Văn hóa ứng xử trong tư tưởng Hồ Chí Minh 

Văn hóa ứng xử trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Thứ sáu - 06/11/2020 09:12
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà văn hoá kiệt xuất, ở Người hội tụ đầy đủ những tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại, điển hình của nhân cách con người Việt Nam. Một trong những đặc trưng cơ bản của văn hóa Hồ Chí Minh được thể hiện đậm nét, mang dấu ấn riêng, rất đặc thù và rất Hồ Chí Minh đó là văn hóa ứng xử.
Hình minh họa trên Internet
Hình minh họa trên Internet
Trong tác phẩm Đường Kách Mệnh xuất bản lần đầu năm 1927, lần đầu tiên Hồ Chí Minh đã đưa ra những chuẩn mực của đạo đức cách mạng. Với 23 điều răn thể hiện rõ ba mối quan hệ (với tự mình, đối với người, đối với công việc), nội dung Hồ Chí Minh nêu trong đó chính là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân, tinh thần cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, không màng danh lợi của những người cách mạng. Sau này, trong suốt quá trình lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược cũng như công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác lãnh đạo, quản lý trong các cấp chính quyền, các đơn vị. Người đã thường xuyên cảnh báo những căn bệnh của chủ nghĩa cá nhân, đó không chỉ là “tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành”, “tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, chuyên quyền”, “xa rời quần chúng, xa rời thực tế, mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh”, đó còn là “không có tinh thần cố gắng vươn lên, không chịu học tập để tiến bộ”, và thường “mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật”[1].
Không chỉ dừng ở cảnh báo, Hồ Chí Minh còn chỉ ra những biện pháp để ngăn ngừa những thói hư, tật xấu, ngăn ngừa chủ nghĩa cá nhân nảy nở, sinh sôi trong mỗi con người nói chung và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng. Đó là “bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và tính kỷ luật”, “đi sâu đi sát thực tế, gần gũi quần chúng, thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân”, “cố gắng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ hiểu biết để làm tốt mọi nhiệm vụ”[2].
Không chỉ nêu ra các chuẩn mực đạo đức cách mạng cùng nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là một mẫu mực của sự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng suốt đời. Vô luận trong bất kỳ hoàn cảnh nào, khi “ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo[3], thì với Người, lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của nhân dân luôn được đặt lên trên hết, trước hết. Cả cuộc đời Người chỉ có một ham muốn tột bậc là “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”[4]. Thương yêu con người là mục đích, là lý tưởng của Hồ Chí Minh và đó cũng là điểm nổi bật trong văn hóa ứng xử qua các hành vi, hành động cụ thể của Người.
Để cân nhắc, sử dụng đúng người, đúng việc, đúng chỗ, đúng lúc, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh phải có quan điểm và phương pháp đánh giá đúng. Người chỉ ra rằng phải có độ lượng vĩ đại thì mới có thể đối với cán bộ một cách chí công vô tư không có thành kiến, khiến cán bộ không bị bỏ rơi. Từ đó mới tuyển chọn, dùng người đúng việc, đúng chỗ. Nhất là ở những cương vị chủ chốt phải lãnh đạo, quản lý những lĩnh vực yêu cầu chuyên môn, sở trường thì nhất thiết người lãnh đạo phải nắm, hiểu được khả năng chuyên môn của cán bộ đó đến mức độ nào để có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Quan điểm và phương pháp đánh giá, sử dụng cán bộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đầy tính nhân văn. Người vừa tin yêu, vừa nghiêm khắc, vừa độ lượng đối với cán bộ. Người nhấn mạnh, người lãnh đạo, quản lý cần phải tạo ra môi trường “khiến cho cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến”, “có gan phụ trách, có gan làm việc”[5]; khi giao công việc cho cán bộ thì “phải hoàn toàn tin họ. Không nên sớm ra lệnh này, trưa đổi lệnh khác”, “phải chỉ đạo rõ ràng, sắp đặt đầy đủ.
Cũng với tư tưởng đầy tính nhân văn và khoa học đó, Hồ Chí Minh đặc biệt lưu ý các cấp lãnh đạo rằng “Cất nhắc cán bộ, không nên làm như “giã gạo”. Nghĩa là trước khi cất nhắc không xem xét kỹ. Khi cất nhắc rồi không giúp đỡ họ. Khi họ sai lầm thì đẩy xuống, chờ lúc họ làm khá, lại cất nhắc lên. Một cán bộ bị nhắc lên thả xuống ba lần như thế là hỏng cả đời”[6]. Ngay những lúc cán bộ cấp dưới hay những người phục vụ có sai sót, Người cũng không cáu gắt mà luôn nhẹ nhàng bảo ban có lý, có tình, khi cần thì nhắc nhở nhẹ nhàng hoặc phê bình nghiêm khắc. Là một lãnh tụ xa lạ với quyền lực, Hồ Chí Minh coi việc mình làm Chủ tịch là do nhân dân ủy thác cho. Người tự cho mình là “người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận”, là “người đày tớ trung thành của đồng bào”. Đặc biệt, Hồ Chí Minh thường “nêu ra vai trò tập thể Bộ Chính trị, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng chính phủ. Người dứt khoát bác bỏ tham vọng quyền lực, chỉ muốn sẻ bớt cho người khác, nhưng làm việc hết sức mình với tinh thần trách nhiệm gương mẫu”[7].
Phong cách làm việc tập thể và dân chủ là sự thể hiện nhất quán của tư tưởng đạo đức vì dân vì nước của Hồ Chí Minh. Phong cách đó được thể hiện từ việc lớn cho đến việc nhỏ: Chuẩn bị ra một nghị quyết hay dự thảo một văn kiện, viết một bài báo... Người đều đưa ra thảo luận trong tập thể Bộ Chính trị, tham khảo ý kiến những người xung quanh. Người tuân thủ chặt chẽ quy trình ra quyết định: Mọi vấn đề kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật... Người đều huy động sự tham gia của đội ngũ trí thức, chuyên gia trong bộ máy của Đảng và Nhà nước, yêu cầu chuẩn bị kỹ, trao đổi rộng, sao cho mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều được cân nhắc kỹ, lựa chọn thận trọng, để sau khi ban hành, ít phải thay đổi, bổ sung.
Nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài có chung một nhận xét về một khía cạnh lạ lùng nhất trong cách ứng xử của con người Hồ Chí Minh. Đó là “sự pha trộn của sức cảm hóa và sự lịch thiệp đã tạo ra thành một nhân vật đặc biệt, biết bắt đầu từ đâu và kết thúc ở chỗ nào”. Nhà báo Pháp Jean Lacouture, nhà báo nước ngoài đầu tiên viết một cuốn tiểu sử hoàn chỉnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết rằng: “Người ta nhấn mạnh đến khía cạnh chủ yếu của uy quyền, của “sức hấp dẫn” mà Cụ Hồ có được với đồng bào của mình: khía cạnh cảm hóa”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thuyết phục mọi người bằng đạo đức và phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương vừa có tính nguyên tắc, khoa học vừa mang giá trị nhân văn sâu sắc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa, song tất cả những gì thuộc về Người vẫn còn sống mãi. Hơn bao giờ hết, càng ôn lại những tư tưởng, những lời căn dặn của Người, chắt lọc lại những câu chuyện về Bác, mỗi câu chuyện có những ý nghĩa khác nhau, chúng ta lại thấy được bao nhiêu điều lớn lao để suy nghĩ, để học theo Bác và làm theo Bác, “để làm người cách mạng và người dân tốt hơn”, người cán bộ tốt hơn và thật sự có chỗ đứng trong lòng nhân dân.

Chu Mai Phong
(Khoa Lý luận cơ sở, trường Chính trị tỉnh)
 
[1] Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB chính trị - sự thật, H.2011. T.15, Tr.547
[2] Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB chính trị - sự thật, H.2011. T.15, Tr.547
[3] Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd, T.4, Tr.240
[4] Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd, T.4, Tr.161
[5] Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd, T.5, Tr320-321
[6]Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd, T.5, Tr321-322
[7] Hoàng Tùng: Từ tư duy truyền thống đến tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, H.1998, Tr113
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

CT.16.UBND

về xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030.

Lượt xem:61 | lượt tải:10

QĐ.1309.TU

về việc thành lập Ban Chỉ đạo phát triển nhà ở xã hội và thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Lượt xem:347 | lượt tải:31

QĐ.1308.TU

Thành lập các Tổ chỉ đạo đại hội đảng bộ cấp huyện và tương đương nhiệm kỳ 2025-2030.

Lượt xem:51 | lượt tải:33

TÀI LIỆU

giao ban báo chí tháng 8-2024

Lượt xem:498 | lượt tải:65

CV.2598.BTGTU

V/v hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Đất đai năm 2024

Lượt xem:258 | lượt tải:132

CV.2594.BTGTU

Mời dự Hội nghị Báo cáo viên (trực tuyến) tháng 8-2024

Lượt xem:1020 | lượt tải:55

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân

Lượt xem:231 | lượt tải:144
 
pxyk2024
 
bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập39
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm36
  • Hôm nay28,073
  • Tháng hiện tại146,629
  • Tổng lượt truy cập32,809,286
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: ông Nguyễn Trung Hải, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
SĐT: 0260.3862301     Fax: 0260.3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây