Về hợp tác chính trị, ngoại giao:
1. Tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác về chính trị, ngoại giao đi vào chiều sâu, gắn bó, tin cậy, đạt hiệu quả cao hơn nữa, giữ vai trò nòng cốt, định hướng trong quan hệ giữa hai tỉnh.
2. Duy trì và nâng cao hiệu quả của các cơ chế hợp tác giữa hai bên; tổ chức hiệu quả các chuyến thăm, gặp gỡ, làm việc giữa lãnh đạo cao cấp hai bên với nhiều hình thức linh hoạt; tiếp tục nâng cao tính thiết thực và hiệu quả hợp tác tất cả các cấp, các ngành, địa phương.
3. Tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy các sở, ngành, địa phương giữa hai bên thiết lập quan hệ hữu nghị và triển khai hợp tác, trọng tâm là các ngành kinh tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, văn hóa, du lịch, giao lưu nhân dân giữa các huyện, thành phố có điều kiện tương đồng như thành phố Kon Tum với thành phố Păk-sế, huyện Đăk Hà với huyện Pắc-xòng...
4. Phối hợp chặt chẽ, triển khai thực hiện tốt các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế mà hai nước là thành viên, giải quyết kịp thời các vấn đề khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quan hệ giữa hai tỉnh trên tinh thần mối quan hệ hữu nghị vì đại đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào.
5. Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho người dân của mỗi tỉnh đang học tập, sinh sống, làm việc ổn định trên địa bàn của nhau phù hợp với quy định, luật pháp của mỗi nước.
6. Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến, giáo dục về mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam tới người dân, nhất là thế hệ trẻ của hai tỉnh; tăng cường các hình thức giao lưu thiết thực giữa tầng lớp nhân dân hai tỉnh, mở rộng giao lưu thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên; khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quan hệ giữa hai tỉnh và hai nước.
7. Hai bên phối hợp chặt chẽ trong việc tổ chức các hoạt động nhân dịp kỷ niệm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước
(05/9/1962) và ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào
(18/7/1 977).
Về hợp tác kinh tế, nông nghiệp, phát triển nông thôn, văn hóa, xã hội và du lịch:
1. Phối hợp tuyên truyền, phổ biến rộng rãi và thực hiện hiệu quả Hiệp định, Nghị định thư, Biên bản Hội nghị về thương mại và đầu tư giữa hai nước và các cơ chế ưu đãi trong thương mại giữa hai nước, hai tỉnh; tăng cường mở rộng và đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến đầu tư thương mại giữa hai bên.
2. Tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa và khuyến khích nhà đầu tư của mỗi tỉnh tìm kiếm cơ hội đầu tư và triển khai dự án tại mỗi bên; thường xuyên rà soát, phối hợp có các giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ và giải quyết các khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư.
3. Đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; tăng cường công tác trao đổi chuyên môn, kỹ thuật xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp, nông thôn, xóa đói giảm nghèo.
4. Tăng cường các hoạt động giao lưu, hợp tác về văn hóa, thể thao và du lịch với hình thức luân phiên thường niên giữa hai tỉnh nhân các ngày lễ lớn của hai nước Việt Nam - Lào nói chung và của tỉnh Kon Tum với tỉnh Chăm-pa-sắc nói riêng.
5. Hai bên thống nhất đẩy mạnh kết nối du lịch giữa hai tỉnh, phối hợp chặt chẽ với các địa phương của hai nước tích cực triển khai Kế hoạch phát triển du lịch khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam giai đoạn 2021-2025.
6. Hai bên phối hợp chặt chẽ lẫn nhau và với các địa phương khác thực hiện các nội dung hợp tác về du lịch giữa các tỉnh trên trục Đông - Tây theo phương châm "Ba quốc gia một điểm đến”; xúc tiến tổ chức kết nối tour, tuyến du lịch để khai thác tiềm năng du lịch của mỗi bên.
7. Tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị của mỗi bên tăng cường phối hợp tìm kiếm, cất bốc, quy tập và hồi hương hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại tỉnh Chăm-pa-sắc trong các thời kỳ chiến tranh theo Kế hoạch của chính phủ hai nước.
Về hợp tác giáo dục-đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
1. Tỉnh Kon Tum tiếp tục hỗ trợ mười (10) suất học bổng trình độ đại học giai đoạn 2024 - 2029 (bắt đầu tuyển sinh từ năm 2024) cho cán bộ, học sinh tỉnh Chăm-pa-sắc sang học tập tại các cơ sở đào tạo tại Kon Tum và năm (05) suất học bổng đào tạo trung cấp lý luận chính trị cho cán bộ Đảng Nhân dân cách mạng Lào tại Trường Chính trị tỉnh Kon Tum; lưu học sinh Lào theo học các chương trình đại học phải có quyết định cử đi học tập tại Việt Nam của Bộ Giáo dục và Thể thao Lào theo quy định; tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về chính trị, hành chính, chuyên môn, nghiệp vụ (3-7 ngày) cho cán bộ sở ngành, cán bộ cấp cơ sở của tỉnh Chăm-pa-sắc.
2. Tỉnh Chăm-pa-sắc dành 02 suất học bổng học tiếng Lào giai đoạn 2023 - 2027 cho cán bộ, học sinh tỉnh Kon Turn sang học tập tại các cơ sở đào tạo tại Lào theo chương trình bồi dưỡng ngắn hạn 1 năm.
3. Hai bên phối hợp chặt chẽ với các tỉnh trong khu vực tam giác phát triển CLV triển khai hiệu quả “Đề án hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên khu vực Tam giác phát triền CLV’’
(sau khi Đề án được ban hành).
4. Hai bên phối hợp chặt chẽ, xây dựng chương trình quảng bá để thu hút các thí sinh tự do từ tỉnh Chăm-pa-sắc theo học các chương trình đào tạo từ dạy nghề đến sau đại học tại các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
5. Hai bên tạo điều kiện thuận lợi về mặt lưu trú cho cán bộ, giáo viên, lưu học sinh sang công tác, học tập tại mỗi tỉnh.
6. Hai bên phối hợp xây dựng cơ chế quản lý sau đào tạo để rút kinh nghiệm, nắm bắt những bất cập xảy ra, kịp thời có điều chỉnh, bổ sung nội dung hợp tác đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu của mỗi bên, đồng thời đảm bảo khả năng kinh phí, số lượng và nâng cao chất lượng.
Về giải quyết tranh chấp:
1. Mọi sự khác biệt hoặc tranh chấp liên quan tới giải thích hoặc thực hiện Bản ghi nhớ sẽ được giải quyết trên cơ sở tham vấn giữa hai bên.
2. Mọi yêu cầu tham vấn phải được lập thành văn bản và gửi thông qua cơ quan đối ngoại của hai bên.
Bản ghi nhớ này có hiệu lực kể từ ngày ký (26-9-2023) đến ngày 25-9-2027. Hai bên thống nhất trong năm 2025, tổ chức hội nghị sơ kết cấp tỉnh tại tỉnh Kon Turn; năm 2027 tổ chức hội nghị tổng kết và ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn mới tại tỉnh Chăm-pa-sắc.