A/ ĐỊNH HƯỚNG SINH HOẠT CHI BỘ TRONG THÁNG
* Thông tin thời sự về tình hình thế giới, trong nước, trong tỉnh; sinh hoạt chính trị, tư tưởng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, địa phương trong tháng
[1]…cấp ủy, chi bộ lựa chọn nội dung trong Bản tin Thông báo nội bộ tháng 9/2022 để sinh hoạt. Trong đó, cần tập trung:
1. Tiếp tục tuyên truyền, thực hiện Hướng dẫn số 65-HD/BTGTW, ngày 07-7-2022 của Ban Tuyên giáo Trung ương về “Tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII” (Cấp cơ sở tiếp cận tài liệu Học tập các văn kiện Hội nghị Trung ương năm khóa XIII - dùng cho cán bộ, đảng viên cơ sở).
2. Tuyên truyền, phổ biến: Kết luận số 36-KL/TW, ngày 23-6-2022 của Bộ Chính trị về “bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Quy định số 69-QĐ/TW, ngày 06-7-2022 của Bộ Chính trị “về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm”; Kế hoạch 66-KH/TU, ngày 22-7-2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 34-KL/TW, ngày 18-4-2022 của Bộ Chính trị “về chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2030”; Nghị quyết số 21 -NQ/TW, ngày 16/6/2022 về tăng cường củng cố xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngủ đảng viên trong giai đoạn mới.
3. Tuyên truyền về kết quả phát triển kinh tế-xã hội tháng 9, nhiệm vụ và giải pháp nhằm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022 ở các địa phương, đơn vị. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền công tác phòng, chống dịch bệnh, nhất là dịch sốt xuất huyết đang có chiều hướng diễn biến phức tạp; công tác phòng chống dịch bệnh Covid, công tác tiêm chủng vắc xin trên địa bàn; công tác phòng, chống thiên tai, lũ lụt trong mùa mưa; công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, phát hiện và xử lý các hành vi gian lận thương mại, thực phẩm bẩn, thực phẩm kém an toàn; công tác quản lý bảo vệ tài nguyên, khoáng sản; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông
4. Tuyên truyền sâu rộng về các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2022) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2022), tập trung cho các nội dung: Tái hiện không khí hào hùng của Tổng khởi nghĩa và Ngày Quốc khánh 2/9/1945; khẳng định công lao của Đảng, Bác Hồ và đường lối đổi mới do Đảng lãnh đạo; thành tựu của sự nghiệp đổi mới đất nước; những bài học lịch sử trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.
5. Tuyên truyền Kỷ niệm 92 năm Ngày truyền thống của Đảng bộ tỉnh Kon Tum (25/9/1930 - 25/9/2022), tập trung một số nội dung: nêu bật truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trong 92 năm qua. Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với những thành tựu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; quyết tâm chính trị của toàn Đảng bộ, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh.
6. Tăng cường tuyên truyền thông tin đối ngoại; công tác bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo; đấu tranh, phản bác thông tin sai trái, luận điệu xuyên tạc của các phần tử cơ hội và các thế lực thù địch đối với sự nghiệp đổi mới của nước ta.
7. Tuyên truyền về Ngày hội “Toàn dân đưa trẻ đến trường”; công tác triển khai năm học mới 2022 - 2023 trên địa bàn.
B/ TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI BỘ
I- THÔNG TIN THỜI SỰ
1. THẾ GIỚI
2. TRONG NƯỚC
(Tin Thế giới và Trong nước xin xem TẠI ĐÂY)
3. TRONG TỈNH
3.1. Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh (chiều 15-8) họp phiên thứ nhất. Đồng chí Dương Văn Trang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì. Dự phiên họp có các đồng chí Phó Trưởng Ban Chỉ đạo và các thành viên Ban Chỉ đạo.
Tại phiên họp, sau khi nghe Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy (cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo) báo cáo tình hình, kết quả tham mưu cho Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh từ khi thành lập đến nay, các thành viên Ban Chỉ đạo đã tập trung thảo luận, cho ý kiến đối với Dự thảo Quy chế làm việc, Quyết định phân công nhiệm vụ, Chương trình công tác năm 2022 của Ban Chỉ đạo và một số vấn đề khác có liên quan.
Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh được thành lập ngày 21/6/2022, do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng Ban; 5 Phó Trưởng Ban là Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh và 9 Uỷ viên gồm: Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Chánh Thanh tra tỉnh, Phó Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo thực hiện theo Quy định số 67-QĐ/TW, ngày 2/6/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng "về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương".
Ban Nội chính Tỉnh uỷ là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh.
3.2. Ngày 23-8, Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Ban cán sự đảng UBND tỉnh về tiến độ triển khai các dự án thu hút đầu tư, xử lý cơ sở nhà đất là trụ sở làm việc cũ của các sở, ngành và thực hiện một số dự án đầu tư công trọng điểm của tỉnh. Đồng chí Dương Văn Trang- Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì.
Tại cuộc làm việc, đại diện Ban cán sự đảng UBND tỉnh báo cáo về tiến độ triển khai thực hiện các dự án thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh. Trong đó, các dự án đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho chủ trương như: Dự án phát triển đô thị thuộc quần thể Khu du lịch- đô thị sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp thể thao tại xã Đăk Rơ Wa (TP.Kon Tum), Dự án Khu tổ hợp sân golf, du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và đô thị Măng Đen (huyện Kon Plông); Dự án Khu đô thị sinh thái- du lịch và công viên phía Bắc Kon Tum (TP.Kon Tum); Dự án Tổ hợp chăn nuôi, trồng trọt và chế biến thực phẩm xuất khẩu trên địa bàn huyện Đăk Hà; Dự án trồng dược liệu tại tỉnh Kon Tum của Công ty TNHH Capella Group; Dự án Khu nhà ở liền kề có vườn tại thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông); Dự án Khu đô thị phía Bắc sông Đăk Bla, phường Thắng Lợi (TP.Kon Tum)...Đồng thời, báo cáo việc nghiên cứu, khảo sát tìm hiểu cơ hội đầu tư của một số nhà đầu tư cũng như công tác triển khai thu hồi đất tại Bến xe Kon Tum; tiếp nhận bàn giao diện tích đất còn lại của Sân bay Măng Đen cũ, khu đất của Trụ sở Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và tiến độ thực hiện các dự án thu hút đầu tư tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh…
Cũng theo Ban cán sự đảng UBND tỉnh, quá trình thực hiện đang gặp phải những khó khăn, vướng mắc như: Công tác quy hoạch; đền bù giải phóng mặt bằng; diện tích rừng trong số liệu kiểm kê còn chênh lệch với hiện trạng rừng thực tế; vướng mắc giữa các quy định của pháp luật...
Phát biểu kết luận, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị, Ban cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương sớm đề ra giải pháp khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư, nhất là về vấn đề quy hoạch. Riêng thành phố Kon Tum- địa phương có nhiều dự án trọng điểm đang triển khai cần nhanh chóng xây dựng quy hoạch chung, quy hoạch phân khu để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đủ điều kiện tham gia đấu thầu, đấu giá đất; đồng thời, nghiên cứu tham mưu, đề xuất mức giá đền bù giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất để triển khai các dự án, đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân và doanh nghiệp. UBND tỉnh đôn đốc huyện Kon Plông rà soát, bổ sung quy hoạch khu du lịch sinh thái Măng Đen theo hướng mở rộng ra các vùng lân cận để thu hút đầu tư. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy lưu ý, UBND tỉnh, các ngành tăng cường kiểm tra, giám sát, nhắc nhở các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ để đưa vào khai thác, sử dụng phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
3.3. Chiều 18-8, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương triển khai các giải pháp phát triển người tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh. Dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí A Pớt - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy.
Theo báo cáo của BHXH tỉnh, thời gian qua việc thực hiện chính sách BHXH, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), BHYT trên địa bàn tỉnh đạt được một số kết quả tích cực. Tỷ lệ bao phủ BHXH toàn tỉnh đạt 18,55%, BHTN đạt 11,77%, BHYT đạt 90,58%. Chính sách BHYT cho hộ nghèo, người dân sống ở vùng kinh tế-xã hội khó khăn, đối tượng chính sách, trẻ em dưới 6 tuổi được triển khai hiệu quả. Chất lượng khám chữa bệnh cho các đối tượng tham gia BHYT được nâng lên. Công tác giải quyết và chi trả các chế độ cơ bản kịp thời, đúng quy định và ngày càng thuận tiện hơn cho người tham gia. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, cơ quan BHXH tỉnh đã giải quyết cho 7.939 lượt người hưởng chế độ BHXH, BHTN; 460.591 lượt người khám chữa bệnh bằng BHYT. BHYT đã trở thành trụ đỡ cho người dân lúc khó khăn, nhất là trong đại dịch Covid-19 vừa qua.
Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT vẫn còn một số hạn chế như việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT còn chậm; tỷ lệ người tham gia BHXH, BHTN còn thấp so với lực lượng lao động; tình trạng nợ đọng BHXH, BHYT chưa được khắc phục. Việc thực hiện Quyết định 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã làm giảm số lượng người được thụ hưởng chính sách hỗ trợ BHYT, nhất là đồng bào DTTS có điều kiện kinh tế rất khó khăn…
Phát biểu chỉ đạo, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy A Pớt ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của các cấp, các ngành trong triển khai chính sách BHXH, BHYT thời gian qua. Đồng chí đề nghị: (i) thời gian tới, các cấp, các ngành, địa phương tiếp tục quán triệt sâu sắc, nâng cao nhận thức về vai trò của BHXH, BHYT; tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, hội viên, người sử dụng lao động, người lao động và nhân dân tích cực tham gia và thực hiện tốt BHXH, BHYT; đưa chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT vào chương trình, kế hoạch hằng năm của cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội các cấp để tập trung triển khai thực hiện. (ii) lưu ý cơ quan BHXH cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong thực hiện BHXH, BHYT; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT. Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về lao động, BHXH, BHYT tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; xử lý nghiêm các vi phạm, nhất là các hành vi trốn, nợ, gian lận, trục lợi BHXH, BHYT...
3.4. UBND tỉnh (chiều 12-8) tổ chức họp trực tuyến triển khai công tác phòng, chống dịch và chuẩn bị năm học 2022 – 2023. Đồng chí Y Ngọc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.
Tại cuộc họp, đại diện Sở Y tế, Sở GD&ĐT, UBND các huyện, thành phố đã báo cáo công tác phòng chống dịch và công tác chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ năm học mới 2022-2023 trên địa bàn; khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới.
Theo đó, tỷ lệ tiêm vắc xin đủ liều cơ bản trên tổng dân số trên địa bàn tỉnh đạt 75,2%, tiến độ tiêm liều nhắc lại cho đối tượng từ 12 tuổi trở lên và tiêm liều cơ bản cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi còn chậm, chưa đạt tiến độ theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ. Tính đến ngày 10/8/2022, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 393 ca sốt xuất huyết Dengue, trong đó có 44/102 xã/phường/thị trấn có ca bệnh.
Sở GD&ĐT đã tiến hành điều chỉnh, sắp xếp, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có và xây dựng kế hoạch bổ sung, đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đảm bảo. Tham mưu UBND tỉnh ban hành các Quyết định triển khai việc lựa chọn SGK lớp 3, lớp 7 và lớp 10 năm học 2022-2023 trên địa bàn tỉnh và phê duyệt Danh mục SGK lớp 3, lớp 7 và lớp 10 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh theo quy định. Công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19 trong học sinh và cán bộ, giáo viên ngành GD&ĐT toàn tỉnh được triển khai thực hiện quyết liệt, tuy nhiên tỷ lệ tiêm vẫn chưa đạt theo yêu cầu.
Kết luận cuộc họp, đồng chí Y Ngọc: (i) đề nghị về công tác phòng chống dịch, tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm Nghị quyết 38/NQ-CP của Chính phủ, Công điện 664/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19, các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh và hướng dẫn của ngành Y tế. Tập trung nguồn lực đẩy mạnh hơn nữa tốc độ tiêm vắc xin phòng COVID-19, hoàn thành tiêm vắc xin cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi trong tháng 8/2022; đẩy nhanh tiêm vắc xin mũi 3, mũi 4 cho từng nhóm đối tượng và không để vắc xin không được sử dụng kịp thời, gây lãng phí. (ii) Về biên chế giáo viên, đề nghị Sở GD&ĐT tham mưu và kiến nghị cấp trên đối với số lượng giáo viên còn thiếu; tham khảo thêm giải pháp của các tỉnh về đảm bảo cho việc dạy và học trong điều kiện thiếu giáo viên. Công tác chuẩn bị cở sở vật chất cho việc dạy và học cần được quan tâm làm sớm, đặc biệt là việc vệ sinh trường lớp; chỉ đạo kiểm tra các điều kiện an toàn cho việc dạy và học; phối hợp với nhà xuất bản cung ứng đủ SGK cho các địa phương trên địa bàn đảm bảo đủ nhu cầu học tập của học sinh. (iii) UBND các huyện, thành phố huy động các ngành, các lực lượng cho công tác phòng chống dịch, tiêm vắc xin, tăng cường công tác vệ sinh trên địa bàn, quan tâm bố trí kinh phí cho công tác phòng chống dịch. Kiểm tra, rà soát những người chưa tiêm vắc xin, chưa tiêm đủ mũi cơ bản để vận động, tuyên truyền thông qua các cuộc họp thôn, tổ; huy động các ban ngành của huyện, xã phải vào cuộc để tuyên truyền, vận động; nắm lại thông tin về vấn đề cung ứng SGK trên địa bàn để phối hợp Sở GD&ĐT cung ứng đủ SGK cho học sinh.
3.5. Sau 03 năm triển khai Chương trình OCOP, Kon Tum đã từng bước tạo thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao mang đặc trưng, lợi thế, góp phần mở ra cơ hội liên kết trong xây dựng chuỗi sản xuất để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững.
Với lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, thuận lợi để phát triển đa dạng sản phẩm như phát triển các loài cây dược liệu mà tiêu biểu là Sâm Ngọc Linh và Đảng sâm, vùng chuyên canh cà phê.... Do đó, khi triển khai Chương trình OCOP là cơ hội để tập trung phát triển một số sản phẩm thế mạnh của tỉnh, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân; tỉnh xác định đây là chương trình quan trọng phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thúc đẩy kinh tế nông thôn, góp phần thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn. Đến nay, toàn tỉnh đã có 148 sản phẩm được công nhận từ 03 sao trở lên của 77 chủ thể là các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có sản phẩm được công nhận…
Để tiếp tục triển khai chương trình OCOP hiệu quả, thực chất, không chạy theo số lượng, thời gian tới, cần đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá các điểm bán sản phẩm OCOP, vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm, tăng cường xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường, chú trọng xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Tập trung phát triển sản phẩm OCOP theo hướng liên kết theo chuỗi giá trị, hợp tác liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ nông sản để gia tăng giá trị và lợi nhuận.
3.6. Những năm qua, hoạt động bình chọn, hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu được triển khai sâu rộng, góp phần giúp chính quyền và ngành chức năng phát hiện, tôn vinh; hướng dẫn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và chủ thể sản xuất đầu tư áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Trong 6 năm qua, hoạt động này thu hút nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp ở nông thôn với số lượng sản phẩm tham gia bình chọn tăng cao qua từng đợt. Theo thống kê của Trung tâm Khuyến công - Xúc tiến thương mại tỉnh, đến nay, tỉnh đã tổ chức được 4 đợt bình chọn. Kết quả, có 44 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh; 9 sản phẩm được công nhận ở cấp khu vực và 6 sản phẩm đạt danh hiệu ở cấp quốc gia. Hiện tại, Sở Công thương đang lập hồ sơ đề nghị Bộ Công thương xét bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung- Tây Nguyên đối với 5 sản phẩm, gồm: Nước yến sâm Kon Tum (Công ty TNHH Yến sào Kon Tum); Đông trùng hạ thảo sấy thăng hoa (Hợp tác xã Nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo Kon Tum); Trà Sâm dây Ngọc Linh DATO (Công ty TNHH Thảo dược Tây Nguyên); Chè sạch Đông Trường Sơn (Hợp tác xã Chè sạch Đông Trường Sơn) và Hồng đẳng sâm Vinnate (Công ty TNHH Vinnate). Đáng nói, do nhận thức được tầm quan trọng và quyền lợi khi sản phẩm được công nhận là tiêu biểu, như: được in logo của chương trình lên bao bì sản phẩm, ưu tiên xét chọn hỗ trợ kinh phí khuyến công, xúc tiến thương mại, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, tham gia các hoạt động kết nối cung- cầu hàng hóa... nên các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể sản xuất ngày càng hào hứng tham gia bình chọn. Đặc biệt, để tham gia chương trình, nhiều cơ sở sản xuất quan tâm đầu tư đổi mới cải tiến công nghệ, thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm, gắn với cải tiến mẫu mã, bao bì đóng gói.
Cùng với việc bình chọn, tôn vinh sản phẩm, việc hỗ trợ mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp nông thôn được ngành Công thương chú trọng. Tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động khuyến công, hỗ trợ về vốn, máy móc, trang thiết bị nhằm nâng cao năng lực sản xuất, năng lực quản lý cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Trung tâm Khuyến công- Xúc tiến thương mại luôn tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm, trưng bày sản phẩm ở trong và ngoài nước; hội nghị giao thương, kết nối cung cầu với các nhà phân phối lớn trong toàn quốc.
Thời gian tới, việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác bình chọn, hỗ trợ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu chính là nguồn động lực thúc đẩy các ngành nghề công nghiệp ở nông thôn phát triển.
3.7. Kể từ khi dịch COVID-19 xuất hiện tại Việt Nam đến nay, tỉnh Kon Tum đã triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống; đồng thời thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển KT-XH, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của DN và đạt được những kết quả tích cực.
Cụ thể: Trong 6 tháng đầu năm 2022, đã có 208 DN đăng ký thành lập mới với tổng vốn điều lệ hơn 3.931 tỷ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ. Hiện có 2.769 DN đang hoạt động, tăng hơn so với thời điểm cuối năm 2021.
Để hỗ trợ khó khăn cho các DN trên địa bàn, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ như: giảm tiền điện, giảm cước viễn thông, giảm giá nước sinh hoạt, lùi thời điểm đóng phí công đoàn, giảm mức đóng bảo hiểm; hỗ trợ giảm dòng tiền ra của các DN thông qua việc gia hạn nộp các loại thuế VAT, thuế thu nhập DN, tiền thuê đất, giảm thuế thu nhập DN, thuế trước bạ cho ô tô; giảm trừ các chi phí xác định thu nhập chịu thuế, điều chỉnh giảm một số khoản phí, lệ phí; cho vay ưu đãi trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất; hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động; cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ. Đặc biệt là việc triển khai Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ đã giúp các DN trên địa bàn tỉnh thích ứng và ứng phó với dịch bệnh Covid-19…Tính đến tháng 7/2022, đã có 919 DN với 16.048 lao động được hỗ trợ (912 DN giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho 15.977 lao động với số tiền 4,974 tỷ đồng; 07 DN vay vốn trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất cho 71 lao động với số tiền gần 584 triệu đồng) với tổng kinh phí hỗ trợ trên 5,558 tỷ đồng. Phê duyệt hỗ trợ 187 hộ kinh doanh, với tổng kinh phí 561 triệu đồng; Phê duyệt hỗ trợ 5.383 đối tượng là người lao động, viên chức hoạt động nghệ thuật, hướng dẫn viên du lịch và người điều trị F0, người thực hiện cách ly y tế F1 với tổng kinh phí gần 6,213 tỷ đồng. Hỗ trợ cho lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) 158 người với số tiền 234,6 triệu đồng. Công ty Cổ phần Cấp nước Kon Tum giảm 10% giá nước sinh hoạt với tổng số tiền 781 triệu đồng (trong 2 năm 2020 và 2021).
Cùng với đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành thuế kịp thời triển khai các biện pháp hỗ trợ DN, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng do dịch Covid-19. Các chính sách tín dụng để hỗ trợ DN đã được các đơn vị tín dụng trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện. Triển khai chương trình cho vay trả lương ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất theo Nghị quyết 42/NQ-CP, Nghị quyết 154/NQ-CP; Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã giải quyết cho 11 người sử dụng lao động, với 291 lượt người lao động vay với số tiền 72 triệu đồng. Tỉnh cũng đã chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, coi đây là giải pháp quan trọng, lâu dài để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Đồng thời, tăng cường đổi mới, áp dụng công nghệ thông tin trong công việc để giảm thời gian thực hiện các thủ tục, tăng tính tiện lợi và hiệu quả cho DN; thành lập Ban Chỉ đạo giải quyết thủ tục đầu tư tỉnh để kịp thời xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và những vấn đề phát sinh trong triển khai thực hiện các dự án thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh, nên môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh dần được cải thiện, thuận lợi cho DN hoạt động, sản xuất kinh doanh.
II- THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề 1.
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp thứ 22 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. (
Chi tiết, xin xem tại đây).
Chuyên đề 2.
Phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại buổi gặp mặt thân mật và làm việc với Bộ Ngoại giao về triển khai đường lối đối ngoại theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nhân dịp kỷ niệm 77 năm thành lập ngành Ngoại giao (28/8/1945 – 28/8/2022). (
Chi tiết, xin xem tại đây).
Chuyên đề 3. Phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị tổng kết 30 năm hợp tác trực tiếp giữa Ban Quản lý Lăng với Viện Nghiên cứu khoa học dược liệu và tinh dầu Liên bang Nga về giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh. (
Chi tiết, xin xem tại đây).
Chuyên đề 4. Phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị Nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân; chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững. (
Chi tiết, xin xem tại đây).
Chuyên đề 5. Phát biểu kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị trực tuyến thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp. (
Chi tiết, xin xem tại đây).
C/ VĂN BẢN MỚI
I- VĂN BẢN XÂY DỰNG ĐẢNG
1. VĂN BẢN CỦA TRUNG ƯƠNG
1.1. Chỉ thị của Ban Bí thư về lãnh đạo đại hội hội nông dân các cấp nhiệm kỳ 2023-2028.
(xin xem tại đây).
1.2. Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030.
(xin xem tại đây).
1.3. Kết luận của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế.
(xin xem tại đây).
1.4. Kết luận của Bộ Chính trị về thực hiện một số mô hình thí điểm.
(xin xem tại đây).
1.5. Kết luận của Bộ Chính trị về chủ trương bồi dưỡng
cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước.
(xin xem tại đây).
2. VĂN BẢN CỦA TỈNH
2.1. Nghị quyết của Tỉnh uỷ về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ KT-XH, QP, AN, XDĐ và hệ thống chính trị 6 tháng cuối năm 2022.
(xin xem tại đây).
2.2. Nghị quyết của Tỉnh ủy về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
(xin xem tại đây).
2.3. Kế hoạch của Tỉnh uỷ về tổ chức các hoạt động kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh Kon Tum.
(xin xem tại đây).
2.4. Kế hoạch của Tỉnh uỷ về tăng cường và nâng cao quan hệ đối ngoại đảng đến năm 2025.
(xin xem tại đây).
2.5. Kết quả Kỳ họp lần thứ 12 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.
(xin xem tại đây).
II- VĂN BẢN PHÁP QUY
1. VĂN BẢN CỦA TRUNG ƯƠNG
1.1. Thủ tướng yêu cầu kiểm soát giá hàng hóa, dịch vụ sau khi giá xăng dầu giảm mạnh.
(xin xem tại đây).
1.2. Quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức.
(xin xem tại đây).
1.3. Công điện của Thủ tướng về việc tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025.
(xin xem tại đây).
1.4. Nghị định của Chính phủ ban hành giảm 10% thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng xăng.
(xin xem tại đây).
1.5. Quyết định của Thủ tướng phê duyệt Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
(xin xem tại đây).
1.6. Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng.
(xin xem tại đây).
1.7. Thủ tướng chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả động đất tại Kon Plông, Kon Tum.
(xin xem tại đây).
2. VĂN BẢN CỦA TỈNH
2.1. Kế hoạch số 67-KH/TU ngày 29/7/2022 của Tỉnh ủy về tổ chức các hoạt động kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh Kon Tum (09/02/1913-09/02/2023).
(xin xem tại đây).
2.2. Công văn số 2550/UBND-KGVX ngày 08/8/2022 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ.
(xin xem tại đây).
2.3. Công văn số 2603/UBND-KGVX ngày 11/8/2022 của UBND tỉnh về việc triển khai công tác hỗ trợ việc làm bền vững thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.
(xin xem tại đây).
2.4. Quyết định số 521/QĐ-UBND ngày 12/8/2022 của UBND tỉnh về ban hành Đề án Phát triển kinh tế ban đêm tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
(xin xem tại đây).
2.5. Công văn số 2654/UBND-NNTN ngày 15/8/2022 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia.
(xin xem tại đây).
2.6. Công văn số 2707/UBND-KTTH ngày 19/8/2022 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý giá, bình ổn giá.
(xin xem tại đây).
2.7. Công văn số 2716/UBND-KTTH ngày 19/8/2022 của UBND tỉnh về thực hiện giải pháp cải thiện các chỉ số về môi trường kinh doanh.
(xin xem tại đây).
2.8. Công văn số 2746/UBND-KGVX ngày 22/8/2022 của UBND tỉnh về việc tăng cường tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho công nhân, người lao động.
(xin xem tại đây).
2.9. Công văn số 2772/UBND-KGVX ngày 23/8/2022 của UBND tỉnh về việc tăng cường quản lý mua bán sinh phẩm chẩn đoán xét nghiệm, thuốc chữa bệnh cúm mùa.
(xin xem tại đây).
D/ GƯƠNG NGƯỜI TỐT, VIỆC TỐT
1. Người nông dân học tập và làm theo Bác.
(xin xem tại đây).
2. Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn A Grửi tận tụy.
(xin xem tại đây).
3. Chi hội trưởng nhiệt huyết với công tác hội.
(xin xem tại đây).
4. Bí thư chi bộ năng động, phát huy sức mạnh đoàn kết .
(xin xem tại đây).
5. A Thảo - Cán bộ thôn vượt khó, năng động.
(xin xem tại đây).
Nguyễn Phi Em thực hiện.
[1] Tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong tháng 9-2022: Ngày hội “Toàn dân đưa trẻ đến trường” (5/9); Ngày Quốc khánh Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2022); 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (05/9/1962) và 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào (18/7/1977); Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Lê Hồng Phong, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (6/9/1902 – 6/9/2022); 67 năm Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (10/9/1955- 10/9/2022); Kỷ niệm 92 năm Xô viết Nghệ Tĩnh (12/9/1930 - 12/9/2022); 45 năm Ngày Việt Nam trở thành thành viên Liên hợp quốc (20/9/1977 - 20/9/2022); 77 năm Ngày Nam Bộ kháng chiến (23/9/1945 - 23/9/2022); Kỷ niệm 92 năm Ngày truyền thống của Đảng bộ tỉnh Kon Tum (25/9/1930 - 25/9/2022); Tuyên truyền về công tác đặc xá năm 2022.