A/ ĐỊNH HƯỚNG SINH HOẠT CHI BỘ TRONG THÁNG
* Thông tin thời sự về tình hình thế giới, trong nước, trong tỉnh; sinh hoạt chính trị tư tưởng và tuyên truyền kỷ niệm các hoạt động chính trị, các ngày lễ lớn của đất nước, địa phương trong tháng
[1]…cấp ủy, chi bộ lựa chọn những nội dung trong Bản tin Thông báo nội bộ tháng 03/2022 để sinh hoạt. Trong đó:
1/ Tiếp tục tuyên truyền kết quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng thời gian qua, đặc biệt trong triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII; tuyên truyền Hướng dẫn số 37-HD/BTGTW, ngày 11-01-2022 của Ban Tuyên giáo Trung ương và Kế hoạch số 43-KH/TU, ngày 18-01-2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII “Về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
. Trong đó, tập trung tuyên truyền sâu rộng mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; Quy định số 37-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm; Bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khoá XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng; các quy định, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XIII
[2]. Tuyên truyền phổ biến việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW, ngày 20-8-2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Công văn số 300-CV/TU, ngày 01-10-2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đại hội Đoàn Thanh niên các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Kon Tum lần thứ XV, nhiệm kỳ 2022-2027.
2/ Tiếp tục tuyên truyền nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tháng 3 và năm 2022 của đất nước, của địa phương và cơ sở theo các chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Trung ương, của cấp ủy, chính quyền các cấp; cổ vũ hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân nỗ lực, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, vượt qua mọi thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Chú trọng tuyên truyền kết quả nổi bật trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, sự quan tâm, hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền các cấp cho người nghèo, vùng sâu, vùng xa; các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại; phát triển ba vùng kinh tế động lực, các ngành kinh tế mũi nhọn, các sản phẩm chủ lực của tỉnh; về xây dựng nông thôn mới...
Thường xuyên tuyên truyền công tác phòng, chống dịch bệnh, phòng chống cháy rừng trong mùa khô và các biện pháp chống hạn của các ngành chức năng và các địa phương cho vụ đông xuân 2021 - 2022, công tác quản lý bảo vệ tài nguyên, khoáng sản; vệ sinh an toàn thực phẩm; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông...
3/ Tăng cường tuyên truyền thông tin đối ngoại; công tác bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo; công tác đấu tranh chống âm mưu, hoạt động diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch.
B/ TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI BỘ
I- THÔNG TIN THỜI SỰ
1. THẾ GIỚI
2. TRONG NƯỚC
(Tin Thế giới và Trong nước xin xem TẠI ĐÂY)
3. TRONG TỈNH
3.1. Sáng 16-2, tất cả 10 huyện, thành phố trong tỉnh đồng loạt tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2022 trang trọng, ấm cúng; được thực hiện an toàn, tuân thủ đầy đủ các quy định về phòng chống dịch COVID-19.
Các đồng chí lãnh đạo của tỉnh đã về các địa phương để dự Lễ giao nhận quân và động viên các tân binh: Đồng chí Dương Văn Trang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dự và động viên tân binh tại Lễ giao nhận quân huyện Đăk Hà. Đồng chí A Pớt - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy dự Lễ giao nhận quân tại huyện Sa Thầy. Đồng chí Nguyễn Văn Hòa - Phó Bí thư Tỉnh ủy dự Lễ giao nhận quân tại huyện Ia H’Drai. Đồng chí Lê Ngọc Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự Lễ giao nhận quân tại huyện Ngọc Hồi…
Năm nay, tỉnh có 800 công dân lên đường nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự. Trong đó có 8 công dân là công chức viên chức; 8 công dân đạt trình độ cao đẳng, đại học và 1 đảng viên. Thành phố Kon Tum có số lượng nhiều nhất với 206 công dân nhập ngũ; ít nhất là huyện Ia H’Drai với 5 công dân. Các công dân của Kon Tum lên đường nhập ngũ lần này được giao cho 4 đơn vị Quân đội, gồm: Trung đoàn 990 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh); Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh; Lữ đoàn Công binh 293 (Quân khu 5) và Sư đoàn 2 (Quân khu 5).
Thực hiện công tác phòng chống dịch COVID-19, tất cả công dân nhập ngũ của tỉnh đều đã được tiêm vaccine mũi 2 và mũi 3; trước ngày lên đường được xét nghiệm SARS-CoV-2 đảm bảo 100% vào đơn vị quân đội an toàn, không bị nhiễm COVID-19. Các địa phương trong tỉnh có con em lên đường nhập ngũ thực hiện tốt công tác dân vận góp phần để ngày giao nhận quân năm nay trở thành ngày hội tòng quân, tạo khí thế sôi nổi, thanh niên hăng hái lên đường bảo vệ Tổ quốc.
Đến 8 giờ sáng cùng ngày, công tác giao - nhận quân năm 2022 trong toàn tỉnh đã được hoàn thành.
3.2. Chiều 24-2, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết việc thực hiện Quy định số 105-QĐ/TW, ngày 19/12/2017 của Bộ Chính trị về “Phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử”. Đồng chí Dương Văn Trang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì Hội nghị.
Trước khi thảo luận sơ kết việc thực hiện Quy định 105-QĐ/TW, Hội nghị đã nghe quán triệt Chỉ thị số 12-CT/TU, ngày 18/2/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp đối với việc xây dựng thôn (làng) nông thôn mới ở vùng DTTS trên địa bàn tỉnh; quán triệt Quy định số 58-QĐ/TW của Bộ Chính trị “Một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng”.
Theo đánh giá của Thường trực Tỉnh ủy, sau khi có Quy định số 105-QĐ/TW của Bộ Chính trị, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã kịp thời sửa đổi bổ sung Quy định về “Phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử" để lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy triển khai thực hiện đảm bảo theo đúng qui định; đồng thời thường xuyên chỉ đạo các cơ quan tham mưu theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Qua đó đã góp phần khắc phục những biểu hiện tiêu cực trong công tác cán bộ, đẩy mạnh việc đổi mới quy trình bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử theo hướng mở rộng và phát huy dân chủ, thực hiện công khai, minh bạch, đáp ứng kịp thời hơn việc kiện toàn đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị.
Kết luận Hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các cấp ủy đảng cần tổ chức rút kinh nghiệm, khắc phục những hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện Quy định 105-QĐ/TW của Bộ Chính trị; chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp đối với việc xây dựng thôn (làng) nông thôn mới ở vùng DTTS trên địa bàn tỉnh; trong đó chú trọng triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm được xác định trong Chỉ thị và việc xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào DTTS phải ưu tiên gắn với lộ trình xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới. Ngoài ra, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng quán triệt một số nội dung trọng tâm liên quan đến vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng.
3.3. Chiều 08-2, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến với các huyện, thành phố về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Lê Ngọc Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh chủ trì Hội nghị.
Theo báo cáo của ngành Y tế, trên địa bàn tỉnh đến nay ghi nhận 3.426 ca mắc COVID-19; 2.437 ca được xác định khỏi bệnh; 12 ca bệnh nặng do có bệnh nền đang điều trị tại các cơ sở y tế; không còn trường hợp F1 cách ly tập trung; chưa ghi nhận ca tử vong do COVID-19. Đến nay, toàn tỉnh có 377.495 người đã tiêm 3 mũi, 9.492 người đã tiêm 2 mũi và 11.776 người tiêm 1 mũi. Công tác tiêm vắc xin đảm bảo an toàn, nhập liệu được cập nhật trực tiếp hoặc nhập hồi cứu lên hệ thống ngay sau buổi tiêm chủng; đảm bảo số liệu chính xác và kịp thời. Đã thành lập 108 trạm Trạm Y tế lưu động; 937 Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng.
Theo nhận định của ngành Y tế, sau dịp tết Nguyên đán tình hình dịch COVID-19 có khả năng diễn biến phức tạp nguy cơ bùng phát dịch là rất lớn; để thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, Ban chỉ đạo tỉnh đã hướng dẫn tạm thời cách ly, điều trị người mắc COVID-19 (F0) tại nhà…Song song với nhiệm vụ phòng chống dịch, công tác an sinh xã hội cũng được đảm bảo, tỉnh đã kịp thời thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động, doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh: (1) Ghi nhận và biểu dương cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và Nhân dân trong tỉnh, đặc biệt là tuyến đầu đã chủ động triển khai kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian qua. (2) đề nghị: (i) Ban Chỉ đạo, cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh. Tăng cường tổ chức truyền thông để mỗi người dân nhận thức và chấp hành các quy định phòng chống dịch, đảm bảo tuân thủ các quy định về cách ly F1, F0 tại nhà. Khi phát hiện các ổ dịch, các huyện, thành phố khẩn trương khoanh vùng và sử dụng các biện pháp hành chính theo từng cấp độ dịch để khống chế dập dịch kịp thời. (ii) Tăng cường triển khai hoạt động các trạm y tế lưu động, Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng kịp thời; đảm bảo các nguồn lực khác cho trạm y tế lưu động hoạt động; đảm bảo công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, hỗ trợ và an sinh xã hội cho việc cách ly F1, F0 tại nhà. Sẵn sàng cho việc tổ chức triển khai thực hiện các khu điều trị F0 tập trung khi cần thiết. Tiếp tục triển khai tổ chức công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19 đảm bảo an toàn, theo đúng kế hoạch và tiến độ. (iii) Huy động lực lượng đoàn viên thanh niên tích cực tham gia công tác phòng chống dịch COVID-19, hỗ trợ cho ngành Y tế và chính quyền địa phương chăm sóc, tư vấn cho các trường hợp F0 cách ly điều trị tại nhà kịp thời. Đồng thời, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19 với mục tiêu nhanh nhất, an toàn nhất, hiệu quả nhất, góp phần bảo vệ an toàn sức khỏe của Nhân dân.
3.4. Ngày 24-2-2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kết luận số 08-KL/TU, về chủ trương triển khai Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” trên địa bàn tỉnh và nhận được sự hưởng ứng rộng rãi của mọi tầng lớp nhân dân, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tập trung lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền đã tạo ra sức lan tỏa rộng lớn và những tín hiệu đáng mừng.
Ngay từ những tháng đầu tiên bắt đầu triển khai Cuộc vận động, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức lễ phát động triển khai thực hiện Cuộc vận động với 350 đại biểu đại diện cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh về dự. Tại buổi lễ, Thường trực Tỉnh ủy đã có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng chỉ đạo các tổ chức cơ sở đảng, ban thường vụ các huyện uỷ, thành ủy, các cấp, các ngành theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp triển khai Cuộc vận động rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, với mục tiêu hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025. Cũng tại buổi lễ phát động, UBND tỉnh tiến hành ký kết chương trình phối hợp giữa UBND tỉnh với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, ký kết giao ước thi đua thực hiện Cuộc vận động giữa Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thành phố. Đồng thời, 10/10 huyện, thành phố cũng tổ chức lễ phát động và triển khai thực hiện Cuộc vận động ở các địa phương.
Xác định công tác tuyên truyền, vận động là yếu tố hàng đầu để thực hiện thắng lợi Cuộc vận động, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức thành viên cùng cấp đẩy mạnh công tác quán triệt, tuyên truyền đến cán bộ, công chức, người lao động, đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đồng bào DTTS về mục đích, nội dung và ý nghĩa của Cuộc vận động phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của từng địa phương, cơ sở. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tổ chức 3 hội nghị tuyên truyền trực tiếp tại xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy và 1 hội nghị tại xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei thu hút hàng trăm lượt người DTTS nghèo và cận nghèo về dự và tổ chức 24 hội nghị tuyên truyền Cuộc vận động lồng ghép trong việc duy trì các mô hình điểm thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, thu hút trên 700 lượt người tham gia. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thành phố tập trung tuyên truyền sâu rộng đến 100% các hộ đồng bào DTTS thông qua các cuộc họp của thôn, làng, tổ dân phố và các buổi sinh hoạt của các đoàn thể nhân dân ở khu dân cư; tổ chức các buổi nói chuyện, sinh hoạt chuyên đề, phát huy vai trò của dòng họ, người tiêu biểu, người có uy tín ở cộng đồng dân cư trong việc vận động nhân dân tham gia thực hiện; vận động đồng bào DTTS tham gia các tổ hợp tác, hợp tác xã trồng cây ăn trái, cây dược liệu, chăn nuôi gia súc, gia cầm...
Nhờ vậy, Cuộc vận động từng bước tác động mạnh mẽ đến nhận thức của người DTTS, một bộ phận người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước. Đặc biệt, nhiều hộ gia đình tự lực vươn lên thoát nghèo bằng chính nội lực của mình; nhiều thôn, làng thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, bỏ dần những tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan làm ảnh hưởng đến kinh tế, sức khỏe và môi trường. Nhiều hộ gia đình đã nhận thức được vai trò quan trọng của việc nuôi, dạy con cháu, tự nguyện đưa con, em trong độ tuổi đến trường, tham gia các lớp học bổ túc văn hóa, xóa mù chữ; thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình để có điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con tốt hơn. Nhiều hộ gia đình đã thay đổi dần cách thức trong lao động sản xuất, mạnh dạn đổi mới cách làm ăn; biết tiếp thu, học hỏi cái mới, tiến bộ, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai và năng lực tổ chức sản xuất của gia đình; biết chi tiêu hợp lý để tích lũy vốn đầu tư cho tái sản xuất.
Qua gần 1 năm triển khai thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” trên địa bàn tỉnh đã góp phần làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, từng bước xóa bỏ các hủ tục, thay đổi cách thức lao động sản xuất, mạnh dạn đổi mới cách thức làm ăn, vươn lên thoát nghèo bền vững bằng chính nội lực của mình. Cuộc vận động đã mang lại những hiệu quả thiết thực với 8 chỉ tiêu đề ra trong năm 2021 đều đạt và vượt, góp phần đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.
3.5. Đến cuối năm 2021 tổng diện tích cây sâm Ngọc Linh của tỉnh đạt gần 1.160ha. Với những bước đi cụ thể cùng nhiều giải pháp, tỉnh Kon Tum đang hướng gần tới mục tiêu phát triển được vùng nguyên liệu đảm bảo cho công nghiệp chế biến sâm Ngọc Linh.
Diện tích sâm này trồng hoàn toàn dưới tán rừng tự nhiên trên núi Ngọc Linh tập trung chủ yếu ở địa bàn các xã: Măng Ri, Tê Xăng, Ngọc Lây của huyện Tu Mơ Rông. Với diện tích sâm Ngọc Linh hiện có, giá trị kinh tế mang lại cho doanh nghiệp và người trồng sâm ở Kon Tum đã là rất lớn. Tuy nhiên diện tích này là chưa đủ để sâm Ngọc Linh thành một ngành kinh tế, thành sản phẩm chủ lực của tỉnh và vững vàng với vị thế sản phẩm quốc gia.
Với quyết tâm mở rộng được vùng nguyên liệu sâm Ngọc Linh phục vụ cho công nghiệp chế biến, ngay từ những ngày đầu năm mới 2022, đã có những tín hiệu tích cực dự báo tạo bước đột phá trong việc mở rộng diện tích sâm Ngọc Linh của tỉnh Kon Tum.
Về giải pháp chuẩn bị cây sâm Ngọc Linh giống cho người dân, Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum hiện sở hữu diện tích lớn nhất, với khoảng 700ha, khẳng định từ năm 2022, doanh nghiệp sẵn sàng bán giống sâm Ngọc Linh cho người dân. Trước đó doanh nghiệp chỉ duy trì hình thức hỗ trợ miễn phí nên chưa đa dạng được về đối tượng và đáp ứng được nhu cầu về số lượng cây giống sâm Ngọc Linh trong dân. Công ty này và Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đăk Tô cũng hỗ trợ miễn phí cho 5 xã của huyện Đăk Glei, gồm Xốp, Mường Hoong, Ngọc Linh, Đăk Choong, Đăk Plô mỗi xã 1.000 cây sâm để gây vườn giống. Khi cây sâm có hạt tổ chức gieo ươm cấp lại cho dân.
Cùng với đó là tiếp tục mở rộng mô hình nhóm liên kết cùng trồng sâm giữa doanh nghiệp và người dân – nghĩa là, doanh nghiệp (Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum) cho người dân trồng trong diện tích của mình, miễn sao phải thực hiện đúng cam kết là không phá rừng…
Năm 2022 tỉnh đặt mục tiêu trồng mới 500ha sâm Ngọc Linh, trong đó huyện Đăk Glei 10ha và huyện Tu Mơ Rông 490ha. Với sự chủ động cả về nguồn giống và nguồn lực, chúng ta tự tin đạt mục tiêu này nâng tổng diện tích sâm Ngọc Linh của tỉnh lên trên 1.600ha, hướng tới mục tiêu phát triển được vùng nguyên liệu đảm bảo cho công nghiệp chế biến sâm Ngọc Linh.
3.6. Trong năm qua, tỉnh ta đã không ngừng nỗ lực trong công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư, cải cách hành chính... để thu hút đầu tư.
Trong đó, tỉnh tập trung đổi mới công tác chỉ đạo điều hành; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính; đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi đến đầu tư tại Kon Tum. Công tác quảng bá, xúc tiến, thu hút đầu tư được đổi mới theo hướng tăng cường liên kết, hợp tác xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch trên cơ sở những tiềm năng, lợi thế về vị trí, điều kiện tự nhiên của tỉnh nhằm tăng cường sự hợp tác, thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh việc cải thiện môi trường đầu tư, tỉnh đã chủ động ban hành Danh mục dự án thu hút đầu tư giai đoạn 2021- 2025 với 246 dự án, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 155.800 tỷ đồng nhằm kêu gọi các nhà đầu tư. Ngoài ra, cũng công khai các chính sách ưu đãi khi các nhà đầu tư đến tìm hiểu, đầu tư vào các dự án trên địa bàn. Đây là cơ sở để các nhà đầu tư trong và ngoài nước tiếp cận thông tin, khảo sát, tìm hiểu cơ hội đầu tư vào tỉnh Kon Tum.
Cùng với việc đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, trong năm qua, một điểm nhấn quan trọng để có được kết quả đầu tư đạt cao là sự chủ động tiếp xúc và tạo mọi điều kiện cho nhà đầu tư của các đồng chí trong Thường trực Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND tỉnh và các sở, ngành, chính quyền địa phương trong quá trình công tác, gặp gỡ trao đổi với doanh nghiệp.
Nhờ đó, tình hình thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh năm 2021 đã đạt được nhiều kết quả khả quan, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài đến khảo sát và tìm kiếm cơ hội đầu tư tại tỉnh. Cụ thể trong năm, tỉnh ta đã thu hút được 43 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký gần 13.638 tỷ đồng. Các dự án chủ yếu là các dự án ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế. Trong đó, đã thu hút được một số dự án lớn như: Dự án Nhà máy điện mặt trời KN Ialy Kon Tum của Công ty CP điện mặt trời Ialy Kon Tum tại huyện Sa Thầy với tổng vốn đăng ký hơn 4.121 tỷ đồng; Dự án Nhà máy điện gió Kon Plông tại huyện Kon Plông với tổng vốn đăng ký hơn 3.500 tỷ đồng; Dự án Tổ hợp chăn nuôi, trồng trọt và chế biến thực phẩm xuất khẩu của Công ty CP Tập đoàn Mavin tại huyện Đăk Hà với tổng vốn đăng ký 650 tỷ đồng,…
Tiếp tục phát huy thành quả đạt được, trong năm 2022 để đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư, nhằm kịp thời tham mưu UBND tỉnh tháo gỡ khó khăn vướng mắc của các dự án đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư tích cực tham mưu UBND tỉnh tập trung cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Tăng cường năng lực và đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút các nhà đầu tư chiến lược đầu tư vào tỉnh. Xây dựng một nền hành chính công thân thiện, tiện lợi; tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn, minh bạch và thông thoáng cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Đồng thời, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư đến khảo sát, đầu tư...qua đó, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh của tỉnh, hướng tới mục tiêu đưa Kon Tum trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư tại khu vực Tây Nguyên.
3.7. Năm 2021, ngành Thuế tỉnh Kon Tum thu NSNN trên địa bàn ước thực hiện 2.840 tỷ đồng, đạt 117,9% dự toán Bộ Tài chính giao.
Bước vào triển khai thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước (NSNN), dù gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là nguồn thu bị ảnh hưởng nặng nề do thiên tai, dịch bệnh, nhất là dịch COVID-19, nhưng ngành Thuế tỉnh quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thách thức; kịp thời nắm bắt, đồng hành, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về thực hiện chính sách pháp luật thuế, chủ động khai thác nguồn thu, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, công tác kiểm tra, thanh tra, chống thất thu NSNN và thu hồi nợ thuế, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và tạo bước “chạy đà” thuận lợi để tiếp tục duy trì ổn định kinh tế, chính trị, xã hội.
Theo số liệu từ Cục Thuế tỉnh, kết thúc năm 2021 thu NSNN trên địa bàn tỉnh ước thực hiện 2.840 tỷ đồng, đạt 117,9% dự toán Bộ Tài chính giao và bằng 102,9% so với cùng kỳ năm 2020. Hầu hết các khu vực thu, sắc thuế và các địa phương đều đạt và vượt kế hoạch được giao. Trong đó đáng chú ý có một số khu vực vượt cao như: Khu vực doanh nghiệp nhà nước địa phương ước 40,5 tỷ đồng, đạt 135% dự toán và bằng 109,5% so với cùng kỳ; khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ước 880 tỷ đồng, đạt 131,3% dự toán và bằng 121,7% so với cùng kỳ; thuế thu nhập cá nhân ước 110 tỷ đồng, đạt 126,4% dự toán và bằng 122,2% so với cùng kỳ; thu thuế bảo vệ môi trường ước 272,6 tỷ đồng, đạt 106,9% dự toán và bằng 102,8% so với cùng kỳ; lệ phí trước bạ thực hiện ước 95 tỷ đồng, đạt 128,4% dự toán giao và bằng 108,1% so với cùng kỳ; thu phí, lệ phí ước 60 tỷ đồng, đạt 103,8% dự toán giao và bằng 114% so với cùng kỳ; thu tiền sử dụng đất ước 386,5 tỷ đồng, đạt 128,8% dự toán giao; thu từ xổ số kiến thiết ước 98 tỷ đồng, đạt 108,9% dự toán và bằng 111,4% so với cùng kỳ; thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản ước 95,8 tỷ đồng, đạt 319,3% dự toán giao và bằng 115,1% so với cùng kỳ...
Những kết quả đạt được trong thu ngân sách địa phương năm 2021 là tiền đề quan trọng để ngành Thuế tỉnh tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách trên địa bàn trong những năm tiếp theo.
3.8. Với chủ đề “Mừng đất nước đổi mới, mừng Đảng quang vinh, mừng xuân Nhâm Dần 2022”, sáng 10-2, tại Bảo tàng tỉnh, Hội Nhà báo tỉnh phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc Hội báo Xuân Nhâm Dần 2022.
Hội báo Xuân là một trong những hoạt động hằng năm của Hội Nhà báo tỉnh phối hợp với các ngành chức năng và địa phương tổ chức nhằm tôn vinh sự phát triển mạnh mẽ của báo chí cách mạng Việt Nam; giới thiệu các ấn phẩm xuân của các cơ quan báo chí trong toàn quốc; đồng thời tăng cường giao lưu giữa người làm báo với công chúng, khích lệ các nhà báo, các cơ quan báo chí tiếp tục nỗ lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của báo chí hiện đại và nhu cầu thông tin của người dân...Hội báo Xuân Nhâm Dần 2022 giới thiệu hàng trăm ấn phẩm sách, báo, tạp chí của các cơ quan báo chí trong nước; các ẩn phẩm Xuân của các cơ quan báo chí tỉnh, các tập san, đặc san, bản tin của các ngành, địa phương trong tỉnh. Đặc biệt, tại Hội báo Xuân năm nay, ngoài việc thưởng lãm các ấn phẩm báo chí, các đại biểu sẽ được tham quan, trải nghiệm những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc tỉnh Kon Tum, thưởng lãm một số sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp OCOP của tỉnh, sản phẩm nghề truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Phát biểu tại Hội báo Xuân, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Tháp chúc mừng và biểu dương những kết quả của các cơ quan báo chí, truyền thông đạt được trong thời gian qua và đề nghị các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông tiếp tục nỗ lực phấn đấu hơn nữa để sáng tạo những tác phẩm báo chí chất lượng cao; tiếp tục phát huy vai trò là “Người chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng”; là cầu nối tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các cơ chế chính sách của tỉnh đến với đồng bào các dân tộc. Đồng chí đề nghị, Hội Nhà báo tỉnh cần tiếp tục chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ những người làm báo có phẩm chất chính trị vững vàng, có trình độ, chuyên môn cao và đạo đức nghề nghiệp trong sáng…
Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã tặng tượng trưng ấn phẩm báo Xuân cho Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng; trao giấy chứng nhận tác phẩm báo chí Xuân Tân Sửu ấn tượng của Hội Nhà báo Việt Nam cho Báo Kon Tum và nhóm phóng viên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; trao Bằng khen của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho 1 cá nhân và tập thể của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa giai đoạn 2016 -2020.
II- THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề 1.
Phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Nhâm Dần năm 2022. (
Chi tiết, xin xem tại đây).
Chuyên đề 2.
Phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại sự kiện “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc". (
Chi tiết, xin xem tại đây).
Chuyên đề 3.
Thủ tướng chỉ đạo khẩn về tiêm vaccine và đẩy mạnh phòng, chống COVID-19. (
Chi tiết, xin xem tại đây).
Chuyên đề 4.
Kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc về tình hình mở cửa trường học của các địa phương. (
Chi tiết, xin xem tại đây).
C/ VĂN BẢN MỚI
I- VĂN BẢN XÂY DỰNG ĐẢNG
1. VĂN BẢN CỦA TRUNG ƯƠNG
1.1. Chỉ thị của Ban Bí thư về lãnh đạo đại hội công đoàn các cấp. (xin xem tại đây).
1.2. Hướng dẫn nghiên cứu, học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Kết luận, Quy định của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII). (xin xem tại đây).
1.3. Hướng dẫn công tác văn hóa - văn nghệ năm 2022. (xin xem tại đây).
2. VĂN BẢN CỦA TỈNH
2.1. Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 16/02/2022 của Tỉnh ủy về bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
(xin xem tại đây).
2.2. Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 18/02/2022 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
(xin xem tại đây).
2.3. Công văn số 438-CV/TU ngày 08/02/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
(xin xem tại đây).
2.4. Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 18/02/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp đối với việc xây dựng thôn (làng) nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
(xin xem tại đây).
2.5. Hướng dẫn số 24-HD/BTGTU ngày 28/01/2022 của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tổ chức đợt sinh hoạt chính trị về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.
(xin xem tại đây).
II- VĂN BẢN PHÁP QUY
1. VĂN BẢN CỦA TRUNG ƯƠNG
1.1. Thủ tướng ban hành Chỉ thị đôn đốc thực hiện hiệu quả nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. (xin xem tại đây).
1.2 Công điện của Thủ tướng đôn đốc triển khai Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội. (xin xem tại đây).
1.3. Quy định mới về tiêu chuẩn, định mức nhà ở công vụ. (xin xem tại đây).
1.4. Chính phủ quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. (xin xem tại đây).
2. VĂN BẢN CỦA TỈNH
2.1. Chỉ đạo của tỉnh về phòng, chống COVID-19
- Công văn số 408/UBND-KGVX ngày 15/02/2022 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh hướng dẫn tạm thời đi lại của người dân theo cấp độ dịch COVID-19.
(xin xem tại đây).
- Công văn số 423/UBND-KGVX ngày 16/02/2022 của UBND tỉnh về chế độ cho “Người theo dõi điều trị người nhiễm COVID-19” tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn (bao gồm trạm y tế lưu động).
(xin xem tại đây).
2.2. Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 07/02/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường công tác phòng, chống sinh vật hại cây trồng trên địa bàn.
(xin xem tại đây).
2.3. Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 07/02/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
(xin xem tại đây).
2.4. Công văn số 358/UBND-KGVX ngày 09/02/2022 của UBND tỉnh về việc triển khai học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2022.
(xin xem tại đây).
2.5. Công văn số 413/UBND-KGVX ngày 15/02/2022 của UBND tỉnh về việc tăng cường thực hiện công tác dân tộc trong tình hình mới.
(xin xem tại đây).
2.6. Công văn số 442/UBND-NC ngày 17/02/2021 của UBND tỉnh yêu cầu triển khai Nghị định số 120/2021/NĐ-CP ngày 24/12/2021 của Chính phủ về quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
(xin xem tại đây).
2.7. Kế hoạch số 462/KH-UBND ngày 18/02/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh…
(xin xem tại đây).
D/ GƯƠNG NGƯỜI TỐT, VIỆC TỐT
1. A Điện - Thay đổi nếp nghĩ, cách làm để vươn lên. (xin xem tại đây).
2. Nghệ nhân của làng. (xin xem tại đây).
3. Hội viên nông dân làm kinh tế giỏi. (xin xem tại đây).
4. Cô giáo Y Lót tâm huyết với nghề. (xin xem tại đây).
5. Người đảng viên trẻ làm kinh tế giỏi. (xin xem tại đây).