BẢN TIN THÔNG BÁO NỘI BỘ (phục vụ sinh hoạt chi bộ tháng 01-2023) 

BẢN TIN THÔNG BÁO NỘI BỘ (phục vụ sinh hoạt chi bộ tháng 01-2023)

Thứ hai - 26/12/2022 15:42
BẢN TIN THÔNG BÁO NỘI BỘ (phục vụ sinh hoạt chi bộ tháng 01-2023)
A/ ĐỊNH HƯỚNG SINH HOẠT CHI BỘ TRONG THÁNG 
* Thông tin thời sự về tình hình thế giới, trong nước, trong tỉnh; sinh hoạt chính trị, tư tưởng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, địa phương trong tháng[1]…cấp ủy, chi bộ lựa chọn nội dung trong Bản tin Thông báo nội bộ tháng 01/2023 để sinh hoạt. Trong đó, cần tập trung:
1/ Tiếp tục tuyên truyền những nội dung cơ bản, cốt lõi và những điểm mới trong các văn kiện Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII; đồng thời, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, tạo sự thống nhất trong nhận thức, hành động, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong việc lãnh đạo, triển khai thực hiện.
2/ Tuyên truyền, phổ biến: Quy định số 85-QĐ/TW, ngày 07/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương “cán bộ, đảng viên thiết lập và sử dụng trang thông tin điện tử cá nhân trên Internet, mạng xã hội”; Quy định số 86-QĐ/TW, ngày 28/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương về “nhiệm vụ của đảng viên và công tác quản lý đảng viên ở nước ngoài”; Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 26/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương về “phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị- xã hội”; Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 09/11/2022 về “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”; Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 17/11/2022 về “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới”; Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 17/11/2022 về “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Kết luận số 45-KL/TW, ngày 17/11/2022 về “Định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”; Nghị quyết số 138/NQ-CP ngày 25/10/2022 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
3/ Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về nội dung, giá trị, ý nghĩa của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cụ thể hóa Kết luận số 01 -KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính và Chuyên đề toàn khóa “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” (trước khi có Kế hoạch thực hiện chuyên đề năm 2023 của tỉnh). Tuyên truyền Chỉ thị số 19-CT/TW, ngày 18/11/2022 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Quý Mão 2023; tiếp tục quán triệt và thực hiện có hiệu quả Công văn số 654-CV/TU, ngày 13/02/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW, ngày 05/02/2015 của Ban Bí thư Trung ương “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội”; Chỉ thị số 21-CT/TW, ngày 21/12/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”,  tạo khí thế thi đua sôi nổi và quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, kết hợp triển khai tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường; y tế dự phòng, phòng chống dịch bệnh...
4/ Tuyên truyền kết quả nổi bật của các cấp, các ngành, đơn vị, địa phương về các chính sách an sinh xã hội; công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, đấu tranh trấn áp các loại tội phạm, như: vượt biên, buôn bán vận chuyển các mặt hàng cấm, đặc biệt vào dịp tết (như pháo nổ, ma túy…) qua khu vực biên giới, cửa khẩu; thông tin kịp thời tình hình giá cả, kiểm tra, quản lý thị trường, kiểm soát hàng giả, hàng lậu để bình ổn giá cả, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, tăng giá và gian lận trong thương mại; tuyên truyền khuyến khích các doanh nghiệp đưa hàng Việt Nam có chất lượng cao, phục vụ các địa phương trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
5/ Tăng cường tuyên truyền thông tin đối ngoại; công tác bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo; công tác đấu tranh chống âm mưu, hoạt động diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch. Tăng cường tuyên truyền công tác phòng, chống dịch bệnh cho người, công tác tiêm chủng vắc xin các mũi tăng cường cho nhân dân, phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, hạn hán, quản lý bảo vệ tài nguyên, khoáng sản nhất là việc quản lý và sử dụng tiết kiệm nguồn nước nhằm phục vụ cho vụ mùa Đông Xuân; công tác vệ sinh an toàn thực phẩm; an ninh trật tự, an toàn giao thông trong dịp tết ...
B/ TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI BỘ
I- THÔNG TIN THỜI SỰ
1. THẾ GIỚI
2. TRONG NƯỚC
(Tin Thế giới và Trong nước xin xem TẠI ĐÂY)   
3. TRONG TỈNH
3.1. Ngày 2-12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ 10 (mở rộng). Đồng chí Dương Văn Trang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì Hội nghị.
Hội nghị đã cho ý kiến đối với: (1) Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị năm 2022; phương hướng, nhiệm vụ năm 2023; (2) Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng năm 2022; nhiệm vụ trọng tâm công tác kiểm tra, giám sát năm 2023; (3) Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; (4) Việc điều chỉnh cơ cấu Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020-2025; (5) Báo cáo tình hình công tác tài chính năm 2022; (6) Báo cáo những công việc Ban Thường vụ Tỉnh ủy giải quyết từ sau Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đến nay.
Sau 01 ngày làm việc khẩn trương, tích cực, Hội nghị đã hoàn thành nội dung, chương trình đề ra.
Về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị năm 2022; phương hướng, nhiệm vụ năm 2023, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất đánh giá: Trong năm 2022, các cấp, các ngành đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa và tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 03-12-2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh “lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị năm 2022”, đã đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 17.627 tỷ đồng, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2021. Thu ngân sách nhà nước ước đạt 4.000 tỷ đồng, đạt 100% dự toán, bằng 109,32% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 23.191 tỷ đồng, đạt 100,83% kế hoạch và tăng 15,95% so với cùng kỳ. Thu hút 19 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký gần 1.655,6 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 320,8 triệu USD, đạt 118,81% kế hoạch và tăng 10,43% so với cùng kỳ. Thu hút được 1,1 triệu lượt khách, đạt 122,22% kế hoạch và tăng gấp hơn 03 lần so với cùng kỳ với tổng doanh thu ước đạt 265 tỷ đồng, đạt 106% kế hoạch và gấp hơn 03 lần so với cùng kỳ năm trước. Có thêm 08 xã nông thôn mới, đến nay, toàn tỉnh đã có 04 xã nông thôn mới nâng cao (tăng 04 xã so với năm 2021), 02 xã nông thôn mới kiểu mẫu (tăng 02 xã so với năm 2021)... An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định. Công tác xây dựng Đảng đạt nhiều kết quả quan trọng, chất lượng tổ chức đảng và đảng viên tiếp tục được nâng lên.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất ban hành Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị năm 2023 với những chỉ tiêu chủ yếu sau: Tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt từ 10% trở lên. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 4.500 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 27.000 tỷ đồng trở lên (trong đó vốn đầu tư khu vực tư nhân 20.400 tỷ đồng). Thành lập mới 360 doanh nghiệp. Giá trị xuất khẩu 290 triệu USD. Trồng mới: Trên 4.000 ha rừng, tỷ lệ che phủ rừng (có tính cây cao su) đạt 63,12%; 1.100 ha cây ăn quả; 1.000 ha cây Mắc ca; 500 ha Sâm Ngọc Linh; 900 ha cây dược liệu khác. Xây dựng thêm 03 sản phẩm tham gia vào chuỗi giá trị các sản phẩm quốc gia. Có thêm 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Phấn đấu có 1,3 triệu lượt khách du lịch đến tỉnh. Phấn đấu Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) tăng 05 bậc so với năm 2022. Tỷ lệ hộ nghèo giảm ít nhất 4%/năm, riêng các huyện nghèo giảm trên 6%/năm... Từ 71% xã, phường, thị trấn trở lên mạnh về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Kết nạp mới trên 1.000 đảng viên; tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên đạt trên 75%; trên 81% quần chúng được tập hợp vào các đoàn thể chính trị-xã hội; trên 86% thôn trưởng, tổ trưởng tổ dân phố là đảng viên, trên 50% bí thư chi bộ kiêm thôn trưởng, tổ trưởng tổ dân phố.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất với Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; giao Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo bổ sung, hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy trình, quy định. Thống nhất điều chỉnh cơ cấu Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020-2025; giao Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai các bước tiếp theo theo đúng quy trình, quy định, đảm bảo kiện toàn đủ số lượng Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh theo Đề án nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025. Đồng thời, các đồng chí Tỉnh ủy viên thống nhất với Báo cáo tình hình công tác tài chính năm 2022 của Đảng bộ tỉnh và Báo cáo những công việc Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã giải quyết giữa hai kỳ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.
Thay mặt Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các đồng chí Tỉnh ủy viên, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương năng động hơn nữa trong lãnh đạo, chỉ đạo để triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao với quyết tâm cao nhất, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu đã đề ra.
3.2. Chiều 12-12, Tỉnh ủy tổ chức tổng kết nhiệm vụ diễn tập khu vực phòng thủ kết hợp phòng thủ dân sự tỉnh năm 2022. Đồng chí Lê Ngọc Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Diễn tập khu vực phòng thủ kết hợp phòng thủ dân sự tỉnh năm 2022 chủ trì Hội nghị.
Theo đánh giá, cuộc diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh Kon Tum năm 2022 đã thành công tốt đẹp, đạt mục đích, yêu cầu đề ra. Việc tổ chức diễn tập đạt kết quả tốt, đúng tinh thần chỉ đạo của Quân khu V. Cụ thể: (i) Các cuộc họp được tiến hành đúng quy trình, quy định; quá trình điều hành hội nghị của các chủ trì và các sở, ban, ngành của tỉnh đã thể hiện tính sáng tạo, bám sát tình huống và thực tế của tỉnh, kết luận và giải quyết các vấn đề đặt ra tương đối phù hợp; các vai tập tham gia thảo luận sôi nổi, đề xuất các biện pháp sát với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế. (ii) Các nội dung thực binh đã vận dụng đúng đường lối, quan điểm của Đảng, đúng pháp luật, đúng nguyên tắc, tiến hành đúng ý định, thể hiện được chức năng nhiệm vụ của từng lực lượng trong các tình huống đặt ra, đạt mục đích, yêu cầu và bảo đảm tuyệt đối an toàn.
Thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, đồng chí Lê Ngọc Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Diễn tập KVPT tỉnh năm 2022 đề nghị: (i) Các đơn vị, địa phương tiếp tục quán triệt các chủ trương, quy định của Đảng, Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, người lao động về xây dựng KVPT; đề cao tinh thần cảnh giác cách mạng chủ động phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với mọi âm mưu, thủ đoạn chống phủ của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. (ii) Các lực lượng: Công an, Quân sự, Bộ đội Biên phòng chủ động xây dựng kế hoạch xử lý tình huống phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương, bảo vệ vững chắc khu vực phòng thủ tỉnh. (iii) Ban Chỉ đạo diễn tập KVPT các huyện, thành phố giai đoạn 2021-2025 rút kinh nghiệm qua lần diễn tập KVPT tỉnh để chỉ đạo 5 huyện còn lại làm tốt công tác chuẩn bị và tổ chức diễn tập trong năm 2023; trong đó chú trọng công tác bồi dưỡng, tập huấn chuẩn bị nội dung các văn kiện, xây dựng kế hoạch thực binh và thống nhất về trình tự tổ chức các cuộc họp chính.
Nhân dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 26 tập thể và 67 cá nhân có thành tích xuất sắc trong diễn tập KVPT tỉnh năm 2022.
3.3. Chiều 12-12, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Chỉ thị 33-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường xây dựng tổ chức đảng trong các đơn vị kinh tế tư nhân. Đồng chí Nguyễn Văn Hòa - Phó Bí thư Tỉnh ủy chủ trì.
Qua 3 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 33-CT/TW, ban thường vụ các huyện uỷ, thành uỷ, Đảng uỷ Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh đã lãnh đạo các tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) trong đơn vị kinh tế tư nhân (KTTN) thực hiện nhiệm vụ chính trị, xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh, gắn với xây dựng doanh nghiệp phát triển.
Các cấp uỷ, chi bộ trong các đơn vị KTTN đã bám sát chức năng, nhiệm vụ thực hiện tốt công tác phổ biến, học tập nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ; thường xuyên rà soát, bổ sung thực hiện nghiêm quy chế làm việc. Nhiều chủ doanh nghiệp đã ủng hộ, tạo điều kiện để phát triển đảng viên và thành lập tổ chức đảng trong doanh nghiệp ở những nơi có đủ điều kiện, duy trì sinh hoạt Đảng định kỳ. Từ năm 2019 đến tháng 10/2022 đã kết nạp được 51 đảng viên mới trong các đơn vị KTTN. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên trong các doanh nghiệp tư nhân, các cơ sở giáo dục, y tế ngoài khu vực nhà nước ngày càng được quan tâm, chú trọng.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hòa yêu cầu: (i) Các đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong thực hiện Chỉ thị 33-CT/TW đến các tổ chức đảng, tổ chức chính trị xã hội và cán bộ, đảng viên, đặc biệt là chủ doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp, công nhân và người lao động; kịp thời phát hiện những hạt nhân tiên tiến, điển hình để tuyên dương, lan tỏa trên các phương tiện truyền thông đại chúng; xây dựng các mô hình điểm trong triển khai Chỉ thị 33-CT/TW để làm mẫu, nhân rộng. (ii) Tiếp tục thực hiện tốt Kế hoạch 96-KH/TU, ngày 18/6/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị 33-CT/TW; trong đó tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp để xây dựng, củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng trong các đơn vị KTTN, đảm bảo các tổ chức đảng phát huy tốt vai trò theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.
3.4. Chiều 19-12, đồng chí Nguyễn Văn Hòa - Phó Bí thư Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị giao ban Khối Mặt trận và đoàn thể năm 2022 và cho ý kiến đối với chương trình công tác năm 2023 của khối Mặt trận và đoàn thể.
Trong năm 2022, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội đã bám sát và triển khai thực hiện đầy đủ, hiệu quả các nội dung, kế hoạch đề ra. Theo đó, (i) đã tuyên truyền đoàn viên, hội viên và nhân dân chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhất là trong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng để triển khai một số dự án lớn trên địa bàn; thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh ở người và gia súc. (ii) Thực hiện hiệu quả công tác vận động, tiếp nhận, phân bổ các nguồn tiền, hàng của các tổ chức, cá nhân ủng hộ người nghèo, đối tượng chính sách trong các dịp lễ, Tết; xây dựng kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 theo chức năng, nhiệm vụ gắn với thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” và Chỉ thị số 13-CT/TU, ngày 18/3/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về tăng cường lãnh đạo tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ các hủ tục, phong tục không còn phù  hợp trên địa bàn tỉnh”. (iii) Trong năm, Khối Mặt trận và đoàn thể kết nạp mới được 18.890 đoàn viên, hội viên mới và thành lập mới 12 công đoàn ngoài nhà nước, tỷ lệ tập hợp quần chúng vào tổ chức của các đoàn thể đạt 81%.
Trong quý I-2023, Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh tập trung triển khai, thực hiện nhiệm vụ theo chương trình công tác năm 2023 của các đơn vị. Trong đó, chỉ đạo và tổ chức các hoạt động tuyên truyền các ngày lễ lớn của tỉnh, của đất nước; phân công cán bộ, công chức xuống cơ sở nắm bắt tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh trước, trong và sau các ngày lễ, Tết; tổ chức thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, các hộ nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán. Tiếp tục triển khai thực có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh gắn với thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” và tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ các hủ tục, phong tục không còn phù hợp trên địa bàn tỉnh...
Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hòa ghi nhận những kết quả khối Mặt trận và đoàn thể đạt được trong năm và chia sẻ với những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ của khối. Với nhiệm vụ trong năm 2023, đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, cần tập trung chuẩn bị cho Đại hội Hội Nông dân các cấp nhiệm kỳ 2023-2028, Đại hội Công đoàn các cấp nhiệm kỳ 2023-2028; bám sát chương trình công tác năm 2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, qua đó, tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình, cuộc vận động trên địa bàn tỉnh và nhiệm vụ đặt ra; phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội theo Quyết định 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, Quyết định 218- QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban hành quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy rà soát, nắm tình hình tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc để rút kinh nghiệm, triển khai thực hiện tốt hơn trong những năm tiếp theo...
3.5. Từ ngày 7 đến 9-12, HĐND tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026 tiến hành Kỳ họp thứ 4 dưới sự chủ trì của các đồng chí: Dương Văn Trang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Thế Hải - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nghe Minh Hồng - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
Kỳ họp đã tập trung: (i) xem xét đối với các báo cáo của UBND tỉnh, báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023; kết quả thực hiện thu-chi ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán và phương án phân bổ ngân sách địa phương năm 2023; kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2022 và kế hoạch đầu tư công năm 2023. Tiếp tục xem xét, quyết định các nôi dung để các dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia sớm được triển khai, thực hiện...(ii) xem xét các báo cáo giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh; nghe Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri; báo cáo của Thường trực HĐND tỉnh về kết quả giám sát việc trả lời, giải quyết kiến nghị của cử tri; báo cáo của UBND tỉnh về kết quả thực hiện Nghị quyết số 49/NQ-HĐND (ngày 12/7/2022) về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 3 HĐND tỉnh. (iii) tiến hành chất vấn các thành viên UBND tỉnh và người đứng đầu các đơn vị về những vấn đề đang được các đại biểu HĐND tỉnh và cử tri quan tâm. Đồng thời, xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền.
Tại phiên khai mạc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Y Ngọc, thay mặt UBND tỉnh, trình bày báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội năm 2022, phương hướng nhiệm vụ năm 2023 và một số nội dung tờ trình dự thảo Nghị quyết trọng tâm để các đại biểu HĐND xem xét, cho ý kiến (tại đây)
Sau 2,5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Kỳ họp đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Sáng 9-12, trước khi thông qua các nghị quyết của Kỳ họp, HĐND tỉnh đã tiến hành miễn nhiễm, bầu bổ sung Ủy viên UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2021-2026, Hội thẩm nhân dân nhiệm kỳ 2021-2026 theo quy định. Theo đó, trên cơ sở các tờ trình của UBND tỉnh, HĐND tỉnh biểu quyết thống nhất miễn nhiễm Ủy viên UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 đối với đồng chí Đặng Quang Hà-nguyên Chánh Văn phòng UBND tỉnh vì đã được điều động, phân công công tác khác. Với 100% số phiếu tán thành, HĐND tỉnh đã thống nhất bầu bổ sung đồng chí Nguyễn Đăng Trình-Chánh Văn phòng UBND tỉnh là Ủy viên UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2021-2026. Các đại biểu HĐND tỉnh cũng tiến hành biểu quyết miễn nhiệm và bỏ phiếu bầu bổ sung Hội thẩm nhân dân nhiệm kỳ 2021-2026. HĐND tỉnh cũng đã nhất trí biểu quyết thông qua 34 nghị quyết chuyên đề (tại đây), tạo cơ sở pháp lý cho các cấp, các ngành triển khai thực hiện.
Phát biểu bế mạc Kỳ họp, Chủ tịch HĐND tỉnh Dương Văn Trang nhấn mạnh: (1) Dự báo thời gian tới, tình hình kinh tế trong và ngoài nước sẽ còn có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, chúng ta tiếp tục phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức. Vì vậy, UBND tỉnh, thủ trưởng, người đứng đầu các cấp, các ngành cần phát huy cao nhất tinh thần trách nhiệm, sâu sát cơ sở, nắm chắc tình hình, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp đã được xác định, bảo đảm khắc phục nhanh, hiệu quả các hạn chế, yếu kém năm 2022 đã được chỉ ra. Bám sát Nghị quyết của Tỉnh ủy, Nghị quyết của HĐND tỉnh về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2023, kịp thời cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch cụ thể, bảo đảm hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch ngay từ những tháng đầu của năm 2023. (2) Chủ tịch HĐND tỉnh lưu ý, các cấp chính quyền cần quyết liệt hơn nữa, quan tâm hơn trong thực hiện các giải pháp cải thiện các chỉ số về cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao các chỉ số năng lực cạnh tranh. Tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện tốt từng dự án, tiểu dự án thuộc các chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025 và công khai rộng rãi các nghị quyết của Quốc hội, nghị định của Chính phủ và nghị quyết của HĐND tỉnh liên quan đến các chương trình mục tiêu quốc gia. HĐND các cấp quán triệt và thực hiện quy định của Trung ương về hoạt động giám sát. Ngay sau Kỳ họp, HĐND, các cơ quan của HĐND, Tổ đại biểu HĐND các cấp cần khẩn trương xây dựng và tổ chức thực hiện thật tốt chương trình giám sát năm 2023. (3) Đồng chí đề nghị UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các đoàn thể và các cấp, các ngành, các địa phương từ tỉnh đến cơ sở sớm đưa các nghị quyết của HĐND tỉnh đi vào cuộc sống, phát huy tinh thần năng động, sáng tạo và nêu cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, quyết tâm phấn đấu hoàn thành cao nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, tạo tiền đề để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cho cả giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh.
3.6. Chiều 9-12, UBND tỉnh tổ chức họp Phiên thường kỳ tháng 11 đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng, triển khai nhiệm vụ tháng 12 năm 2022. Đồng chí Lê Ngọc Tuấn- Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp.
Trong tháng 11 và 11 tháng vừa qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt, điều hành linh hoạt của UBND tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục ổn định, phát triển và đạt được nhiều kết quả. Nhiều chỉ tiêu kinh tế quan trọng của tỉnh cơ bản đạt, vượt kế hoạch như: Diện tích trồng mới các loại cây trồng như cây ăn quả, mắc ca, sâm Ngọc Linh, cây dược liệu, trồng rừng đều vượt kế hoạch đề ra. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 11 tháng ước đạt tăng 20,42% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu tăng 20,6% so với cùng kỳ; thu hút trên 1 triệu lượt khách du lịch đến tỉnh, đạt 112% kế hoạch. Thu ngân sách lũy kế 11 đạt khoảng 3.622 tỷ đồng, tính đến ngày 20/11, đã giải ngân được 1.642,55 tỷ đồng vốn đầu tư công, cao hơn so với cùng kỳ. Các chế độ, chính sách về an sinh xã hội và giảm nghèo được triển khai đầy đủ, kịp thời; công tác thanh tra, kiểm tra được triển khai nghiêm túc, giải quyết khiếu nại, tố cáo đảm bảo kịp thời, đúng quy định; kỷ luật, kỷ cương hành chính được chú trọng; quốc phòng- an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
Bên cạnh những kết quả đạt được, UBND tỉnh thẳng thắn nhìn nhận những vấn đề còn tồn tại, hạn chế như: Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng một số dự án quan trọng của tỉnh còn chậm; tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công một số dự án, đơn vị, địa phương còn thấp;…
Về thực hiện nhiệm vụ tháng 12/2022, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn yêu cầu thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố rà soát, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ còn lại trong năm 2022; đồng thời, chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý, các ngành, địa phương, đơn vị tăng cường triển khai gắn với kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia năm 2022 trên địa bàn tỉnh; tổ chức tốt Hội chợ Công Thương và Sản phẩm OCOP- Kon Tum 2022; tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn toàn tỉnh đến sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
3.7. Chiều 14-12, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác quốc phòng, quân sự năm 2022 và đề ra nhiệm vụ cho năm 2023. Đồng chí Lê Ngọc Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Năm 2022, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Quân khu 5; UBND tỉnh đã chỉ đạo, điều hành, triển khai toàn diện công tác quốc phòng, quân sự năm 2022, đạt nhiều kết quả, cụ thể như: UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về quốc phòng; xây dựng, củng cố các tiềm lực trong khu vực phòng thủ tỉnh; triển khai thực hiện có hiệu quả Quy chế phối hợp của Chính phủ giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. LLVT tỉnh thường xuyên duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu ở các cấp, nhất là trong các thời điểm diễn ra các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước và địa phương.
Công tác huấn luyện, diễn tập được nâng cao. Công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ năm 2022 đạt 100%. Thực hiện tốt nhiệm vụ đối ngoại quốc phòng, ngoại giao nhân dân, đối ngoại quân sự với tỉnh Rattanakiri, Campuchia và 3 tỉnh Nam Lào. Chỉ đạo LLVT tỉnh đẩy mạnh công tác dân vận gắn với triển khai thực hiện Cuộc vận động “làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững”; xây dựng nhà tặng hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn.
Kết luận hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị và UBND các huyện, thành phố cần tập trung thực hiện một số nội dung như: Triển khai thực có hiện hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên và Tỉnh ủy về nhiệm vụ quốc phòng, quân sự năm 2023; LLVT tỉnh phát huy những thành tích đã đạt được, tiếp tục xây dựng LLVT tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, nêu cao ý chí và trách nhiệm trong thực hiện chức trách được giao.
Chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương đấu trạnh chống lại mọi âm mưu “ diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; phòng chống “ tự diễn biến”, “ tự chuyển hóa; đồng thời, tổ chức triển khai thực hiện công tác quốc phòng, quân sự ở đơn vị, địa phương theo đúng kế hoạch đề ra.
3.8. Theo báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, năm 2022 toàn tỉnh có 6.782 hộ thoát nghèo và 3.409 hộ thoát cận nghèo.
Đầu năm 2022, tổng số hộ nghèo trên địa bàn tỉnh là 21.989 hộ, chiếm 15,32% số hộ dân toàn tỉnh. Số hộ thoát nghèo trong năm là 6.782 hộ, tỷ lệ giảm hộ nghèo là 4,46% (đạt 111,5% kế hoạch đề ra là giảm ít nhất 4%/năm); có 169 hộ cận nghèo trở thành hộ nghèo; 13 hộ tái nghèo; số hộ nghèo phát sinh mới là 594 hộ. Tổng số hộ nghèo đến cuối năm 2022 là 15.943 hộ, chiếm tỷ lệ 10,86% số hộ dân toàn tỉnh (trong đó, có 15.215 hộ nghèo DTTS, 2.193 hộ nghèo không có khả năng lao động và 42 hộ nghèo có thành viên là người có công).
Về hộ cận nghèo, đầu năm 2022, toàn tỉnh còn 9.091 hộ, chiếm 5,90% hộ dân toàn tỉnh. Tổng số hộ thoát cận nghèo trong năm là 3.409 hộ, tương ứng giảm 3,87%. Tổng số hộ cận nghèo đến cuối năm 2022 là 8.857 hộ, chiếm tỷ lệ 6,03% tổng số hộ dân toàn tỉnh (trong đó, có 7.936 hộ cận nghèo DTTS, 633 hộ cận nghèo không có khả năng lao động và 49 hộ cận nghèo có thành viên là người có công).
Qua thống kê, rà soát, Sở Lao động - TBXH đề nghị các địa phương chỉ đạo UBND cấp xã công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình, cấp Giấy chứng nhận hộ nghèo, cận nghèo năm 2022 theo kết quả rà soát đảm bảo đúng qui định; Căn cứ kết quả rà soát, lập danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và đề xuất hỗ trợ Tết người năm 2023; Áp dụng bộ Chỉ số PAPI, PAR INDEX để đánh giá sự hài lòng của người dân trong quá trình triển khai thực hiện công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn và có sự tham gia của người dân, đo lường sự hài lòng của người dân đối với quy trình trình rà soát, bình xét danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo; đăng tải công khai danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên trang TTĐT của địa phương và các phương tiện thông tin đại chúng khác...
3.9. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT, đến nay diện tích trồng rừng tập trung là 5.260,9 ha, đạt 116,9% kế hoạch; đã trồng được hơn 1.586 nghìn cây phân tán, đạt 263,7% kế hoạch
Trong năm 2022, công tác trồng rừng tập trung trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, các ngành chỉ đạo quyết liệt, ý thức trách nhiệm của các đơn vị, địa phương và mọi tầng lớp Nhân dân được nâng lên, người dân đã tích cực hưởng ứng, tham gia công tác trồng rừng, đến nay diện tích trồng rừng tập trung là 5.260,9 ha, đạt 116,9% kế hoạch; đã trồng được 1.586 nghìn cây phân tán, đạt 263,7% kế hoạch. Kết quả trồng và phát triển rừng đã mang lại những hiệu quả nhất định, bước đầu làm thay đổi nhận thức của người dân về trồng, phát triển rừng góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thông qua các hoạt động dự án đã làm thay đổi cách nhìn của người dân trong việc trồng và phát triển rừng, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ, gìn giữ rừng được nâng lên rõ rệt, giảm thiểu suy nghĩ tự do khai thác rừng bừa bãi. 
Bên cạnh những kết quả đạt được còn một số khó khăn như: Tập tục canh tác nương rẫy mùa vụ ngắn ngày, thu nhập nhanh từ nông sản, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân; diện tích đất trồng rừng chủ yếu tập trung manh mún, nhỏ lẻ ở vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện đi lại khó khăn cho hoạt động trồng rừng; mức hỗ trợ cho người dân trồng rừng còn thấp...
Để công tác trồng rừng đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, thời gian tới tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền để người dân nắm rõ quyền lợi, nghĩa vụ khi tham gia trồng rừng bằng nhiều hình thức; vận động, khuyến khích, hướng dẫn người dân đang sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây nông nghiệp ngắn ngày; cây công nghiệp kém hiệu quả kinh tế sang trồng rừng sản xuất, ưu tiên cho người dân tại chỗ tham gia trồng rừng có hưởng lợi. Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, thiết lập hệ thống dữ liệu quản lý rừng và đất rừng thống nhất trên cơ sở ứng dụng công nghệ giải đoán ảnh viễn thám độ phân giải cao, các phần mềm thống kê đảm bảo độ tin cậy cao trong quản lý và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; rà soát, cập nhật hệ thống dữ liệu kiểm kê rừng cho phù hợp với hiện trạng rừng thực tế. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất lượng các loại giống cây trồng lâm nghiệp; thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, dự tính, dự báo dịch hại, đề xuất kịp thời các biện pháp xử lý, hướng dẫn phòng trừ hiệu quả; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, ưu tiên sử dụng giống năng suất và chất lượng cao để trồng rừng.
II- THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ    
Chuyên đề 1. Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Buổi gặp mặt 63 đại biểu Chủ tịch MTTQ cấp xã và Trưởng Ban Công tác MT tiêu biểu trong cả nước về dự Hội nghị biểu dương Chủ tịch MTTQ cấp xã và Trưởng Ban Công tác MT tiêu biểu toàn quốc giai đoạn 2017-2022. (Chi tiết, xin xem tại đây).
Chuyên đề 2. Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng Đồng bằng Sông Hồng. (Chi tiết, xin xem tại đây).
Chuyên đề 3. Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022-2027. (Chi tiết, xin xem tại đây).
Chuyên đề 4. Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Quân chính toàn quân năm 2022, tổng kết công tác quân sự, quốc phòng năm 2022 và triển khai thực hiện chủ trương, quyết nghị của Quân ủy Trung ương về nhiệm vụ năm 2023. (Chi tiết, xin xem tại đây).
Chuyên đề 5. Phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022. (Chi tiết, xin xem tại đây).
Chuyên đề 6. (Tổng hợp) Phát biểu chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng tại Hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt văn kiện, hội nghị Trung ương 6, khóa XIII. (Chi tiết, xin xem tại đây).
C/ VĂN BẢN MỚI
I- VĂN BẢN XÂY DỰNG ĐẢNG
1. VĂN BẢN CỦA TRUNG ƯƠNG   
1.1. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII (số 29-NQ/TW) về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. (xin xem tại đây).
1.2. Chỉ thị của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới”. (xin xem tại đây).
1.3. Kết luận của Ban Bí thư về công tác của Hội Chữ thập đỏ trong tình hình mới. (xin xem tại đây).
1.4. Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 23 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. (xin xem tại đây).
1.5. Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 24 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. (xin xem tại đây).
2. VĂN BẢN CỦA TỈNH      
2.1. Nghị quyết của Tỉnh ủy (số 18-NQ/TU) về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị năm 2023. (xin xem tại đây).
2.2. Quy định của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ (số 746-QĐ/TU) về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử. (xin xem tại đây).
2.3. Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. (xin xem tại đây).
2.4. Chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy (Công văn số 750-CV/TU) về triển khai thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương về tổ chức Tết Quý Mão năm 2023. (xin xem tại đây).
2.5. Thông tin Kỳ họp lần thứ 15 của Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ, nhiệm kỳ 2020-2025. (xin xem tại đây).
II- VĂN BẢN PHÁP QUY
1. VĂN BẢN CỦA TRUNG ƯƠNG       
1.1. Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2022. (xin xem tại đây).
1.2. Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc, cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế. (xin xem tại đây).
1.3. Chỉ thị của Thủ tướng về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. (xin xem tại đây).
1.4. Công điện của Thủ tướng yêu cầu thanh toán đầy đủ lương, thưởng Tết Nguyên đán 2023. (xin xem tại đây).
1.5. Công điện của Thủ tướng về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết và Lễ hội xuân 2023. (xin xem tại đây).
1.6. Nghị định của Chính phủ sửa đổi các Nghị định liên quan đến nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy. (xin xem tại đây).
2. VĂN BẢN CỦA TỈNH   
2.1. Nghị quyết của HĐND tỉnh
* Nghị quyết số 78/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2023. (xin xem tại đây)
* Nghị quyết số 84/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND tỉnh quy định giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi thuộc thẩm quyền quản lý của tỉnh Kon Tum năm 2022. (xin xem tại đây)
* Nghị quyết số 89/2022/NQ-HĐND ngày 12/12/2022 của HĐND tỉnh quy định điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ trên địa bàn tỉnh Kon Tum. (xin xem tại đây)
* Nghị quyết số 93/2022/NQ-HĐND ngày 12/12/2022 của HĐND tỉnh quy định mức phân bổ kinh phí đảm bảo cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật của HĐND, UBND các cấp trên địa bàn tỉnh Kon Tum. (xin xem tại đây)
* Nghị quyết số 96/NQ-HĐND ngày 12/12/2022 của HĐND tỉnh về Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2030. (xin xem tại đây)
* Nghị quyết số 99/2022/NQ-HĐND ngày 12/12/2022 của HĐND tỉnh quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi, quy định vùng nuôi chim yến và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Kon Tum. (xin xem tại đây)
* Nghị quyết số 111/NQ-HĐND ngày 12/12/2022 của HĐND tỉnh về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh. (xin xem tại đây)
2.2. Công văn số 4153/UBND-NNTN ngày 06/12/2022 của UBND tỉnh về việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh năm 2023. (xin xem tại đây)
2.3. Công văn số 4160/UBND-KGVX ngày 07/12/2022 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác thi hành pháp luật về thực hiện các chính sách hỗ trợ dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh. (xin xem tại đây)
2.4. Công văn số 4258/UBND-NNTN ngày 16/12/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc rà soát, triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý phát triển nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. (xin xem tại đây)
2.5. Công văn số 4260/UBND-KGVX ngày 16/12/2022 của UBND tỉnh về việc nghỉ tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2023 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. (xin xem tại đây)
2.6. Công văn số 4282/UBND-KGVX ngày 19/12/2022 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý, chấn chỉnh hoạt động báo chí, tạp chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội trong giai đoạn hiện nay. (xin xem tại đây)
D/ GƯƠNG NGƯỜI TỐT, VIỆC TỐT
1. Thủ lĩnh thanh niên nhiệt huyết. (xin xem tại đây).
2. Nữ cán bộ gương mẫu. (xin xem tại đây).
3. A Túc vượt khó vươn lên. (xin xem tại đây).
4. Y Hoa – cô gái trẻ Xê Đăng dám nghĩ dám làm. (xin xem tại đây).
5. Y Viến - Nữ cán bộ thôn tận tâm với công việc. (xin xem tại đây).
 

Nguyễn Phi Em thực hiện
 

[1] Tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong tháng 01-2023: 60 năm Chiến thắng Ấp Bắc ( 02/01/1963 - 02/01/2023); 77 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (06/01/1946 - 06/01/2023); 73 năm Ngày truyền thống Học sinh - Sinh viên (9/01/1950 - 9/01/2023); 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/01/1973 - 27/01/2023); các hoạt động hướng tới kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2023) và đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023; các hoạt động Kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh Kon Tum (09/2/1913- 09/2/2023).
 
  

 

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: Giấy phép số 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: Ông Huỳnh Quốc Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
Điện thoại: 0260.3862301
Fax: 0260. 3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Website: http://https://tuyengiaokontum.org.vn/
Văn bản mới

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam

Lượt xem:324 | lượt tải:151

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đồng chí Đào Duy Tùng

Lượt xem:408 | lượt tải:347

TÀI LIỆU

Giao ban báo chí quí I-2024

Lượt xem:245 | lượt tải:77

HD.51.BTGTU

Hướng dẫn sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lượt xem:86 | lượt tải:37

TÀI LIỆU

phổ biến, quán triệt Kết luận 72.TW và Chương trình 77.TU (gửi kèm CV 2303-CV/BTGTU)

Lượt xem:636 | lượt tải:722

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú

Lượt xem:718 | lượt tải:300

HD.50.BTGTU

Hướng dẫn sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lượt xem:690 | lượt tải:377


bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay3,005
  • Tháng hiện tại302,112
  • Tổng lượt truy cập30,377,662
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây