Chung tay bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 

Chung tay bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Chủ nhật - 25/09/2022 18:19
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ mang lại lợi ích tiêu dùng mà còn thúc đẩy xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh của doanh nghiệp, cá nhân, tạo động lực quan trọng cho kinh tế phát triển ổn định.
Đội QLTT số 1 (Cục Quản lý thị trường Kon Tum) kiểm tra, xử lý sản phẩm vi phạm
Đội QLTT số 1 (Cục Quản lý thị trường Kon Tum) kiểm tra, xử lý sản phẩm vi phạm
Trong những năm qua, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã có sự chuyển biến tích cực. Các cấp, các ngành của tỉnh đã và đang có những hành động thiết thực nhằm bảo vệ ngày càng tốt hơn quyền lợi người tiêu dùng. Nhất là sau khi Ban Bí thư Trung ương có Chỉ thị số 30-CT/TW, ngày 22-01-2019 của Ban Bí thư Trung ương “về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng", Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum đã ban hành Kế hoạch số 105-KH/TU, ngày 15-7-2019, chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 2220/KH-UBND, ngày 26-8-2019 để lãnh đạo, tổ chức triển khai thực hiện; đồng thời thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành cụ thể hóa và triển khai thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của địa phương, đơn vị.
Quá trình tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW đã tạo được sự chuyển biến rõ nét trong việc nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm và hiệu quả đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quan tâm thực hiện với nhiều hoạt động thiết thực như: Đẩy mạnh tuyên truyền Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các nghị định, thông tư liên quan với nhiều nội dung và hình thức phong phú; đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; phát tờ rơi, treo băng rôn và tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông về các biện pháp chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; tiến hành giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với doanh nghiệp. Hội Người tiêu dùng của tỉnh đã phối hợp với các sở, ngành chức năng tổ chức các buổi tư vấn, hướng dẫn cho người tiêu dùng phương pháp để bảo vệ quyền lợi của mình sau khi bị xâm hại… Lực lượng quản lý thị trường tỉnh cũng đã tích cực kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán hằng năm.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW trên địa bàn tỉnh cũng còn một số hạn chế, như: Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng và doanh nghiệp còn hạn chế; số lượng thành viên tham gia Hội Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh còn ít. Công tác giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh chưa thật hiệu quả (người tiêu dùng hiện nay chưa quan tâm đến việc lấy hóa đơn, chứng từ, kiểm tra, xem xét hàng hóa trước khi nhận hàng. Bởi vậy khi sự cố xảy ra không có cơ sở để giải quyết, nhiều người tiêu dùng bị xâm phạm quyền lợi nhưng không biết phải làm gì nên chỉ im lặng chấp nhận). Hoạt động của các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa thiết thực; nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn nhiều hạn chế...
Nguyên nhân của những hạn chế trên là do: Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước chưa hoàn thiện và có sự thay đổi khiến cho việc phối hợp và triển khai công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn. Số cán bộ, công chức được phân công phụ trách công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng hầu hết là kiêm nhiệm; chính sách hỗ trợ đối với Hội Bảo vệ người tiêu dùng còn hạn chế nên ảnh hưởng đến chất lượng công tác tuyên truyền và phát triển hội viên ở cơ sở. Ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa cao, chưa thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với người tiêu dùng. Các hành vi, thủ đoạn sản xuất, kinh doanh hàng lậu, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng ngày càng tinh vi. Người tiêu dùng chưa nhận biết đầy đủ các quyền lợi của mình khi mua sắm hàng hóa và quyền lợi chính đáng đó được pháp luật bảo vệ; khả năng phòng ngừa rủi ro trong các giao dịch, mua bán hàng hóa chưa cao.
Trong tình hình hiện nay, hành vi vi phạm quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng ngày càng phức tạp và gia tăng ở hầu hết các lĩnh vực, vì vậy, các cấp, các ngành cần tích cực tuyên truyền phổ biến rộng rãi hơn nữa về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nội dung Chỉ thị số 30-CT/TW, ngày 22-01-2019 của Ban Bí thư Trung ương. Tăng cường thông tin cho người tiêu dùng nhận biết về hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng một cách thường xuyên hơn. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh; khuyến khích người tiêu dùng lên án, “tẩy chay” hàng hoá của doanh nghiệp vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. Đồng thời, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nội dung đã được xác định tại Kế hoạch hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, cụ thể:
- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội; phát huy vai trò tiên phong, giám sát của chi bộ, đảng viên trong công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
- Rà soát, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi và khả năng thực thi hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng theo hướng thống nhất, đồng bộ phù hợp với tập quán tiêu dùng và hội nhập quốc tế.
- Nâng cao năng lực thực thi của các cơ quan quản lý nhà nước và Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh. Trong đó, chú trọng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, tăng cường đạo đức công vụ, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Chú trọng nâng cao kiến thức, kỹ năng tiêu dùng cho toàn xã hội; tạo điều kiện thuận lợi để thực thi hiệu quả các quyền của người tiêu dùng; nâng cao khả năng tự bảo vệ của người tiêu dùng trước các thủ đoạn lừa đảo, gian lận từ phía nhà sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nhất là đối với người tiêu dùng yếu thế (trẻ em, người già, phụ nữ, công nhân nghèo, khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa...).
- Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các chủ thể tham gia thị trường, nhất là trách nhiệm đối với người tiêu dùng, những hậu quả pháp lý phải gánh chịu khi vi phạm. Qua đó, nâng cao đạo đức sản xuất, kinh doanh và hình thành văn hóa sản xuất, kinh doanh an toàn, văn minh.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm đến quyền lợi của người tiêu dùng, nhất là trong các lĩnh vực an toàn thực phẩm; y tế; tiêu chuẩn, đo lường chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đẩy mạnh Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; tăng cường đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản xuất. Khen thưởng kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
Việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ mang lại lợi ích tiêu dùng mà còn thúc đẩy xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh của doanh nghiệp, cá nhân, tạo động lực quan trọng cho kinh tế phát triển ổn định. Do đó, thời gian tới rất cần sự đồng thuận và chung tay của cả hệ thống chính trị đối với công tác này.


Bài, ảnh: Nguyễn Quang Thuỷ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

HD.01.BTGDVTU

Hướng dẫn tuyên truyền phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

Lượt xem:132 | lượt tải:216

CV.25.BTGDVTU

V/v triển khai hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến “Tự hào Việt Nam” Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lượt xem:165 | lượt tải:200

TÀI LIỆU

Cuộc thi tìm hiểu lịch sử chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2025

Lượt xem:209 | lượt tải:188

ĐỀ CƯƠNG

Tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum và 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. (gửi kèm Công văn số 09-CV/BTGDVTU)

Lượt xem:163 | lượt tải:86

HD.01.BTGDVTW

về hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Lượt xem:414 | lượt tải:105

KL.127.TW

Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Lượt xem:383 | lượt tải:186

HD.64.BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum (16/3/1975- 16/3/2025)

Lượt xem:129 | lượt tải:89
  
bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập74
  • Hôm nay6,525
  • Tháng hiện tại718,310
  • Tổng lượt truy cập37,051,985
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO VÀ DÂN VẬN TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT, ngày 25 tháng 9 năm 2024
Chịu trách nhiệm: ông Nguyễn Minh Tuấn, Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
SĐT: 0260.3862301     Fax: 0260.3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây