Nhận diện các quan điểm chống phá, thủ đoạn tung tin chia rẽ mối quan hệ Đảng-Dân và luận cứ để đấu tranh 

Nhận diện các quan điểm chống phá, thủ đoạn tung tin chia rẽ mối quan hệ Đảng-Dân và luận cứ để đấu tranh

Thứ sáu - 20/05/2022 10:39
Nhận diện các thế lực thù địch và các thủ đoạn chống phá, xây dựng luận cứ khoa học và thực hiện đồng bộ các giải pháp đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái chia rẽ, phá hoại mối quan hệ mật thiết của Đảng với Nhân dân là trách nhiệm của toàn Đảng, của cả hệ thống chính trị, ở mọi cấp, mọi ngành, mọi cán bộ, đảng viên và mỗi một người dân.
(Tiếp theo 02 kỳ trước: Bài 1. Ai đang chia rẽ nhân dân với Đảng?; Bài 2. Các quan điểm chống phá, thủ đoạn tung tin của các thế lực thù địch)
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Bài 3. Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch chia rẽ mối quan hệ Đảng - Dân
Quan điểm
Một là, đấu tranh chống các thế lực thù địch xuyên tạc, chia rẽ, phá hoại mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng, liên tục, thường xuyên và lâu dài, cần phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, của cả HTCT, ở mọi cấp, mọi ngành, mọi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. 
Hai là, gắn lý luận với thực tiễn, đảm bảo tính khoa học, tính thuyết phục để nâng cao hiệu quả đấu tranh với các thế lực thù địch và định hướng nhận thức đúng đắn cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Ba là, quán triệt sâu sắc và kiên trì thực hiện nguyên tắc tính đảng trong đấu tranh tư tưởng. Đảm bảo thực hiện “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân”, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân, mọi chủ trương, chính sách đều phải “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Bốn là, thực hiện đúng phương châm đấu tranh “gắn xây với chống”. Trong đó “xây” là mục tiêu cuối cùng để nâng cao nhận thức, bồi đắp mối quan hệ gắn bó mật thiết, bền vững giữa Nhân dân với Đảng. “Chống” là biện pháp cần thiết, triệt để, không khoan nhượng với các quan điểm sai trái, thù địch, và để thay đổi, xóa đi nhận thức lệch lạc trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng về mối quan hệ Đảng-Dân. 
Giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh 
Một là, nhận diện các nhóm đối tượng dễ bị tác động tiêu cực bởi các quan điểm sai trái, thù địch để có biện pháp thích hợp.
Những người hạn chế về nguồn thông tin và năng lực tiếp cận, xử lý thông tin (tập trung ở nông thôn, miền núi, người dân tộc thiểu số, người lớn tuổi) cần được nhà nước đầu tư phủ sóng internet, cung cấp báo chí, thường xuyên tổ chức cho họ tham gia các cuộc họp đoàn thể, khu dân cư... để cung cấp thông tin chính thống, cập nhật. Những người lập trường tư tưởng không vững vàng, dễ bị sa vào xu hướng tiêu cực cần tổ chức cho họ tham gia các lớp học, diễn đàn sinh hoạt chính trị tư tưởng dưới sự dẫn dắt của các chuyên gia. Những người từng bị oan sai, tổn thất do sự tắc trách, tiêu cực của các cơ quan chức năng, cán bộ, công chức thực thi công vụ, thường có xu hướng nghi ngờ, mất niềm tin vào Đảng, chính quyền, cần được bồi thường tổn thất về tinh thần và vật chất, động viên, tạo điều kiện cho họ trở lại trạng thái tâm lý bình thường thông qua các phong trào quần chúng ở cơ sở. Những người từng vi phạm pháp luật, bị cơ quan chức năng xử lý, đã được tuyên truyền, giáo dục nhưng chưa nhận thức hết sai phạm, cần thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, cảnh báo, tạo điều kiện cho họ trở lại cuộc sống bình thường để không bị các thế lực thù địch kích động, xúi giục, lôi kéo.
Hai là, tăng cường trách nhiệm của cả HTCT, nâng cao vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, đoàn viên trong công tác đấu tranh tư tưởng.
Bởi đấu tranh tư tưởng là một mặt trận có nhiều mục tiêu cần tấn công nên cần nhiều lực lượng để phối hợp hành động. Sự bền chặt của mối quan hệ Nhân dân với Đảng trước hết phải bắt đầu bằng trách nhiệm của cả tổ chức và cá nhân. Về phía các tổ chức trong HTCT, cần khắc phục tình trạng buông lỏng lãnh đạo, quản lý, xa rời công tác tập hợp, giáo dục, hỗ trợ, động viên các lực lượng trong đấu tranh tư tưởng. Quán triệt và cụ thể hóa Quy chế công tác dân vận của HTCT phù hợp với tình hình địa phương, lĩnh vực. Về phía cá nhân, khắc phục tình trạng ngại khó, dẫn đến thờ ơ, đứng ngoài cuộc của một bộ phận cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên. Xác định tham gia đấu tranh với các lực lượng thù địch là một trách nhiệm, nên cần có quyết tâm và nỗ lực hơn; chủ động và thường xuyên sử dụng internet, trực tiếp tham gia làm thành viên am hiểu và tỉnh táo của hệ thống mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam như Facebook, Zalo, Youtube... nhằm truyền bá, lan tỏa các sản phẩm truyền thông về củng cố mối quan hệ Nhân dân với Đảng, đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch. Chỉ khi có nhận thức đúng đắn, đầy đủ trách nhiệm, có trình độ lý luận chính trị cao, có kỹ năng nắm bắt, sàng lọc, xử lý thông tin tốt, có tâm huyết và bản lĩnh chiến đấu của người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, thì mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch chia rẽ Nhân dân với Đảng.
Ba là, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo hiện thực hóa mục tiêu “củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN” theo tinh thần Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Đây là biện pháp lâu dài, nhưng là vũ khí sắc bén nhất để đả phá các quan điểm sai trái, thù địch. Để làm được điều đó, cần “khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng XHCN”[1]. Trước mắt, cần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, HTCT trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng. Tiếp tục đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Bóc gỡ, xóa các tổ chức phản động chống phá Đảng, chính quyền. Thực hiện đồng bộ các giải pháp trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030, đảm bảo tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo bền vững, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, nỗ lực phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, giữ vững quốc phòng, an ninh, chủ quyền đất nước.
Bốn là, thường xuyên sơ kết, tổng kết, nghiên cứu đánh giá kết quả đấu tranh, rút kinh nghiệm, đề xuất các vấn đề cần tiếp tục, hình thành hệ thống phương pháp, luận cứ khoa học để đấu tranh có hiệu quả hơn.
Nhiệm vụ này cần sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, các cơ quan tuyên giáo, thông tin, báo chí, các cán bộ nghiên cứu lý luận của các trường đại học, học viện, nhất là hệ thống thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Nghiên cứu để kế thừa và đổi mới việc thực hiện nguyên tắc tính đảng trong đấu tranh tư tưởng. Mở rộng và phát huy vai trò của nhiều lực lượng cùng đồng loạt đấu tranh dưới sự chỉ đạo của cấp ủy và Ban Chỉ đạo 35 các cấp. Nghiên cứu mở rộng nhiều hình thức, biện pháp đấu tranh trên khắp các mặt trận tư tưởng. Đặc biệt, phát huy thành tựu của cách mạng 4.0 để lan tỏa các giá trị tốt đẹp trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, làm vũ khí sắc bén nhất để đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch chia rẽ, phá hoại mối quan hệ Đảng-Dân./.

TS. Trương Thị Bạch Yến
 

[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XIII. Tập 2, Nxb CTQG-ST, H. 2021. Tr 326.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

CT.16.UBND

về xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030.

Lượt xem:99 | lượt tải:16

QĐ.1309.TU

về việc thành lập Ban Chỉ đạo phát triển nhà ở xã hội và thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Lượt xem:378 | lượt tải:31

QĐ.1308.TU

Thành lập các Tổ chỉ đạo đại hội đảng bộ cấp huyện và tương đương nhiệm kỳ 2025-2030.

Lượt xem:56 | lượt tải:36

TÀI LIỆU

giao ban báo chí tháng 8-2024

Lượt xem:530 | lượt tải:65

CV.2598.BTGTU

V/v hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Đất đai năm 2024

Lượt xem:262 | lượt tải:132

CV.2594.BTGTU

Mời dự Hội nghị Báo cáo viên (trực tuyến) tháng 8-2024

Lượt xem:1050 | lượt tải:55

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân

Lượt xem:237 | lượt tải:146
 
pxyk2024
 
bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập63
  • Hôm nay12,610
  • Tháng hiện tại160,481
  • Tổng lượt truy cập32,823,138
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: ông Nguyễn Trung Hải, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
SĐT: 0260.3862301     Fax: 0260.3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây