Quản lý thông tin báo chí trước thềm Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng 

Quản lý thông tin báo chí trước thềm Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Thứ ba - 04/02/2020 14:37
Trước mỗi kỳ đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới đại hội Đảng toàn quốc, thông tin xấu độc được lan truyền nhiều trên mạng, nếu không được kiểm soát tốt, qua kênh truyền thông chính thống sẽ trở thành dư luận xã hội, rất nguy hại.
Hình minh họa trên Internet
Hình minh họa trên Internet
Năm 2020, tình hình quốc tế sẽ có những diễn biến phức tạp, khó lường. Ở trong nước, các thế lực thù địch tiếp tục khoét sâu vào những tồn tại, bất cập trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước để chống phá ta, nhất là trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hoá, báo chí, thực hiện âm mưu "Diễn biến hoà bình" ngày càng thâm độc, nham hiểm hơn. Cuộc đấu tranh về chính trị, tư tưởng thể hiện trên trận tuyến báo chí, ngày càng trở nên khốc liệt. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và xu hướng toàn cầu hóa kinh tế diễn ra mạnh mẽ, sâu sắc, tạo ra nhiều cơ hội và cả những thách thức. Sự tương tác nhiều chiều trong thông tin, các trào lưu, khuynh hướng tư tưởng xâm nhập vào nước ta ngày càng mạnh mẽ. Năm 2020 là năm diễn ra đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Trước tình hình đó, tăng cường sự quản lý thông tin báo chí là đòi hỏi khách quan và được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của năm 2020.
Bức tranh báo chí năm 2019
Nguồn lực báo chí và những giá trị do báo chí đem lại cho xã hội vô cùng lớn nhưng báo chí đang đứng trước một thực tế, đó là nguồn thu suy giảm mạnh. Năm qua, số lượng phát hành và quảng cáo của báo in tiếp tục giảm. Tổng doanh thu báo chí in là 3508 tỷ, giảm 3,9% so với năm 2018, trong đó doanh thu quảng cáo 1227 tỷ, giảm 5,6% so với năm 2018. Tuy nhiên, năm 2019 tổng doanh thu của báo chí điện tử đạt 1415 tỷ, tăng 13% so với năm 2018, trong đó doanh thu quảng cáo tăng 13,2%. Điều này là tín hiệu lạc quan khi mà chủ trương hỗ trợ báo chí được đưa ra với những giải pháp thiết thực cho quá trình chuyển đổi số trong báo chí, là những nỗ lực của từng cơ quan báo chí tìm kiếm nguồn thu từ hệ sinh thái số; là nhận thức của doanh nghiệp trong nước khi mà báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp.
Năm qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 362 về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Đây là sự kiện báo chí quan trọng trong năm, thể hiện sự quyết liệt của Chính phủ trong việc xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực hiệu quả. Bộ TT&TT đã ban hành Kế hoạch số 1738/KH-BTTTT triển khai sắp xếp các cơ quan báo chí theo Quy hoạch, đồng thời đã hướng dẫn, làm việc trực tiếp và đôn đốc 24 cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí thuộc các hội ở Trung ương thực hiện quy hoạch báo chí trong năm 2019. Mặc dù các cơ quan báo chí đã gửi hồ sơ cấp phép chuyển báo thành tạp chí, nhưng đánh giá tổng thể, việc các cơ quan báo chí thực hiện quy hoạch còn chậm so với tiến độ đề ra.
Báo chí đang phải xoay xở nguồn thu, dẫn đến không ít hiện tượng coi câu view với việc triệt để khai thác, tăng tần suất các thông tin tầm phào, vô bổ, rẻ tiền như một giải pháp kinh tế. Đã có các hoạt động “thúc ép” doanh nghiệp quảng cáo, thậm chí là trở thành chủ trương của không ít tòa soạn khiến môi trường kinh doanh, đầu tư trở nên méo mó, cản trở hoạt động của nhiều doanh nghiệp lành mạnh.
Thực trạng đó đã được chấn chỉnh quyết liệt trong năm qua, với hàng loạt các cuộc thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm. Cục Báo chí đã tiếp nhận qua đường dây nóng 1.766 cuộc điện thoại và 139 thư điện tử. Qua kênh thông tin này, cơ quan quản lý chủ động nhắc nhở, xử lý nghiêm minh nhiều trường hợp vi phạm.
Công tác phối hợp giữa Bộ TT&TT với Ban Tuyên giáo Trung ương và Hội Nhà báo Việt Nam, cùng các Sở TT&TT thống nhất, nhịp nhàng, có hiệu quả, giúp xử lý tốt các vấn đề phát sinh cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành.
Hiệu suất lao động của báo chí tuy không cao nhưng những giá trị do báo chí mang lại vô cùng to lớn. Báo chí tuyên truyền tạo niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng; sự năng động, sáng tạo, quyết liệt của Chính phủ; là hình ảnh Việt Nam tăng trưởng trên các lĩnh vực. Tất cả đang cùng hướng tới tương lai rộng mở. Giá trị vật chất mà báo chí mang lại thậm chí là nhiều tỷ đô, và hơn thế, đó là niềm tin vào thể chế quốc gia đang trên đà cường thịnh.
Theo số liệu của Trung tâm lưu chiểu truyền thông số quốc gia thuộc Cục Báo chí: tính đến ngày 30/11/2019, trong tổng số 15.832.700 tin, bài trên báo chí điện tử thì 24,80% là thông tin tích cực, 9,87% là thông tin tiêu cực, thông tin trung lập chiếm tỉ lệ 65,33%. So với năm 2018, thông tin tiêu cực giảm 6,2%, thông tin tích cực tăng 8,5%. Xu hướng “báo chí tử tế” tăng hơn so với trước đây đã lan truyền đi những năng lượng tích cực trong xã hội.
Quản lý tốt thông tin báo chí trong năm 2020
Những giá trị mà báo chí mang lại cho đất nước là rất to lớn. Nhưng báo chí đang phải đối mặt với những thách thức toàn cầu: Đó là truyền thông xã hội đang tạo ra quyền lực mới của sự ảnh hưởng.
Cùng với đó là sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, với chiêu bài dân chủ, nhân quyền; tận dụng truyền thông xã hội làm công cụ tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng, chống phá chế độ ta, xuyên tạc, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo, gây chia rẽ nội bộ, chia rẽ dân tộc, tôn giáo, loan truyền thông tin giả. Trước mỗi kỳ đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới đại hội Đảng toàn quốc, thông tin xấu độc được lan truyền nhiều trên mạng, nếu không được kiểm soát tốt, qua kênh truyền thông chính thống sẽ trở thành dư luận xã hội, rất nguy hại.
Trong bối cảnh thực hiện Quy hoạch báo chí; báo chí tự chủ; suy giảm quảng cáo; bùng nổ truyền thông xã hội, bằng nỗ lực của mình, các cơ quan báo chí đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách để trở thành lực lượng quan trọng trong công tác thông tin, tuyên truyền.
Do đó, cần tiếp tục phát huy sức mạnh của báo chí trong định hướng dư luận xã hội, tập hợp, đoàn kết, cổ vũ các giai tầng trong xã hội tích cực tiến hành thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2015-2020 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Yêu cầu khách quan đó đòi hỏi hoạt động báo chí phải nâng cao hơn nữa chất lượng chính trị, chất lượng văn hóa, chất lượng giáo dục, hướng báo chí vào mục tiêu giữ vững ổn định chính trị, xây dựng niềm tin xã hội, tiếp tục sự nghiệp đổi mới, từng bước xây dựng con người mới, lối sống mới.
Từ thực tiễn báo chí năm qua và những yêu cầu đặt ra cho năm tới, cần xác định tầm nhìn chiến lược cho báo chí, như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu nhân kỷ niệm 94 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam: “Báo chí phải tìm lại giá trị cốt lõi của mình, phải có tính cách mạng, đồng thời nhận một sứ mệnh mới là chống các tin giả, tin xấu, độc hại”
“Dòng chảy chính mà báo chí đang mang đến cho đất nước, đó là sự đồng thuận và tạo niềm tin mãnh liệt hơn của xã hội, của người dân vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước”
Để “phát huy những giá trị cốt lõi của báo chí cách mạng, tạo niềm tin xã hội”, trong năm 2020 cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
Một là, hoàn thành quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc giai đoạn 1 ( gồm báo chí thuộc các Bộ, ngành, địa phương). Phát huy cách làm có hiệu quả như đã thực hiện với 24 cơ quan chủ quản thuộc hội trung ương; tập trung tháo gỡ những vướng mắc; làm việc với cơ quan chủ quản, tổng biên tập, cấp ủy để đả thông tư tưởng.
Hai là, cùng với sự quan tâm của nhà nước cần tận dụng các nguồn lực trong xã hội để chung tay xây dựng niềm tin xã hội. “Quỹ phát triển báo chí” dự kiến ra đời trong năm 2020, trên cơ sở hoàn toàn xã hội hóa để hỗ trợ báo chí trong giai đoạn sau quy hoạch, tập trung hỗ trợ chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ mới; để bồi dưỡng, tập huấn cho phóng viên, biên tập viên; tuyên truyền xây dựng hình ảnh quốc gia. “Dự án hỗ trợ phát triển báo chí Việt Nam giai đoạn 2020-2014” đã được công ty Vinamil hỗ trợ 25 tỷ đồng. Sẽ có nhiều doanh nghiệp như thế sẵn lòng gây quỹ khi hiểu về tầm nhìn xây dựng niềm tin xã hội mà báo chí mang lại.
Ba là, đầu tư cho các cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực (Truyền hình Việt Nam, Đài TNVN, TTXVN, Báo Nhân dân, Báo Công an nhân dân, Báo Quân đội nhân dân) để giữ vai trò chi phối, giữ nhịp, định hướng thông tin; làm tốt công tác đấu tranh phản bác tin giả, tin xấu, độc hại.
Bốn là, hoàn thiện hành lang pháp lý để báo chí phát triển, đồng thời bổ sung quy định quản lý chặt chẽ; đề xuất sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Báo chí 2016; sửa Thông tư 48 về cấp phép hoạt động báo chí để khắc phục tình trạng “báo hóa tạp chí”
Năm là, định hướng báo chí lan tỏa nội dung tích cực. Công tác chỉ đạo, quản lý thông tin cần được tăng cường trên cơ sở vận hành tốt Trung tâm lưu chiểu dữ liệu truyền thông số quốc gia để đo lường, đánh giá chuyên sâu xu hướng thông tin, nội dung báo chí, nhất là trong thời gian diễn ra đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
Sáu là, Bộ sẽ kết nối đường dây nóng các bộ, ngành, địa phương để quản lý chặt chẽ hoạt động của phóng viên, kịp thời xử lý thông tin xấu độc, cung cấp thông tin cho báo chí, xử lý khủng hoảng truyền thông.
Bảy là, chỉ đạo báo chí mở các chuyên trang, chuyên mục đấu tranh phản bác thông tin xấu độc; công bố thông tin giả trên báo chí.
Tám là, hoàn thiện cơ sở dữ liệu phóng viên, nhà báo, cộng tác viên, từ đó kết nối địa phương để biết, đánh giá, xử lý.
Chín là, tập huấn cho đội ngũ làm công tác truyền thông chuyên trách các bộ, ngành, địa phương; tập huấn cho báo chí tuyên truyền về đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới đại hội đảng toàn quốc lần thứ XIII.
(Trích: Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2020 Bộ TTTT, Tổng hợp tham luận Bộ TTTT tổng kết năm 2019).

Đỗ Đức Thành
(Gđ TT CNTT và TT, Sở TT&TT Kon Tum)
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

CV.1500.TU

Triệu tập HN trực tuyến quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW; báo cáo tình hình KTXH năm 2024 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế

Lượt xem:381 | lượt tải:234

TÀI LIỆU

phục vụ giao ban báo chí tháng 11-2024

Lượt xem:95 | lượt tải:79

CV.2759.BTGTU

về định hướng triển khai Giải Búa liềm vàng của Đảng bộ tỉnh lần thứ V-năm 2025.

Lượt xem:156 | lượt tải:125

KH.175.TU

tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

Lượt xem:117 | lượt tải:219

TÀI LIỆU

giao ban báo chí tháng 10-2024

Lượt xem:202 | lượt tải:158

NQ.26.TU

về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị 3 tháng cuối năm 2024.

Lượt xem:1226 | lượt tải:226

ĐỀ CƯƠNG

Tuyên truyền Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng - Người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên (20/10/1914 - 20/10/2024).

Lượt xem:1444 | lượt tải:652
 
pxyk2025
 
bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập81
  • Hôm nay15,007
  • Tháng hiện tại214,521
  • Tổng lượt truy cập34,567,880
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT, ngày 25 tháng 9 năm 2024
Chịu trách nhiệm: ông Nguyễn Trung Hải, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
SĐT: 0260.3862301     Fax: 0260.3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây