Bịa đặt, bôi nhọ đời tư của cán bộ lãnh đạo - một thủ đoạn thâm độc của các thế lực chống đối, thù địch 

Bịa đặt, bôi nhọ đời tư của cán bộ lãnh đạo - một thủ đoạn thâm độc của các thế lực chống đối, thù địch

Thứ năm - 13/05/2021 13:57
Ở nước ta, Hiến pháp và pháp luật có nhiều điều khoản bảo vệ quyền con người, bảo vệ danh dự, uy tín, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, nghiêm cấm các hành vi bịa đặt, xuyên tạc, vu cáo, bôi nhọ, xâm phạm các quyền này của con người.
Hình minh họa trên Internet
Hình minh họa trên Internet

1. Nhận diện thủ đoạn, mục đích và sự nguy hại của việc tung tin bịa đặt, bôi nhọ đời tư lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước
Để chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, sự nghiệp cách mạng của Nhân dân ta, đất nước ta, các thế lực chống đối, thù địch không từ một thủ đoạn nào, một lĩnh vực nào, từ xuyên tạc, phê phán, bôi nhọ, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đánh thẳng vào nền tảng tư tưởng của Đảng, tới phê phán, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, kết quả, thành tựu phát triển của đất nước; thổi phồng, xuyên tạc những hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; bịa đặt, vu cáo những vấn đề về dân chủ, nhân quyền... để bôi nhọ, làm mất uy tín của Đảng, Nhà nước, chia rẽ Nhân dân với Đảng, Nhà nước, kích động hoạt động chống đối Đảng, Nhà nước trong xã hội. Trong các hoạt động chống phá đó, có việc đưa ra những thông tin bịa đặt, xuyên tạc, vu cáo, bôi nhọ đời tư của lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước. Đây là một hoạt động, một thủ đoạn chống phá hết sức xấu xa, thâm độc và nguy hiểm.
Việc chống phá bằng thông tin bịa đặt, bôi nhọ đời tư lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước của các phần tử chống đối, thù địch được thực hiện hết sức đa dạng, từ những lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước ở các thời kỳ trước đây đến lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước hiện nay; từ bịa đặt, bôi nhọ về nguồn gốc xuất thân, gia đình, ông bà, bố mẹ tới bản thân người cán bộ; từ quá trình trưởng thành, học hành kém cỏi, thành tích bất hảo, tư cách đạo đức yếu kém trong những năm tuổi trẻ đến việc được nâng đỡ, ưu ái khuất tất của những người có chức, có quyền đối với cán bộ trong quá trình công tác; từ năng lực kém cỏi, dốt nát, không chịu học hỏi, không biết lắng nghe đến suy thoái đạo đức, lối sống, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, quan hệ nam nữ bất chính, quan hệ “thân hữu” với các doanh nghiệp “sân sau” để vợ, con, anh em trong gia đình, họ hàng lợi dụng, trục lợi đến việc có khối lượng tài sản lớn, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều cổ phần, cổ phiếu, nhiều tiền, vàng gửi ở ngân hàng trong nước và nước ngoài, mà nguồn gốc của những tài sản đó không thể giải thích được, chỉ có thể có được từ tham nhũng, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, của xã hội... tức là tất cả những gì xấu xa của con người, có trong xã hội, ở chỗ này, chỗ kia, ở người này, người kia, được góp lại, gán ghép cho một người để bôi nhọ, làm mất uy tín của họ.
Những hoạt động chống phá này đặc biệt tăng lên vào những dịp có những ngày kỷ niệm lớn, sự kiện lớn của Đảng, của đất nước, như thời gian kỷ niệm ngày thành lập Đảng, thành lập Nước, khi tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc bầu các chức danh lãnh đạo cấp cao của Đảng, khi bầu cử Quốc hội, Quốc hội bầu các chức danh lãnh đạo cấp cao của Nhà nước... để làm mất uy tín cán bộ, gây rối nội bộ, gây khó khăn cho công tác lựa chọn cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, phá hoại thành công của Đại hội Đảng, của bầu cử và các kỳ họp của Quốc hội...Mục đích trực tiếp của thông tin bịa đặt, xuyên tạc, vu cáo về đời tư của lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước là bôi nhọ, làm mất uy tín những cán bộ này, nhưng sâu xa hơn, nguy hiểm hơn là bôi nhọ, làm mất uy tín của Đảng, Nhà nước; gây rối, chia rẽ nội bộ, phá hoại công tác tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, Nhà nước; phá hoại, làm giảm lòng tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước, chia rẽ Nhân dân với Đảng, Nhà nước, nuôi dưỡng, kích động tâm lý chống đối Đảng, Nhà nước trong xã hội để cuối cùng là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, thay đổi chế độ chính trị ở nước ta.
2. Thông tin bịa đặt, bôi nhọ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước là thủ đoạn xấu xa, cần phải lên án mạnh mẽ về mặt đạo đức
“Nhân vô thập toàn”, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức của Đảng, Nhà nước nói chung, kể cả cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước nói riêng, không thể nào không có khuyết điểm, sai lầm. Vấn đề là phải hạn chế tối đa việc để xảy ra những sai lầm, khuyết điểm này, nếu xảy ra phải được phát hiện, sửa chữa, khắc phục kịp thời, hạn chế tối đa ảnh hưởng, tác động tiêu cực của nó. Đảng có điều lệ, quy định của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước, có nhiều cơ chế, cách thức để làm việc này, để giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động của cán bộ, đảng viên, nhắc nhở, cảnh cáo, ngăn ngừa sai phạm và xử lý sai phạm khi đã phát sinh. Đồng thời, Đảng, Nhà nước có cơ chế động viên, khuyến khích Nhân dân, các tổ chức xã hội giám sát hoạt động của các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức để tham gia, đóng góp vào công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước. Trong khi đó, việc tung tin bịa đặt, vu cáo để bôi nhọ đời tư của lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước hoàn toàn khác về bản chất, về nội dung, động cơ, mục đích với việc Nhân dân giám sát, phát hiện cho Đảng, Nhà nước về những hạn chế yếu kém, sai phạm, sự suy thoái tư tưởng đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức các cấp, kể cả cán bộ cấp cao, để góp phần xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh.
Bịa đặt, hư cấu, tạo dựng những thông tin về đời tư của một người để xúc phạm, bôi nhọ danh dự của một người khác, dù người đó là ai, đều là việc làm xấu xa, trái với đạo đức truyền thống của dân tộc ta, nhân dân ta, phải bị lên án; khẳng định là việc làm xấu xa, cần phải lên án về mặt đạo đức. Do đó, rất cần tạo ra dư luận xã hội phê phán, lên án mạnh mẽ việc làm này của các thế lực chống đối, thù địch để cảnh báo, ngăn chặn, để nâng cao ý thức cảnh giác, nâng cao sức đề kháng của mỗi người dân trước những thủ đoạn chống phá này.
3. Tung tin bịa đặt, bôi nhọ đời tư lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước là hành vi vi phạm pháp luật, cần phải xử lý nghiêm minh theo pháp luật
Ngày nay, việc tung tin bịa đặt để bôi nhọ một người khác, ở nhiều nước trên thế giới, không chỉ bị phê phán, lên án về mặt đạo đức, mà còn được xác định là hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ nghiêm trọng, nhất là hậu quả do nó gây ra, mà còn bị xét xử theo pháp luật.
Để ngăn chặn, chống lại việc bịa đặt, xuyên tạc, vu cáo, bôi nhọ đời tư những người đứng đầu, lãnh đạo đất nước, luật pháp của nhiều nước trên thế giới còn có những quy định chặt chẽ hơn, có những hình phạt nghiêm khắc hơn, đều có những quy định của luật pháp bảo vệ, không chỉ bảo vệ an ninh, an toàn thân thể con người, mà bảo vệ cả uy tín, danh dự, đặc biệt trước những điều bịa đặt, vu cáo để bôi nhọ nhân phẩm, để bảo vệ uy tín, bảo vệ tôn nghiêm, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan lãnh đạo đất nước, bảo vệ hình ảnh của đất nước trong cộng đồng quốc tế.
Ở nước ta, Hiến pháp và pháp luật có nhiều điều khoản bảo vệ quyền con người, bảo vệ danh dự, uy tín, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, nghiêm cấm các hành vi bịa đặt, xuyên tạc, vu cáo, bôi nhọ, xâm phạm các quyền này của con người. Hiến pháp (năm 2013) quy định “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn” (Điều 21). Luật dân sự (2015) quy định “Danh dự, nhân phẩm, uy tín cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ” (Điều 34), “Người nào có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác thì phải bồi thường” (Điều 584) với mức bồi thường và phương thức bồi thường do Luật định. Luật hình sự (2015) quy định người nào thực hiện các hành vi “Bịa đặt hoặc loan tin những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác” là phạm tội vu khống, sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm (Điều 156); nếu mức độ bịa đặt, vu cáo, bôi nhọ là nghiêm trọng thì người bịa đặt, vu cáo, bôi nhọ phạm tội làm nhục người khác, có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm (Điều 155). Khi người bị vu khống, bôi nhọ là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, hành vi tung tin bịa đặt, xuyên tạc, vu khống, bôi nhọ được thực hiện với mục đích là chống lại Đảng, chống lại Nhà nước, thì người thực hiện hành vi này phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia theo quy định của Luật hình sự (2015). Điều 117 Luật hình sự quy định “Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm: Làm, tàng trữ, phát tán, hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền; làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 10 đến 20 năm”...
Những quy định của Hiến pháp, pháp luật như vậy là đúng đắn, phù hợp với văn hóa, đạo đức truyền thống của dân tộc ta, cũng như các dân tộc khác, phù hợp với thông lệ quốc tế, tương đồng với luật pháp của các nước trên thế giới ngày nay. Cùng với công tác tuyên truyền, giáo dục, việc thực hiện nghiêm minh các quy định của Hiến pháp và pháp luật, xử lý nghiêm các hành vi bịa đặt, bôi nhọ đời tư, xúc phạm nhân phẩm, uy tín, danh dự người khác, nhất là lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước đã góp phần bảo vệ, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, giữ vững sự ổn định chính trị, xã hội để phát triển, nâng cao uy tín quốc tế của đất nước.


Ban Khoa học quân sự
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

CV.1500.TU

Triệu tập HN trực tuyến quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW; báo cáo tình hình KTXH năm 2024 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế

Lượt xem:383 | lượt tải:234

TÀI LIỆU

phục vụ giao ban báo chí tháng 11-2024

Lượt xem:95 | lượt tải:79

CV.2759.BTGTU

về định hướng triển khai Giải Búa liềm vàng của Đảng bộ tỉnh lần thứ V-năm 2025.

Lượt xem:157 | lượt tải:125

KH.175.TU

tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

Lượt xem:117 | lượt tải:219

TÀI LIỆU

giao ban báo chí tháng 10-2024

Lượt xem:203 | lượt tải:158

NQ.26.TU

về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị 3 tháng cuối năm 2024.

Lượt xem:1227 | lượt tải:226

ĐỀ CƯƠNG

Tuyên truyền Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng - Người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên (20/10/1914 - 20/10/2024).

Lượt xem:1446 | lượt tải:652
 
pxyk2025
 
bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập77
  • Hôm nay16,113
  • Tháng hiện tại215,627
  • Tổng lượt truy cập34,568,986
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT, ngày 25 tháng 9 năm 2024
Chịu trách nhiệm: ông Nguyễn Trung Hải, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
SĐT: 0260.3862301     Fax: 0260.3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây