Cách mạng Tháng Mười Nga - cuộc cách mạng mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử nhân loại 

Cách mạng Tháng Mười Nga - cuộc cách mạng mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử nhân loại

Thứ bảy - 02/11/2019 13:03
Sau 102 năm, Cách mạng Tháng Mười không chỉ là biểu tượng của khát vọng và sức mạnh của chủ nghĩa xã hội, mà những bài học từ cuộc cách mạng ấy vẫn còn nguyên giá trị trong xây dựng và đổi mới vì chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Hình minh họa trên Internet
Hình minh họa trên Internet
1. Diễn biến tình hình
Tháng 3 năm 1917 nước Nga xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và Xô Viết đại biểu công nhân và binh lính. Hai chính quyền này có đường lối hoàn toàn trái ngược nhau, nếu như Xô Viết muốn giải quyết những nhu cầu thiết yếu của đa số người dân và rút khỏi chiến tranh, thì chính phủ lâm thời đã không giải quyết những vấn đề đã hứa trước đó như vấn đề ruộng đất của nông dân, việc làm cho công nhân, tình trạng thiếu lương thực và nhất là quyết theo đuổi chiến tranh đế quốc đến cùng.
Trong hoàn cảnh đó, V.I. Lênin từ Thụy Sĩ trở về Nga và nhận được sự ủng hộ rất lớn của quần chúng nhân dân. Lênin chỉ rõ phải sẵn sàng chuyển sang khởi nghĩa vũ trang một khi hoàn cảnh thay đổi. Để bày tỏ sự ủng hộ đảng Bôn-sê-vích (Bolshevick - đảng những người số đông), nhân ngày Quốc tế Lao động 01 tháng 5 năm 1917, công nhân Nga biểu tình đòi hoà bình, dân chủ. Trong khi đó bộ trưởng ngoại giao của Chính phủ lâm thời lại gửi công hàm cho các nước phe Hiệp ước cam kết theo đuổi chiến tranh đến cùng gây sự phẫn nộ trong dân chúng.
Ngày 01 tháng 7, đảng Men-sê-vích (Menshevik- đảng những người số ít) và xã hội cách mạng đã âm mưu tổ chức một cuộc biểu tình quần chúng để biểu dương lực lượng nhưng đảng Bolshevick đã tham gia cuộc biểu tình này và biến nó thành cuộc biểu tình ủng hộ đường lối đảng Bolshevick với các khẩu hiệu: "Đả đảo chiến tranh", "Tất cả chính quyền về tay các xô viết".
Ngày 3 tháng 7, hơn 500.000 nhân dân Petrograd xuống đường biểu tình đòi chuyển giao chính quyền về tay Xô Viết nhưng Chính phủ lâm thời đã từ chối và ra lệnh cho binh lính bắn vào đoàn biểu tình.
Trước tình hình đó, từ ngày 26 tháng 7 đến 3 tháng 8, đảng Bôn-sê-vích đã họp đại hội VI để đánh giá tình hình và vạch ra sách lược đấu tranh.  Ngày 25 tháng 8, Kornilov tuyên bố thiết quân luật ở Petrograd, giải tán chính phủ Kerensky và lập chính phủ do mình cầm đầu. Tháng 10/1917 làn sóng cách mạng lan tràn khắp nước Nga. Ngày 7 tháng 10, V. I. Lênin từ Phần Lan bí mật trở về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc hành động. Ngày 10 tháng 10, ban chấp hành trung ương họp quyết định khởi nghĩa vũ trang. Tại hội nghị này ban chấp hành trung ương đã bầu ra bộ chính trị do Lênin đứng đầu để lãnh đạo cách mạng.
Chiều ngày 24 tháng 10, Lênin cải trang đến điện Smolny để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Sáng ngày 25 tháng 10 (tức 07 tháng 11 lịch Nga mới), với danh nghĩa bộ chỉ huy tối cao, Kerensky đến bộ tổng tham mưu ra lệnh cho các trung đoàn Cozak sông Đông số 1, 4, 14 đến tiếp ứng nhưng các đơn vị này lấy lí do là kị binh của họ không có bộ binh mang súng máy yểm trợ nên không thi hành mệnh lệnh. Các đơn vị ở Petrograd cũng từ chối tiếp viện. Kerensky nghe tin liền báo tin cho Chính phủ lâm thời biết lực lượng còn rất ít sau đó viện lí do đến gặp các đơn vị đã lợi dụng xe của đại sứ quán Hoa Kỳ trốn khỏi thành phố.
7 giờ sáng ngày 25 tháng 10, đợt tấn công thứ nhất bắt đầu. Các vòng đai dần khép lại nhưng các cuộc tấn công quá chậm và phải dùng xe hơi chuyển mệnh lệnh. 3 giờ chiều, đại bác được chĩa thẳng vào Cung điện Mùa Đông. Các chiến sĩ Cận vệ đỏ đứng sau những chướng ngại vật hoặc làm nhiệm vụ tuần tiễu chờ lệnh phát hỏa. Các đội tuần tra quan sát theo dõi mọi hoạt động của bọn phản cách mạng. Đến 6 giờ chiều, cung điện bị vây chặt, binh sĩ và thủy thủ tiến sát đến cung điện và chiếm lấy tất cả những góc đường và các mái nhà ở bến tàu cạnh bộ Hải quân và cung điện. Theo điều kiện đã quy định, sau 20 phút không nhận được câu trả lời sẽ cho chiến hạm Rạng Đông tấn công. 9 giờ 45 phút, chiến hạm Rạng Đông nổ loạt súng lệnh báo hiệu tấn công. Hàng người bảo vệ cung điện rối loạn và lợi dụng điều đó, thủy thủ, chiến sĩ Cận vệ đỏ và binh sĩ cách mạng tràn vào cung điện. Cuộc chiến diễn ra tới 2 giờ 45 phút sáng thì kết thúc. Toàn bộ chính phủ lâm thời bị bắt (trừ Kerensky đã bỏ trốn).
2. Kết quả và nguyên nhân thắng lợi
Ngay trong đêm 7 tháng 11 năm 1917 (25 tháng 10 theo lịch Nga cũ), Đại hội Xô Viết toàn Nga lần thứ hai tuyên bố khai mạc tại điện Smoniyl và tuyên bố thành lập chính quyền Xô Viết do Lênin đứng đầu. Các sắc lệnh đầu tiên của chính quyền Xô Viết đã được thông qua là Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất. Chính quyền Xô Viết còn thực hiện các biện pháp thủ tiêu các tàn tích của chế độ cũ như xóa bỏ sự phân biệt đẳng cấp, những đặc quyền của giáo hội, nam nữ bình đẳng. Đối với các dân tộc, chính phủ Xô Viết công bố bản Tuyên ngôn về quyền các dân tộc ở Nga khẳng định quyền bình đẳng của các dân tộc và cho phép các dân tộc có quyền tự quyết như công nhận nền độc lập của Ba LanPhần Lan. Các cơ quan trung ương và Xô Viết các địa phương được thành lập.
Tháng 12 năm 1917, Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao được thành lập nhằm xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Ngày 3 tháng 3 năm 1918, nước Nga Xô Viết kí Hòa ước Brest-Litovsk với các nước phe Liên minh Trung tâm chính thức rút khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Ngay sau khi cách mạng vừa thắng lợi, ngày 2-11-1917 (theo lịch Nga cũ), Chính phủ Xô viết đã tuyên bố bản Tuyên ngôn về quyền của các dân tộc nước Nga. Tuyên bố khẳng định những nguyên tắc căn bản của Chính quyền Xô viết đối với các vấn đề dân tộc là: bình đẳng và chủ quyền của các dân tộc; Quyền của các dân tộc nước Nga được tự quyết một cách tự do; Xóa bỏ tất cả các đặc quyền và hạn chế về dân tộc và tôn giáo – dân tộc.
Nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga là do đường lối đấu tranh và sách lược đúng đắn của đảng HYPERLINK "https://vi.wikipedia.org/wiki/Bolshevik"BolshevickHYPERLINK "https://vi.wikipedia.org/wiki/Bolshevik" do Lênin lãnh đạo, biết lợi dụng sức mạnh quần chúng đang chịu nhiều khổ cực do chiến tranh đế quốc. Ngoài ra, cuộc cách mạng cũng biết lợi dụng hoàn cảnh quốc tế thuận lợi khi các nước đế quốc đang tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ nhất, không có điều kiện can thiệp vào nước Nga.
3. Ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga
Với những người Cộng sản và các phong trào Giải phóng dân tộc, Cách mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, do giai cấp vô sản tiến hành, thắng lợi của cuộc cách mạng đã lập nên nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới, đưa nước Nga đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại - kỷ nguyên quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn cầu.
Cách mạng Tháng Mười Nga còn cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân quốc tế và ở các nước thuộc địa, mở ra con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức, bóc lột.
Đối với nước ta, Cách Mạng Tháng Mười là "tấm gương" cho Việt Nam noi theo. Năm 1927, trong tác phẩm "Đường Kách mệnh"  Nguyễn Ái Quốc đã giới thiệu tính chất và kinh nghiệm những cuộc cách mạng đã diễn ra trong lịch sử thế giới. Đặc biệt, đối với cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga, Hồ Chí Minh nêu rõ: trong thế giới chỉ có Cách mạng tháng Mười Nga đã thành công và thành công đến nơi, cách mạng Việt Nam phải đi theo con đường mà Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng 8 - 1945 thành công và sự nghiệp cách mạng đạt được những thành tựu quan trọng của nước ta những năm qua chính là thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Lênin được Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng sáng tạo và phát triển trong những điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta, thắng lợi đó có ý nghĩa sâu xa và trực tiếp từ ảnh hưởng và tác động của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại.
Do những sai lầm trong quá trình lãnh đạo mà thành quả của Cách mạng Tháng Mười  đã sụp đổ sau 74 năm tồn tại, nhưng trong một cuộc thăm dò dư luận tiến hành vào ngày 12 tháng 1 năm 2008, trung tâm Phân tích Levada đã đưa ra các số liệu: 57% số người dân Nga được hỏi ý kiến cho rằng: Cách mạng Tháng Mười Nga đã đem lại lợi ích cho nhân dân Nga. 26% người được hỏi tin tưởng: Cách mạng đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nước Nga. 31% cho rằng Cách mạng đem đến sự nhảy vọt cho nền kinh tế và xã hội Nga
Sau 3 năm gián đoạn, ngày 11 tháng 4 năm 2009, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã ký đạo luật Liên bang khôi phục ngày lễ kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga từ đầu năm 2010.
102 năm đã trôi qua kể từ Cách mạng Tháng Mười thành công (07/11/1917-07/11/2019), với biết bao thăng trầm, biến động to lớn, phức tạp, cả thành tựu vĩ đại và thất bại đau đớn, đã minh chứng cho sự tổng kết thực tiễn sâu sắc, sáng suốt của Lê-nin về những quy luật đối với cách mạng, đó là, cách mạng vô sản giành được chính quyền mới chỉ là bước đầu, giành chính quyền đã khó, giữ được chính quyền càng khó gấp vạn lần. Nếu cách mạng không xây dựng thành công một nền kinh tế mới với năng suất lao động cao, có chất lượng và hiệu quả thể hiện bản chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội thì những thành quả, những thắng lợi mà cách mạng đã giành được khó có thể giữ vững và khả năng phục hồi chế độ cũ rất có thể xảy ra. Đảng ta đã nhận thức rõ bài học đó và, từ thực tiễn của cách mạng Việt Nam, từ những thất bại nặng nề của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô những năm qua, chúng ta đã thực hiện thành công hai nhiệm vụ cực kỳ to lớn, đó là giành chính quyền và giữ chính quyền. Đảng đã khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới. Đại hội XII Đảng ta xác định: "Nhìn tổng thể, qua hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tưu to lớn, có ý nghĩa lịch sử" (ĐCSVN - Văn Kiện ĐHĐBTQ lần thứ XII, Văn phòng Trung Ương Đảng, Hà Nội 2016 trang 16).
Với ý nghĩa đó, sau 102 năm Cách mạng Tháng Mười không chỉ là biểu tượng của khát vọng và sức mạnh của chủ nghĩa xã hội, mà những bài học từ cuộc cách mạng ấy vẫn còn nguyên giá trị trong xây dựng và đổi mới vì chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.

TS. Ngô Hoàng Anh
Trường Chính trị tỉnh Kon Tum
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

CV.1500.TU

Triệu tập HN trực tuyến quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW; báo cáo tình hình KTXH năm 2024 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế

Lượt xem:319 | lượt tải:231

TÀI LIỆU

phục vụ giao ban báo chí tháng 11-2024

Lượt xem:86 | lượt tải:73

CV.2759.BTGTU

về định hướng triển khai Giải Búa liềm vàng của Đảng bộ tỉnh lần thứ V-năm 2025.

Lượt xem:148 | lượt tải:122

KH.175.TU

tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

Lượt xem:105 | lượt tải:213

TÀI LIỆU

giao ban báo chí tháng 10-2024

Lượt xem:194 | lượt tải:155

NQ.26.TU

về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị 3 tháng cuối năm 2024.

Lượt xem:1166 | lượt tải:219

ĐỀ CƯƠNG

Tuyên truyền Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng - Người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên (20/10/1914 - 20/10/2024).

Lượt xem:1387 | lượt tải:651
 
pxyk2025
 
bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập262
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm257
  • Hôm nay16,239
  • Tháng hiện tại146,091
  • Tổng lượt truy cập34,499,450
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT, ngày 25 tháng 9 năm 2024
Chịu trách nhiệm: ông Nguyễn Trung Hải, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
SĐT: 0260.3862301     Fax: 0260.3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây