Mấy vấn đề thực hiện “đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh” trong bối cảnh Tây Nguyên hiện nay 

Mấy vấn đề thực hiện “đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh” trong bối cảnh Tây Nguyên hiện nay

Chủ nhật - 09/05/2021 09:38
Đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của mọi thời kỳ cách mạng. Lại càng đặc biệt quan trọng đối với Tây Nguyên hiện nay…
Hình minh họa trên Internet
Hình minh họa trên Internet
1. Đại đoàn kết dân tộc là tư tưởng lớn về chiến lược cách mạng của Hồ Chí Minh
Theo Hồ Chí Minh, đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của nhân dân ta. Trên Báo Việt Nam độc lập số 117 ngày 01-02-1942, Hồ Chí Minh đã rút ra kết luận: “Sử dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn[1]. Để thống nhất ý chí và hành động của toàn dân, các lực lượng phải được tập hợp có tổ chức, đó chính là Mặt trận–một trong những nhân tố cơ bản quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Mặt trận hình thành lấy cơ sở chung là đại đoàn kết, Mặt trận phải có cương lĩnh thể hiện mục tiêu đoàn kết, có chính sách đúng đắn để phát huy tinh thần đoàn kết và truyền thống yêu nước vẻ vang của dân tộc. “Có đoàn kết mới có lực lượng, có lực lượng mới giành được độc lập, tự do[2]. Do đó, Hồ Chí Minh xác định trong Mặt trận thì nền tảng của khối đại đoàn kết chính là liên minh công nông: “Đảng phải dựa vào giai cấp công nhân, lấy liên minh công nông làm nền tảng vững chắc để đoàn kết các tầng lớp khác trong nhân dân. Có như thế mới phát triển và củng cố được lực lượng cách mạng và đưa cách mạng đến thắng lợi cuối cùng[3]. Người khẳng định: “Đoàn kết là một lực lượng vô địch. Lực lượng đoàn kết đã giúp Cách mạng tháng Tám thành công. Lực lượng đoàn kết đã giúp kháng chiến thắng lợi[4]. Vì vậy, ở cuộc kháng chiến chống Pháp, Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc[5]. Trong kháng chiến chống Mỹ, đường lối đấu tranh cách mạng của Đảng ta là “sẵn sàng đoàn kết tất cả những người yêu nước, không phân biệt xu hướng chính trị, tín ngưỡng, tôn giáo[6]... 
Vì vậy, xuyên suốt sự nghiệp cách mạng Việt Nam, Người khuyên rằng: Dân ta xin nhớ chữ đồng: Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh. “Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành một bức tường đồng xung quanh Tổ quốc, dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức nào, đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng cũng phải thất bại”[7]. Chẳng những đoàn kết mọi lực lượng và giai cấp trong xã hội, Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng đến việc đoàn kết trong Đảng – nhất là trong giai đoạn Đảng ta cầm quyền, “các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình[8].
Cùng với việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh đến vấn đề đoàn kết quốc tế để đáp ứng tình hình thế giới:  “thực hiện chung sống hòa bình giữa các nước có chế độ chính trị và xã hội khác nhau, kiên quyết ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc[9]. Từ đó, Người đúc rút thành một chân lý: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công!
Phương châm đoàn kết các giai cấp, các tầng lớp khác nhau của Hồ Chí Minh là “Cầu đồng tồn dị” – Lấy cái chung, đề cao cái chung, để hạn chế cái riêng, cái khác biệt. Đoàn kết còn có nghĩa là “phải giúp đỡ nhau, thật thà học tập những ưu điểm và phê bình những khuyết điểm của nhau để cùng nhau tiến bộ[10]. Trong thư gửi đồng bào Nam bộ tháng 6/1946, Hồ Chí Minh viết: Năm ngón tay cũng có ngón ngắn ngón dài. Nhưng ngắn dài đều họp lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ; đối với những người từng bị địch lợi dụng, mua chuộc nhưng khi họ đã hối cải thì phải lôi kéo họ về phía dân tộc, đoàn kết với họ.
Về mặt lãnh thổ, tôn giáo, sắc tộc...Hồ Chí Minh luôn xác định phương châm “Cầu đồng tồn dị” trong xử trí để đạt đến sự thống nhất, sự tương đồng giữa mục tiêu, lý tưởng của cách mạng Việt Nam với những niềm tin, khát vọng chính đáng của tôn giáo, của các lực lượng xã hội khác… Và Người không bao giờ để cho sự đối đầu giữa các hệ tư tưởng ấy phát triển, ảnh hưởng đến đại cục, đến sự nghiệp chung. Người nói: Nước không độc lập thì tôn giáo không được tự do, nên chúng ta phải làm cho nước độc lập đã. 
Người nhấn mạnh: Đoàn kết phải có nguyên tắc, vì mục tiêu và lợi ích chung. Không đoàn kết một chiều, đoàn kết hình thức, nhất thời. Trong chính sách đoàn kết phải chống hai khuynh hướng sai lầm: cô độc, hẹp hòi và đoàn kết vô nguyên tắc. Dù ở từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, có thể và cần thiết phải điều chỉnh chính sách và phương pháp phù hợp để tập hợp lực lượng, các đối tượng khác nhau, song đại đoàn kết dân tộc là mẫu số chung luôn luôn được Người coi là vấn đề sống còn của cách mạng.
2. Mấy vấn đề thực hiện “đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh” trong bối cảnh Tây Nguyên hiện nay
Trong bối cảnh chung của đất nước và khu vực Tây Nguyên hiện nay, khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức được mở rộng, là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự đổi mới trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị và an ninh quốc phòng của đất nước và Tây Nguyên. Vì vậy, đòi hỏi việc thực thi các chính sách phải chú trọng vận dụng thích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc ở bối cảnh hiện nay:
- Một là, việc khơi dậy và phát huy hiệu quả sức mạnh nội lực trên cơ sở củng cố khối đại đoàn kết dân tộc lấy xuất phát điểm từ lợi ích quốc gia dân tộc làm mẫu số chung và nguyên tắc cơ bản của đoàn kết các dân tộc là bình đẳng, tương trợ cùng phát triển và tôn trọng lợi ích tối cao của quốc gia dân tộc: là độc lập dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và chủ nghĩa xã hội.
- Hai là, đối với khu vực Tây Nguyên hiện nay - nơi số đông đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống có trình độ kinh tế - xã hội không đồng đều và còn thấp, nhất là địa bàn vùng sâu vùng cao; là khu vực có phong tục tập quán, tín ngưỡng, văn hoá… còn nhiều dị biệt nên thường là tâm điểm mà các thế lực thù địch lợi dụng xúi giục, dùng nhiều thủ đoạn thâm độc để chống phá hầu khoét sâu vào hố ngăn cách để chia rẽ giữa đồng bào các dân tộc với nhau và với dân tộc Kinh, hòng làm suy yếu sức mạnh tổng hợp cách mạng ở bối cảnh phức tạp hiện nay. Cách làm tốt nhất là cần quán triệt vận dụng chữ “Đồng” trong tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm tạo lập cái chung (để hạn chế cái riêng, cái khác biệt), cái thống nhất - đồng thuận trong nhân dân, lấy vận mệnh của quốc gia dân tộc làm trọng để chân thành hợp tác, phối hợp và cố kết các giai tầng, các lực lượng lại vì lợi ích đại cục nhằm vận dụng giải quyết thành công vấn đề đoàn kết dân tộc, tôn giáo, tập hợp quần chúng... thành phong trào cách mạng được tổ chức chặt chẽ rộng lớn, hoạt động tích cực, tự giác theo tinh thần: Không có gì quý hơn độc lập tự do, hạnh phúc. Càng đoàn kết rộng rãi cũng đồng nghĩa các thế lực thù địch càng bị cô lập, đơn độc và sớm dẫn đến thất bại.
- Ba là, dù là còn khoảng cách chênh lệch khá lớn về trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội giữa khu vực Tây Nguyên so với vùng khác đang là khó khăn không nhỏ để thực hiện đảm bảo nguyên tắc công bằng, bình đẳng giữa các dân tộc, do đó, việc thực thi chính sách đại đoàn kết dân tộc trong phát triển: Nhà nước cần quan tâm ưu tiên giúp đỡ đối với các dân tộc thiểu số về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội kết hợp hữu cơ với chính sách đảm bảo ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng cho Tây Nguyên.
- Bốn là, thời kỳ đổi mới để kiến thiết đất nước trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, việc phát huy nội lực của toàn dân tộc phải xuất phát từ sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước của người Việt, gắn liền với cơ chế thực thi dân chủ để phát huy sức mạnh của người dân trong thời bình nhằm phát huy nội lực và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế thông qua chính sách kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại… để tranh thủ mọi khả năng có thể nhằm xây dựng, phát triển bền vững Tây Nguyên và đất nước.
- Năm là, phải xây dựng hệ thống chính trị ở các cấp ở Tây Nguyên thực sự trong sạch, vững mạnh phải là trung tâm của đại đoàn kết. Đoàn kết phải có nội dung thích hợp với từng địa phương, từng tổ chức, từng thời kỳ. Phải nâng cao hiệu quả trong đấu tranh phòng chống tệ nạn tham nhũng, quan liêu, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, phải biết lắng nghe những ý nguyện chính đáng của nhân dân, phải kịp thời giải quyết những oan ức của nhân dân, làm cho lòng dân được yên. Đồng thời, coi trọng xây dựng và đổi mới công tác mặt trận. Phải tiếp tục đổi mới chính sách giai cấp, chính sách xã hội và hoàn thiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, chính sách đối với công nhân, nông dân, trí thức, chính sách đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, chính sách đối với các thành phần kinh tế… để tập hợp rộng rãi và sử dụng hiệu quả nhất đối với mọi nhân tài, vật lực phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
- Sáu là, tiếp tục đẩy mạnh đoàn kết quốc tế trong chiến lược đối ngoại để thực thi chính sách “thêm bạn bớt thù” trong thời kỳ hội nhập quốc tế nhằm nâng cao địa vị nước ta trên chính trường quốc tế. Chỉ có đoàn kết, đại đoàn kết mới có thể chủ động và tích cực mở rộng quan hệ quốc tế; và qua đó, Việt Nam tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ ngày càng rộng rãi và mạnh mẽ của các nước anh em và nhân dân thế giới đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước…

Nguyễn Thị Dung
(Phó phòng QLĐT&NCKH,
Trường Chính trị tỉnh Kon Tum)
 
[1]Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.
[2] Hồ Chí Minh, Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1970, tr. 48.
[3] Hồ Chí Minh, Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1975, tr. 93.
[4] Hồ Chí Minh, Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1970, tr. 171-172.
[5] Hồ Chí Minh, Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1970, tr. 67.
[6] Hồ Chí Minh, Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1970, tr. 171-172.
[7] Hồ Chí Minh, Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1970, tr. 71-72.
[8] Hồ Chí Minh, Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1970, tr. 329.
[9] Hồ Chí Minh, Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1970, tr. 265.
[10] Hồ Chí Minh, Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1970, tr. 121.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: Giấy phép số 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: Ông Huỳnh Quốc Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
Điện thoại: 0260.3862301
Fax: 0260. 3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Website: http://https://tuyengiaokontum.org.vn/
Văn bản mới

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam

Lượt xem:322 | lượt tải:150

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đồng chí Đào Duy Tùng

Lượt xem:406 | lượt tải:345

TÀI LIỆU

Giao ban báo chí quí I-2024

Lượt xem:245 | lượt tải:77

HD.51.BTGTU

Hướng dẫn sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lượt xem:84 | lượt tải:36

TÀI LIỆU

phổ biến, quán triệt Kết luận 72.TW và Chương trình 77.TU (gửi kèm CV 2303-CV/BTGTU)

Lượt xem:634 | lượt tải:719

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú

Lượt xem:716 | lượt tải:299

HD.50.BTGTU

Hướng dẫn sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lượt xem:688 | lượt tải:376


bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập21
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm19
  • Hôm nay1,666
  • Tháng hiện tại300,773
  • Tổng lượt truy cập30,376,323
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây