Đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu rõ hơn việc cho đốt pháo hoa theo Nghị định 137 

Đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu rõ hơn việc cho đốt pháo hoa theo Nghị định 137

Thứ hai - 18/01/2021 10:12
Đa số người dân bày tỏ niềm vui, sự phấn khởi trước việc Chính phủ cho phép sử dụng pháo theo nội dung Nghị định 137. Tuy nhiên, cần tuyên truyền để người dân nhận thức được thế nào là pháo hoa và cách được sử dụng pháo hoa an toàn, phù hợp, tránh những hiểu lầm dẫn đến việc người dân mua, bán, tàng trữ, sử dụng pháo hoa nổ trái phép.
Đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu rõ hơn việc cho đốt pháo hoa theo Nghị định 137
Ngày 27/11/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo. Nghị định có hiệu lực từ ngày 11/01/2021 và thay thế Nghị định 36/2009. Theo đó, tại điều 17, Nghị định cho phép: (1) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật; (2) Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Đa số người dân bày tỏ niềm vui, sự phấn khởi trước việc Chính phủ cho phép sử dụng pháo theo nội dung Nghị định 137. Nhiều người cho rằng, trong đời sống văn hóa của người Việt Nam, đốt pháo là một tập tục đẹp có từ lâu đời. Do tính chất nguy hiểm của việc sản xuất, buôn bán và sử dụng pháo nên tập tục ấy không còn phù hợp trong xã hội hiện đại. Hơn 26 năm qua, kể từ khi thực hiện Chỉ thị số 406-TTg, ngày 08/8/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo; với sự đồng thuận của toàn dân, tập tục này cơ bản đã không còn tồn tại trong đời sống xã hội. Dù vậy, trong tâm khảm các thế hệ người dân vẫn nhớ hình ảnh, âm thanh của tiếng pháo trong thời khắc đón năm mới hay trong các sự kiện quan trọng của đời người. Bên cạnh đó, theo quan niệm của người Việt Nam, ánh sáng của pháo hoa tượng trưng cho mặt trời, lửa, nguồn sống, khiến tinh thần, tâm linh con người cảm thấy yên ổn, sản xuất nông nghiệp tạo mưa thuận gió hòa, ổn định; vì vậy, dịp Tết, đầu Xuân nên có pháo để tạo không khí vui vẻ, phấn khởi cho các gia đình, tổ chức. Việc Chính phủ cho phép tổ chức, cá nhân sử dụng pháo hoa theo Nghị định 137, đã đáp ứng nhu cầu của đại đa số nhân dân.
Tuy nhiên, một số người dân cũng bày tỏ lo lắng trước việc nới lỏng sử dụng pháo sẽ gây hệ lụy khó lường. Trong những năm gần đây, cứ gần đến dịp Tết Nguyên đán, một số người dân đã mua pháo lậu của các nước như: Trung Quốc, Thái Lan đem về Việt Nam để bán hoặc đốt ở trong nhà gây cháy nổ, thương tích, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội. Hành vi đốt pháo không chỉ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự mà còn tiềm ẩn nguy cơ gia tăng tình trạng buôn lậu pháo, ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe của nhân dân. Người dân bày tỏ, để Nghị định 137 của Chính phủ được thực hiện nghiêm, bảo đảm cao nhất tính hiệu lực và hiệu quả trong cuộc sống, các ban, ngành, cơ quan chức năng cần đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong việc thực hiện đúng quy định của Nghị định 137.
Để giúp người dân nhận thức đúng về những quy định mới trong Nghị định 137 liên quan đến vấn đề đốt pháo, trong thời gian tới, công tác tuyên truyền cần chú ý một số nội dung sau:
Một là, tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu rõ hơn các quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP; đặc biệt cần tuyên truyền cho người dân nhận thức được thế nào là pháo hoa và cách được sử dụng pháo hoa an toàn, phù hợp, tránh những hiểu lầm dẫn đến việc người dân mua, bán, tàng trữ, sử dụng pháo hoa nổ trái phép. 
Hai là, các cơ quan báo chí cần tăng cường công tác thông tin, định hướng nhận thức cho các tầng lớp nhân dân thực hiện nghiêm túc quy định cấm đốt pháo nổ, thực hiện nếp sống văn minh, an toàn trong các dịp lễ, Tết.
Ba là, theo dõi, nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm trạng, dư luận của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vấn đề cho phép đốt pháo hoa không nổ theo Nghị định 137; kịp thời định hướng dư luận và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.


Bài, ảnh: Nguyễn Phi Em
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

TÀI LIỆU

phục vụ giao ban báo chí quí III năm 2024

Lượt xem:448 | lượt tải:73

HD.168.BTGTW

Hướng dẫn 168-HD/BTGTW tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

Lượt xem:842 | lượt tải:69

CT.16.UBND

về xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030.

Lượt xem:1394 | lượt tải:63

QĐ.1309.TU

về việc thành lập Ban Chỉ đạo phát triển nhà ở xã hội và thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Lượt xem:1654 | lượt tải:51

QĐ.1308.TU

Thành lập các Tổ chỉ đạo đại hội đảng bộ cấp huyện và tương đương nhiệm kỳ 2025-2030.

Lượt xem:150 | lượt tải:79

TÀI LIỆU

giao ban báo chí tháng 8-2024

Lượt xem:1809 | lượt tải:94

CV.2598.BTGTU

V/v hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Đất đai năm 2024

Lượt xem:330 | lượt tải:153
 
pxyk2024
 
bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập58
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm55
  • Hôm nay7,768
  • Tháng hiện tại68,774
  • Tổng lượt truy cập33,281,520
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: ông Nguyễn Trung Hải, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
SĐT: 0260.3862301     Fax: 0260.3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây