Kon Tum thực hiện tốt công tác dân tộc và đại đoàn kết dân tộc 

Kon Tum thực hiện tốt công tác dân tộc và đại đoàn kết dân tộc

Thứ sáu - 11/10/2019 13:15
Liên hoan cồng chiêng - múa xoang, thi trang phục DTTS lần thứ V -2019 của Phòng GDDT thành phố Kon Tum
Liên hoan cồng chiêng - múa xoang, thi trang phục DTTS lần thứ V -2019 của Phòng GDDT thành phố Kon Tum
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác dân tộc. Trong Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam họp tại Plâycu năm 1946, Người viết: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt…Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng lại để giữ vững quyền tự do, độc lập của chúng ta”. 
Người đặc biệt chú ý tới tâm lý, phong tục tập quán, tiếng nói của đồng bào các dân tộc. Người căn dặn các cán bộ “đi làm việc ở chỗ nào, phải học tiếng nói ở đấy”. Đồng thời, Người chỉ rõ công tác xây dựng đời sống mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số được đặt ra một cách cấp bách, mang tính liên tục, lâu dài nên cán bộ cơ sở phải có tinh thần trách nhiệm cao: “... Muốn cải tạo phong tục tập quán được tốt, thì tuyên huấn phải làm, mà phải làm bền bỉ liên tục, làm dần dần, chứ không thể chủ quan nóng vội, muốn làm hết ngay một lúc...”. Cán bộ làm công tác dân tộc phải thật sự “trọng dân, gần dân, học dân, hiểu dân và có trách nhiệm với dân”. 
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân. Trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, giải quyết hài hòa mối quan hệ giai cấp - dân tộc để tập hợp lực lượng, không được phép bỏ sót một lực lượng nào; phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, tinh thần cộng đồng của dân tộc Việt Nam; phải có lòng khoan dung, độ lượng, tin vào nhân dân, tin vào con người, thực hiện đại đoàn kết với phương châm “nước lấy dân làm gốc”. Đó chính là cội nguồn, sức mạnh vô địch để cả dân tộc chiến đấu và chiến thắng mọi thiên tai, địch họa, làm cho đất nước trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững.
Đại hội XII của Đảng khẳng định: đại đoàn kết dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, Đại hội XII đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo. Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết dân tộc.
Kon Tum là tỉnh miền núi, biên giới, nằm ở Bắc Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên 9.689,61 km, có đường biên giới với Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia là 292,522 km; có 09 huyện, 01 thành phố với 102 xã, phường thị trấn, gồm 874 thôn, tổ dân phố. Dân số toàn tỉnh đến năm 2018 có 535 nghìn người, với 28 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào DTTS là 289.151 người, chiếm 53,18% dân số toàn tỉnh, có 7 dân tộc tại chỗ gồm: Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai, Giẻ -Triêng, Brâu, Rơ Măm, Hre (Hrê). Có 5 tôn giáo chính: Công giáo, Phật giáo, Tin lành, Cao đài và Phật giáo Hòa Hảo. Đồng bào các DTTS trong tỉnh có truyền thống cách mạng, đoàn kết một lòng, giúp đỡ lẫn nhau; tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; mỗi dân tộc đều có bề dày truyền thống văn hóa đặc sắc riêng, tạo nên sự phong phú, đa dạng bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam nói chung, tỉnh Kon Tum nói riêng.
Trong những năm qua, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc và chính sách dân tộc, đảm bảo an sinh xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh; củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc, ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương, triển khai công tác dân tộc và thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc phù hợp với tình hình cụ thể của tỉnh. Đồng thời, phân cấp các chương trình, chính sách, dự án cho cấp huyện, xã và hướng dẫn cho địa phương thực hiện. Từ đó giúp cho cơ sở nắm rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của mình để góp phần nâng cao hiệu quả công tác dân tộc và chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh. Tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tăng cường tổ chức ký kết chương trình, kế hoạch phối hợp hoạt động nhằm thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh; tham mưu, đề xuất cấp ủy, chính quyền xem xét, điều chỉnh; lồng ghép các nguồn vốn, chương trình, dự án trên cùng một địa bàn ngay từ khâu lập kế hoạch, đảm bảo công khai, hiệu quả, tránh lãng phí. Thường xuyên chỉ đạo các cơ quan, địa phương xây dựng kế hoạch kiểm tra và tự kiểm tra gắn với tổ chức đánh giá tổng kết, sơ kết giữa nhiệm kỳ các chương trình, chính sách dân tộc. Qua đó, đã kịp thời tham mưu, đề xuất Trung ương những chủ trương, giải pháp cụ thể trong thực hiện công tác dân tộc, các chính sách dân tộc đảm bảo phù hợp với tình hình hiện nay.
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp trong tỉnh đã chủ động tham gia xây dựng Đảng, chính quyền ở cơ sở, phối hợp với chính quyền giải quyết có hiệu quả nhiều vụ việc, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị tại địa bàn. Đồng thời, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh các hoạt động về cơ sở; tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên, Nhân dân nâng cao nhận thức và thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc; nâng cao ý thức tự lực tự cường, tích cực tham gia phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Kon Tum đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển”,  Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Kon Tum lần thứ III năm 2019 diễn ra từ ngày 10-11/10/2019 tại Hội trường Ngọc Linh, thành phố Kon Tum có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá thành tựu, kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc giai đoạn 2014-2019; khẳng định và ghi nhận công lao đóng góp to lớn của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh trong công cuộc giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới; Tôn vinh và biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong đồng bào DTTS qua các thời kỳ cách mạng; đặc biệt, là thời kỳ đổi mới, hội nhập, phát triển và sau 5 năm kể từ khi Đại hội lần thứ II, năm 2014. Là diễn đàn giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các dân tộc trong tỉnh, nhằm nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin và tạo sự đồng thuận của đồng bào các DTTS dưới sự lãnh đạo của Đảng; đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác dân tộc tỉnh Kon Tum giai đoạn 2019 - 2024. Đại hội là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đồng bào các DTTS trong tỉnh, nhằm tiếp tục khẳng định đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc. Tiếp tục củng cố niềm tin và tạo sự đồng thuận của đồng bào các dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng, quyết tâm bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Góp phần cùng cấp ủy, chính quyền trong tỉnh thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, phấn đấu xây dựng tỉnh Kon Tum ngày càng ổn định và phát triển bền vững.


Bài, ảnh: Lê Quang Thới
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

CT.16.UBND

về xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030.

Lượt xem:99 | lượt tải:16

QĐ.1309.TU

về việc thành lập Ban Chỉ đạo phát triển nhà ở xã hội và thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Lượt xem:378 | lượt tải:31

QĐ.1308.TU

Thành lập các Tổ chỉ đạo đại hội đảng bộ cấp huyện và tương đương nhiệm kỳ 2025-2030.

Lượt xem:56 | lượt tải:36

TÀI LIỆU

giao ban báo chí tháng 8-2024

Lượt xem:530 | lượt tải:65

CV.2598.BTGTU

V/v hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Đất đai năm 2024

Lượt xem:262 | lượt tải:132

CV.2594.BTGTU

Mời dự Hội nghị Báo cáo viên (trực tuyến) tháng 8-2024

Lượt xem:1050 | lượt tải:55

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân

Lượt xem:237 | lượt tải:146
 
pxyk2024
 
bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập63
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm61
  • Hôm nay12,605
  • Tháng hiện tại160,476
  • Tổng lượt truy cập32,823,133
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: ông Nguyễn Trung Hải, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
SĐT: 0260.3862301     Fax: 0260.3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây