A/ ĐỊNH HƯỚNG SINH HOẠT CHI BỘ TRONG THÁNG
* Thông tin thời sự về tình hình thế giới, trong nước, trong tỉnh; sinh hoạt chính trị, tư tưởng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, địa phương trong tháng
[1]…cấp ủy, chi bộ lựa chọn nội dung trong Bản tin Thông báo nội bộ tháng 8/2022 để sinh hoạt. Trong đó, cần tập trung:
1. Tuyên truyền về kết quả kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV; Tuyên truyền kết quả kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 – 2026.
2. Tuyên truyền, phổ biến: Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 16/6/2022 về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao; Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 16/6/2022 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới; Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 16/6/2022 về tăng cường củng cố xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới.
3. Tiếp tục tuyên truyền công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch sốt xuất huyết, công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19, công tác tiêm chủng vắc- xin trên địa bàn; công tác quản lý bảo vệ tài nguyên, khoáng sản; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông... theo Công điện số 690/CĐ-BYT ngày 19/5/2022 của Bộ Y tế và Công văn số 1686/UBND-KGVX ngày 02/6/2022 của UBND tỉnh. Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền về Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia số 44/2019/QH14, ngày 14/6/2019 của Quốc hội; Công điện số 488/CĐ-TTg ngày 3/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấp hành quy định về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
4. Tuyên truyền về kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2021-2022 và một số điểm mới, nổi bật trong công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm học 2022-2023.
B/ TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI BỘ
I- THÔNG TIN THỜI SỰ
1. THẾ GIỚI
2. TRONG NƯỚC
(Tin Thế giới và Trong nước xin xem TẠI ĐÂY)
3. TRONG TỈNH
3.1. Ngày 6-7, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ tám khóa XVI.
Hội nghị thông qua Tờ trình về dự thảo Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022; Tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Báo cáo tình hình thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng 6 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022; Tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về dự thảo Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị…
Hội nghị thống nhất đánh giá: (1) Trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 7.307 tỷ đồng, tăng 9,69% so với cùng kỳ năm trước; thu ngân sách nhà nước đạt 2.337 tỷ đồng, đạt 58,4% dự toán và bằng 155% cùng kỳ; giải ngân vốn đầu tư công khoảng 805/2.346 tỷ đồng, đạt 34,3% so với kế hoạch và cao hơn so với cùng kỳ (24,7%); tổng vốn đầu tư toàn xã hội 10.359 tỷ đồng, đạt 45% kế hoạch và tăng 18% so với cùng kỳ; thu hút 15 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký gần 1.362 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 148 triệu USD, bằng 54,8% kế hoạch và tăng 35,4% so với cùng kỳ; có thêm 01 xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới... An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định. Công tác xây dựng Đảng đạt nhiều kết quả quan trọng, chất lượng tổ chức đảng và đảng viên tiếp tục được nâng lên. (2) Thống nhất với phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị 6 tháng cuối năm 2022. Trong đó, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh từ 10% trở lên; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn trên 1.700 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt từ 12.650 tỷ đồng trở lên (trong đó vốn đầu tư khu vực tư nhân trên 8.000 tỷ đồng); thành lập mới 110 doanh nghiệp trở lên; trồng mới 2.250 ha cây ăn quả, 780 ha cây mắc ca, 490 ha sâm Ngọc Linh, 1.610 ha cây dược liệu khác; có thêm 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới…(3) Thống nhất thông qua Nghị quyết chuyên đề về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị trên địa bàn tỉnh;…
Phát biểu bế mạc Hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy: (1) đề nghị thời gian tới, các cấp ủy, tổ chức đảng tiếp tục thực hiện nghiêm Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) “về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị “về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. (2) Đối với việc triển khai thực hiện Nghị quyết về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị trên địa bàn tỉnh, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các cấp ủy, tổ chức đảng có liên quan khẩn trương xây dựng chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện Nghị quyết… Trong đó chú ý, việc phát triển đô thị thành phố Kon Tum và huyện Kon Plông phải gắn với thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 20/9/2021 của Tỉnh ủy về phát triển các vùng kinh tế động lực của tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; việc phát triển đô thị trên địa bàn huyện Kon Plông nói chung, thị trấn Măng Đen nói riêng phải đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, khí hậu của địa phương. (3) Thời gian tới tập trung kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ Đảng, việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, thực hiện nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng, công tác tổ chức-cán bộ, các lĩnh vực nhạy cảm dễ phát sinh sai phạm như quản lý đất đai, tài chính, đầu tư công...
3.2. Trong hai ngày (07 và 08-7), HĐND tỉnh khóa XII (nhiệm kỳ 2021- 2026) đã tổ chức Kỳ họp thứ 3.
Với sự đồng thuận, thống nhất cao, HĐND tỉnh đã thông qua 22 Nghị quyết (
xem tại đây) để cụ thể hóa các quy định của pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho công tác tổ chức triển khai, thực hiện hoàn thành nhiệm vụ chính trị của tỉnh với chất lượng cao.
Đánh giá tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm 2022, HĐND tỉnh khẳng định: Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn của đại dịch Covid-19, giá cả một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, nhất là xăng, dầu và các nguyên liệu đầu vào của sản xuất tăng cao...nhưng tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt 9,69%, cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước (6,42%); tổng thu ngân sách nhà nước đạt 58,4% dự toán (tăng 55,1%) và tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2021; công tác phòng, chống các loại dịch bệnh, đặc biệt là dịch Covid-19 được triển khai đồng bộ, quyết liệt, theo đúng chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và thực tiễn của địa phương; các chế độ, chính sách bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục được giữ vững...
Phát biểu bế mạc Kỳ họp, Chủ tịch HĐND tỉnh Dương Văn Trang ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của UBND tỉnh và các cấp, các ngành trong 6 tháng đầu năm 2022. Về nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh: (i) đề nghị các cấp, các ngành khẩn trương rà soát, đánh giá làm rõ nguyên nhân các chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch, từ đó có giải pháp cụ thể, quyết liệt để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2022 đã đề ra. Phải gắn trách nhiệm của người đứng đầu từng địa phương, đơn vị với từng chỉ tiêu đã xác định, đồng thời phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, quyết tâm hoàn thành 100% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công, vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, các chỉ tiêu trồng mới rừng, trồng mới cây ăn quả, Sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu khác; chú ý chỉ đạo xử lý hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên các loại cây trồng. (ii) Đề nghị có giải pháp quyết liệt hơn nữa trong cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính và phát huy vai trò tiên phong của lãnh đạo, người đứng đầu từng cấp, từng ngành để sớm cải thiện và nâng cao chỉ số năng lực canh tranh của tỉnh. Chủ động kêu gọi, đồng hành, sát cánh với nhà đầu tư để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, trước hết là đối với các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và đang khảo sát, chuẩn bị đầu tư, bảo đảm cho các dự án này sớm đi vào hoạt động, khai thác và phát huy tốt nhất các tiềm năng, thế mạnh, thúc đẩy kinh tế-xã hội của tỉnh phát triển nhanh và bền vững hơn theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh. (iii) Trước mắt, (
iiia) khẩn trương rà soát, điều chỉnh, loại bỏ các quy hoạch không còn phù hợp; sớm hoàn thành và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh thời 2021-2025 để việc triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh được thuận lợi và đúng theo quy định của Pháp luật. (
iiib) Các cấp, các ngành cần hết sức quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống các dịch bệnh, kịp thời khoanh vùng, dập tắt, không để lây lan ra diện rộng. Trong đó, cần đặc biệt quan tâm chỉ đạo quyết liệt "việc tiêm vắc-xin mũi 3, mũi 4 cho người 12 tuổi trở lên và tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi" theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm để giữ vững ổn định, tạo điều kiện cho kinh tế, xã hội phục hồi và phát triển nhanh hơn. (
iiic) Từng cấp, từng ngành cần khẩn trương rà soát, kiểm tra lại các công trình giao thông, thủy lợi, các khu vực dân cư có nguy cơ sạt lở, chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó theo đúng phương châm 4 tại chỗ để giảm tối thiểu mức độ thiệt hại do lũ lụt và sạt lở đất gây ra….
3.3. Sáng 19-7, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị biểu dương người có công tiêu biểu; các tổ chức, cá nhân và xã, phường làm tốt công tác thương binh liệt sĩ nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022). Dự hội nghị có 213 đại biểu đại diện các tập thể, cá nhân làm tốt công tác thương binh liệt sĩ và người có công tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh Kon Tum hiện đang quản lý trên 50.600 hồ sơ người có công và các đối tượng chính sách khác. Trong đó, có 3.071 liệt sĩ, 6 cán bộ lão thành cách mạng, 42 cán bộ tiền khởi nghĩa, 15 Anh hùng lực lượng vũ trang, 127 Mẹ Việt Nam anh hùng và hàng nghìn thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, người có công giúp đỡ cách mạng.
Thời gian qua, các cấp, các ngành và địa phương của tỉnh quan tâm chăm lo, giải quyết kịp thời, đầy đủ các chế độ chính sách cho người có công và thân nhân gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh. Tính từ năm 2017 đến nay, Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” đã vận động được gần 4,9 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở, nghĩa trang liệt sĩ, thăm hỏi, khám chữa bệnh cho các đối tượng chính sách. Đồng thời huy động, phân bổ các nguồn lực xây mới và sửa chữa trên 1.200 căn nhà cho người có công với kinh phí trên 37,2 tỷ đồng; nâng cấp 21 công trình ghi công liệt sĩ với kinh phí trên 51,6 tỷ đồng... Đến nay, toàn tỉnh có 99,82% hộ gia đình chính sách có mức sống ngang bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư nơi cư trú; 102/102 xã, phường, thị trấn làm tốt công tác thương binh liệt sĩ; đời sống vật chất và tinh thần của các đối tượng chính sách ngày càng được nâng cao.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn đề nghị thời gian tới, các cấp, ngành cần tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, đẩy mạnh hơn nữa các phong trào như “Đền ơn đáp nghĩa”, “Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng”; mong muốn các thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng tiếp tục giữ vững phẩm chất, truyền thống đạo đức cách mạng để lập nhiều thành tích hơn nữa trong lao động và sản xuất, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Dịp này, UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 111 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác thương binh liệt sĩ và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” và 102 cá nhân là người có công tiêu biểu giai đoạn 2017-2022.
3.4. Chiều 14-7, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng- an ninh 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, KT-XH của tỉnh có những chuyển biến tích cực với nhiều chỉ tiêu quan trọng tăng cao so với cùng kỳ như: Tăng trưởng kinh tế đạt 9,69%, tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2021; thu ngân sách nhà nước đạt 2.269,6 tỷ đồng, bằng 150,6% so với cùng kỳ năm 2021; giải ngân vốn đầu tư công đạt 34,3% so với thực nguồn, cao hơn so với cùng kỳ năm 2021 (24,7%). Trong 6 tháng đã thu hút 15 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký gần 1.362,6 tỷ đồng. Hoạt động du lịch đã có nhiều khởi sắc và tăng trưởng mạnh mẽ với khoảng 700.000 lượt khách đến Kon Tum, tăng gần gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2021. Cơ sở vật chất giáo dục được quan tâm đầu tư; tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt; chất lượng khám, chữa bệnh được cải thiện. Công tác an sinh xã hội và giảm nghèo được triển khai đầy đủ, kịp thời; quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo…
Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình phát triển KT-XH nửa đầu năm 2022 vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: Sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, hiệu quả thấp. Kết quả cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh còn hạn chế. Công tác thu hút đầu tư vào khu kinh tế và các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn còn khó khăn. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng một số dự án quan trọng của tỉnh và tiến độ giải ngân vốn đầu tư công còn chậm...
Phát biểu kết luận, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn đề nghị trong các tháng cuối năm 2022, các sở, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã xác định, phấn đấu hoàn thành cao nhất mục tiêu kế hoạch phát triển KT-XH của năm 2022. Đồng chí nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm, đó là khẩn trương hoàn thành và trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh thời kỳ 2021-2025; đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn đầu tư công; triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp thu, tăng cường các biện pháp chống thất thu ngân sách… Tiếp tục triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin phòng Covid-19 theo đúng tiến độ, đảm bảo an toàn trong tiêm chủng và có giải pháp ngăn chặn, dập tắt dịch sốt xuất huyết; đẩy mạnh thực hiện các hoạt động, chính sách kích cầu, phục hồi du lịch và chuẩn bị tốt các điều kiện cho lễ kỷ niệm 110 năm thành lập tỉnh Kon Tum. Đồng thời, chuẩn bị chu đáo cho công tác diễn tập khu vực phòng thủ kết hợp phòng thủ dân sự cấp tỉnh năm 2022, đảm bảo tuyệt đối an toàn và tiến độ, chất lượng theo yêu cầu.
3.5. Kết thúc 2 ngày thi tốt nghiệp THPT năm 2022 trên địa bàn tỉnh, tại 12/12 điểm thi với hơn 4.751 thí sinh tham gia diễn ra nghiêm túc, an toàn, công tác tổ chức thi vừa đảm bảo đúng quy chế, vừa thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống dịch COVID-19.
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo tỉnh, đề thi các môn năm nay cũng vừa sức với học sinh, nhưng có sự phân hóa khoảng 20%. Hầu hết các nội dung trong đề thi đều là kiến thức đã được các trường THPT dạy và tổ chức ôn tập trước đó.
Cùng với đó, Kỳ thi năm nay trên địa bàn tỉnh thời tiết tương đối thuận lợi, không khí mát mẻ, giúp các thí sinh làm bài tốt hơn. Ngoài lực lượng công an, thanh niên tình nguyện tham gia làm công tác thi, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh cũng đã chọn lựa, phân công nhiệm vụ cho gần 990 cán bộ, giáo viên, nhân viên có kinh nghiệm tham gia làm công tác thi. Đến thời điểm này có thể khẳng định Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã diễn ra an toàn, đảm bảo nghiêm túc, đúng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; không có thí sinh hay cán bộ coi thi vi phạm quy chế thi.
Hiện, Sở Giáo dục và Đào tạo đang tiến hành các công việc cho công tác chấm thi, bao gồm các phần việc quan trọng như: Làm phách, tiến hành chấm, rà soát tổng hợp kết quả thi và gửi dữ liệu kết quả thi về Bộ Giáo dục và Đào tạo theo đúng thời gian quy định...
3.6. Trong 6 tháng đầu năm 2022, toàn Đảng bộ tỉnh đã kết nạp được 304 đảng viên mới, đạt 30,4% so với chỉ tiêu năm 2022, nâng tổng số đảng viên của đảng bộ tỉnh lên 30.486 đồng chí.
Về công tác tổ chức, cán bộ, xây dựng tổ chức đảng, đảng viên, trong 6 tháng đầu năm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã hoàn thành nhận xét, đánh giá, xếp loại chất lượng tập thể, 325 cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý năm 2021 đảm bảo tiến độ yêu cầu; rà soát, bổ sung quy hoạch nhiệm kỳ 2020-2025, 2021-2026, xây dựng quy hoạch nhiệm kỳ 2025-2030, 2026-2031 đối với Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của tỉnh. Đồng thời, cho ý kiến rà soát, bổ sung quy hoạch Ban Thường vụ, các chức danh lãnh đạo chủ chốt các huyện, thành phố nhiệm kỳ 2020-2025, 2021-2026 và quy hoạch nhiệm kỳ 2025-2030, 2026-2031; tiến hành đánh giá mô hình thí điểm hợp nhất tổ chức bộ máy tại huyện Ia H'Drai để rút kinh nghiệm triển khai thực hiện trên địa bàn.
Ngoài ra, tỉnh đã ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch số 43-KH/TU, ngày 18-01-2022 triển khai thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".
Rà soát, sắp xếp, kiện toàn đội ngũ cán bộ (tinh giản biên chế 32 trường hợp, gồm 31 trường hợp thuộc khối hành chính nhà nước và 01 trường hợp thuộc khối Đảng, đoàn thể) đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; cử 152 cán bộ, công chức, viên chức xét tuyển đào tạo Cao cấp Lý luận chính trị năm 2022 và 04 đồng chí tham dự các khóa bồi dưỡng chuyên viên cao cấp; tổ chức, cán bộ được thực hiện đúng quy trình, quy định.
Toàn tỉnh hiện có 600/756 thôn trưởng, tổ trưởng dân phố là đảng viên, chiếm 79,37%, đạt 93,37% kế hoạch đề ra; 282/756 bí thư chi bộ kiêm thôn trưởng, tổ trưởng tổ dân phố, chiếm 37,30%, đạt 82,89% kế hoạch đề ra.
3.7. Sau 01 năm triển khai, Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” trên địa bàn tỉnh đã đạt được kết quả đáng khích lệ.
Bên cạnh công tác tuyên truyền, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương quan tâm xây dựng hàng trăm mô hình hiệu quả, thiết thực với tổng kinh phí gần 20 tỷ đồng. Các mô hình được xây dựng điểm đều đạt kết quả khả quan, được các hộ đồng bào DTTS đồng tình ủng hộ.
Tiêu biểu, trong lĩnh vực phát triển kinh tế, tập trung vào một số mô hình tiêu biểu như mô hình nuôi heo sọc dưa, heo đen, heo lai, ếch đồng, trồng nghệ ở các huyện Sa Thầy, Kon Plông; mô hình trồng cây ăn trái, nấm, cao su, mắc ca, tiêu… ở huyện Sa Thầy, thành phố Kon Tum; mô hình trồng sâm dây, đương quy ở các huyện Tu Mơ Rông, Đăk Glei; mô hình nuôi dúi, hươu sao, bò sinh sản ở huyện Ia H’Drai. Trong lĩnh vực văn hóa-xã hội có một số mô hình tiêu biểu như thanh niên bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc cải tạo, lưu diễn đàn đá, đàn T’rưng; dệt thổ cẩm; xóa bỏ các hủ tục, không mời thầy cúng, thầy mo về chữa bệnh, mua bảo hiểm y tế ở thành phố Kon Tum; truyền dạy văn hóa dân gian ở huyện Sa Thầy; sinh hoạt văn hóa du lịch cộng đồng, không thực hiện việc tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở huyện Kon Rẫy. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có một số mô hình tiêu biểu như cổng ngõ trồng hoa giấy, làng văn hóa môi trường, tuyến đường hoa ở thành phố Kon Tum; không nuôi nhốt gia súc dưới gầm nhà sàn, mỗi gia đình có một vườn rau sạch, dọn vệ sinh vào ngày thứ bảy hằng tuần ở huyện Sa Thầy, Đăk Hà; sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống nước tự chảy ở huyện Kon Rẫy; mô hình cải tạo vườn tạp tại các xã ở huyện Ngọc Hồi.
Với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và bà con DTTS, trong năm 2021 toàn tỉnh có 5.318 hộ DTTS thoát nghèo, 2.761 hộ thoát cận nghèo, giảm số hộ nghèo DTTS trong toàn tỉnh xuống còn 8.635 hộ, chiếm 11,42% so với tổng số hộ DTTS toàn tỉnh; 7.077 hộ cận nghèo DTTS, chiếm 9,36% so với tổng số hộ DTTS toàn tỉnh.
Cuộc vận động đã góp phần giúp cho đồng bào DTTS thay đổi nếp nghĩ, cách làm: Một bộ phận đã tự lực vươn lên bằng chính nội lực của mình; nhiều thôn (làng) thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, bỏ dần những tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan; mạnh dạn đổi mới cách làm ăn; biết tiếp thu, học hỏi cái mới, tiến bộ, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp.
3.8. Với nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển nông nghiệp, những năm qua, các cấp, ngành và các địa phương trên địa bàn tỉnh đã từng bước đưa nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa và ngày càng đi vào chiều sâu.
Các giải pháp đã được thực hiện đồng bộ như: Khuyến khích nông dân tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; áp dụng cơ giới hóa và các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Đồng thời, tăng cường sản xuất sản phẩm nông sản an toàn; phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản giữa doanh nghiệp-hợp tác xã-hộ nông dân; đổi mới và phát triển các hợp tác xã nông nghiệp, phát triển trang trại, thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp... Nhờ đó, đến nay, toàn tỉnh có 7.919 ha cây trồng ứng dụng công nghệ cao với các cây trồng chủ yếu là rau, củ, quả, cà phê, cây ăn quả; xây dựng được 13.746,1ha cánh đồng mẫu lớn; phát triển được 142 trang trại, hộ chăn nuôi áp dụng phương pháp nuôi chuồng kín có hệ thống làm mát về mùa hè và sưởi ấm về mùa đông, hệ thống quạt thông gió, có hệ thống xử lý chất thải tiên tiến đáp ứng tiêu chuẩn về chăn nuôi; xây dựng được 34 chuỗi liên kết, trong đó có 22 chuỗi liên kết chăn nuôi heo, 9 chuỗi liên kết chăn nuôi gia cầm, 2 chuỗi liên kết thức ăn, 1 chuỗi liên kết thủy sản.
Tỉnh và các địa phương cũng đã tăng cường thu hút đầu tư và tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản. Hiện, trên địa bàn tỉnh đã hình thành và phát triển hệ thống công nghiệp chế biến với 29 cơ sở có quy mô vừa, trong đó có 8 nhà máy chế biến mì, 12 nhà máy chế biến cao su, 1 nhà máy chế biến đường mía, 3 cơ sở chế biến cà phê, 2 cơ sở chế biến dược liệu, 2 cơ sở chế biến nước giải khát, 1 cơ sở chế biến trái cây sấy và một số các cơ sở chế biến nhỏ lẻ, hộ gia đình. Bên cạnh đó, việc xây dựng hợp tác xã nông nghiệp cũng gặt hái được nhiều thành công. Đến cuối năm 2021, toàn tỉnh có 127 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực này. Các hợp tác xã chú trọng vào việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng, mẫu mã, tạo ra số lượng hàng hoá đủ lớn phục vụ nhu cầu thị trường.
Việc xây dựng và phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo chiều sâu sẽ khai thác, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương; tạo ra bước đột phá về năng suất và chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Đây là cơ sở đảm bảo phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn…
3.9. Những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong tỉnh và Liên minh HTX tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật HTX, cũng như vai trò của HTX trong xây dựng NTM cho cán bộ, thành viên HTX và cho người dân hiểu. Đồng thời, tạo điều kiện và khuyến khích người dân tham gia vào thành lập HTX nông nghiệp, tổ hợp tác, đẩy mạnh tổ chức liên kết với các doanh nghiệp xây dựng thành chuỗi giá trị, tạo đầu ra ổn định cho các sản phẩm nông nghiệp của người dân làm ra.
Tính đến 30/6/2022, trên địa bàn tỉnh có 218 HTX, 1 Liên hiệp HTX và 218 tổ hợp tác. Trong đó, có 155 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm hơn 70% tổng số hợp tác xã trên địa bàn tỉnh với tổng số gần 2.100 thành viên. Đặc biệt, các HTX nông nghiệp đã giải quyết việc làm ổn định cho 600 lao động và tạo thu nhập ổn định bình quân đạt 45 triệu đồng/người/năm.
Đến nay, toàn tỉnh có 36 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới; có 19 xã đạt từ 15-18 tiêu chí; có 29 xã đạt từ 10-14 tiêu chí, 1 xã đạt 8 tiêu chí. Bình quân đạt 16,15 tiêu chí/xã. Trong đó, vai trò của các HTX nông nghiệp tại các địa phương đã góp phần to lớn đối với việc thay đổi diện mạo vùng nông thôn và thực hiện các tiêu chí về thu nhập, giảm hộ nghèo ở các xã đạt chuẩn và chưa đạt chuẩn. Đáng nói, các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thường xuyên liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp để hình thành chuỗi giá trị; trong đó có 25 đơn vị tham gia các chuỗi liên kết giá trị nổi bật như chuỗi giá trị cà phê, cây ăn quả, dược liệu, mía đường và lúa gạo, góp phần giải quyết việc làm ổn định và có thu nhập cho hàng ngàn lao động ở vùng nông thôn. Đơn cử như tại HTX Công Bằng Pô Kô, hiện đã thu hút hơn 110 thành viên liên kết tham gia. Đặc biệt, HTX giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 30 lao động trên địa bàn với mức lương khoán giao động từ 170.000-200.000 đồng/người/ngày.
Cùng với đó, sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động đã tạo điều kiện để các HTX phát huy được vai trò tập hợp, vận động, thay đổi cách nghĩ, cách làm cho bà con nông dân, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất và đã thực hiện tốt việc liên doanh, liên kết, bảo đảm đầu ra ổn định cho nông sản, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Ngoài ra, các HTX nông nghiệp đã năng động, mở rộng sản xuất, tạo thêm nhiều ngành nghề, phát triển kinh doanh tổng hợp, đầu tư trang thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, góp phần tạo việc làm, giảm nghèo ở địa phương, giải quyết nhu cầu, lợi ích chính đáng của thành viên và người lao động. Bên cạnh đó, nhiều HTX nhanh chóng thích nghi với cơ chế thị trường, tạo sự liên kết, hợp tác với nhau và với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cho thành viên, góp phần nâng cao đời sống của người dân và bộ mặt nông thôn trong xây dựng nông thôn mới...
II- THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề 1.
Diễn văn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Lào. (
Chi tiết, xin xem tại đây).
Chuyên đề 2.
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012 – 2022. (
Chi tiết, xin xem tại đây).
Chuyên đề 3.
Phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ kỷ niệm 200 năm Ngày sinh Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu (1/7/1822-1/7/2022). (
Chi tiết, xin xem tại đây).
Chuyên đề 4.
Phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát nhân dân. (
Chi tiết, xin xem tại đây).
C/ VĂN BẢN MỚI
I- VĂN BẢN XÂY DỰNG ĐẢNG
1. VĂN BẢN CỦA TRUNG ƯƠNG
1.1. Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao".
(xin xem tại đây).
1.2. Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
(xin xem tại đây).
1.3. Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII “về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới”.
(xin xem tại đây).
1.4. Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII “về tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới”.
(xin xem tại đây).
1.5. Chỉ thị của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Luật gia Việt Nam trong tình hình mới.
(xin xem tại đây).
1.6. Kết luận của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước.
(xin xem tại đây).
1.7. Quy định mới về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. (xin xem tại đây).
1.8. Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 17 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (xin xem tại đây).
2. VĂN BẢN CỦA TỈNH
2.1. Quy định 489-QĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về quán triệt, triển khai các nghị quyết, chỉ thị của Đảng trên địa bàn tỉnh. (xin xem tại đây).
2.2. Kết luận của Thường trực Tỉnh ủy tại cuộc họp ngày 01-7-2022. (xin xem tại đây).
2.3. Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai các nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. (xin xem tại đây).
II- VĂN BẢN PHÁP QUY
1. VĂN BẢN CỦA TRUNG ƯƠNG
1.1. Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực ban hành Nghị quyết Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV. (xin xem tại đây).
1.2. Hướng dẫn triển khai đặc xá năm 2022. (xin xem tại đây).
1.3. Quyết định 16/2022/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ chi thường xuyên cho các đơn vị sự nghiệp y tế công lập thu không đủ chi do tác động của dịch COVID-19. (xin xem tại đây).
1.4. Thông tư 01/2022/TT-BXD của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. (xin xem tại đây).
2. VĂN BẢN CỦA TỈNH
2.1. Nghị quyết của HĐND tỉnh khóa XII, Kỳ họp thứ 3 (
thông qua ngày 08/7/2022 và có hiệu lực từ ngày 22/7/2022):
- Nghị quyết số 30/2022/NQ-HĐND ngày 12/7/2022 của HĐND tỉnh Quy định mức hỗ trợ đăng ký bảo hộ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu; đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
(xin xem tại đây).
- Nghị quyết số 31/2022/NQ-HĐND ngày 12/7/2022 của HĐND tỉnh Quy định về mức hỗ trợ thường xuyên hàng tháng cho chức danh Đội trưởng, Đội phó Đội dân phòng; số lượng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng trên địa bàn tỉnh.
(xin xem tại đây).
- Nghị quyết số 32/2022/NQ-HĐND ngày 12/7/2022 của HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung Điều 2 Nghị quyết số 28/2020/NQ-HĐND ngày 13/7/2020 của HĐND tỉnh về phí và lệ phí trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
(xin xem tại đây).
2.2. Công văn số 2073/UBND-NNTN ngày 01/7/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường công tác phòng tránh, ứng phó bão, mưa lũ, lũ ống, lũ quét và sạt lở đất trên địa bàn tỉnh.
(xin xem tại đây).
2.3. Công văn số 2249/UBND-KGVX ngày 14/7/2022 của UBND tỉnh về việc tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường.
(xin xem tại đây).
2.4. Công văn số 2260/UBND-KGVX ngày 15/7/2022 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh và công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19.
(xin xem tại đây).
2.5. Công văn số 2261/UBND-NC ngày 15/7/2022 của UBND tỉnh về việc triển khai công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực 6 tháng cuối năm 2022.
(xin xem tại đây).
2.6. Công văn số 2266/UBND-KGVX ngày 15/7/2022 của UBND tỉnh về việc khẩn trương triển khai các nhiệm vụ nhằm cải thiện Chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh (DTI).
(xin xem tại đây).
2.7. Kế hoạch số 2268/KH-UBND ngày 15/7/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện công tác đặc xá năm 2022 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
(xin xem tại đây).
2.8. Công văn số 2303/UBND-NNTN ngày 19/7/2022 của UBND tỉnh về việc tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
(xin xem tại đây).
2.9. Công văn số 2332/UBND-KGVX ngày 21/7/2022 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tại Phiên họp thứ 15.
(xin xem tại đây).
D/ GƯƠNG NGƯỜI TỐT, VIỆC TỐT
1. Bí thư chi bộ A Im học tập và làm theo Bác. (xin xem tại đây).
2. Nghệ nhân A Nâu đam mê văn hóa truyền thống. (xin xem tại đây).
3. Chi hội trưởng nông dân A Khăm gương mẫu. (xin xem tại đây).
4. Y Nga-Nữ trưởng thôn, chi hội trưởng phụ nữ tiêu biểu. (xin xem tại đây).
Nguyễn Phi Em thực hiện.
[1] Tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong tháng 8-2022: 92 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng (01/8/1930-01/8/2022); Ngày thành lập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (08/8/1967 -08/8/2022); 31 năm Ngày thành lập lại tỉnh Kon Tum (12/8/1991-12/8/2022); 77 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an Nhân dân (19/8/1945-19/8/2022); 77 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945-19/8/2022) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945-02/9/2022); 110 năm Ngày sinh đồng chí Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch nước) Võ Chí Công (07/8/1912-07/8/2022).