Toàn quốc kháng chiến - Quyết định đúng đắn, kịp thời của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh 

Toàn quốc kháng chiến - Quyết định đúng đắn, kịp thời của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thứ hai - 19/12/2016 22:46

Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trước bối cảnh đó, Việt Nam cần hòa bình để kiến thiết đất nước, vì vậy Chính phủ ta đã kiên trì giải quyết mối quan hệ bang giao hòa bình và hợp tác với Chính phủ Pháp. Việt Nam đã phải nhân nhượng Ký Hiệp định Sơ bộ ngày 06-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946. Chúng ta càng nhân nhượng thì thực dân Pháp càng lấn tới. Những người cầm đầu Chính phủ Pháp lúc bấy giờ đều có một quyết tâm chung là giành lại quyền thống trị của chúng tại Việt Nam và toàn bộ bán đảo Đông Dương với bất cứ giá nào.

Hiệp định Sơ bộ vừa mới ký kết đã bị thực dân phản động Pháp phản bội. Chúng liên tiếp tổ chức các cuộc hành binh, tấn công lấn chiếm các phòng tuyến của quân ta ở Nam bộ và Nam Trung bộ; trắng trợn phá hoại làm cho các cuộc đàm phán ngoại giao giữa Việt Nam và Pháp không đạt được kết quả. Chúng lập ra cái gọi là “Chính phủ Nam kỳ tự trị”, nhằm âm mưu tách Nam kỳ ra khỏi Việt Nam thống nhất. Quân đội Pháp đánh chiếm, giành quyền kiểm soát tại Hải Phòng, Lạng Sơn. Tháng 11-1946, chúng bắt đầu mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược trên quy mô lớn và quyết liệt đối với miền Bắc. Đầu tháng 12-1946, thực dân Pháp tăng thêm quân, chiếm đóng trái phép ở Đà Nẵng và Hải Dương, đưa thêm viện binh đến Hải Phòng, mở rộng đánh chiếm Đồ Sơn, Đình Lập và liên tiếp gây nhiều xung đột, khiêu khích ở Hà Nội.

Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã khẩn trương chuẩn bị song vẫn kiên trì tìm cách duy trì hòa bình, tránh cuộc chiến tranh xảy ra. Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố rõ lập trường của Việt Nam với báo chí Pháp: “Đồng bào tôi và tôi thành thực muốn hòa bình… Chúng tôi không muốn chiến tranh… Nước Việt Nam cần kiến thiết, nước Việt Nam không muốn là nơi chôn vùi hàng bao nhiêu sinh mạng. Nhưng cuộc chiến tranh ấy, nếu người ta buộc chúng tôi làm thì phải làm…Nước pháp có những phương tiện ghê gớm và cuộc chiến tranh sẽ khốc hại, nhưng dân tộc Việt Nam đã sẵn sàng chịu đựng tất cả, chứ không chịu mất tự do. Dù sao tôi mong rằng chúng ta sẽ không đi đến cách giải quyết ấy. Cả nước Pháp lẫn nước Việt Nam đều không phí sức gây ra một cuộc chiến tranh khốc hại và nếu phải kiến thiết trên đống hoang tàn thì thật là một điều tai hại”.

Hồ Chí Minh đã gửi lời kêu gọi các nước Anh, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Liên Xô và các thành viên Liên Hợp quốc, trong đó nêu rõ thiện chí hòa bình và ý chí quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Người cũng đã liên tiếp gửi thư cho Chính phủ, Quốc hội và Thủ tướng Pháp và cử phái viên gặp gỡ với những người cầm đầu Pháp ở Đông Dương, tìm cách cứu vãn hòa bình, tránh đổ máu. Song mọi cố gắng của Việt Nam đều vô hiệu. Thực dân Pháp coi nguyện vọng hòa bình của Chính phủ Việt Nam là biểu hiện của sự yếu kém nên chúng càng lấn tới.

Giữa tháng 12-1946, quân đội Pháp liên tiếp nổ súng, ném lựu đạn vào nhiều nơi ở Hà Nội, gây ra cuộc tàn sát đẫm máu ở phố Hàng Bún và phố Yên Ninh. Ngày 18-12-1946, chúng gửi tối hậu thư đòi chiếm đóng Sở Tài chính, đòi ta phải dỡ bỏ mọi công sự và chướng ngại vật trên các đường phố Hà Nội. Chúng tuyên bố nếu những yêu cầu trên không được thực hiện thì chậm nhất vào sáng ngày 20-12-1946 quân Pháp sẽ chuyển sang hành động. Tình thế khẩn cấp đòi hỏi Đảng, Nhà nước, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh phải có một sự lựa chọn lịch sử, phải kịp thời có quyết định chiến lược để chuyển xoay vận nước đang lâm nguy.

Ngày 17-12-1946, Hội đồng Chính phủ đã họp thông qua tình hình quân sự diễn ra ở Hải Phòng, Lạng Sơn, Đà Nẵng cùng âm mưu mở rộng chiến tranh ở Hà Nội và các nơi khác của thực dân Pháp. Ngày 18 và 19-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng do Hồ Chí Minh chủ trì đã quyết định chủ trương phát động cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên phạm vi cả nước và đề ra chủ trương, đường lối kháng chiến của Đảng; đồng thời điện cho các chiến khu, các tỉnh ủy chỉ thị “Tất cả hãy sẵn sàng”.

Đúng 20 giờ, ngày 19-12-1946, tín hiệu bắt đầu cuộc kháng chiến trong toàn quốc đã được phát ra. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp đã công bố mệnh lệnh chiến đấu, hạ lệnh cho toàn thể các lực lượng vũ trang phải nhất tề đứng dậy, phải xông tới mặt trận giết giặc cứu nước. Chấp hành mệnh lệnh chiến đấu, công nhân nhà máy đèn Bờ Hồ (Hà Nội) phá máy, đèn điện toàn thành phố phụt tắt. Quân dân thủ đô nổ súng, mở đầu cuộc kháng chiến trong toàn quốc.

Ngay giữa lúc tiếng súng kháng chiến đang rền vang ở Hà Nội và trên toàn quốc, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh được truyền đi khắp cả nước. Tiếp đến, ngày 21-12-1946, Người gửi thư đến nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và nhân dân các nước đồng minh nói rõ mục tiêu và ý chí đấu tranh vì độc lập tự do của Việt Nam.

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tiếng gọi của non sông đất nước, động thấu trái tim và khối óc của mọi người dân Việt Nam yêu nước, khơi dậy mạnh mẽ chủ nghĩa dân tộc, truyền thống anh hùng bất khuất, làm cho cả nước đứng lên chiến đấu bằng sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ của người Việt Nam với mọi thứ vũ khí sẵn có, với một ý chí “ quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến là bản cương lĩnh kháng chiến mang tính khái quát, chứa đựng tư tưởng, quan điểm, đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, lâu dài, tự lực cánh sinh và nhất định thắng lợi.

Quyết tâm phát động kháng chiến toàn quốc theo quan điểm chiến tranh nhân dân là một quyết định đúng đắn, kịp thời và là điểm xuất phát cơ bản cho mọi chiến thắng. Từ đây, Đảng, Nhà nước và quân đội Việt Nam dân chủ cộng hòa tiến hành tổ chức cuộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp xâm lược toàn diện trên các mặt trận chính trị, ngoại giao và quân sự. Trong đó, chú trọng xây dựng, tổ chức lực lượng vũ trang nhân dân; phát triển chiến tranh du kích rộng khắp, tiến dần lên chiến tranh chính quy, tạo sự đối trọng với địch trên mặt trận quân sự để làm nên những thắng lợi to lớn trong Chiến dịch Thu-Đông (1947), Biên giới (1950) và cuối cùng là Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử (1954), buộc thực dân Pháp phải đặt bút ký Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt hoàn toàn chiến tranh ở Miền Bắc Việt Nam.

Ngô Đức Hải

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

HD.01.BTGDVTU

Hướng dẫn tuyên truyền phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

Lượt xem:69 | lượt tải:66

CV.25.BTGDVTU

V/v triển khai hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến “Tự hào Việt Nam” Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lượt xem:119 | lượt tải:178

TÀI LIỆU

Cuộc thi tìm hiểu lịch sử chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2025

Lượt xem:170 | lượt tải:172

ĐỀ CƯƠNG

Tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum và 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. (gửi kèm Công văn số 09-CV/BTGDVTU)

Lượt xem:140 | lượt tải:75

HD.01.BTGDVTW

về hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Lượt xem:355 | lượt tải:97

KL.127.TW

Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Lượt xem:342 | lượt tải:177

HD.64.BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum (16/3/1975- 16/3/2025)

Lượt xem:113 | lượt tải:83
 
pxyk2025
 
bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập77
  • Hôm nay34,066
  • Tháng hiện tại614,732
  • Tổng lượt truy cập36,948,407
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO VÀ DÂN VẬN TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT, ngày 25 tháng 9 năm 2024
Chịu trách nhiệm: ông Nguyễn Minh Tuấn, Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
SĐT: 0260.3862301     Fax: 0260.3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây