Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới 

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới

Thứ tư - 03/11/2021 14:26
Sau hơn 15 năm thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW của Ban Bí thư khóa IX về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công tác xây dựng gia đình trên địa bàn tỉnh ta đã có bước chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng...
Một buổi sinh hoạt CLB Nữ công do LĐLĐ tỉnh phối hợp huyện Kon Plông tổ chức
Một buổi sinh hoạt CLB Nữ công do LĐLĐ tỉnh phối hợp huyện Kon Plông tổ chức
Theo đó, kinh tế hộ gia đình ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế; tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 9,13%/năm; GRDP bình quân đầu người tăng từ 1.406 USD năm 2015 lên 2.025 USD vào cuối năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm từ 23,03% năm 2016 xuống còn 10,12% đến cuối năm 2020. Tỷ lệ gia đình văn hóa tăng hàng năm cả về số lượng và chất lượng; năm 2020, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 77,23%; tỷ lệ thôn, làng, tổ dân phố văn hóa đạt 74%. Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân, nhất là các gia đình chính sách, hộ nghèo. Công tác chăm sóc giáo dục trẻ em, nhất là bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được triển khai tích cực, đã ban hành nhiều đề án, chương trình về công tác bảo vệ trẻ em; tỷ lệ trẻ em được khai sinh đạt 99%. Tình trạng bạo lực gia đình giảm nhanh cả về số vụ và mức độ; quyền của phụ nữ và trẻ em trong mỗi gia đình ngày càng được bảo đảm; hằng năm giảm 15% hộ gia đình trong nhóm hộ có bạo lực gia đình; 98% số nạn nhân bạo lực gia đình được tiếp cận các hoạt động hỗ trợ về phòng ngừa bạo lực gia đình, tư vấn pháp lý, chăm sóc y tế, bảo vệ sự an toàn cho nạn nhân; 98% số người có hành vi bạo lực gia đình được tiếp cận các hoạt động hỗ trợ về phòng ngừa, giáo dục chuyển đổi hành vi.
Ban Chỉ đạo công tác gia đình đã được thành lập, kiện toàn ở các cấp; 10/10 huyện, thành phố có cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về gia đình. Việc nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả trong công tác xây dựng gia đình được quan tâm triển khai thực hiện; toàn tỉnh hiện có 15 mô hình “Can thiệp, Phòng chống bạo lực gia đình” với 845 hội viên tham dự; 151 mô hình “Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng”; xây dựng, duy trì hoạt động có hiệu quả 74 câu lạc bộ "Gia đình hạnh phúc bền vững". Đã thành lập và đưa vào hoạt động có hiệu quả các mô hình theo hình thức câu lạc bộ; lồng ghép nội dung giáo dục đời sống gia đình thông qua các Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”...
Tuy nhiên, một số cấp ủy, chính quyền, đoàn thể chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của gia đình và công tác xây dựng gia đình. Việc quán triệt và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW của Ban Bí thư, chính sách, pháp luật của Nhà nước về gia đình có nơi còn thiếu đồng bộ. Công tác tuyên truyền về Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật phòng chống bạo lực gia đình nội dung chưa phong phú, đa dạng. Số vụ ly hôn, ly thân, "sống thử"... xuất hiện ngày càng nhiều. Việc cập nhật thống kê số liệu về công tác gia đình, phòng chống bạo lực gia đình chưa kịp thời. Kết quả giảm nghèo chưa thật bền vững, tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số còn cao...
Nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới theo Chỉ thị số 06 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 27 yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:
Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng trong thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới, tổ chức nghiên cứu, quán triệt Chỉ thị số 06-CT/TW và Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác xây dựng gia đình bằng nhiều hình thức phù hợp với từng đối tượng. Trong đó, tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, đề cao vai trò của gia đình trong nuôi dưỡng, định hướng, giáo dục thế hệ trẻ. Kịp thời biểu dương, nhân rộng các mô hình, câu lạc bộ điển hình về xây dựng gia đình gương mẫu, tiêu biểu, khắc phục bệnh thành tích, hình thức trong công tác xây dựng gia đình. Kiên quyết đấu tranh chống lối sống thực dụng, tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, từng bước tuyên truyền, vận động xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình, nhất là tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
Hai là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, củng cố, kiện toàn lực lượng làm công tác xây dựng gia đình, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác xây dựng gia đình. Đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác gia đình, đảm bảo tinh gọn, hiệu quả, gắn kết với các lĩnh vực dân số, phụ nữ, bình đẳng giới và trẻ em. Trong đó, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình theo hướng tích hợp đa ngành, phân định rõ đào tạo chuyên môn và cán bộ quản lý công tác gia đình. Kết hợp chặt chẽ giữa việc cân đối ngân sách các cấp với đa dạng hóa các nguồn lực xã hội tham gia cung cấp dịch vụ gia đình và chăm lo giúp đỡ, hỗ trợ các hộ nghèo, khó khăn, bảo đảm các hộ gia đình được tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản theo hướng công bằng, bình đẳng, thuận lợi. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác xây dựng gia đình. Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác xây dựng gia đình, kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc phát sinh. Trong đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý, cập nhật, khai thác, chia sẻ dữ liệu và thông tin về công tác xây dựng gia đình. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển gia đình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, Chương trình giáo dục quốc gia về gia đình, Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình và các chương trình, dự án hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm chính sách, pháp luật về gia đình.
Ba là, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về xây dựng gia đình, thường xuyên rà soát, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, pháp luật về công tác gia đình phù hợp với tình hình thực tế, bảo đảm toàn diện, bền vững, vừa có sự thống nhất chung vừa có yếu tố đặc thù của từng địa phương. Triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, tiêu chí về gia đình, gắn với phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh được xác định tại Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Bốn là, phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân trong công tác xây dựng gia đình, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt các chính sách, pháp luật về gia đình, các chuẩn mực, giá trị văn hóa, kiến thức, kỹ năng xây dựng và giáo dục gia đình. Triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào, cuộc vận động, mô hình, câu lạc bộ về xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Khu dân cư văn hóa”, "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", gắn với Cuộc vận động "Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số để vươn lên thoát nghèo bền vững". Đẩy mạnh triển khai có hiệu quả việc thực hiện áp dụng Bộ tiêu chí “Ứng xử trong gia đình” trên địa bàn tỉnh. Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác xây dựng gia đình.


Bài, ảnh: Đinh Thị Ngọc Huyền
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

CT.16.UBND

về xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030.

Lượt xem:100 | lượt tải:16

QĐ.1309.TU

về việc thành lập Ban Chỉ đạo phát triển nhà ở xã hội và thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Lượt xem:379 | lượt tải:31

QĐ.1308.TU

Thành lập các Tổ chỉ đạo đại hội đảng bộ cấp huyện và tương đương nhiệm kỳ 2025-2030.

Lượt xem:56 | lượt tải:36

TÀI LIỆU

giao ban báo chí tháng 8-2024

Lượt xem:531 | lượt tải:65

CV.2598.BTGTU

V/v hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Đất đai năm 2024

Lượt xem:262 | lượt tải:132

CV.2594.BTGTU

Mời dự Hội nghị Báo cáo viên (trực tuyến) tháng 8-2024

Lượt xem:1051 | lượt tải:55

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân

Lượt xem:237 | lượt tải:146
 
pxyk2024
 
bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập41
  • Hôm nay12,815
  • Tháng hiện tại160,686
  • Tổng lượt truy cập32,823,343
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: ông Nguyễn Trung Hải, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
SĐT: 0260.3862301     Fax: 0260.3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây