Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum

https://tuyengiaokontum.org.vn


Kết quả sau 05 năm thực hiện Chỉ thị 41-CT/TW của Ban Bí thư (khóa XI) ở huyện Kon Rẫy

Hiện nay, trên địa bàn huyện Kon Rẫy có 05 lễ hội được chú trọng và bảo tồn đó là: lễ hội mừng Nhà rông mới; lễ hội ăn lúa mới; lễ hội đâm trâu; lễ hội ăn con dúi; lễ hội bắn trâu bằng ná…
Lễ hội đâm trâu tại làng Kon Bỉ, xã Đăk Tờ Lung.
Ngày 05-2-2015, Ban Bí thư Trung ương (khóa XI) ban hành Chỉ thị số 41-CT/TW về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội”.
Ngay sau khi Chỉ thị được ban hành, luôn được các cấp, các ngành trên địa bàn huyện Kon Rẫy quan tâm thực hiện và đạt được những chuyển biến tích cực sau 05 năm thực hiện. Công tác tuyên truyền triển khai Chỉ thị luôn được thực hiện từ huyện đến cơ sở với nhiều hình thức, phù hợp với từng loại hình cơ quan, đơn vị và mỗi địa phương; việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện Chỉ thị gắn với thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận về văn hoá, văn nghệ một cách thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị và từng địa phương. Huyện đã chỉ đạo các địa phương, Mặt trận Tổ quốc và các ngành, đoàn thể thực hiện tốt công tác quản lý chặt chẽ các lễ hội dân gian, lễ hội truyền thống trong Nhân dân; tuyên truyền, vận động các cơ sở tôn giáo thực hiện tổ chức các hoạt động lễ hội đảm bảo an toàn, đúng pháp luật, nghi thức tôn giáo gắn với bảo vệ môi trường; phát huy vai trò và ý nghĩa của lễ hội trong đời sống xã hội ở địa phương; đồng thời, giữ gìn những giá trị của các cơ sở cách mạng, cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo của địa phương, dân tộc. Qua đó, góp phần vào việc xác định mục tiêu để vận động thực hiện việc chấp hành các quy định của pháp luật trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội.
Hàng năm, các xã, thị trấn đều đưa công tác quản lý và tổ chức lễ hội vào trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương để triển khai thực hiện gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW của Bộ Chính trị về “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội” theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, phù hợp với thuần phong mỹ tục, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có ý nghĩa giáo dục cao, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần lành mạnh của Nhân dân; quá trình thực hiện luôn gắn với Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong các Hồ Chí Minh” đã có tác động tích cực, làm chuyển biến về nhận thức, hành động trong học tập và làm việc đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp Nhân dân. Các lễ hội trên địa bàn huyện được tổ chức chặt chẽ, an toàn tiết kiệm, đảm bảo đúng nghi thức, phong tục truyền thống; đảm bảo đúng ý nghĩa và vai trò của lễ hội trong đời sống xã hội ở địa phương; đồng thời, giữ gìn và phát huy những giá trị của các di tích lịch sử cách mạng (Di tích chiến thắng Đồn Kon Braih, Di tích căn cứ Huyện ủy H16 và Di tích Xưởng quân giới khu V ở xã Đắk Kôi, Di tích chiến thắng Đồn Kon Braih xã Đắk Ruồng) và cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo (Nhà thờ Kon xâm Luh, Nhà thờ Đắk Tân, Chùa Hưng Khánh) của địa phương, dân tộc; đã đẩy lùi và thay thế những tập tục lạc hậu, không đáp ứng với sự phát triển của xã hội, như: mê tín dị đoan, bói toán, lên đồng, đốt vàng mã và các tệ nạn xã hội xung quanh những lễ hội…thay vào đó là những hoạt động lành mạnh, an toàn, mang đậm bản sắc của dân tộc, địa phương; các hoạt động mang tính đoàn kết, nhân văn được đưa vào lễ hội, góp phần tạo thêm nhiều sắc thái ý nghĩa cho lễ hội; tạo nơi sinh hoạt lành mạnh cho cộng đồng xã hội, nâng cao mức hưởng thụ về văn hóa, tinh thần cho người dân trong huyện, đã có 100% thôn, làng, khu dân cư trên địa bàn huyện xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước; toàn huyện có 4.975/6.919 hộ đạt gia đình văn hóa, có 1.507/3.902 hộ đạt hộ gia đình văn hóa 03 năm liền; 44/49 thôn làng, khu dân cư đạt danh hiệu thôn, làng, khu dân cư văn hóa (tăng 04 thôn, làng, khu dân cư so với năm 2015); 100% (49/49 thôn, làng tại địa bàn 07 xã, thị trấn) đều có hương ước, quy ước; các lễ hội diễn ra đúng ý nghĩa; việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở được triển khai và thực hiện có hiệu quả.
Công tác bảo tồn và phát huy các di sản được huyện chú trọng, hàng năm UBND huyện chỉ đạo phòng VH&TT rà soát, thu thập và thống kê số lượng cồng chiêng, các lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện, hiện nay trên địa bàn huyện còn 144 bộ cồng chiêng; có 43 khu dân cư dân tộc thiểu số đều có đội cồng chiêng, hàng năm các đội cồng chiêng này đều tham gia vào các ngày lễ hội truyền thống do thôn, làng, xã và huyện tổ chức. Bên cạnh đó, hàng năm đã tổ chức Ngày hội văn hoá thể thao các dân tộc và tham gia các hoạt động tại tỉnh để các xã, thị trấn cử các đội cồng chiêng tiêu biểu của đơn vị mình về tham gia giao lưu và biểu diễn; mở các lớp truyền dạy cồng chiêng tại các xã, thị trấn (Đã mở được 13 lớp truyền dạy cồng chiêng, múa xoang cho thanh thiếu niên)…Hiện nay, trên địa bàn huyện có 05 lễ hội được chú trọng và bảo tồn đó là: lễ hội mừng Nhà rông mới; lễ hội ăn lúa mới; lễ hội đâm trâu; lễ hội ăn con dúi; lễ hội bắn trâu bằng ná…Qua đó việc tuyên truyền, vận động Nhân dân giữ gìn và phát huy các loại nhạc cụ dân tộc, các trang phục truyền thống luôn được quan tâm đẩy mạnh giữ gìn và phát huy.
Thời gian tới, huyện Kon Rẫy đề ra phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện như sau:
Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác truyên truyền và thực hiện có hiệu quả công tác tổ chức và quản lý lễ hội trên địa bàn huyện theo tinh thần Chỉ thị số 41-CT/TW, ngày 05-2-2015 của Ban Bí thư khóa XI về  “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội” trên địa bàn huyện nhằm triển khai hiệu quả công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo quy định của pháp luật, thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm; phù hợp với thuần phong mỹ tục, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc; đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần lành mạnh của Nhân dân các dân tộc huyện Kon Rẫy.
Hai là, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Có kế hoạch phục dựng các hoạt động văn hóa truyền thống và các trò chơi dân gian trong lễ hội. Tiếp tục phát huy vai trò của lễ hội trong việc bảo tồn và giữ gìn lễ hội truyền thống của địa phương, dân tộc đối với việc hội nhập và phát triển văn hóa địa phương.
Ba là, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội gắn với phát triển du lịch, thu hút du khách tham quan tăng khả năng phát triển kinh tế, quảng bá những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của địa phương đến bạn bè trong và ngoài tỉnh. 


Bài, ảnh: Huỳnh Thị Hoa
(Ban Tuyên giáo Huyện ủy Kon Rẫy)
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây