Sau 01 năm triển khai thực hiện Cuộc vận động, các cơ quan, ban, ngành, Mặt trận, các đoàn thể, các tổ công tác của huyện đã tập trung chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, rà soát, xây dựng được 52 mô hình; trong đó, có 14 mô hình cấp huyện, 38 mô hình cấp xã, thị trấn; với 622 hộ DTTS tham gia mô hình, gồm 215 hộ nghèo, 72 hộ cận nghèo; tổng kinh phí thực hiện mô hình hơn 286,4 triệu đồng. Qua triển khai, đến nay có 34 mô hình cơ bản đạt hiệu quả, 18 mô hình không đạt hiệu quả; Cuộc vận động đã góp phần từng bước làm cho đồng bào DTTS thay đổi tư duy, mạnh dạn đổi mới cách thức làm ăn, tự lực vươn lên phát triển kinh tế thoát nghèo; đến nay có 400 hộ gia đình (178 hộ nghèo, tỷ lệ 222 hộ cận nghèo) biết áp dụng khoa học kỹ thuật, lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng địa phương để đưa vào sản xuất; có 95 hộ đồng bào DTTS nghèo, cận nghèo tham gia các tổ hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn.
Trong thời gian tới huyện Ngọc Hồi xác định tiếp tục tập trung quán triệt sâu rộng nội dung Kết luận số 08-KL/TU, ngày 24-02-2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chủ trương triển khai Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững” trên địa bàn tỉnh, gắn với Nghị quyết số 02- NQ/HU, ngày 08-7-2021 của Ban Thường vụ Huyện ủy về cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ gia đình, giảm nghèo bền vững đến năm 2025, đảm bảo tất cả đảng viên, cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên và Nhân dân phải nắm được nội dung, mục đích, yêu cầu của Cuộc vận động và cùng tham gia Cuộc vận động. Chú trọng lựa chọn mô hình có sự thống nhất từ huyện đến cơ sở; lấy chất lượng làm đầu, quan tâm phát triển các mô hình về văn hóa xã hội. Tiếp tục phát huy khối đại đoàn kết, tăng cường công tác tuyên tuyền, vận động nâng cao nhận thức cho đồng bào DTTS; tập hợp nguồn lực, vận động bà con nhân dân bám đất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Định hướng cây trồng phù hợp để mang lại hiệu quả kinh tế cao; tạo điều kiện để người dân tiếp cận các nguồn vốn vay; chú trọng công tác đào tạo nghề; hỗ trợ liên kết với các tổ hợp tác, hợp tác xã để tạo đầu ra cho các sản phẩm, giúp bà thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Tin, ảnh: Nguyễn Thị Thắm
(Ban Tuyên giáo Huyện ủy Ngọc Hồi)