Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh ta 

Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh ta

Thứ ba - 16/10/2018 14:33
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Khai giảng lớp dạy nghề làm tranh thêu cho nữ lao động nông thôn
Khai giảng lớp dạy nghề làm tranh thêu cho nữ lao động nông thôn
Kon Tum là một tỉnh thuần nông, việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là hết sức cần thiết, nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn lao động có tay nghề, góp phần cải thiện đời sống vật chất, bảo đảm thực hiện công bằng xã hội, giải quyết vấn đề an ninh chính trị trên địa bàn...
Nhận thức rõ vấn đề này, ngày 05-11-2012, sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI ban hành Chỉ thị số 19-CT/TW, "về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn". Ở Kon Tum, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 43-KH/TU, ngày 16-4-2013 về triển khai thực hiện Chỉ thị; đồng thời, chỉ đạo các địa phương, đơn vị xây dựng kế hoạch tổ chức quán triệt, phổ biến và triển khai thực hiện Chỉ thị số 19 gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát huy thế mạnh về nông nghiệp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tham mưu ban hành Hướng dẫn số 49-HD/BTGTU, ngày 06-6-2013 về tuyên truyền công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Chỉ thị số 19; chỉ đạo các đơn vị, địa phương tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với các Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững bằng nhiều hình thức phong phú..., góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và Nhân dân về tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Kon Tum được các cơ quan chức năng phối hợp triển khai thực hiện gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; phối hợp với các huyện, thành phố hướng dẫn xác định danh mục nghề, nhu cầu đào tạo để xây dựng kế hoạch dạy nghề sát với nhu cầu thực tế và quy hoạch xây dựng nông thôn mới; đồng thời, thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Được sự hỗ trợ của các chương trình, mục tiêu quốc gia và sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã thành lập 8 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; 9/10 huyện, thành phố đã có cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập với 11 cơ sở, trong đó có 9 cơ sở đã hoàn thành, đi vào hoạt động; đã huy động 3 đơn vị khác có đủ điều kiện theo quy định tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn; sáp nhập các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh thành Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum, hiện đã đi vào hoạt động. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo nghề công lập được đầu tư mua sắm, từng bước đáp ứng yêu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được củng cố về số lượng và nâng cao về chất lượng. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên đã sắp xếp bộ máy và bố trí giáo viên cơ hữu đáp ứng yêu cầu hoạt động. Số giáo viên và cán bộ quản lý tại các cơ sở này là 230 người; đã huy động 75 người là kỹ sư nông nghiệp và người có tay nghề cao tham gia dạy nghề đối với một số nghề còn thiếu giáo viên. Nội dung, phương pháp giảng dạy dần được đổi mới, cải tiến. Thường xuyên cập nhật các tiến bộ khoa học, kỹ thuật để bổ sung, hoàn thiện các chương trình, giáo trình đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu về dạy và học, phù hợp với mục tiêu giáo dục nghề nghiệp; phân bổ hợp lý thời lượng giữa lý thuyết và thực hành; từng bước đổi mới và đa dạng hóa các phương thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên đã linh động hình thức dạy lưu động tại xã, thôn, làng nhằm tạo điều kiện cho người tham gia học nghề tiết kiệm kinh phí đi lại, đảm bảo thời gian học.
Từ năm 2013 đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức đào tạo nghề cho hơn 10.064 lao động nông thôn. Trong đó, lao động là người dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, hộ nghèo, người thuộc hộ bị thu hồi đất, người khuyết tật là 7.856 người; đối tượng thuộc hộ cận nghèo là 614 người; đối tượng là lao động nông thôn khác là 1.594 người. Sau khi đào tạo, người lao động được tư vấn, giới thiệu đến làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; 95% số lao động có việc làm sau đào tạo; đã có 4.317 lao động nông thôn được hỗ trợ vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh, với số vốn 84,954 tỷ đồng để đầu tư phát triển các loại hình kinh tế bền vững. Nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo, có thu nhập khá, vươn lên làm giàu, ổn định cuộc sống.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua vẫn còn nhưng tồn tại, hạn chế: Một số người lao động qua đào tạo nghề chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng, chưa duy trì được nghề lâu dài. Các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo nghề như cơ sở vật chất, phòng học, nhà xưởng, ký túc xá, trang thiết bị đào tạo nghề, đội ngũ giáo viên... chưa được đồng bộ. Chưa phát huy hết công năng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên. Việc hỗ trợ vốn, giải quyết việc làm cho người lao động sau đào tạo vẫn còn nhiều bất cập...
Trong thời gian tới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chủ trương tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 19 và Kế hoạch số 43-KH/TU, ngày 16-4-2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 19 "về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn"; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác dạy nghề cho lao động nông thôn; nhân rộng những điển hình trong tổ chức đào tạo nghề và phát huy hiệu quả việc áp dụng những kiến thức sau khi được học nghề vào trong cuộc sống của người lao động nông thôn; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các địa phương, đơn vị, đảm bảo công tác đào tạo nghề phải sát với yêu cầu thực tiễn, đáp ứng được nhu cầu học nghề của người lao động và giải quyết việc làm sau đào tạo; đồng thời, đặt chỉ tiêu đảm bảo đến cuối năm 2020 có trên 52% lao động qua đào tạo, trong đó đào tạo nghề đạt 36,5% theo chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra.

Bài, ảnh: Ngô Đức Hải

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

CV.157.BTGDVTU

TÀI LIỆU PHỔ BIẾN, QUÁN TRIỆT VĂN BẢN CỦA BAN BÍ THƯ, BỘ CHÍNH TRỊ VÀ CÁC VĂN BẢN CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH UỶ

Lượt xem:28 | lượt tải:140

TÀI LIỆU

Tài liệu giao ban báo chí quý I-2025

Lượt xem:240 | lượt tải:169

HD.01.BTGDVTU

Hướng dẫn tuyên truyền phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

Lượt xem:553 | lượt tải:278

CV.25.BTGDVTU

V/v triển khai hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến “Tự hào Việt Nam” Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lượt xem:319 | lượt tải:247

TÀI LIỆU

Cuộc thi tìm hiểu lịch sử chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2025

Lượt xem:589 | lượt tải:350

ĐỀ CƯƠNG

Tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum và 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. (gửi kèm Công văn số 09-CV/BTGDVTU)

Lượt xem:368 | lượt tải:177

HD.01.BTGDVTW

về hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Lượt xem:889 | lượt tải:185
banner 5
  
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập223
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm222
  • Hôm nay25,754
  • Tháng hiện tại1,031,987
  • Tổng lượt truy cập38,169,503
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

dieutra
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO VÀ DÂN VẬN TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: 689/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 3 năm 2025
Chịu trách nhiệm: ông Nguyễn Minh Tuấn, Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
SĐT: 0260.3862301     Fax: 0260.3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây