BẢN TIN THÔNG BÁO NỘI BỘ (phục vụ sinh hoạt chi bộ tháng 9-2024) 

BẢN TIN THÔNG BÁO NỘI BỘ (phục vụ sinh hoạt chi bộ tháng 9-2024)

Thứ bảy - 24/08/2024 17:48
BẢN TIN THÔNG BÁO NỘI BỘ (phục vụ sinh hoạt chi bộ tháng 9-2024)
A. ĐỊNH HƯỚNG SINH HOẠT CHI BỘ TRONG THÁNG  
* Thông tin thời sự về tình hình thế giới, trong nước, trong tỉnh; sinh hoạt chính trị, tư tưởng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, địa phương trong tháng… cấp ủy, chi bộ lựa chọn nội dung trong Bản tin Thông báo nội bộ tháng 9-2024 để sinh hoạt. Trong đó, cần tập trung: 
1. Tập trung tuyên truyền: (1) Kết luận số 91-KL/TW, ngày 12-8-2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI "về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng mục đích, yêu cầu, nội dung đổi mới giáo dục và đào tạo, trước hết là đối với lãnh đạo, quản lý các cấp và đội ngũ nhà giáo trong cả nước nhằm tạo sự thống nhất đồng bộ trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện, tạo sự tin tưởng, đồng thuận, ủng hộ trong các tầng lớp nhân dân. (2) Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 10-7-2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng "về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn". Chú trọng tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức xã hội về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của đào tạo nghề cho lao động nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, nâng cao dân trí và đời sống của người dân nông thôn; về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn và sự chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; kết quả sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số19-CT/TW ngày 05-11-2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng "về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn" trên địa bàn tỉnh. (3) Tuyên truyền việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ giải pháp về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật theo Kế hoạch số 161-KH/TU, ngày 07-8-2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Quy định số 178-QĐ/TW, ngày 27-6-2024 của Bộ Chính trị.
2. Tuyên truyền các kỷ niệm quan trọng trong tháng 9-2024: (1) Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024). Chú trọng tuyên truyền về bối cảnh, diễn biến, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945; khẳng định tầm vóc thời đại và ý nghĩa lịch sử Cách mạng tháng Tám và sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử sau gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước; những bài học kinh nghiệm trong xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Truyền thống yêu nước cách mạng, ý chí tự lực, tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của mỗi người Việt Nam. Đấu tranh, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận giá trị, ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám, vai trò lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và lợi ích quốc gia dân tộc. (2) Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (theo Đề cương tuyên truyền tại Công văn số 2582-CV/BTGTU, ngày 09-8-2024 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy). Trong đó, tuyên truyền về hoàn cảnh ra đời, nội dung cốt lõi và giá trị lý luận, thực tiễn sâu sắc trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những thành tựu to lớn, bài học kinh nghiệm qua 55 năm thực hiện Di chúc, trong đó tập trung tuyên truyền thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; xây dựng Đảng thực sự đoàn kết, trong sạch, vững mạnh; những thành tựu trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. (3) Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống của Đảng bộ tỉnh Kon Tum (25/9/1930 - 25/9/2024). Tuyên truyền về truyền thống lịch sử vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Kon Tum trong 94 năm qua; khẳng định vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ tỉnh trong suốt chặng đường cách mạng, nhất là trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước và sau 34 năm thành lập lại tỉnh Kon Tum; những kết quả, thành tựu đã đạt được trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị từ đầu nhiệm kỳ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đến nay.
3. Tuyên truyền một số sự kiện, hoạt động nổi bật diễn ra trên địa bàn tỉnh: (1) Lễ phát động Phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên địa bàn tỉnh đến hết năm 2025 (theo Kế hoạch số 162-KH/TU, ngày 14-8-2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy). Trong đó chú trọng tuyên truyền mục đích, ý nghĩa thể hiện sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhằm tạo khí thế thi đua sôi nổi, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tập trung mọi nguồn lực để đến hết năm 2025 xóa bỏ hoàn toàn nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu và hỗ trợ gia đình người có công gặp khó khăn về nhà ở, nhà xuống cấp cần được sửa chữa, xây mới. Đồng thời động viên, khích lệ, tạo động lực cho các tầng lớp nhân dân, nhất là các đối tượng người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống, qua đó củng cố niềm tin vững chắc của nhân dân đối với chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương. (2) Đẩy mạnh tuyên truyền kết quả Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Kon Tum lần thứ XI, nhiệm kỳ 2024 - 2029, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029. (3) Tuyên truyền công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ IV, năm 2024; Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Kon Tum lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029. (4) Tuyên truyền công tác chuẩn bị, tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 trên địa bàn tỉnh. Trong đó chú trọng tuyên truyền phản ánh sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, ngành giáo dục - đào tạo trong công tác chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị giảng dạy cho năm học mới, nhất là ở các trường vùng sâu, vùng xa của tỉnh.
B. TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI BỘ
I. Thông tin thời sự
1. Thế giới
2. Trong nước
(Tin Thế giới và Trong nước xin xem TẠI ĐÂY)
3. Trong tỉnh
3.1. Chiều 02-8, UBND tỉnh tổ chức Phiên họp thường kỳ tháng 7 đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ tháng 8 năm 2024. Đồng chí Lê Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Phiên họp.
Theo báo cáo đánh giá của UBND tỉnh, trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2024, các cấp, các ngành đã tập trung triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế- xã hội. Qua đó, tình hình tăng trưởng, phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh đạt được những kết quả tích cực: (1) Theo đó, ước tính đến ngày 15/7, toàn tỉnh đã gieo trồng được 61.033ha cây hàng năm vụ mùa, cơ bản đảm bảo tiến độ đề ra; chăn nuôi phát triển ổn định với tổng đàn gia súc khoảng 297.182 con. (2) Hoạt động sản xuất của các cơ sở, đơn vị trong lĩnh vực công nghiệp tương đối ổn định và có mức tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ, đạt 9,89%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh 7 tháng đầu năm 2024 ước đạt 22.314 tỷ đồng, tăng 12,74% so với cùng kỳ năm 2023; toàn tỉnh  thu hút được hơn 1.692 nghìn lượt khách, đạt 99,53% kế hoạch, tăng 83,57% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, công tác thu ngân sách, giải ngân vốn đầu tư, các chương trình mục tiêu quốc gia tiếp tục được chỉ đạo quyết liệt. (3) Tỉnh ta đã tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, điểm trung bình môn thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của tỉnh Kon Tum ước tính 6,533 điểm (đứng thứ 2 trong khu vực Tây Nguyên sau Lâm Đồng) và tỷ lệ đậu tốt nghiệp THPT năm 2024 là 99,31% (tăng 0,189% so với năm 2023). Công tác phòng, chống dịch bệnh, khám, chữa bệnh được đảm bảo. Các chế độ, chính sách bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội được triển khai đầy đủ, kịp thời. Kỷ luật, kỷ cương hành chính được chú trọng. Quốc phòng- an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; tai nạn giao thông giảm 2 tiêu chí so với tháng 6/2024 (giảm số vụ và số người chết).
Bên cạnh những kết quả đạt được, UBND tỉnh thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế và thách thức trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội từ đầu năm 2024 đến nay, như: Thu ngân sách nhà nước, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, công tác xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới chưa đảm bảo theo tiến độ; động đất có dấu hiệu gia tăng trở lại.
Kết luận phiên họp, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, các đơn vị thuộc tỉnh và UBND các huyện, thành phố của tỉnh, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ đuợc giao, tổ chức triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội đã đề ra. Trong đó, (1) tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng như các quy hoạch khác, Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh thời kỳ 2021-2025; tích cực giải ngân nguồn vốn đầu tư công và các chương trình mục tiêu quốc gia; triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp thu, phấn đấu hoàn thành dự toán thu ngân sách năm 2024 được HĐND tỉnh giao ở mức cao nhất; tăng cường các giải pháp bồi thường giải phóng mặt bằng. Đồng thời, thực hiện đảm bảo tiến độ kế hoạch sản xuất vụ mùa năm 2024; tiến độ trồng rừng, cây phân tán và các loại cây chủ lực của tỉnh, xây dựng nông thôn mới. (2) Triển khai các giải pháp để ứng phó kịp thời với động đất, thiên tai, bão lũ; quản lý chặt chẽ công tác vận hành, đảm bảo an toàn hồ chứa. (3) Thực hiện tốt các chính sách dân tộc, nhất là hỗ trợ định canh, định cư, đất ở, đất sản xuất, nhà ở đối với DTTS và hộ nghèo. Bên cạnh đó, tập trung chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai nhiệm vụ năm học mới 2024-2025; tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên người. Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai chuyển đổi số trên các lĩnh vực.
3.2. Sáng 20-8, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Đồng chí Dương Văn Trang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì buổi lễ.
Dự buổi lễ có các đồng chí: A Pớt, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Lê Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; U Huấn, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và lãnh đạo các đơn vị liên quan.
Theo các quyết định số 1294, 1295, 1296-QĐ/TU, ngày 16-8-2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Điều động, phân công và chỉ định đồng chí Y Thị Bích Thọ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tham gia Đảng đoàn và giữ chức vụ Bí thư Đảng đoàn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, nhiệm kỳ 2019-2024; điều động, phân công đồng chí Huỳnh Quốc Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đến nhận công tác tại cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy để bầu bổ sung Ủy viên và giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy khóa XVI, nhiệm kỳ 2020-2025; điều động, phân công và bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Trung Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh giữ chức vụ Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
3.3. Chiều 16-8, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh. Đồng chí A Pớt, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy dự, chỉ đạo hội nghị; đồng chí Lê Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Nguyễn Quang Vinh đồng chủ trì hội nghị.
Theo báo cáo tại hội nghị, Chỉ số PCI năm 2023 của tỉnh đạt 65,60 điểm, so với năm 2022, tăng 0,71 điểm nhưng giảm 9 bậc (46/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương); Chỉ số PARINDEX năm 2023 đạt 86,14 điểm, so với năm 2022, tăng 12 bậc và xếp hạng 43/63 tỉnh/thành; Chỉ số SIPAS năm 2023 tăng 07 bậc, xếp thứ 35/63 tỉnh/thành; Chỉ số PAPI năm 2023 giảm điểm so với năm 2022, thuộc nhóm 16 địa phương có điểm “Thấp”.
Về Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh các sở, ngành và địa phương (DDCI) tỉnh Kon Tum năm 2023, đối với nhóm sở, ban, ngành có điểm trung vị là 66,07 điểm, cao hơn điểm trung vị so với năm 2022; 03 đơn vị có điểm tổng hợp DDCI cao trong nhóm sở, ngành là Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh.
Trong khi đó, điểm trung vị DDCI năm 2023 của nhóm cấp huyện là 59,52 điểm, so với năm 2022, nhóm cấp huyện thấp hơn. Các đơn vị nhận được nhiều sự đánh giá tích cực từ cộng đồng doanh nghiệp trong nhóm cấp huyện là các huyện: Sa Thầy, Ngọc Hồi và Ia H’Drai.
Trên cơ sở tham luận, thảo luận của đại biểu; tiếp thu chỉ đạo tại hội nghị của đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy và phát biểu của Phó Chủ tịch VCCI Nguyễn Quang Vinh tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn phát biểu kết luận, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương, cần chủ động, tập trung thực hiện tốt một số nội dung trọng tâm như: (1) Người đứng đầu các đơn vị, địa phương phải nêu cao hơn nữa vai trò trách nhiệm, tiếp tục quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo triển khai quyết liệt, có hiệu quả các văn bản của Trung ương, của Tỉnh ủy và chỉ đạo UBND tỉnh về cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cường thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh. (2) Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp CCHC, trọng tâm là cải cách TTHC; rà soát, kiến nghị cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh, đặc biệt là các thủ tục về đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường. (3) Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tăng cường gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp bằng nhiều hình thức, ở nhiều cấp độ để kịp thời tiếp nhận, xem xét, giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh, nhất là trong việc giải phóng mặt bằng, giải quyết các thủ tục đất đai, ngành nghề kinh doanh có điều kiện; ưu tiên bố trí, sử dụng vốn đầu tư công để dẫn dắt, huy động, khai thác nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác. (4) Mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, hợp tác chặt chẽ hơn nữa của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; sự ủng hộ, đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp trong thực hiện công tác CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, giải pháp phát triển KTXH của tỉnh Kon Tum trong thời gian tới.
3.4. Trong những năm qua, các cấp, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh luôn quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho mọi người, mọi nhà được tiếp cận, thụ hưởng chính sách an sinh xã hội, nhất là việc hỗ trợ sửa chữa, xây mới nhà ở, xóa nhà tạm cho hộ nghèo, hộ khó khăn về nhà ở.
Cùng với các nguồn hỗ trợ của Nhà nước, các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh đã huy động nhiều nguồn lực cùng nhau chung sức xóa nhà tạm. Từ năm 2019 – 2023, Quỹ Vì người nghèo các cấp trong tỉnh đã vận động được trên 53,9 tỷ đồng để hỗ trợ nhà ở, sinh kế, chăm sóc sức khỏe, chăm lo tết cho hộ nghèo và những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội. Riêng về nhà ở, toàn tỉnh đã có 967 căn nhà được xây mới và sửa chữa, giúp cho các hộ nghèo, cận nghèo có nơi ở ổn định. Đáng chú ý là từ tháng 3/2023, Đề án Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo tỉnh Kon Tum thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 (UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 59/QĐ-UBND ngày 2/3/2023) được triển khai đã đem lại nguồn lực mạnh mẽ cho nỗ lực xóa nhà tạm. Theo Đề án, có 814 hộ nghèo và 62 hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo là Kon Plông, Tu Mơ Rông và Ia H’Drai được hỗ trợ xóa nhà tạm, trong đó xây dựng mới nhà ở là 606 hộ và hỗ trợ sửa chữa nhà ở là 270 hộ. Tổng kinh phí thực hiện Đề án là 32,604 tỷ đồng.
Đánh giá của UBND tỉnh cho thấy, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân đã vào cuộc mạnh mẽ, trách nhiệm. Việc rà soát, đánh giá thực trạng nhà ở, đất ở của hộ nghèo; quản lý, sử dụng nguồn kinh phí được thực hiện tốt ngay từ cơ sở. Việc rà soát, bình xét, lập và phê duyệt danh sách đối tượng hỗ trợ được tiến hành trên cơ sở lấy ý kiến rộng rãi từ cộng đồng dân cư, đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng. Công tác tuyên truyền, giải thích được triển khai sâu rộng và hiệu quả. Người dân hiểu rất rõ rằng, không phải Nhà nước xây nhà cho dân mà Nhà nước hỗ trợ một phần, còn lại là gia đình, dòng họ, cộng đồng giúp đỡ. Vốn hỗ trợ là yếu tố khởi đầu và huy động nội lực là yếu tố quyết định.
Điều đáng ghi nhận là, vượt qua ý nghĩa của sự hỗ trợ, việc triển khai xóa nhà tạm đã hình thành quyết tâm, thúc đẩy ý chí vươn lên, tạo động lực xây nhà mới cho các hộ gia đình nghèo, khó khăn về nhà ở, cũng như tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng. Việc triển khai thực hiện hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo về nhà ở tại địa phương thời gian qua đã đem lại sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức về chung tay vì người nghèo, không bỏ người yếu thế ở lại phía sau của cả hệ thống chính trị và nhân dân- báo cáo của UBND tỉnh đánh giá.
3.5. Năm 2024, toàn tỉnh có 7 xã phấn đấu hoàn thành 19/19 tiêu chí của xã nông thôn mới. Vì vậy, cùng với sự hỗ trợ từ các đơn vị, sở, ban, ngành, chính quyền địa phương, các xã đang nỗ lực triển khai các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, quyết tâm về đích nông thôn mới như kế hoạch đã đề ra.
Năm 2024, trên địa bàn tỉnh có 7 xã đặt mục tiêu phấn đấu đạt chuẩn xã nông thôn mới, đó là,  Măng Bút (huyện Kon Plông), Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông), Ia Tơi (huyện Ia H’Drai), Đăk Long (huyện Đăk Hà), Đăk Trăm (huyện Đăk Tô), Đăk Choong (huyện Đăk Glei) và Hơ Moong (huyện Sa Thầy).
Để đạt được mục tiêu đề ra, các xã đã chủ động triển khai công tác rà soát mức độ đạt chuẩn và đề xuất, kiến nghị cấp thẩm quyền các giải pháp nhằm hoàn thành các tiêu chí chưa đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Theo Văn phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh, trong 7 xã đặt mục tiêu phấn đấu về đích nông thôn mới trong năm 2024, có Đăk Choong và Ia Tơi đã cơ bản đạt chuẩn 19/19 tiêu chí. Hiện nay, các địa phương đang hoàn thiện hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm tra, thẩm định theo quy định. Đối với các xã còn lại cơ bản đạt từ 13-15 tiêu chí và đang tiếp tục nỗ lực, huy động các nguồn lực phấn đấu hoàn thành tất cả các tiêu chí trong năm 2024. 
3.6. Với sự hỗ trợ, đồng hành của các cấp, các ngành, các chủ thể không ngừng nỗ lực hoàn thiện, nâng cao chất lượng hướng tới xây dựng các tiêu chí để đưa sản phẩm OCOP trong tỉnh đi “xuất ngoại”.
Đến nay, toàn tỉnh có 242 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao đến 5 sao còn hiệu lực; trong đó, 1 sản phẩm 5 sao, 8 sản phẩm tiềm năng 5 sao đang đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, 19 sản phẩm 4 sao, 214 sản phẩm 3 sao. Trong số các sản phẩm OCOP có 8 sản phẩm đã được tham gia vào chuỗi giá trị quốc gia; trong đó, có 7 sản phẩm đã được Bộ Công thương công nhận và 1 sản phẩm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận.
Các sản phẩm OCOP của tỉnh với chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đã tạo được sự tin tưởng của người tiêu dùng, từng bước khẳng định chỗ đứng trên thị trường. Nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh khẳng định thương hiệu, chất lượng để vươn ra các thị trường thế giới. (Công ty TNHH Yến sào Kon Tum có 19 dòng sản phẩm, trong đó, có 4 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao và 2 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP  3 sao. Hạng sao OCOP chính là minh chứng về chất lượng để sản phẩm bước ra thị trường, tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng. Công ty TNHH MTV Cà phê Nguyên Huy Hùng có nhiều dòng sản phẩm được chế biến từ phê, tuy nhiên, sản phẩm cà phê rang xay DakMark có thể nói là nổi bật hơn cả. Năm 2020, sản phẩm này đã được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp trung ương công nhận đạt chuẩn 5 sao cấp quốc gia. Hiện nay, đây vẫn là sản phẩm OCOP 5 sao duy nhất của tỉnh ta được công nhận, là niềm kiêu hãnh của vùngchuyên canh cà phê Đăk Hà).
Để có được kết quả này, cùng với nỗ lực của các chủ thể sản xuất, thời gian qua, các cấp, ngành của tỉnh đã tích cực đồng hành, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong quá trình mở rộng sản xuất, phát triển và hoàn thiện sản phẩm để đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của thị trường xuất khẩu, tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, kết nối các đơn vị sản xuất, kinh doanh để hàng OCOP “rộng cửa” ra thị trường.
Việc xuất khẩu sản phẩm OCOP có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao giá trị hàng hóa, tuy nhiên, thực tế không nhiều sản phẩm có thể xuất khẩu được. Bởi lẽ, để sản phẩm OCOP trở thành mặt hàng xuất khẩu, trước hết các doanh nghiệp phải xây dựng được quy trình sản xuất đảm bảo, xanh, sạch, an toàn, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại. Tiếp đến là đầu tư về mẫu mã, bao bì sản phẩm để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, đồng thời, phải tập trung quảng bá thương hiệu sản phẩm. Quá trình này đòi hỏi nguồn vốn lớn và trình độ kỹ thuật cao, trong khi, đa số các doanh nghiệp của tỉnh ta đều quy mô sản xuất vừa và nhỏ, chưa có đủ tiềm lực kinh tế để đầu tư phát triển sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế.
OCOP là cơ hội để các địa phương, doanh nghiệp tập trung phát triển những sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của tỉnh, qua đó, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân, thúc đẩy kinh tế nông thôn. Tuy nhiên, để sản phẩm đặc trưng của tỉnh có thể vươn xa, mang lại giá trị kinh tế cao hơn thì cùng với việc tạo dựng chỗ đứng tại thị trường trong nước cũng cần hướng đến xuất khẩu.               
3.7. Chiều 12-8, Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) tỉnh họp sơ kết tình hình thực hiện chính sách BHXH, BHYT 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Đồng chí Y Ngọc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh chủ trì.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, công tác thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo từ Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh. Ban Chỉ đạo tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT tại địa phương; các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công, phối hợp chặt chẽ trong thực hiện các nhiệm vụ.
Tính đến ngày 30-6-2024, (1) tổng số người tham gia BHXH là 61.126 người, tỷ lệ bao phủ BHXH so với lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 19,99%, đạt 80,35% so với chỉ tiêu Ban Chỉ đạo tỉnh giao. Tổng số người tham gia BHTN là 35.308 người, tỷ lệ bao phủ BHTN so với lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 11,55%, đạt 63,83% so với chỉ tiêu Ban Chỉ đạo tỉnh giao. Tổng số người tham gia BHYT là 520.686 người, tỷ lệ bao phủ BHYT so với dân số là 92,2% dân số, đạt 97,92% so với chỉ tiêu Ban Chỉ đạo tỉnh giao. (2) Công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH, BHYT đã được quan tâm triển khai thực hiện đầy đủ; Quỹ BHXH, BHYT được quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả; chất lượng khám chữa bệnh, dịch vụ y tế từng bước được nâng cao; các chế độ BHXH, BHYT, BHTN được tổ chức thực hiện có hiệu quả, từ đó đã góp phần bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. (3) Công tác cải cách hành chính được thực hiện quyết liệt đã góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho tổ chức, cá nhân khi tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT, xây dựng được niềm tin của Nhân dân.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT vẫn còn những hạn chế như: Số người lao động giải quyết hưởng trợ cấp BHXH 1 lần có xu hướng tăng; số người tham gia BHXH ngừng đóng, bảo lưu chiếm tỷ lệ lớn; hiện toàn tỉnh còn khoảng 7,8% dân số chưa tham gia BHYT; 29 xã đạt chuẩn nông thôn mới không giữ vững được tiêu chí “Tỷ lệ tham gia BHYT”…
3.8. Với tiềm năng lợi thế của địa phương, cùng với định hướng phát triển các sản phẩm đặc trưng chủ lực, những năm qua, tỉnh Kon Tum đã triển khai nhiều giải pháp, xây dựng các đề án phát triển sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc thù, sản phẩm có lợi thế của địa phương. Qua đó, góp phần từng bước vào chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế nói chung, nội bộ từng ngành nói riêng, nhất là ngành nông, lâm nghiệp; tạo việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần quan trọng vào kết quả giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế.
Để thúc đẩy phát triển sản phẩm chủ lực, tỉnh Kon Tum đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 27-7-2011 của Tỉnh ủy “về xây dựng, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực”; đã ban hành các Đề án về thúc đẩy phát triển sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc thù, sản phẩm có lợi thế của địa phương; Đề án xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh. Đến nay, tỉnh tập trung phát triển 9 sản phẩm chủ lực gồm: Sắn và các sản phẩm chế biến từ sắn; Sản phẩm trồng trọt ứng dụng công nghệ cao; Sản phẩm chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao; Cà phê và các sản phẩm chế biến từ cà phê; Cao su và các sản phẩm chế biến từ cao su; Sâm Ngọc Linh, các sản phẩm chế biến từ Sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu; Gỗ và các sản phẩm sản xuất từ gỗ; Điện; Du lịch sinh thái Măng Đen.
Đến nay, tổng diện tích cà phê toàn tỉnh đạt 29.846 ha; sản lượng từ 54.563 tấn đến 63.270 tấn/năm, trong đó sản lượng chế biến sâu khoảng 1.400 tấn/năm. Đã hình thành vùng sản xuất chuyên canh cà phê Robusta ở huyện Đăk Hà (chiếm khoảng 44,37% diện tích cà phê toàn tỉnh và chiếm 53,26% diện tích cà phê Robusta của cả tỉnh), vùng chuyên canh cà phê Arabica tại các xã vùng Đông Trường Sơn tại các huyện Kon Plông, Tu Mơ Rông và Đăk Glei.
Về sản xuất Sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu, tổng diện tích Sâm Ngọc Linh là 2.422 ha; dược liệu khác khoảng 7.800 ha. Cùng với việc phát triển vùng nguyên liệu, các sản phẩm được chế biến từ sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu được hình thành và phát triển mạnh trong những năm qua. Sâm Ngọc Linh kết hợp với nguyên liệu khác đã từng bước tạo nên hệ thống sản phẩm phong phú, riêng có như: Sâm củ, rượu sâm các loại, trà sâm, dịch chiết sâm các loại, sâm mật ong... được thị trường đón nhận. Các sản phẩm được chế biến từ các loại dược liệu cũng có bước phát triển mạnh như: Rượu sâm Ngũ vị tử, rượu vang Sơn tra - Ngọc Linh, cao sâm dây, Sâm yến..., nhiều sản phẩm đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn từ 3 đến 4 sao theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm.
Đến cuối năm 2023, diện tích trồng sắn là 39.283,7ha. Việc phát triển cây sắn theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng đã được chú trọng. Hiện có 08 cơ sở chế biến tinh bột sắn đã có chủ trương đầu tư với tổng công suất thiết kế 1.430 tấn/ngày; 01 cơ sở chế biến cồn Ethanol có công suất 50 triệu lít/năm.
Nhờ có đóng góp rất lớn từ các sản phẩm chủ lực, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh hằng năm khá cao, bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng khoảng 9,13%/năm. GRDP bình quân đầu người tăng từ 29,81 triệu đồng năm 2015 lên ước đạt 46,58 triệu đồng năm 2020. Năm 2023, tổng sản phẩm trên địa bàn ước khoảng 18.938,78 tỷ đồng (đạt 97,62% kế hoạch), tốc độ tăng trưởng 7,32. GRDP bình quân đầu người khoảng 58,42 triệu đồng (đạt 102,49% kế hoạch) tăng 5,82 triệu đồng so với năm 2022.
3.9. Theo đánh giá của ngành Công thương, 7 tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp của tỉnh ghi nhận những tín hiệu tích cực, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 5.729 tỷ đồng, chỉ số sản xuất toàn ngành tăng 9,89% so với cùng kỳ năm 2023.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 2 nhà máy thủy điện lớn là thủy điện Plei Krông với công suất 100MW và thủy điện Thượng Kon Tum với công suất 220MW; có 29 công trình thủy điện hoàn thành, với tổng công suất là 343MW; 1 nhà nhà máy điện mặt trời 49MWp, 1.444 dự án/hệ thống điện mặt trời mái nhà đang trong giai đoạn khai thác. Bên cạnh đó,  còn có 6 nhà thủy điện địa bàn liên tỉnh Kon Tum- Gia Lai,  3 nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh Kon Tum- Quảng Ngãi đã hoàn thành đưa vào vận hành phát điện. Trong 7 tháng đầu năm, sản lượng điện sản xuất đạt 1.778,5 triệu Kwh, tăng 8,76%. Đáng chú ý, trong những tháng cuối năm 2024, ngành công nghiệp năng lượng sẽ tiếp tục khởi sắc, do hiện nay tỉnh ta đã vào mùa mưa, lượng nước đảm bảo cho các nhà máy thủy điện hoạt động.
Nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên đà phục hồi và phát triển với mức tăng trưởng 7 tháng đầu năm 2024 đạt 11,04%. Phần lớn các doanh nghiệp đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhờ nguồn nguyên liệu tương đối đảm bảo, việc tiêu thụ sản phẩm cũng thuận lợi hơn, với nhiều đơn hàng được ký kết. Một số doanh nghiệp mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao công suất máy móc để đáp ứng yêu cầu của thị trường…
Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản của tỉnh cũng có mức tăng trưởng ấn tượng, đạt 11,61%. Tính chung, kim ngạch xuất khẩu 7 tháng năm 2024 đạt 219,5 triệu USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ.
Những kết quả khả quan trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp của tỉnh còn được thể hiện ở chỉ số lao động làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp có xu hướng tăng. 7 tháng đầu năm 2024, chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tăng 2,53% so với cùng kỳ năm 2024.
Trong 7 tháng qua, các doanh nghiệp ngoài nhà nước đã đóng góp vào số thu ngân sách địa phương khoảng 580,322 tỷ đồng; chủ yếu là từ các nhà máy sản xuất tinh bột sắn và thủy điện trên địa bàn.
Với những kết quả tích cực đạt được từ đầu năm 2024 đến nay, cùng với việc triển khai thực hiện những giải pháp đồng bộ trong các tháng tiếp theo, chắc chắn sản xuất công nghiệp của tiếp tục có những chuyển biến mạnh mẽ, đúng hướng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
II. Thông tin chuyên đề
Chuyên đề 1: Toàn văn Lời điếu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đọc tại Lễ Truy điệu ngày 26-7-2024. (tại đây)
Chuyên đề 2: Toàn văn Phát biểu nhậm chức của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Tô Lâm. (tại đây)
Chuyên đề 3: Bài viết "Quyết tâm xây dựng Đảng vững mạnh, nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" của Đại tướng, GS. TS. Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (tại đây)
Chuyên đề 4: Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại cuộc họp Thường trực Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng. (tại đây)
Chuyên đề 5: Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Cuộc gặp mặt với các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước. (tại đây)
Chuyên đề 6: Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại buổi gặp mặt các cán bộ trực tiếp phục vụ Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch (1954-1969). (tại đây)
III. Văn bản nghiên cứu
1. Văn bản khối Đảng
1.1. Văn bản của Trung ương
- Kết luận số 86-KL/TW, ngày 10-7-2024 của Ban Bí thư về phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới. (tại đây
- Hướng dẫn số 24-HD/VPTW, ngày 12-7-2024 của Văn phòng Trung ương Đảng về quản lý tài liệu nghe nhìn tại các cơ quan, tổ chức đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. (tại đây
- Hướng dẫn số 160-HD/BTGTW, ngày 25-7-2024 của Ban Tuyên giáo Trung ương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). (tại đây
- Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 30-7-2024 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng quốc gia đến năm 2030 và những năm tiếp theo. (tại đây
- Kết luận số 91-KL/TW, ngày 12-8-2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế". (tại đây
- Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 45 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. (tại đây)
1.2. Văn bản của tỉnh
- Công văn số 1342-CV/TU, ngày 01-8-2024 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tổ chức Đại hội Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2025-2030. (tại đây
- Công văn số 1346-CV/TU, ngày 02-8-2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; các ban cán sự đảng, đảng đoàn; Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Trường Chính trị tỉnh; các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy... tổ chức thực hiện Quy định số 144-QĐ/TW, ngày 09-5-2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới (Quy định số 144-QĐ/TW). (tại đây
- Kế hoạch số 160/KH-TU, ngày 05-8-2024 của Tỉnh ủy triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW, ngày 05-2-2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới” và Hướng dẫn số 155-HD/BTGTW, ngày 14-5-2024 của Ban Tuyên giáo Trung ương về thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW. (tại đây
- Kế hoạch số 161-KH/TU, ngày 07-8-2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Quy định số 178-QĐ/TW, ngày 27-6-2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật. (tại đây) Văn bản
- Kết luận số 1965-KL/TU, ngày 12-8-2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 06-CT/TU, ngày 07-9-2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy "về tăng cường công tác tuyên truyền, vận động tập hợp quần chúng vào các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh". (tại đây)
- Kế hoạch số 162-KH/TU, ngày 14-8-2024 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tổ chức Lễ phát động Phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến hết năm 2025. (tại đây
- Quyết định số 1294-QĐ/TU, ngày 16-8-2024 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc điều động, phân công và chỉ định cán bộ. (tại đây
- Quyết định số 1295-QĐ/TU, ngày 16-8-2024 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc điều động, phân công cán bộ. (tại đây
- Quyết định số 1296-QĐ/TU, ngày 16-8-2024 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc điều động, phân công cán bộ. (tại đây
2. Văn bản khối chính quyền
2.1. Văn bản của Trung ương
- Nghị định số 103/2024/NĐ-CP, ngày 30-7-2024 của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. (tại đây)
- Nghị định 104/2024/NĐ-CP, ngày 31-7-2024 của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất. (tại đây)
- Công điện số 75/CĐ-TTg, ngày 04-8-2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới. (tại đây)
- Công điện số 76/CĐ-TTg, ngày 07-8-2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện công tác đặc xá năm 2024. (tại đây)
- Nghị quyết số 119/NQ-CP, ngày 07-8-2024 của Chính phủ về phạm vi, đối tượng tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024. (tại đây)
- Chỉ thị số 25/CT-TTg, ngày 08-8-2024 của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030. (tại đây)
- Chỉ thị số 26/CT-TTg, ngày 08-8-2024 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. (tại đây)
- Công điện số 77/CĐ-TTg, ngày 08-8-2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với tiền công đức, tiền tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên phạm vi toàn quốc. (tại đây)
- Công điện số 79/CĐ-TTg, ngày 13-8-2024 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tổ chức triển khai có hiệu quả việc thi hành Luật đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, nhằm tạo động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân. (tại đây)
- Chỉ thị số 27/CT-TTg, ngày 15-8-2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện công tác dân số trong tình hình mới, trong đó yêu cầu Bộ Y tế rà soát, hoàn thiện chính sách về dân số để duy trì mức sinh thay thế bền vững. (tại đây)
2.2. Văn bản của tỉnh
- Công văn số 2721/UBND-TTHCC, ngày 31-7-2024 của UBND tỉnh về việc đánh giá cổng/trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước năm 2024. (tại đây)
- Quyết định số 418/QĐ-UBND, ngày 31-7-2024 của UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo chấm dứt bệnh Lao tỉnh Kon Tum (Ban Chỉ đạo). (tại đây)
- Văn bản số 2747/UBND-KGVX, ngày 01-8-2024 của UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng trên địa bàn tỉnh. (tại đây)
- Công văn số 2756/UBND-NC, ngày 01-8-2024 của UBND tỉnh hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra huyện thuộc UBND cấp huyện. (tại đây)
- Công văn số 2771/UBND-NC, ngày 05-8-2024 của UBND tỉnh về việc thực hiện quy định về tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức cấp xã. (tại đây)
- Công văn số 2772/UBND-KGVX, ngày 05-8-2024 của UBND tỉnh về việc tổ chức Tết Trung thu năm 2024 cho trẻ em trên địa bàn tỉnh. (tại đây)
- Công văn số 2775/UBND-NC, ngày 05-8-2024 của UBND tỉnh về việc tăng cường chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và thi hành án hành chính trên địa bàn tỉnh. (tại đây)
- Quyết định số 42/2024/QĐ-UBND, ngày 05-8-2024 của UBND tỉnh quy định chi tiết tiêu chuẩn và việc xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, Tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh. (tại đây)
- Chỉ thị số 15/CT-UBND, ngày 05-8-2024 của Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban ngành; đơn vị thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thành phố tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu quả công việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị... (tại đây)
- Công văn số 2813/UBND-KTTH, ngày 08-8-2024 của UBND tỉnh về việc tăng cường phối hợp trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số. (tại đây)
- Công văn số 2815/UBND-KTTH, ngày 08-8-2024 của UBND tỉnh về xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá, giá sản phẩm dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN. (tại đây)
- Công văn số 2818/UBND-NNTN, ngày 08-8-2024 của UBND tỉnh triển khai Công điện số 75/CĐ-TTg, ngày 04-8-2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai. (tại đây)
- Công văn số 2825/UBND-KGVX, ngày 09-8-2024 của UBND tỉnh chỉ đạo triển khai đào tạo sinh viên sư phạm ngành cao đẳng Giáo dục Mầm non theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ tại Trường Cao đẳng Kon Tum. (tại đây)
- Công văn số 2836/UBND-TTHCC, ngày 11-8-2024 của UBND tỉnh về việc giải quyết các hồ sơ TTHC lĩnh vực đất đai theo quy định của Luật Đất đai năm 2024. (tại đây)
- Công văn số 2840/UBND-TTHCC, ngày 11-8-2024 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Thông báo số 362/TB-VPCP, ngày 05-8-2024 của Văn phòng Chính phủ. (tại đây)
- Công văn số 2844/UBND-KGVX, ngày 12-8-2024 của UBND tỉnh về việc phát triển, triển khai các ứng dụng trí tuệ nhân tạo và các chỉ đạo liên quan lĩnh vực AI. (tại đây)
- Công văn số 2845/UBND-KTTH, ngày 12-8-2024 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về việc đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ sự nghiệp công. (tại đây)
- Công văn số 2853/UBND-HTKT, ngày 12-8-2024 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện các quy định của Luật Tài nguyên nước liên quan đến lĩnh vực “sản xuất, cung cấp nước sạch” trên địa bàn tỉnh. (tại đây)
- Công văn số 2861/UBND-NNTN, ngày 13-8-2024 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoáng sản. (tại đây)
- Công văn số 2882/UBND-KTTH, ngày 14-8-2024 của UBND tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 111/NQ-CP, ngày 22-7-2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 17-11-2022 của BCH Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. (tại đây)
- Công văn số 2889/UBND-KGVX, ngày 14-8-2024 của UBND tỉnh về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống xâm hại trẻ em trên không gian mạng. (tại đây)
- Công văn số 2894/UBND-NNTN, ngày 15-8-2024 của UBND tỉnh về việc tiếp tục tăng cường đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh. (tại đây)
- Công văn số 2909/UBND-KTTH, ngày 16-8-2024 của UBND tỉnh về việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. (tại đây)
- Công văn số 2918/UBND-KTTH, ngày 16-8-2024 của UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. (tại đây)
- Công văn số 2929/UBND-KGVX, ngày 19-8-2024 của UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người. (tại đây)
- Công văn số 2930/UBND-KTTH, ngày 19-8-2024 của UBND tỉnh về việc triển khai Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến của Ban Chỉ đạo Trung ương với các địa phương Vùng Tây Nguyên. (tại đây)
- Công văn số 2931/UBND-NNTN, ngày 19-8-2024 của UBND tỉnh về việc triển khai các quy định mới của Luật Đất đai năm 2024 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024 có liên quan. (tại đây)
- Công văn số 2956/UBND-KGVX, ngày 21-8-2024 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện các nội dung về giáo dục nghề nghiệp thuộc 03 Chương trình mục tiêu quốc gia. (tại đây)
- Công văn số 2957/UBND-KGVX, ngày 21-8-2024 của UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương chủ động và tăng cường triển khai phòng, chống dịch trong mùa tựu trường. (tại đây)
IV. Một số gương người tốt, việc tốt
- Ở thôn Plei Chor (xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum), những người yêu âm nhạc, văn hóa truyền thống đều biết nghệ nhân A Glững (41 tuổi) với tài năng và niềm đam mê với cồng chiêng. Anh còn là nhân tố tích cực vận động, tuyên truyền dân làng xây dựng nếp sống văn minh, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống. (tại đây)
- Với những đóng góp cụ thể, thiết thực để góp phần xây dựng quê hương, nữ bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn Kon Plông (xã Hiếu, huyện Kon Plông, người dân tộc Xơ Đăng), chị Y On đã trở thành tấm gương tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. (tại đây)
- Anh A Thảo, Bí thư Chi bộ thôn Kon Jong (xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà) là tấm gương điển hình trong việc thực hiện cuộc vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người DTTS tại địa phương về phát triển giáo dục. (tại đây)
- Dù tuổi đã cao và đôi tay không còn linh hoạt, dẻo dai như lúc trẻ, nhưng bà Y Viên (sinh năm 1943, người Gié-Triêng, ở thôn Nông Kon (xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi) vẫn duy trì dệt thổ cẩm như một đam mê với mong muốn gìn giữ và bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Gié-Triêng. (tại đây)
 

Phòng Thông tin - Tổng hợp thực hiện

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản mới

CV.1500.TU

Triệu tập HN trực tuyến quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW; báo cáo tình hình KTXH năm 2024 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế

Lượt xem:383 | lượt tải:234

TÀI LIỆU

phục vụ giao ban báo chí tháng 11-2024

Lượt xem:95 | lượt tải:79

CV.2759.BTGTU

về định hướng triển khai Giải Búa liềm vàng của Đảng bộ tỉnh lần thứ V-năm 2025.

Lượt xem:157 | lượt tải:125

KH.175.TU

tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

Lượt xem:117 | lượt tải:219

TÀI LIỆU

giao ban báo chí tháng 10-2024

Lượt xem:202 | lượt tải:158

NQ.26.TU

về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị 3 tháng cuối năm 2024.

Lượt xem:1227 | lượt tải:226

ĐỀ CƯƠNG

Tuyên truyền Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng - Người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên (20/10/1914 - 20/10/2024).

Lượt xem:1446 | lượt tải:652
 
pxyk2025
 
bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập111
  • Hôm nay15,910
  • Tháng hiện tại215,424
  • Tổng lượt truy cập34,568,783
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT, ngày 25 tháng 9 năm 2024
Chịu trách nhiệm: ông Nguyễn Trung Hải, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
SĐT: 0260.3862301     Fax: 0260.3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây