Vài suy nghĩ về tên gọi di tích lịch sử ngục Kon Tum 

Vài suy nghĩ về tên gọi di tích lịch sử ngục Kon Tum

Thứ ba - 24/09/2024 19:52
Di tích lịch sử ngục Kon Tum được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 1288/VH-QĐ, ngày 16-11-1988.
Di tích lịch sử ngục Kon Tum hiện tại.
Di tích lịch sử ngục Kon Tum hiện tại.
Từ khi được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia đến nay đã gần 36 năm, nhiều người vẫn quen gọi địa chỉ di tích bằng tên ngục Kon Tum hoặc nhà lao Kon Tum. Hiện nay, cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum đang xây dựng hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định xếp hạng Di tích lịch sử ngục Kon Tum là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. Vì vậy một số người đặt câu hỏi, tên gọi ngục Kon Tum, nhà lao Kon Tum hay nhà tù Kon Tum là chính xác?
Trở lại vấn đề lịch sử hình thành di tích. Ngục Kon Tum (Prison de Kon Tum), sau này còn gọi là Lao trong, nằm gần đường 14 (vị trí nhà lao hiện nay nằm ở đường Trương Quang Trọng, thành phố Kon Tum). Ban đầu làm không kiên cố, bốn dãy nhà liền nhau thành một hình vuông kiểu pháo đài Vôbăng (Vauban) của Pháp. Mặt trước của bốn dãy nhà đều hướng vào một sân rộng mỗi chiều 18m. Nhà lợp ngói, tường đất, xung quanh không có tường cao, hàng rào đơn giản không chắc chắn lắm. Cả khu vực nhà lao chỉ có một cửa ra vào và hai chòi gác cao, lính gác có thể quan sát hết toàn khu vực. Những hoạt động của tù nhân trong sân và các phòng giam đều nằm trong tầm nhìn của lính gác ở hai chòi quan sát. Ngăn cách giữa sân với các phòng giam là hàng rào chắn song bằng gỗ dày, cứng chắc. Mỗi nhà giam có chiều rộng 3,5m, trong đó dành 2m lát ván nằm cho tù nhân, 1,5m là đường đi lại. Nơi vệ sinh chung của các tù nhân được bố trí ngay cuối sạp nằm và không có tường che kín. Mỗi nhà lao có ba gian nhà lao phạt tương đối kiên cố để giam giữ những người tù án nặng, những người chúng gọi là nguy hiểm. Ngục Kon Tum lúc đầu chỉ giam giữ những người địa phương bị thực dân Pháp ghép vào “tội” chống đối, hoặc vi phạm “pháp luật” của chúng. Lúc đó, đội quân cai quản nhà lao cũng ít, chỉ có mấy đội, cai và một số lính khố xanh. Từ những năm 1929, 1930 đến năm 1934, đây là nơi giam giữ (đày) những người tù chính trị bị kết án nặng như: Ngô Đức Đệ, Hồ Tùng Mậu,Trương Quang Trọng, Lê Văn Hiến...Mục đích của thực dân là đày những người tù chính trị đến nơi rừng thiêng, nước độc, sử dụng làm lao động khổ sai trên các công trường làm đường để khai thác thuộc địa và áp dụng chính sách cai trị hà khắc, tàn độc để giết dần, giết mòn họ. Vì thế, hàng trăm tù chính trị đã ngã xuống trên công trường làm đường 14 (nay là đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Kon Tum). Khi vào mùa mưa, chúng đem tù nhân về lại ngục Kon Tum. Số lượng tù chính trị lại tăng nhiều nên đầu năm 1931 chúng làm thêm nhà lao (gọi là Lao ngoài).
Tra tìm hệ thống các nhà tù do thực dân Pháp xây dựng, được biết, từ cuối thế kỷ XIX đến những thập niên đầu thế kỷ XX, để giam cầm, đàn áp những người chống đối chính quyền thực dân, Pháp lập lên hệ thống nhà tù ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam. Trước tiên phải kể đến địa ngục trần gian là nhà tù Côn Đảo, nhà tù Hỏa Lò, nhà tù Sơn La, nhà tù Lao Bảo, nhà đày Buôn Mê Thuột, khám lớn Chí Hòa,... là những nhà tù nổi tiếng ở Việt Nam thời kỳ này. Bên cạnh đó là hệ thống nhà tù ở các tỉnh, thành khác như, nhà lao Thừa Phủ, nhà lao Vinh,... hầu hết nhà tù  ban đầu chỉ giam giữ những người bị kết án tại chỗ, về sau đều là nơi đày ải những tù chính trị từ nơi khác đến với chế độ ngày càng hà khắc hơn. Ngục Kon Tum cũng là một nơi như thế.
Tên gọi và thực tế quá trình sử dụng hệ thống các nhà tù trên cho thấy, tên gọi nhà tù không thể hiện cấp độ nhà tù (không thể hiện qui mô lớn hay nhỏ, giam giữ tù án nặng hay nhẹ) mà về sau đều từng là nơi giam giữ những người tham gia cách mạng bị chúng kết án, giam giữ, đày ải. Ví dụ như nhà tù Hỏa Lò, là nhà tù do thực dân Pháp xây dựng và tên gọi lúc bấy giờ dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt là “ngục thất Hà Nội”. Đây là nơi giam giữ những người Việt Nam yêu nước. Tại đây, chúng sử dụng các hình phạt nặng nề và hiểm độc nhất với các tù nhân.
Trở lại ngục Kon Tum, lúc đầu cùng chỉ giam giữ thường phạm, về sau là nơi giam giữ những chiến sĩ cách mạng từ các tỉnh đày đến. Nếu đánh giá mức độ hà khắc với các tù nhân thì ngục Kon Tum cũng như các nhà tù Sơn La, Lao Bảo, nhà đày Buôn Mê Thuột,... Qua tra cứu tài liệu hồi ký của các đồng chí lão thành cách mạng từng bị giam giữ tại đây như: đồng chí Ngô Đức Đệ, Lê Văn Hiến, hoặc cụ Huỳnh Đăng Thơ  (bản thân từng là cai đội tại ngục Kon Tum, sau đó trở thành chiến sĩ cách mạng)...  cho thấy, ngục Kon Tum còn được sử dụng bằng các tên gọi khác, như:  Nhà đày Kon Tum, nhà tù Kon Tum, tù Kon Tum, lao Kon Tum, ngục Kon Tum, nhà ngục Kon Tum, nhà lao Kon Tum,.... Trong hồi ký của đồng chí Võ Văn Dật, Võ Thị Hồng Sâm, Võ Thúc Đồng, là những lão thành cách mạng tham gia giành chính quyền và xây dựng chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám tại tỉnh Kon Tum, đều dùng từ ngục Kon Tum. Hay trong các tài liệu văn bản của thực Pháp thời kỳ này, dịch sang tiếng Việt đều là nhà ngục Kon Tum, ngục Kon Tum.
Sau này, tại Quyết định số 1288/VH-QĐ, ngày 16-11-1988 của Bộ Văn hóa về công nhận di tích lịch sử thì tên gọi di tích là Di tích lịch sử ngục Kon Tum. Và gần đây tại Quyết định số 1384/QĐ-CTN của Chủ tịch nước CHXHCNVN về phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đối với tập thể những chiến sĩ cách mạng bị giam giữ tại ngục Kon Tum, đều ghi là ngục Kon Tum.
Như vậy, theo ý kiến cá nhân thì di tích lịch sử ngục Kon Tum nên được gọi nhất quán theo văn bản, tài liệu từ trước đến nay của cơ quan Nhà nước là Di tích lịch sử ngục Kon Tum. Còn các tên gọi khác là nhà lao, nhà ngục hay nhà tù đều là danh từ chung, đồng nghĩa. Nhưng, có một hiện thực lịch sử không thể chối cãi: Đây từng là nơi đày những người tù chính trị bị kết án nặng từ các tỉnh khác đến (đày họ nơi rừng sâu núi thẳm để giết dần, giết mòn họ)... Và, cũng chính tại nơi đây, vượt qua sự hà khắc, tàn bạo của thực dân; bằng trái tim, khối óc và ý chí kiên cường, các chiến sĩ cách mạng đã gây dựng nên tổ chức Đảng cộng sản đầu tiên tại tỉnh Kon Tum, là cơ sở cho sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Kon Tum ngày nay. Với hiện thực như thế, di tích lịch sử ngục Kon Tum xứng đáng được công nhận là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.


Bài, ảnh: Trần Thị Sáu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

TÀI LIỆU

Tài liệu giao ban báo chí quý I-2025

Lượt xem:229 | lượt tải:161

HD.01.BTGDVTU

Hướng dẫn tuyên truyền phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

Lượt xem:511 | lượt tải:276

CV.25.BTGDVTU

V/v triển khai hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến “Tự hào Việt Nam” Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lượt xem:296 | lượt tải:243

TÀI LIỆU

Cuộc thi tìm hiểu lịch sử chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2025

Lượt xem:547 | lượt tải:344

ĐỀ CƯƠNG

Tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum và 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. (gửi kèm Công văn số 09-CV/BTGDVTU)

Lượt xem:343 | lượt tải:170

HD.01.BTGDVTW

về hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Lượt xem:838 | lượt tải:181

KL.127.TW

Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Lượt xem:668 | lượt tải:233
banner 5
  
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập96
  • Hôm nay24,285
  • Tháng hiện tại945,499
  • Tổng lượt truy cập38,083,015
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO VÀ DÂN VẬN TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: 689/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 3 năm 2025
Chịu trách nhiệm: ông Nguyễn Minh Tuấn, Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
SĐT: 0260.3862301     Fax: 0260.3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây