BẢN TIN THÔNG BÁO NỘI BỘ (phục vụ sinh hoạt chi bộ tháng 01-2024) 

BẢN TIN THÔNG BÁO NỘI BỘ (phục vụ sinh hoạt chi bộ tháng 01-2024)

Thứ tư - 27/12/2023 15:17
BẢN TIN THÔNG BÁO NỘI BỘ (phục vụ sinh hoạt chi bộ tháng 01-2024)
A. ĐỊNH HƯỚNG SINH HOẠT CHI BỘ TRONG THÁNG  
* Thông tin thời sự về tình hình thế giới, trong nước, trong tỉnh; sinh hoạt chính trị, tư tưởng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, địa phương trong tháng… cấp ủy, chi bộ lựa chọn nội dung trong Bản tin Thông báo nội bộ tháng 01-2024 để sinh hoạt. Trong đó, cần tập trung:
- Đẩy mạnh tuyên truyền Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 23-11-2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng "về việc tổ chức Tết Giáp Thìn năm 2024"; các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về an sinh xã hội; công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân, nhất là người có công với cách mạng, gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, công nhân, người lao động, người bị mất việc làm tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các đơn vị lực lượng thường trực làm nhiệm vụ trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
- Thông tin các hoạt động tổ chức vui xuân, đón năm mới, Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Đẩy mạnh tuyên truyền những giá trị văn hoá truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mỗi khi Tết đến Xuân về; ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, buôn bán, vận chuyển, sử dụng pháo và vật liệu cháy nổ; công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; phòng, chống dịch bệnh; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phê phán những hành vi trái với văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của người Việt Nam và các biểu hiện thương mại hóa trong hoạt động lễ hội. Đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc, nhất là trên không gian mạng.
- Tuyên truyền những kết quả nổi bật về phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, của tỉnh năm 2023; nhất là kết quả thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TU, ngày 02-12-2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI "về thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị năm 2023". Khẳng định, năm 2023 mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song với sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao, kịp thời của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sự đoàn kết, phối hợp của các cấp, các ngành, địa phương và sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả nhiệm vụ, giải pháp và đạt được nhiều kết quả quan trọng[1].
- Tuyên truyền truyền thống lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam; những thắng lợi vĩ đại và thành tựu to lớn của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; khẳng định vai trò, uy tín, bản lĩnh, trí tuệ, năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng trong suốt chặng đường cách mạng 94 năm qua. Kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XVI của Đảng bộ tỉnh đến nay.
B. TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI BỘ
I. Thông tin thời sự
1. Thế giới
2. Trong nước
(Tin Thế giới và Trong nước xin xem TẠI ĐÂY
3. Trong tỉnh
3.1. Năm 2023, tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của tỉnh đạt kết quả quan trọng. Cụ thể:
- Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2023 (theo giá so sánh 2010) ước khoảng 18.938,78 tỷ đồng, đạt 97,62% kế hoạch, tốc độ tăng trưởng 7,32%, đứng thứ 22 cả nước và thứ nhất Khu vực Tây Nguyên (Đắk Nông 5,74%; Lâm Đồng 5,63%; Đắk Lắk 4,39%; Gia Lai 3,02%). Trong đó: Nông - Lâm - Thủy sản tăng 5,84%; Công nghiệp - Xây dựng tăng 10,66%; Thương mại - Dịch vụ tăng 6,71%. GRDP bình quân đầu người khoảng 58,42 triệu đồng, đạt 102,49% kế hoạch, tăng 5,82 triệu đồng so với năm 2022 (52,6 triệu đồng).
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước khoảng 27.035 tỷ đồng, đạt 100,13% kế hoạch và tăng 15,51% so với cùng kỳ, trong đó: Vốn đầu tư từ khu vực tư nhân là 20.429 tỷ đồng, đạt 100,14% kế hoạch và tăng 19,28% so với cùng kỳ. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 11 tháng đầu năm 2023 là 2.856/4.500 tỷ đồng, đạt 63,4% dự toán tỉnh giao; ước thực hiện cả năm thu 4.200 tỷ đồng, đạt 129,4% dự toán Trung ương giao và bằng 93,3% dự toán tỉnh giao. Chi ngân sách địa phương  ước thực hiện cả năm khoảng 11.967 tỷ đồng, đạt 83,66% nhiệm vụ chi và bằng 128% so với cùng kỳ năm trước. Công tác thu hồi nợ đọng thuế được chỉ đạo triển khai tích cực, tổng nợ thuế đến nay là 169,1 tỷ đồng, giảm 55,6 tỷ đồng (giảm 24,8%) so với thời điểm ngày 31-12-2022.
- Đã chỉ đạo quyết liệt trong công tác giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư. Qua đó, đến ngày 20-11-2023, toàn tỉnh đã giải ngân được 1.679,6/3.854,9 tỷ đồng, đạt 43,57% so với thực nguồn địa phương giao. Ước thực hiện đến hết niên độ năm 2023, tỷ lệ giải ngân đạt khoảng 95% trên tổng số kế hoạch vốn địa phương giao.
- Tổng giá trị tăng thêm của ngành Nông nghiệp (giá hiện hành) là 6.623,27 tỷ đồng, đạt 101,9% kế hoạch và bằng 111,9% so với cùng kỳ năm 2022.
- Tổng giá trị tăng thêm của ngành Công nghiệp, xây dựng (giá hiện hành) 11.182,13 tỷ đồng, đạt 104,9% kế hoạch và bằng 118,26% so với cùng kỳ năm 2022.
- Tổng giá trị tăng thêm của ngành Thương mại - Dịch vụ (giá hiện hành) 13.962 tỷ đồng, đạt 98,67% kế hoạch, tăng 111,19% so với cùng kỳ năm 2022.
- Đã chỉ đạo, rà soát, điều chỉnh Danh mục dự án thu hút đầu tư vào tỉnh giai đoạn 2021-2025 đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế. Theo số liệu và kết quả điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã công bố, chỉ số PCI của tỉnh Kon Tum năm 2022 đạt đạt 64,89 điểm, xếp thứ 37/63 tỉnh, thành phố, tăng 24 bậc so với năm 2021.
- Đã chỉ đạo rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, tỷ lệ đô thị hóa đạt 38,26%, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị và hạ tầng xã hội được quan tâm đầu tư, cơ bản đảm bảo chất lượng phù hợp với loại đô thị và cấp quản lý hành chính đô thị. Tỷ lệ dân cư đô thị sử dụng nước sạch đạt khoảng 91%, đạt 100% kế hoạch, bằng 101,11% so với cùng kỳ; tỷ lệ rác thải sinh hoạt (ở đô thị và nông thôn) được thu gom và xử lý đạt 86,5%, đạt 100% kế hoạch, bằng 100,58% so với cùng kỳ.
- Đã phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2023 cấp huyện đối với 10 huyện, thành phố; hiện đang trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025.
- Chỉ đạo quyết liệt trong công tác cải cách hành chính, đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường thu hút đầu tư và công bố xếp hạng chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh đối với các sở, ban, ngành và các huyện, thành phố năm 2022.
3.2. Công tác cán bộ
- Chiều 07-12, Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc điều động, bổ nhiệm Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum.
Theo đó, ngày 27-11-2023, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3068/QĐ-BCT về việc điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Trường Giang, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai giữ chức vụ Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum.
- Quyết định số 1053-QĐ/TU, ngày 15-12-2023 của BTVTU chỉ định bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy Đăk Glei khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với đồng chí Phan Minh Huy, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện Đăk Glei. (tại đây
- Thông báo số 905-TB/TU, ngày 20-12-2023 của BTVTU về chủ trương thành lập Hội Cựu Công an nhân dân tỉnh Kon Tum và nhân sự tham gia Ban vận động thành lập Hội Cựu Công an nhân dân tỉnh Kon Tum. (tại đây
- Ngày 25-12-2023, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký các Quyết định về công tác cán bộ đối với Sở Tài chính, Sở Công Thương và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei, cụ thể:
+ Tại Quyết định số 643/QĐ-UBND, Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm lại ông Nguyễn Thanh Hùng giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Công Thương. Thời hạn bổ nhiệm lại là 5 năm kể từ ngày 01-01-2024.
+ Tại Quyết định số 644/QĐ-UBND, Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm lại ông Huỳnh Minh Chương giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Công Thương. Thời hạn bổ nhiệm lại là 5 năm kể từ ngày 01-01-2024.
+ Tại Quyết định số 645/QĐ-UBND, Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm lại ông Huỳnh Ngọc Hùng giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Tài chính. Thời hạn bổ nhiệm lại kể từ ngày 01-02-2024 đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
+ Tại Quyết định số 775/QĐ-UBND, UBND tỉnh điều động ông Nguyễn Quốc Tuấn, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei đến nhận công tác tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền phân cấp quản lý cán bộ hiện hành. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
+ Tại Quyết định số 776/QĐ-UBND, UBND tỉnh phân công ông Nguyễn Duy Hoàn, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei phụ trách, điều hành Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei cho đến khi có Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
3.3. Ngày 05-12, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI (mở rộng). Hội nghị tập trung thảo luận cho ý kiến đối với Tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị năm 2023, phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 và dự thảo Nghị quyết lãnh đạo phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị năm 2024; Tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng năm 2023 của Đảng bộ tỉnh và phương hướng, nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát năm 2024; Tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Báo cáo sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 06-5-2021 của Tỉnh ủy “về nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh DTTS tính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Báo cáo tình hình công tác tài chính năm 2023 của Đảng bộ tỉnh; Ban Thường vụ Tỉnh ủy báo cáo những công việc Ban Thường vụ Tỉnh ủy giải quyết từ sau Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đến nay.
Hội nghị thống nhất với các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong năm 2024: Tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt từ 10% trở lên; GRDP bình quân đầu người trên 63,7 triệu đồng; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từ 4.600 tỷ đồng trở lên. Cơ cấu kinh tế khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 18-19%; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 32-33%; khu vực dịch vụ đạt 41-42%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội từ 30.000 tỷ đồng trở lên. Trồng mới ít nhất khoảng 2.000ha cây ăn quả, 500ha cây mắc ca; 500ha sâm Ngọc Linh; 1.560ha cây dược liệu khác; phát triển vùng nguyên liệu mía 2.000ha; trồng mới 750ha cà phê xứ lạnh. Trồng mới trên 3.000ha rừng; tỷ lệ che phủ rừng (có tính cây cao su) đạt 63,85%. Phấn đấu có thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới; có 1.700.000 lượt khách du lịch đến tỉnh. Duy trì Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); phấn đấu Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) tăng 5 bậc so với năm 2023. Giải quyết việc làm tăng thêm trong năm 6.500 lao động. Tỷ lệ hộ nghèo giảm ít nhất 3-4%/năm. Tỷ lệ hộ đồng bào DTTS có đất ở đạt 99,03%; tỷ lệ hộ đồng bào DTTS có đất sản xuất đạt 98,97%. 75% xã, phường, thị trấn mạnh về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; 85% xã, phường, thị trấn, khu dân cư, cơ quan, trường học đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự; tỷ lệ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đạt 90% trở lên; tỷ lệ tội phạm về trật tự xã hội giảm 5%. Kết nạp trên 900 đảng viên; tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên đạt trên 75%; trên 94,84% trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố là đảng viên, trên 57,94% bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố.
3.4. Trong 2,5 ngày (từ ngày 06 đến 08-12), HĐND tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tiến hành Kỳ họp thứ 6.
Tại kỳ họp này, HĐND tỉnh tập trung xem xét báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; kết quả thu, chi ngân sách nhà nước năm 2023; phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 và các báo cáo chuyên đề khác của UBND tỉnh. Đồng thời, xem xét cụ thể hóa quy định của Trung ương liên quan đến các chương trình mục tiêu quốc gia; báo cáo giám sát chuyên đề của Đoàn giám sát của HĐND tỉnh về việc triển khai công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Kon Tum từ năm 2017 đến tháng 8/2023; báo cáo giám sát của Thường trực HĐND tỉnh về kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến HĐND tỉnh trước và sau Kỳ họp thứ 5; báo cáo kết quả công tác của các cơ quan của HĐND tỉnh và các cơ quan tư pháp cấp tỉnh…HĐND tỉnh cũng dành thời gian chất vấn và xem xét trả lời chất vấn của các thành viên UBND tỉnh, người đứng đầu một số địa phương, đơn vị đối với những vấn đề đang được đại biểu, cử tri và nhân dân quan tâm. Tại Kỳ họp này, HĐND tỉnh tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với những người do HĐND bầu.
Tại phiên khai mạc, thay mặt UBND tỉnh, đồng chí Y Ngọc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế- xã hội năm 2023, phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 và một số nội dung tờ trình dự thảo Nghị quyết trọng tâm để HĐND xem xét, cho ý kiến (tại đây).
Sau 2,5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ và trách nhiệm, Kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026 đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. (1) HĐND tỉnh thống nhất đánh giá, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng từ khó khăn chung do sản xuất, tiêu dùng suy giảm ở cả trong và ngoài nước nhưng kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển ổn định, nhiều chỉ tiêu quan trọng của tỉnh tăng cao so với cùng kỳ. HĐND tỉnh ghi nhận và đánh giá cao công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh và sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp, các ngành trong năm 2023. (2) Trên cơ sở thảo luận, đánh giá thẳng thắn về những hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, HĐND tỉnh đã ban hành 27 Nghị quyết (tại đây), xác định mục tiêu và đề ra biện pháp, giải pháp đồng bộ, quyết liệt, quyết tâm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng năm 2024. (3) Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn đã diễn ra sôi nổi, có trọng tâm và mang tính xây dựng cao, trao đổi nhưng không gay gắt và đi đến thống nhất, đoàn kết cao vì nhiệm vụ chung. (4) Công tác lấy phiếu tín nhiệm được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng và được thực hiện chặt chẽ, theo đúng quy trình, quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, bảo đảm dân chủ, minh bạch, công tâm và khách quan. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm cho thấy các chức danh do HĐND tỉnh bầu đã cơ bản hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 đến nay, được đại biểu HĐND tỉnh tín nhiệm cao.
Phát biểu bế mạc Kỳ họp, đồng chí Dương Văn Trang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh, để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mà HĐND tỉnh vừa thông qua, UBND tỉnh, các cấp, các ngành, các địa phương cần chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện thật quyết liệt ngay từ những ngày đầu của năm 2024; đồng thời, có giải pháp, biện pháp hiệu quả để phát huy cao nhất  tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì nhiệm vụ. Cấp ủy các cấp, chính quyền các cấp phải lãnh đạo, chỉ đạo tháo gỡ, giải quyết nhanh những điểm nghẽn, nút thắt trong quá trình thực thi nhiệm vụ, nhất là trong công tác giải phòng mặt bằng, giải ngân vốn đầu tư công, thi công các công trình trọng điểm, triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia. Các trường hợp cán bộ, công chức đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm phải được xem xét, chấn chỉnh, xử lý kịp thời…Thay mặt Thường trực HĐND tỉnh, đồng chí đề nghị UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị-xã hội và các cấp, các ngành, các địa phương từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục phát huy hơn nữa tinh thần năng động, sáng tạo và nêu cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trước cử tri và Nhân dân, quyết tâm phấn đấu hoàn thành cao nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, tạo tiền đề để tăng tốc, phấn đấu hoàn thành tất cả các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra.
3.5. Chiều 12-12, đồng chí Nguyễn Văn Hòa, Phó Bí thư Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị giao ban đánh giá kết quả hoạt động của Ủy ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh năm 2023 và nhiệm vụ trọng tâm quý I năm 2024.
Trong năm 2023, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh tăng cường bám cơ sở, tuyên truyền đoàn viên, hội viên và nhân dân chấp hành các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là trong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng; tích cực hưởng ứng và tham gia phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” và Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”.
Theo đó, (1) đến nay, có 12.307 hộ đồng bào DTTS nghèo, cận nghèo thay đổi nếp nghĩ, bỏ dần những hủ tục, tập tục không còn phù hợp, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước, tự lực vươn lên thoát nghèo; có 13.646 hộ đồng bào DTTS nghèo và cận nghèo biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; có 10.992 hộ đồng bào DTTS nghèo và cận nghèo có đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện. (2) Công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp quần chúng vào các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục đẩy mạnh. Theo đó, năm 2023, kết nạp 14.760 đoàn viên, hội viên (tỷ lệ tập hợp quần chúng vào tổ chức đạt 81,36%); thành lập mới 3 chi đoàn ngoài nhà nước, 7 công đoàn cơ sở, trong đó có 05 công đoàn cơ sở khu vực ngoài Nhà nước.
Trong quý I/2024, Hội nghị thống nhất Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị-xã hội tập trung tuyên truyền và tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh đảm bảo thiết thực, hiệu quả; tổ chức các hoạt động chăm lo Tết Nguyên đán cho đoàn viên, hội viên và nhân dân; triển khai thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, nhất là phong trào thi đua “Dân vận khéo” và Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”…
3.6. Chiều 11-12, UBND tỉnh tổ chức Phiên họp trực tuyến với các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2024. Đồng chí Lê Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Phiên họp.
Tại Phiên họp, UBND tỉnh đánh giá khái quát về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội năm 2023: Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP) năm 2023 ước khoảng 18.939 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 7,32%, đứng thứ 22 cả nước và đứng thứ nhất khu vực Tây Nguyên; tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước khoảng 27.035 tỷ đồng, đạt 100,13% kế hoạch và tăng 15,51% so với cùng kỳ năm 2022; chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 16% so với cùng kỳ; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ khoảng 34.184 tỷ đồng, tăng 17,27% so với cùng kỳ năm 2022; công tác đào tạo nghề được duy trì thường xuyên, đã giải quyết việc làm cho 7.053 lao động, đạt 117,55% kế hoạch; tỷ lệ hộ nghèo giảm 4% so với năm 2022; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế khoảng 93,35% dân số; quốc phòng- an ninh được giữ vững, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội giữ ổn định; hoạt động đối ngoại được tăng cường, mở rộng.
Bên cạnh kết quả đạt được, UBND tỉnh đã chỉ ra một số tồn tại, hạn chế như: Tốc độ tăng trưởng GRDP, thu ngân sách nhà nước không đạt kế hoạch; tiến độ giải ngân vốn đầu tư công còn chậm; công tác đấu giá, khai thác quỹ đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn; công tác chuyển đổi số còn chậm; tai nạn giao thông tăng cả ba tiêu chí...
Năm 2024, UBND tỉnh đề ra mục tiêu tổng quát, tiếp tục cụ thể hóa và triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh; huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế của tỉnh, gắn với thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; đẩy mạnh phát triển dược liệu, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gắn với công nghiệp chế biến; đầu tư phát triển đô thị, du lịch, dịch vụ và tăng cường cải cách hành chính; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm của tỉnh; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cải thiện mức sống của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị; đảm bảo an ninh, trật tự; củng cố, mở rộng quan hệ đối ngoại.
Một số chỉ tiêu chủ yếu được UBND tỉnh đề ra là, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt từ 10% trở lên; GRDP bình quân đầu người trên 63,7 triệu đồng; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từ 4.600 tỷ đồng trở lên; tổng vốn đầu tư toàn xã hội từ 30.000 tỷ đồng trở lên; thành lập mới từ 360 doanh nghiệp trở lên; toàn tỉnh có thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới; thu hút 1,7 triệu lượt khách du lịch đến tỉnh; phấn đấu duy trì Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và cải thiện Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX); tỷ lệ hộ nghèo giảm ít nhất 3-4%/năm; 94,15% dân số tham gia bảo hiểm y tế; 85% xã, phường, thị trấn, khu dân cư, cơ quan, trường học đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự...
3.7. Chiều 13-12, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và PCCCR năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Theo báo cáo trong năm 2023, ngành Lâm nghiệp và các địa phương trong tỉnh triển khai kịp thời, đầy đủ các văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, các bộ, ngành, Tỉnh ủy, UBND tỉnh các nội dung liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp: (1) Công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tiếp tục được các cấp, các ngành chức năng của tỉnh chú trọng triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và người dân về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. (2) Công tác rà soát, sắp xếp, bố trí, kiện toàn nhân lực thực thi nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng được tổ chức thực hiện hợp lý và đúng quy định; từ đó, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về lĩnh lực lâm nghiệp của các đơn vị, địa phương. (3) Năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng ở các đơn vị, địa phương ngày càng được nâng lên. Các vụ cháy rừng được phát hiện và dập tắt kịp thời, không ảnh hưởng đến tài nguyên rừng (Toàn tỉnh đã tổ chức giao 20.155,42/28.838,27ha rừng do UBND cấp xã tạm quản lý về cho 13 đơn vị chủ rừng theo Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 10-11-2021 của UBND tỉnh; giao 190,14ha rừng cho cộng đồng thôn Ty Tu (xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông) quản lý, bảo vệ; khoán bảo vệ 135.323,91ha rừng; chăm sóc 8.540,75ha rừng; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh 1.823,62ha rừng; khai thác 38.433,45m3 gỗ rừng trồng; khai thác 40.200kg nhựa thông). (4) Công tác quản lý, giám sát các dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng được các cấp, các ngành thực hiện chặt chẽ, không để xảy ra tình trạng thi công dự án để khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật. Trong năm, trên địa bàn tỉnh thực hiện chuyển mục đích sử dụng 12,05ha rừng để Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh thực hiện xây dựng công trình cấp điện cho Đồn Biên phòng Rơ Long. (5) Công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng được thực hiện đúng quy định với tổng số tiền 346,3 tỷ đồng cho các chủ rừng là tổ chức, cộng đồng, hộ gia đình.
Tại Hội nghị, lãnh đạo các địa phương, đơn vị chủ rừng cũng đã tham gia thảo luận và kiến nghị các nội dung liên quan đến các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và PCCCR; đồng thời, chia sẻ kinh nghiệm, nêu ra các giải pháp nhằm tổ chức thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ lâm nghiệp trong năm 2024.
3.8. Ngày 14-12, tại Kon Tum, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng 3 nước Việt Nam-Lào-Campuchia tổ chức Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới lần thứ nhất.
Tại Chương trình Giao lưu, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng 3 nước Việt Nam-Lào-Campuchia thống nhất đánh giá: Thời gian qua, Bộ Quốc phòng 3 nước luôn phối hợp chặt chẽ, triển khai hiệu quả nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao 3 nước về hợp tác quân sự, quốc phòng đạt được hiệu quả thiết thực. Trong đó, nổi bật là duy trì hiệu quả cơ chế Cuộc gặp thường niên giữa 3 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được thiết lập từ năm 2012 đến nay. Quân đội 3 nước đã tiến hành diễn tập chung về cứu hộ, cứu nạn tại Lào năm 2022 và diễn tập chung quân y ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống trong khuôn khổ giao lưu lần này. Với nỗ lực chung của 3 nước, tình hình biên giới thời gian qua được duy trì ổn định, đường biên giới và hệ thống mốc quốc giới được giữ vững, an ninh trật tự tại khu vực biên giới được bảo đảm, các vụ việc phát sinh được kịp thời phát hiện và xử lý tốt; đời sống người dân được nâng cao, phát triển kinh tế-xã hội được gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng tại khu vực biên giới. 
Về phương hướng hợp tác trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng 3 nước nhất trí tập trung thúc đẩy quan hệ hợp tác vào các lĩnh vực như: (1) Củng cố nền tảng tin cậy chính trị, tăng cường tiếp xúc, trao đổi đoàn cấp cao; tiếp tục triển khai hiệu quả các cơ chế như: Cuộc gặp thường niên giữa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng 3 nước, đối thoại chính sách quốc phòng cấp Thứ trưởng; tăng cường các cuộc tiếp xúc cấp cao bên lề các sự kiện, diễn đàn đa phương. (2) Tuyên truyền, giáo dục cho quân đội và nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ 3 nước về lịch sử, ý nghĩa, tầm quan trọng của tình đoàn kết 3 nước, 3 quân đội, nhất là trong năm 2024 nhân dịp diễn ra các sự kiện kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Lào (20/01/1949-20/01/2024), 45 năm Ngày chiến thắng chế độ diệt chủng Pol Pot (07/01/1979-07/01/2024). (3) Đa dạng hóa các hoạt động hợp tác giữa Bộ Quốc phòng và Quân đội 3 nước. Trong đó, ưu tiên vào các lĩnh vực như: giao lưu, hợp tác giữa các lực lượng bảo vệ biên giới, các quân khu giáp biên, các quân, binh chủng của 3 nước thông qua các cơ chế hợp tác thiết thực như tuần tra chung, trao đổi kinh nghiệm quản lý, bảo vệ biên giới, đấu tranh tội phạm xuyên quốc gia; tăng cường bồi dưỡng học tập ngôn ngữ lẫn nhau giữa các đơn vị đóng quân khu vực biên giới; tổ chức các hoạt động chung giữa Quân đội 3 nước nhằm ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh phi truyền thống. Tiếp tục ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương quốc tế và khu vực, nhất là các cơ chế trong ASEAN như: ADMM, ADMM+; ủng hộ Bộ Quốc phòng Lào đảm nhiệm thành công cương vị Chủ tịch các hội nghị quân sự, quốc phòng ASEAN 2024.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng 3 nước Việt Nam-Lào-Campuchia khẳng định quyết tâm của Bộ Quốc phòng và Quân đội 3 nước luôn đoàn kết, tiếp tục đóng góp tích cực vào vai trò trung tâm của ASEAN, cũng như lập trường chung của ASEAN trong các vấn đề an ninh khu vực.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng 3 nước Việt Nam-Lào-Campuchia đã ký kết Kế hoạch hợp tác quốc phòng năm 2024.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng 3 nước  Việt Nam-Lào-Campuchia đến thăm, tô son Cột mốc biên giới ba nước; chứng kiến lực lượng bảo vệ biên giới 3 nước tuần tra chung, trồng cây hữu nghị, diễn tập Quân y chung của quân đội 3 nước tại khu vực Trạm thu phí Cửa khẩu quốc tế Bờ Y; dự Lễ khánh thành Nhà văn hóa thôn Tà Ka và thăm, tặng quà Trường Tiểu học Bế Văn Đàn (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi).
II. Thông tin chuyên đề
Chuyên đề 1. Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028. (tại đây).
Chuyên đề 2: Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Cuộc gặp gỡ nhân sỹ hữu nghị và thế hệ trẻ hai nước Việt Nam - Trung Quốc. (tại đây).
Chuyên đề 3: Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phu Trọng tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32. (tại đây).
Chuyên đề 4. Phát biểu của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại Quốc hội Nhật Bản. (tại đây).
Chuyên đề 5. Phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm G77 về Biến đổi khí hậu nhân dịp Hội nghị COP28. (tại đây).
Chuyên đề 6: Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bế mạc Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV. (tại đây).
III. Văn bản nghiên cứu
1. Văn bản khối Đảng
1.1. Văn bản của Trung ương
- Chỉ thị số 26-CT/TW, ngày 23-11-2023 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Giáp Thìn năm 2024. (tại đây).
- Kế hoạch số 19-KH/TW, ngày 27-11-2023 của Ban Chấp hành Trung ương thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. (tại đây). 
- Kế hoạch số 20-KH/TW, ngày 28-11-2023 của Ban Chấp hành Trung ương thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới. (tại đây). 
- Kế hoạch số 21-KH/TW, ngày 28-11-2023 của Ban Chấp hành Trung ương thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. (tại đây). 
- Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 34 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. (tại đây).
1.2. Văn bản của tỉnh
- Công văn số 1117-CV/TU, ngày 29-11-2023 về triển khai thực hiện Quyết định số 118-QĐ/TW, ngày 22-8-2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tổ chức và hoạt động của hội quần chúng. (tại đây
- Công văn số 1119-CV/TU, ngày 30-11-2023 của Thường trực Tỉnh uỷ về lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường thực hiện công tác văn thư, lưu trữ và bảo vệ bí mật nhà nước. (tại đây
- Kế hoạch số 117-KH/TU, ngày 01-12-2023 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thực hiện Kết luận số 61-KL/TW, ngày 17-8-2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12-01-2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”. (tại đây
- Kế hoạch số 118-KH/TU, ngày 01-12-2023 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ luân chuyển cán bộ trong ngành Kiểm tra Đảng của tỉnh giai đoạn 2024 – 2025. (tại đây
- Nghị quyết số 23-NQ/TU, ngày 05-12-2023 của Tỉnh ủy về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị năm 2024. (tại đây) 
- Công văn số 1150-CV/TU, ngày 06-12-2023 của Thường trực Tỉnh uỷ về triển khai thực hiện Chỉ thị số 26-CT/TW của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Giáp Thìn năm 2024. (tại đây
2. Văn bản khối chính quyền
2.1. Văn bản của Trung ương
- Nghị định số 83/2023/NĐ-CP, ngày 29-11-2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2018/NĐ-CP, ngày 30-6-2018 về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán. (tại đây)
- Công điện số 1300/CĐ-TTg, ngày 05-12-2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024. (tại đây)
- Chỉ thị số 29/CT-TTg, ngày 06-12-2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm nguồn cung thực phẩm. (tại đây)
- Quyết định số 1591/QĐ-TTg, ngày 08-12-2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi giai đoạn 2023-2030. (tại đây)
- Chỉ thị số 30/CT-TTg, ngày 15-12-2023 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. (tại đây)
- Chỉ thị số 1372/CT-TTg, ngày 15-12-2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, tiết kiệm chi, chủ động điều hành ngân sách nhà nước trong tháng 12 năm 2023 và những tháng đầu năm 2024. (tại đây)
- Công điện số 1376/CĐ-TTg, ngày 17-12-2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. (tại đây)
- Nghị quyết số 218/NQ-CP, ngày 18-12-2023 của Chính phủ về Kế hoạch triển khai thi hành Nghị quyết số 99/2023/QH15, ngày 24-6-2023 của Quốc hội Giám sát chuyên đề về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng. (tại đây)
2.2. Văn bản của tỉnh
- Nghị quyết số 61/NQ-HĐND, ngày 10-12-2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2024. (tại đây)
- Quyết định số 603/QĐ-UBND, ngày 04-12-2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy trình nội bộ trong giải quyết TTHC thuộc lĩnh vực Trồng trọt áp dụng trên địa bàn tỉnh Kon Tum. (tại đây
- Công văn số 4213/UBND-HTKT, ngày 04-12-2023 của UBND tỉnh về việc tăng cường kiểm soát công tác cấp phép xây dựng đối với loại hình nhà ở nhiều căn hộ của hộ gia đình, cá nhân, cơ sở dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao. (tại đây)
- Công văn số 4214/UBND-TTHCC, ngày 04-12-2023 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Công văn số 97/TCTCCTTHC của Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính. (tại đây)
- Công văn số 4216/UBND-KTTH, ngày 04-12-2023 của UBND tỉnh chỉ đạo tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến hết năm 2023. (tại đây)
- Công văn số 4218/UBND-KGVX, ngày 04-12-2023 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý điểm đến trên địa bàn tỉnh. (tại đây)
- Công văn số 4273/UBND-KGVX, ngày 06-12-2023 của UBND tỉnh về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường trong và sau mưa lũ. (tại đây)
- Quyết định số 720/QĐ-UBND, ngày 07-12-2023 của UBND tỉnh phê duyệt Danh sách khách hàng sử dụng điện quan trọng năm 2024 trên địa bàn tỉnh Kon Tum. (tại đây)
- Quyết định số 615/QĐ-UBND, ngày 08-12-2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Trồng trọt áp dụng trên địa bàn tỉnh Kon Tum. (tại đây)
- Công văn số 4329/UBND-NNTN, ngày 12-12-2023 của UBND tỉnh về việc triển khai chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. (tại đây)
- Quyết định số 617/QĐ-UBND, ngày 12-12-2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước tỉnh Kon Tum năm 2024. (tại đây)
- Công văn số 4331/UBND-KGVX, ngày 13-12-2023 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Thông báo số 878-TB/TU, ngày 08-11-2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao hiệu quả công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh. (tại đây)
- Công văn số 4352/UBND-KTTH, ngày 14-12-2023 của UBND tỉnh về việc triển khai Công điện số 1177/CĐ-TTg, ngày 23-11-2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản hiệu quả, an toàn, lành mạnh, bền vững. (tại đây)
- Quyết định số 754/QĐ-UBND, ngày 15-12-2023 của UBND tỉnh công bố công khai dự toán ngân sách năm 2024 của tỉnh Kon Tum. (tại đây)
- Công văn số 4390/UBND-NNTN, ngày 18-12-2023 của UBND tỉnh về việc tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí trên địa bàn tỉnh. (tại đây)
- Công văn số 4400/UBND-KTTH, ngày 18-12-2023 của UBND tỉnh về việc triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm liên quan đến thu NSNN từ nay đến hết năm 2023. (tại đây)
- Quyết định số 749/QĐ-UBND, ngày 18-12-2023 của UBND tỉnh công bố công khai quyết toán ngân sách năm 2022 của tỉnh Kon Tum. (tại đây)
- Công văn số 4407/UBND-HTKT, ngày 19-12-2023 của UBND tỉnh về việc chấn chỉnh công tác quản lý, xử lý vi phạm hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh. (tại đây)
- Quyết định số 66/2023/QĐ-UBND, ngày 20-12-2023 của UBND tỉnh quy định Hệ số điều chỉnh giá đất năm 2024 trên địa bàn tỉnh Kon Tum. (tại đây)
IV. Một số gương người tốt, việc tốt
- Nhiều năm qua, Nghệ nhân ưu tú A Bâu (39 tuổi, thôn Năng Lớn 3, xã Đăk Sao, huyện Tu Mơ Rông) luôn miệt mài giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống văn hóa dân tộc Xơ Đăng. Cùng với việc chơi và truyền dạy kỹ năng chơi chiêng, anh A Bâu còn biết làm nhạc cụ dân tộc. (tại đây)
- Nghệ nhân A Biu (73 tuổi), dân tộc Xơ Đăng, thôn Kei Joi (xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi) được nhiều người biết đến không chỉ là nghệ nhân giỏi đan lát, tạc tượng gỗ mà còn là nghệ nhân chỉnh chiêng giỏi. Dù tuổi đã cao nhưng ông luôn ý thức bảo tồn và truyền dạy cho con cháu bản sắc văn hóa của dân tộc mình. (tại đây)
- Dù đã 86 tuổi, nhưng khi rảnh rỗi hoặc có khách đặt hàng, ông A Đê (ở thôn Kei Joi, xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi) lại tỉ mỉ đan các vật dụng như gùi, nia, rổ bằng tre, lồ ô để bán cho khách. Hơn 70 năm nay, hầu hết các đồ dùng đan lát trong nhà hoặc trong vùng đều do ông làm nên…góp phần bảo tồn nghề truyền thống của cha ông. (tại đây)


Phòng Tổng hợp thông tin thực hiện
 

[1] Theo Báo cáo số 466-BC/TU, ngày 05-12-2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: Giấy phép số 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: Ông Huỳnh Quốc Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
Điện thoại: 0260.3862301
Fax: 0260. 3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Website: http://https://tuyengiaokontum.org.vn/
Văn bản mới

CV.2411.BTGTU

Mời dự Hội nghị Báo cáo viên (trực tuyến) tháng 5-2024

Lượt xem:210 | lượt tải:32

TÀI LIỆU

Hội nghị đánh giá việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị năm 2023-2024

Lượt xem:70 | lượt tải:27

TÀI LIỆU

phục vụ HN quán triệt NQ41 của BCT về vai trò đội ngũ doanh nhân thời kỳ mới

Lượt xem:270 | lượt tải:125

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 65 năm Ngày mở Đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn

Lượt xem:300 | lượt tải:136

CV.2400.BTGTU

dự HN quán triệt Nghị quyết 41 của BCT về vai trò doanh nhân trong thời kỳ mới

Lượt xem:304 | lượt tải:256

TÀI LIỆU

Giao ban báo chí tháng 4-2024

Lượt xem:758 | lượt tải:75

CV.2384.BTGTU

phổ biến, quán triệt, tuyên truyền các chỉ thị của BBT và kế hoạch của BTVTU tháng 4-2024

Lượt xem:1025 | lượt tải:188


bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập122
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm112
  • Hôm nay6,791
  • Tháng hiện tại339,903
  • Tổng lượt truy cập30,871,025
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây