Thầy giáo A Trũi làm theo lời Bác 

Thầy giáo A Trũi làm theo lời Bác

Thứ bảy - 21/02/2015 21:48

Nói về thầy giáo A Trũi, người dân xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy có một cách nói thân thương và trang trọng, đó là “Người thấy giáo làm cho con ma mắc cỡ”.

Trước đây, tại xã Đăk Pne (Kon Rẫy- Kon Tum) có hủ tục khi người mẹ chẳng may qua đời sau khi sinh thì lập tức đứa trẻ bị chôn sống theo mẹ nó. Theo người dân địa phương, cho chúng theo mẹ xuống dưới đó mới có mẹ để bú; đứa trẻ cùng về thế giới ma với mẹ sẽ được mẹ chăm sóc tốt hơn. Nếu không chôn theo mẹ, sau này nó cũng sẽ đi theo và phải mất ít nhất 02 lần làm lễ cúng ma. Mặt khác, ai giữ đứa trẻ lại sẽ có tội với ma rừng và sẽ bị ma rừng phạt.

Là người dân tộc Ba Na, sinh ra và lớn lên tại Thôn Kon Tu 1, xã Đăk BLà (thành phố Kon Tum), sau ngày đất nước được thống nhất (1975), chàng thanh niên A Trũi là một trong những người đầu tiên tình nguyện “mang cái chữ” đến với bà con các vùng sâu, vùng xa. Được phân công về xã Đăk Pne, ngày ấy đường vào xã chỉ là đường mòn, muốn ra trung tâm huyện lỵ, người dân Đăk Pne phải cuốc bộ gần một ngày, nhiều khi không ra được nếu gặp trời mưa lũ.

Cũng là người dân tộc thiểu số, song khi biết về hủ tục “chôn con theo mẹ”,  thầy giáo A Trũi nghĩ chẳng qua là vì điều kiện kinh tế khó khăn cùng với trình độ dân trí thấp, những đứa trẻ khi mất mẹ là mất luôn nguồn dinh dưỡng gần như duy nhất và không được chăm sóc về y tế, nên đứa trẻ khi mất mẹ thì trước sau đứa trẻ cũng sẽ chết theo, dẫn đến hình thành hủ tục này chứ chẳng có con “ma rừng” nào hại cả.

Với nhận thức như vậy, qua các lần đi vận động học sinh đến lớp, thầy A Trũi luôn tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, bài trừ các hủ tục lạc hậu, trong đó có hủ tục “chôn con theo mẹ”. Nhưng như “muối bỏ biển”, chẳng ai chịu tin.

Vào năm 1992, được người báo tin Y Năm ở làng Kon Gô 1 sinh được 01 bé trai chẳng may qua đời, người làng đang chuẩn bị mang hai mẹ con đi chôn. thầy A Trũi vội chạy đến, thuyết phục mọi người và mang đứa trẻ về nuôi, đặt tên là A Lý (với ý rằng với lý đúng thì chẳng sợ gì cả và mọi người sẽ phải nghe).

Rồi năm 1993, Y Phel (vợ của A Bok) ở làng Kon Go 2 khi  sinh con cũng bị chết, thầy A Trũi lại tức tốc tới và cứu được đứa trẻ đem về nuôi, đặt tên cho nó là A Quang Vinh, với mong muốn đứa trẻ cùng dân làng sẽ được no ấm, vinh quang hơn.

Trung thu năm 1995, Y Kông cũng bị chết sau khi “vượt cạn” sinh ra hai bé trai.  Thầy tới xin hai đứa trẻ về nuôi và đặt tên cho chúng là A Trung và A Thu.

Vì điều kiện gia đình thầy lúc đó cũng như trên địa bàn xã vẫn còn quá khó khăn, sau khi giành lấy những đứa trẻ đem về nuôi, thầy liên hệ với các cơ quan chức năng của huyện, tỉnh và đưa những đứa trẻ đó về  trại trẻ mồ côi của tỉnh nuôi dưỡng với mục đích những đứa trẻ được chăm sóc tốt hơn. Nhưng với nhận thức của người dân ở đây lúc đó, họ chỉ mới tin rằng thầy giáo A Trũi không bị ma rừng phạt, còn những đứa trẻ kia thì người dân cũng không tin nó sống hay đã chết, họ không trực tiếp mắt thấy nên vẫn chưa tin.

Năm 2000, tại làng Kon Túc, Y Hyet cũng bị chết sau sinh. Giành lấy đứa bé mang về nhà, thầy bàn với vợ là bà Y Blin phải trực tiếp nuôi đứa bé để dân làng mắt thấy, tai nghe. Thầy đặt cho bé  mang tên một loài hoa đẹp của núi rừng - Y Lan.

Nhớ lại những ngày đầu nuôi Y Lan, thầy A Trũi tâm sự: ngày đó nó quá yếu, lúc cứu nó, chỉ chậm ít phút nữa thôi là không kịp. Nó đau bệnh luôn, một tuần ở nhà thì tuần sau phải nằm viện. Song với tình yêu thương của gia đình, Y Lan được chăm sóc đã lớn lên và hiện đang học tại Trường Trung học- Dân tộc Nội trú huyện Kon Rẫy.

Từ mắt thấy, tai nghe, người dân xã Đăk Pne đã tin theo thầy giáo A Trũi. Như trường hợp A Bui (làng Kon gộp), năm 2004, khi vợ sinh con rồi chết, A Bui đã nghe theo lời vận động của thầy, quyết giữ đứa trẻ để nuôi và nay đứa trẻ đó là A Nhi đang học tại xã. Đến nay hủ tục chôn con theo mẹ ở địa phương đã được xóa bỏ, “ A Trũi, nó làm cho con ma rừng phải mắc cỡ rồi”.

Chuyện của thầy giáo A Trũi không chỉ có thế, năm 1989, một lần xuống làng Kon Go 1 vận động học sinh đến trường, ông tình cờ gặp Y Chuyên đang quằn quại, vật lộn với cái thai trong bụng. Chưa có một kiến thức nào về đỡ đẻ, song đưa Y Chuyên ra huyện thì không kịp, đứa bé đã lòi cái mông ra khỏi bụng mẹ - một trường hợp đẻ ngược. Không còn cách lựa chọn, thầy mạnh dạn đưa tay kéo đứa bé ra ngoài. Y Theng, đứa bé ngày nào nay đã lập gia đình và luôn coi vợ chồng thầy giáo A Trũi như cha mẹ đẻ của mình.

Vì ngày ấy trạm y tế xã chưa có, người dân khi đẻ thì đẻ ở nhà. Từ thành công sau khi cứu mẹ con Y Chuyên, thầy giáo A Trũi ra huyện hỏi kinh nghiệm đỡ đẻ của các bà đỡ có kinh nghiệm để có dịp được giúp đỡ dân làng. Từ lần đỡ đẻ bất đắc dĩ ấy, thầy đã đỡ đẻ cho gần 50 sản phụ trên địa bàn xã. Đến năm 2008, khi đã vận động được người dân đau đẻ phải ra Trạm y tế xã và Trung tâm y tế huyện, thầy không nhận đỡ đẻ nữa, ông nghĩ làm việc này vì hoàn cảnh bất đắc dĩ, nay có cán bộ chuyên môn rồi, đường xá đi lại đã thuận tiện, nếu chẳng may sản phụ gặp khó thì khi ra cơ sở y tế sẽ được cứu chữa kịp thời.

Là một giáo viên, thầy được nhân dân tín nhiệm bầu anh là đại biểu Hội đồng nhân dân xã 03 khóa liên tục; thầy còn là hội viên Hội Nông dân và làm thư ký của Hội Nông dân xã 17 năm; 03 năm kiêm cán bộ dân số KHHGĐ của xã. Năm 2011, qua 36 năm làm nghề giáo, thầy được nhà nước cho nghỉ hưu. Kinh tế gia đình thầy hiện không khá giả gì song thầy vẫn luôn giúp đỡ những người nghèo khó, nhất là những người già cô đơn, lúc cân gạo, lúc gói mì tôm, chai nước mắm; chỉ bảo, tuyên truyền cho họ cách làm ăn; vận động tuyên truyền nhân dân làm theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, thực hiện nếp sống văn minh. Thầy cũng luôn giáo dục các con phải tự lập vươn lên, không được ỷ lại vào nhà nước. Hiện 6 đứa con của thầy đã có gia đình, đứa nào cũng làm ăn kinh tế giỏi cả. A Phiên, con trai đầu của thầy hiện là Phó bí thư Đảng ủy xã Đăk Pne.

Năm 2013, thầy giáo A Trũi được Ban Tuyên giáo Trung ương tặng Bằng khen vì đã có thành tích trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Lê Quang Thới

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản mới

CT.16.UBND

về xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030.

Lượt xem:262 | lượt tải:33

QĐ.1309.TU

về việc thành lập Ban Chỉ đạo phát triển nhà ở xã hội và thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Lượt xem:533 | lượt tải:33

QĐ.1308.TU

Thành lập các Tổ chỉ đạo đại hội đảng bộ cấp huyện và tương đương nhiệm kỳ 2025-2030.

Lượt xem:71 | lượt tải:43

TÀI LIỆU

giao ban báo chí tháng 8-2024

Lượt xem:686 | lượt tải:73

CV.2598.BTGTU

V/v hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Đất đai năm 2024

Lượt xem:271 | lượt tải:138

CV.2594.BTGTU

Mời dự Hội nghị Báo cáo viên (trực tuyến) tháng 8-2024

Lượt xem:1205 | lượt tải:61

HD.163.BTGTW

Hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 14-6-2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Đại hội các Hội văn học, nghệ thuật và Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2030.

Lượt xem:187 | lượt tải:32
 
pxyk2024
 
bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập65
  • Hôm nay13,056
  • Tháng hiện tại248,043
  • Tổng lượt truy cập32,910,700
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: ông Nguyễn Trung Hải, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
SĐT: 0260.3862301     Fax: 0260.3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây