịch tả lợn Châu Phi theo chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 20 tháng 05 năm 2019 và Công văn số 4291/VPCP-NN ngày 20 tháng 5 năm 2019 của Văn phòng Chính phủ và Công điện số 03/CĐ-UBND ngày 26 tháng 05 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp buôn bán, giết mổ, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn không đảm bảo an toàn theo quy định hiện hành.
Tại huyện Đăk HàTheo báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện Đăk Hà, triển khai chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện Đăk Hà đã tập trung lãnh đạo chỉ đạo, tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phòng, chống Dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn; tăng cường các biện pháp quản lý, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ theo quy định về vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm trong giết mổ gia súc, gia cầm; thường xuyên kiểm tra, theo dõi và giám sát tình hình dịch bệnh ở gia súc trước khi đưa vào khu vực lò giết mổ; kiên quyết xử lý các trường hợp các hộ kinh doanh đưa nhập gia súc có mầm bệnh từ các nơi khác vào. Kịp thời cách ly để chửa trị hoặc tiêu hủy những con gia súc đã mang bệnh, không cho giết mổ đưa ra thị trường tiêu thụ.
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Đăk Hà tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp buôn bán, giết mổ, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn không đảm bảo an toàn theo quy định hiện hành; triển khai quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng, chống Dịch tả lợn Châu Phi theo chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 20 tháng 05 năm 2019 và Công văn số 4291/VPCP-NN ngày 20 tháng 5 năm 2019 của Văn phòng Chính phủ và Công điện số 03/CĐ-UBND ngày 26 tháng 05 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
* Sáng 31-5, Trung đoàn Bộ binh 990/Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức Lễ tuyên thệ chiến sỹ mới năm 2019.
Tham dự buổi Lễ có các đồng chí: Nguyễn Hữu Tháp - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đại tá Trịnh Ngọc Trọng - Chỉ huy trưởng BCH Quân sự tỉnh; đại diện lãnh đạo các huyện, thành phố và lãnh đạo các phòng thuộc BCH Quân sự tỉnh.
Năm 2019, Trung đoàn Bộ binh 990/Bộ CHQS tỉnh tiếp nhận huấn luyện 510 chiến sỹ mới nhập ngũ. Sau 3 tháng huấn luyện, 100% chiến sỹ mới đã được giáo dục nâng cao bản lĩnh chính trị, huấn luyện kỹ thuật chiến đấu bộ binh, chiến thuật binh chuẩn hợp thành, sử dụng thành thạo một số loại vũ khí bộ binh, thuần thục những động tác cơ bản về điều lệnh đội ngũ, chấp hành nghiêm kỷ luật Quân đội.
Kết thúc đợt huấn luyện, 100% các nội dung khoa mục huấn luyện khá, giỏi (trong đó: 25% Giỏi, 75% Khá, đơn vị huấn luyện đạt Khá); kết quả kiểm tra huấn luyện đạt yêu cầu, trong đó có nhiều nội dung khá, giỏi. Tại buổi lễ, chiến sỹ mới đã tuyên thệ 10 lời thề danh dự của quân nhân trước lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc.
* Sáng 31-5, huyện Đăk Glei tổ chức Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện với nhân dân trên địa bàn.
Tại buổi tiếp xúc, đối thoại trực tiếp, có 12 lượt ý kiến, kiến nghị của người dân trên địa bàn huyện gửi đến cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Đăk Glei về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân và mong muốn được quan tâm giải quyết.
Tại buổi tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân, đồng chí Y Ngọc - Bí thư Huyện ủy Đăk Glei và đồng chí Hoàng Trung Thông - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện cùng các ngành chức năng đã tiếp thu, giải đáp thấu đáo những ý kiến, kiến nghị của người dân thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương.
Phát biểu kết luận buổi đối thoạiđồng chí Y Ngọc nhấn mạnh, việc tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền với nhân dân là hoạt động thường niên và có ý nghĩa quan trọng, nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất trong xã hội để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đồng thời nắm bắt kịp thời những bất cập, yếu kém trong công tác quản lý, điều hành ở các đơn vị, địa phương để có biện pháp khắc phục, chấn chỉnh.
2. MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH MỚI CỦA TỈNH TRONG TUẦN:
* Ngày 16/5/2019, UBND tỉnh ban hành Quyết định 492/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2019 trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, trong năm 2019, toàn tỉnh có 192 dự án với tổng kinh phí thực hiện là 34.823 triệu đồng. Trong đó: huyện Sa Thầy 12 dự án, với kinh phí thực hiện là 2.131 triệu đồng; huyện Đăk Glei 18 dự án với kinh phí thực hiện là 3.037 triệu đồng; huyện Ia H'Drai 22 dự án với kinh phí thực hiện là 5.880 triệu đồng; huyện Đăk Tô 16 dự án với kinh phí thực hiện là 1.421 triệu đồng; huyện Tu Mơ Rông 29 dự án với kinh phí thực hiện là 10.018 triệu đồng; huyện Kon PLông 57 dự án với kinh phí thực hiện là 8.176 triệu đồng; huyện Đăk Hà 13 dự án với kinh phí thực hiện là 1.921 triệu đồng; huyện Ngọc Hồi 08 dự án với kinh phí thực hiện là 1249 triệu đồng; thành phố Kon Tum 17 dự án với kinh phí thực hiện là 987 triệu đồng.
UBND tỉnh giao UBND các huyện, thành phố căn cứ triển khai thực hiện theo đúng quy định pháp luật hiện hành; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn quản lý....
* Ngày 17/5/2019, UBND tỉnh ban hành Quyết định 503/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2019.
Nội dung kế hoạch tập trung vào đánh giá rủi ro thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn trước các tác động của biến đổi khí hậu, diễn biến thiên tai trên địa bàn tỉnh; tăng cường tuyên truyền pháp luật về Phòng chống thiên tai, nâng cao năng lực công tác dự báo, cảnh báo về thời tiết, thủy văn, thông báo kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng để chủ động phòng tránh; chỉ đạo xử lý, đối phó kịp thời với các tình huống thiên tai xảy ra; cập nhật, bổ sung và hoàn chỉnh các phương án chủ động phòng chống, ứng phó thiên tai, đặc biệt xây dựng phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão, lũ quét, sạt lở...
UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức kiểm tra các hồ thủy lợi, thủy điện trọng điểm, xung yếu. Thực hiện phương án phòng chống lũ, bão và khắc phục hậu quả thiên tai khôi phục sản xuất; kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố bám sát phương án, kế hoạch phòng chống thiên tai, quy chế phối hợp trong việc xử lý sự cố, khắc phục hậu quả đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phòng chống và giảm nhẹ thiên tai và có kế hoạch phòng chống dịch bệnh cho cây trồng và vật nuôi ở những vùng xảy ra thiên tai.
Các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ động theo dõi, trực tiếp xuống địa bàn được phân công phụ trách để kiểm tra công tác chuẩn bị phòng, chống ứng phó trước khi thiên tai xảy ra, đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, xử lý ứng phó với những tình huống thiên tai thuộc lĩnh vực, địa bàn trọng điểm.
UBND các huyện, thành phố Kon Tum cập nhật, bổ sung và hoàn thiện các phương án, kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại địa phương mình; lồng ghép chương trình phòng chống thiên tai trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tại địa phương; tổ chức bộ phận trực ban 24/24h khi có thiên tai mưa lũ theo quy định; Chủ động phối hợp với lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn, sử dụng các loại vật tư, phương tiện, lực lượng tại chỗ của địa phương, đơn vị mình để tổ chức di dời dân ra khỏi khu vực trọng điểm xung yếu, đảm bảo tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân....
Các sở, ban ngành, đơn vị và các tổ chức chính trị xã hội, UBND các huyện, thành phố chủ động xây dựng Kế hoạch của ngành, cấp mình cụ thể, sát với tình hình thực tế của địa phương, nhiệm vụ của ngành để triển khai thực hiện tốt công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan theo từng lĩnh vực địa bàn phụ trách triển khai thực hiện tốt các nội dung của Kế hoạch. Trong quá trình triển khai thực hiện cần nghiên cứu cập nhật và đề xuất bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn các đơn vị, gửi Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh.
* Ngày 17/5/2019, UBND tỉnh ban hành Quyết định 105/QĐ-UBND quy định mức hỗ trợ tiêu hủy lợn mắc bệnh, lợn nghi mắc bệnh lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn.
Theo đó, đối tượng được hỗ trợ là chủ lợn bị mắc bệnh, lợn nghi mắc bệnh lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả lợn châu Phi buộc phải tiêu hủy để phòng, chống dịch bệnh động vật lây lan, kể cả khi xuất hiện dịch bệnh nhưng chưa được công bố dịch theo quy định của pháp luật. 
Mức hỗ trợ: Đối với lợn con, lợn thịt các loại, hỗ trợ với mức 80% giá thị trường tại thời điểm có dịch bệnh xảy ra. Đối với lợn nái, lợn đực giống đang khai thác, hỗ trợ với mức 1,5 lần so với mức hỗ trợ các loại lợn khác tại thời điểm có dịch bệnh.
Giá lợn để tính mức hỗ trợ theo Thông báo giá thị trường được Sở Tài chính công bố hàng tháng. Trường hợp tại thời điểm có dịch bệnh xảy ra nhưng Sở Tài chính chưa có Thông báo giá của tháng này thì lấy theo báo giá công bố của tháng trước liền kề trước đó.
Nguồn kinh phí thực hiện: Nguồn dự phòng ngân sách theo phân cấp ngân sách hiện hành.   
Chủ vật nuôi được hỗ trợ khi có lợn buộc phải tiêu hủy không nhất thiết phải đáp ứng điều kiện, hồ sơ đăng ký kê khai ban đầu được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận khi bắt đầu nuôi lợn; trong quá trình triển khai phải đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng, dưới sự giám sát của chính quyền cấp huyện, xã, cơ quan Mặt trận Tổ quốc đồng cấp và người dân, không để xảy ra hiện tượng trục lợi chính sách.
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện theo đúng quy định hiện hành.
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện công khai mức hỗ trợ cụ thể theo từng đối tượng trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại thôn, xã để Nhân dân tham gia giám sát quá trình thực hiện, bảo đảm việc hỗ trợ đến trực tiếp người bị thiệt hại, sử dụng kinh phí hỗ trợ đúng mục đích, có hiệu quả, không để thất thoát lãng phí và xảy ra tiêu cực.
* Ngày 23/5/2019, UBND tỉnh ban hành Văn bản số 1231/UBND-NNTN về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống, khống chế bệnh dịch tả lợn Châu Phi.
Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ tiếp tục tập trung lãnh đạo chỉ đạo, tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phòng chống Dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo tại Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 20 tháng 05 năm 2019 của Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ, Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20 tháng 2 năm 2019 và Thông báo số 192/TB-VPCP ngày 17 tháng 5 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 4291/VPCP-NN ngày 20 tháng 5 năm 2019 của Văn phòng Chính phủ, các văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh.
Ngoài ra, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chủ động phối hợp tổ chức thực hiện quyết liệt, ứng phó bệnh Dịch tả lợn châu Phi, không để bùng phát dịch; bố trí kinh phí trả thù lao phù hợp rõ ràng, chặt chẽ cho lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh; coi nhiệm vụ phòng, chống, khống chế dịch tả lợn châu Phi là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách lúc này, phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện khẩn trương, kiên quyết, đồng bộ các giải pháp về phòng, chống, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Thông tin, tuyên truyền đến từng cán bộ, đảng viên và Nhân dân để mọi người đều nhận rõ tính chất nguy hiểm và tác hại nghiêm trọng của bệnh dịch tả lợn châu phi đã và đang xảy ra đối với các hoạt động kinh tế và đời sống Nhân dân; tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch, giảm thiểu tổn thất về kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.
Đồng thời, thông tin kịp thời chính xác cho người dân theo nguyên tắc vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch, vừa đảm bảo tiêu thụ được thịt lợn, tránh gây hoang mang trong xã hội.
Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 20 tháng 05 năm 2019 của Ban Chấp hành Trung ương, chỉ đạo của Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh.
* Ngày 27/5/2019, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1247/KH-UBND tổ chức Lễ phát động toàn dân tập luyện môn bơi, phòng, chống đuối nước năm 2019 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Theo đó, Kế hoạch nhằm tuyên truyền về lợi ích, tác dụng của việc tập luyện môn bơi, các kỹ năng an toàn trong môi trường nước, đồng thời vận động toàn dân tích cực tập luyện thể dục thể thao nói chung và môn bơi nói riêng nhằm nâng cao sức khỏe, tầm vóc, thể lực, phòng chống bệnh tật cho trẻ em và cộng đồng; phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường và toàn xã hội trong việc phát triển phong trào dạy bơi, học bơi và công tác phòng chống đuối nước, góp phần từng bước giảm tai nạn đuối nước trên địa bàn tỉnh. Tổ chức Lễ phát động tại địa phương an toàn, trang trọng, tiết kiệm; tạo khí thế sôi nổi, hào hứng tham gia của mọi tầng lớp nhân dân; Vận động các nguồn lực xã hội đóng góp cho việc tổ chức Lễ phát động và triển khai các hoạt động bơi lội phòng, chống tai nạn đuối nước.
Thời gian, địa điểm: Tổ chức vào ngày 01/6/2019. Tùy tình hình thực tế tại các địa phương để tổ chức Lễ phát động tại khu vực bể bơi gắn với các hoạt động hướng dẫn phòng, chống đuối nước, giải bơi ... 
Quy mô, hình thức tổ chức: Vận động tổ chức Lễ phát động tại tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh; Vận động các cơ quan, đoàn thể, trường học, đơn vị Quân đội, Công an và Doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn xã, phường, thị trấn tham gia Lễ phát động; Đối với các xã vùng sâu, vùng biên giới có địa bàn không thuận lợi, tùy vào tình hình thực tế tại địa phương để vận động lực lượng tham gia hoặc phối hợp với xã lân cận chọn địa điểm cùng tổ chức Lễ phát động.
UBND tỉnh giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm: Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc tổ chức Lễ phát động năm 2019 theo Kế hoạch; Phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể; các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn để tạo phong trào hưởng ứng tham gia Lễ phát động; Tổng hợp báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình tổ chức Lễ phát động của các địa phương trước ngày 30/6/2019.
* Ngày 27/5/2019, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1248/KH-UBND về thực hiện Đề án "Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019 - 2022" trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Theo đó, Kế hoạch nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở để giải quyết kịp thời, hiệu quả các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở; góp phần tạo chuyển biến căn bản, toàn diện trong công tác hòa giải ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ trong giai đoạn mới; giảm số vụ việc phải đưa ra Tòa án và các cơ quan nhà nước giải quyết; tiết kiệm thời gian, chi phí của xã hội và của Nhà nước.
Trong giai đoạn 1 (từ tháng 6/2019 đến hết năm 2020), hoàn thiện Bộ tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên, tập huấn viên, hỗ trợ khắc phục vụ việc, nâng cao năng lực cho hòa giải viên ở cơ sở và tập huấn viên; các tài liệu tập huấn, bồi dưỡng và các ấn phẩm về hòa giải ở cơ sở được đăng tải trên Trang TTĐT cơ quan, đơn vị liên quan và địa phương nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở; ít nhất 95% Tổ hòa giải ở cơ sở được củng cố, kiện toàn đủ số lượng, thành phần, cơ cấu hòa giải viên theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở; từ 60% - 75% hòa giải viên ở cơ sở được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở theo Chương trình khung (đối với các đơn vị cấp xã được chọn làm điểm tỷ lệ này là 100%); hết năm 2020, 100% đội ngũ tập huấn viên được tập huấn, bồi dưỡng hoặc cung cấp tài liệu để hướng dẫn, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho hòa giải viên ở cơ sở.
Trong giai đoạn 2 (từ năm 2021 đến hết năm 2022), 100% hòa giải viên ở cơ sở mới được bầu, bổ sung, kiện toàn hàng năm được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở; ít nhất 90% hòa giải viên ở cơ sở được tiếp cận và sử dụng Bộ tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở; từ 70% - 85% hòa giải viên ở cơ sở được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở theo Chương trình khung...
Để đạt được các mục tiêu trên, Kế hoạch đề ra các nhiệm vụ, giải pháp triển khai, như: Xây dựng, phát hành Bộ tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở và đội ngũ tập huấn viên; Xây dựng đội ngũ tập huấn viên có đủ khả năng, kiến thức, phương pháp để hướng dẫn, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải cho hòa giải viên ở cơ sở; Thực hiện chỉ đạo điểm; Xây dựng đội ngũ hòa giải viên có đủ tiêu chuẩn, năng lực đáp ứng yêu cầu của công tác hòa giải ở cơ sở; Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở. Đồng thời, tổ chức các nhiệm vụ, giải pháp khác, như: Tổ chức hoặc lồng ghép tổ chức hội nghị, giao lưu, đối thoại, chia sẻ kinh nghiệm về thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở, trao đổi, đề xuất cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ những vướng mắc, bất cập, vấn đề mới phát sinh trong công tác hòa giải ở cơ sở; huy động nguồn lực từ xã hội hỗ trợ hoạt động hòa giải ở cơ sở; kiểm tra, tổng kết việc thực hiện Đề án...
Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai Đề án trên địa bàn tỉnh; xây dựng kế hoạch, văn bản cụ thể để thực hiện Đề án theo từng năm; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Đề án...
* Ngày 29/5/2019, UBND tỉnh ban hành Công văn số 1287/UBND-HTKT về việc kiểm tra chấn chỉnh việc chỉnh trang đô thị, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, yêu cầu Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tăng cường các biện pháp chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi buôn bán, tổ chức cưới hỏi, liên hoan… có giải pháp quản lý hiệu quả sau khi lập lại trật tự (có thể hình thành và giao cho các tổ tự quản ở xã, phường, thị trấn, tổ dân phố, khu dân cư tiếp tục quản lý, bảo vệ trật tự); khẩn trương có giải pháp, kiểm tra và xử lý các vấn đề hạn chế trên.
Giao liên ngành: Sở Xây dựng (chủ trì), Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh theo chức năng nhiệm vụ của ngành phối hợp tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị, địa phương liên quan trong việc triển khai thực hiện. Kết quả thực hiện báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 15 tháng 6 năm 2019.
 
Nguyễn Phi Em (tổng hợp)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: Giấy phép số 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: Ông Huỳnh Quốc Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
Điện thoại: 0260.3862301
Fax: 0260. 3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Website: http://https://tuyengiaokontum.org.vn/
Văn bản mới

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam

Lượt xem:299 | lượt tải:141

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đồng chí Đào Duy Tùng

Lượt xem:380 | lượt tải:326

TÀI LIỆU

Giao ban báo chí quí I-2024

Lượt xem:239 | lượt tải:74

HD.51.BTGTU

Hướng dẫn sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lượt xem:57 | lượt tải:26

TÀI LIỆU

phổ biến, quán triệt Kết luận 72.TW và Chương trình 77.TU (gửi kèm CV 2303-CV/BTGTU)

Lượt xem:609 | lượt tải:689

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú

Lượt xem:686 | lượt tải:286

HD.50.BTGTU

Hướng dẫn sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lượt xem:661 | lượt tải:366


bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập36
  • Hôm nay3,135
  • Tháng hiện tại285,789
  • Tổng lượt truy cập30,361,339
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây