Đầu xuân Tân Sửu, mạn bàn về lễ hội đâm trâu 

Đầu xuân Tân Sửu, mạn bàn về lễ hội đâm trâu

Thứ năm - 11/02/2021 05:01
Để bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số và từng bước hạn chế những tập tục không còn phù hợp với đạo đức và lối sống hiện nay, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã có Thông tư số 15/2015/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2015 “quy định về tổ chức lễ hội”; và Chính phủ đã có Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 “quy định về quản lý và tổ chức lễ hội” trong đó quy định: “Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam” (điểm 3, Điều 5).
Chàng trai Xê Đăng chuẩn bị tham gia Lễ hội đâm trâu
Chàng trai Xê Đăng chuẩn bị tham gia Lễ hội đâm trâu

Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên thường diễn ra vào khoảng tháng 12 đến tháng 3 âm lịch hằng năm, đây là thời điểm nông nhàn, mọi người vui chơi, nghỉ ngơi để chuẩn bị cho mùa rẫy mới. Lễ hội đâm trâu (ăn trâu) đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân tộc ở Tây Nguyên nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Kon Tum nói riêng, vì nó thể hiện lòng tôn kính của người dân với Giàng (trời), cảm tạ, biết ơn Giàng đã phù hộ cho họ một mùa rẫy ấm no, bội thu và cầu mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới, cuộc sống của bà con sẽ ngày càng hạnh phúc ấm no; cầu xin cho dân làng tránh khỏi các rủi ro về thiên tai và tai ương về dịch bệnh... Các nghi lễ đâm trâu được tổ chức rất trang trọng, công phu, thể hiện sự thiêng liêng trong tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên nói chung và ở Kon Tum nói riêng có hai biểu tượng chính là cây Nêu và con trâu. Chính vì thế, người dân rất chọn lọc, chăm chút cây Nêu, nó phải bề thế, cao vút và được làm bằng tre, trang trí thêm lá non, hoa tre…, đặc biệt dưới bàn tay tài hoa và đôi mắt thẩm mỹ của đồng bào nơi đây, cây Nêu được tô điểm trang nghiêm và hoành tráng hơn bao giờ hết với hình ảnh một con phượng hoàng làm bằng gỗ có nhiều màu sắc rực rỡ treo trên ngọn cây nêu, và các hình ảnh như tổ ong, hình người, xâu lục lạc, chim én cũng được hiện diện trên thân cây Nêu trông tuyệt đẹp, xứng đáng là lễ đài của buổi lễ.
Ngày nay, khi cuộc sống của bà con ngày càng phát triển thì nhu cầu đâm trâu để tạ ơn Giàng có xu hướng phát triển trở lại, bởi nhiều hộ gia đình trước đây do kinh tế khó khăn nên chưa thực hiện được. Tuy nhiên, lễ hội đâm trâu của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên cũng nhận được nhiều phản ứng của dư luận về hành động đối xử thô bạo với động vật, về sự tốn kém, lãng phí về thời gian (có nơi tổ chức kéo dài 2-3 ngày), tiền bạc (có thôn tổ chức đâm hàng chục con trâu, sử dụng hàng trăm ghè rượu cùng nhiều gia súc, gia cầm khác…).
Để bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số và từng bước hạn chế những tập tục không còn phù hợp với đạo đức và lối sống hiện nay, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã có Thông tư số 15/2015/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2015 “quy định về tổ chức lễ hội” yêu cầu các nghi lễ trong các mùa lễ hội phải phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp, loại bỏ và thay thế những thủ tục không còn phù hợp mang nội dung kích động bạo lực, truyền bá các hành vi tội ác trái với tinh thần yêu hòa bình, nhân ái và giá trị nhân văn bao gồm các hành vi như mô tả cảnh đâm chém, đấm đá, đánh đập tàn bạo… và Chính phủ đã có Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 “quy định về quản lý và tổ chức lễ hội” trong đó quy định: “Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam” (điểm 3, Điều 5).

Một làng đồng bào Xê Đăng tổ chức lễ đâm trâu mừng được mùa

Để cân bằng các giá trị văn hóa, nhằm vừa bảo tồn, phát huy giá trị và bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, vừa phù hợp với xu hướng hội nhập văn hóa quốc tế, thiết nghĩ lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên nói chung và ở Kon Tum nói riêng cũng cần nghiên cứu để tiết giảm tần suất, quy mô, điều chỉnh một số nội dung không còn phù hợp nhằm có sự gạn lọc để chọn và giữ gìn phần ý nghĩa tinh thần có tính chất truyền thống của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, bên cạnh việc bãi bỏ những yếu tố ít nhiều mang tính bạo lực cổ xưa. Xin đưa ra một vài ý mang tính trao đổi như sau:
Thứ nhất, lễ hội đâm trâu chỉ nên thực hiện đối với cộng đồng dân cư (thôn, làng); hộ gia đình không nên tổ chức riêng, nếu hộ nào có điều kiện thì ủng hộ hoặc tham gia cùng cộng đồng để hạn chế việc lãng phí về thời gian, tiền của. Thống nhất số lượng trâu sử dụng trong một lễ hội (không quá 2 hoặc 3 con).
Thứ hai, cấp ủy, chính quyền các cấp phải chỉ đạo đưa điều kiện tổ chức lễ đâm trâu vào hương ước, quy ước của thôn, làng. Các thôn, làng phải ký giao ước thi đua và chỉ tổ chức đâm trâu khi thôn, làng có những sự kiện trọng đại, như thôn, làng đạt tiêu chí nông thôn mới, hoặc có các thành tích quan trọng được cấp ủy, chính quyền từ cấp huyện trở lên khen thưởng, biểu dương. Trong một khoảng thời gian nhất định (khoảng 5 năm), mỗi thôn chỉ được đâm trâu tối đa 1 lần (nếu đủ điều kiện theo hương ước, quy ước).
Thứ ba, phần lễ và phần hội của lễ hội đâm trâu cần rút ngắn, chỉ nên tổ chức gọn trong một ngày. Trong phần lễ hội cần chú trọng việc khôi phục và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số tại chỗ như: sử dụng trang phục truyền thống, hoa văn, họa tiết của dân tộc; nấu các món ăn địa phương, tổ chức các hoạt động dân ca, dân vũ đặc sắc…
Thứ tư, việc tổ chức đâm trâu cần được thực hiện khi đêm muộn và hạn chế hình ảnh, âm thanh bạo lực khi đâm trâu (có một số chiến binh cầm khiên hoặc tổ chức vòng xoong của bà con để che khuất hình ảnh đâm trâu…); hạn chế các hành động mang tính bạo lực như bôi máu trâu lên cây Nêu, vẩy nước, rượu có hòa máu trâu lên kho lúa… Không quay phim, chụp hình khi thực hành động tác đâm trâu.
Thứ năm, tiếp tục rà soát để khôi phục, bảo tồn các nét văn hóa truyền thống tốt đẹp (tinh thần dân tộc, tính đoàn kết cộng đồng, bản sắc văn hóa đặc sắc…); hạn chế những hủ tục lạc hậu, những hoạt động mê tín dị đoan (tổ chức đâm trâu để cầu an chữa bệnh…).
Cùng với sự quan tâm của Nhà nước đối với miền núi, vùng dân tộc thiểu số; khi điều kiện kinh tế-xã hội ngày càng phát triển, hoạt động giao lưu văn hóa ngày càng nhiều thì lễ hội đâm trâu ở vùng Tây Nguyên nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng - theo hướng đổi mới như trên - sẽ phát huy được những giá trị bản sắc, để rồi cùng với không gian văn hóa cồng chiêng sẽ góp phần tạo nên bản sắc văn hóa riêng có của vùng đất và con người Tây Nguyên.

 


Bài, ảnh: Nguyễn Quang Thủy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: Giấy phép số 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: Ông Huỳnh Quốc Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
Điện thoại: 0260.3862301
Fax: 0260. 3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Website: http://https://tuyengiaokontum.org.vn/
Văn bản mới

CV.2384.BTGTU

phổ biến, quán triệt, tuyên truyền các chỉ thị của BBT và kế hoạch của BTVTU tháng 4-2024

Lượt xem:237 | lượt tải:84

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam

Lượt xem:646 | lượt tải:287

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đồng chí Đào Duy Tùng

Lượt xem:728 | lượt tải:607

TÀI LIỆU

Giao ban báo chí quí I-2024

Lượt xem:301 | lượt tải:82

HD.51.BTGTU

Hướng dẫn sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lượt xem:411 | lượt tải:189

TÀI LIỆU

phổ biến, quán triệt Kết luận 72.TW và Chương trình 77.TU (gửi kèm CV 2303-CV/BTGTU)

Lượt xem:937 | lượt tải:1095

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú

Lượt xem:1036 | lượt tải:446


bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập50
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm41
  • Hôm nay2,913
  • Tháng hiện tại21,176
  • Tổng lượt truy cập30,552,298
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây