Những sự kiện lịch sử tháng 4 và tháng 5 ở Kon Tum 

Những sự kiện lịch sử tháng 4 và tháng 5 ở Kon Tum

Thứ hai - 20/06/2016 23:08

I- Những sự kiện lịch sử tháng 4 ở Kon Tum

Ngày 13-4- 1916: Thành lập Trường Kon Tum  (Trường công lập đầu tiên)

Để thực hiện việc dạy học cho con em quan chức và các chủ làng, ngày 13- 4-1916, trường công lập Kon Tum được thành lập. Trường có 2 nhà làm phòng học. Ông Ưng Điển là người được giao nhiệm vụ  trợ giáo, quy tụ về được 17 học trò trẻ con (độ tuổi bắt đầu tiểu học).

Đến tháng 6-1916, trường Kon Tum tuyển thêm 41 học trò người dân tộc thiểu số (DTTS) và 17 học trò An Nam (người Kinh).

Đây là cơ sở trường học công lập đầu tiên ở Kon Tum. Từ cơ sở ban đầu này, đến 1921, Trường có thêm 2 lớp nhì, được 112 học trò (21 học trò DTTS là con các chủ làng ở nội trú cùng với 29 học trò An Nam). Năm 1924, Trường tiếp tục làm thêm 2 lớp dạy tiếng Ba Na và Gia Rai cho học sinh DTTS, có thầy trợ giáo là người DTTS dạy.

Từ tháng 01 đến tháng 4- 1931: Thực dân Pháp tiếp tục đưa các đoàn tù chính trị lên Kon Tum

Nằm trong âm mưu lợi dụng nhân công làm đường xâm lược, giết hại những người Cộng sản, năm 1931, thực dân Pháp tiếp tục đưa các đoàn tù chính trị bị giam ở nhà lao các tỉnh Trung châu lên Kon Tum. Tháng 01-1931, chúng đưa  đoàn tù thứ nhất từ nhà lao Hà Tĩnh lên 50 người; tháng 02-1931, đoàn tù thứ hai từ nhà lao Hà Tĩnh lên 40 người và nhà lao Vinh lên 50 người; tháng 4-1931, đoàn tù từ nhà lao Nha Trang lên 05 người.

Tính cả đoàn tù đầu tiên 150 người từ nhà lao Vinh đưa lên từ tháng 12-1930 thì đến tháng 4-1931, tổng số tù chính trị bị địch bắt đữ lên giam ở Kon Tum là 295 người.

Tháng 4-1932: Địch đày tù chính trị ở Kon Tum đi Lao Bảo

Sau khi kết thúc cuộc đấu tranh tuyệt thực, địch tiến hành điều tra để tìm ra những người cầm đầu cuộc đấu tranh. Sau cuộc điều tra, địch quyết định thả về một số và tăng án một số khoảng 50 người (chủ yếu là những người hăng hái đi đầu trong cuộc đấu tranh). Trong số đó chúng đã đầy đi Lao Bảo 09 đồng chí. Tất cả các đồng chí này đều nằm trong đội cảm tử và quyết tử:

1. Đồng chí Hồ Độ, quê Quảng Ngãi.

2. Đồng chí Nguyễn Thế Lâm, quê Thanh Chương, Nghệ An.

3. Đồng chí Phạm Thể, quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.

4. Đồng chí Nguyễn Đồng, quê Thanh Chương, Nghệ An.

5. Đồng chí Nguyễn Sài, quê Thanh Chương, Nghệ An.

6. Đồng chí Hồ Cường, quê Hương Sơn, Hà Tĩnh.

7. Đồng chí Ngô Đức Đệ, quê Can Lộc, Hà Tĩnh.

8. Đồng chí Đinh Văn Đảng, quê Hương Sơn, Hà Tĩnh.

9. Đồng chí Tôn Sỹ Khuê, quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.

Tháng 4-1945: Nhật thành lập Tổ chức Thanh niên "Phan Anh" ở Kon Tum

Tổ chức Thanh niên Phan Anh (Phan Anh: tên của Bộ Trưởng Thanh niên thuộc nội các của Chính phủ Trần Trọng Kim lập nên tháng 4-1945) tập hợp, thu hút khá nhiều thanh niên tham gia: Thanh niên công giáo, thanh niên trong các tổ chức Dui-Xơ-Roa (Duxerox), Hướng đạo hoạt động từ trước và các lực lượng thanh niên ngoài nông thôn vùng phụ cận đô thị.

Tổ chức này đã tập hợp thành đoàn, mặc đồng phục, dương cờ  Nhật, làm nòng cốt tích cực đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, xã hội: tuyên truyền vận động đời sống mới trong các tầng lớp nhân dân, đội ngũ trí thức vận động cứu tế cho đồng bào miền Bắc, tổ chức cắm trại, diễn thuyết, mít tinh, hoạt động thể dục, thể thao,...Mục đích của chúng nhằm rêu rao, khuyếch trương cho cái nền độc lập giả hiệu của Nhật.

Sự ra đời của Đoàn thanh niên Phan Anh cùng với những hoạt động của nó đã phục vụ cho chính sách mị bịp của chính phủ Trần Trọng Kim lúc bấy giờ.

Đầu tháng 4-1946, Ban vận động quốc dân thiểu số Tây Nam Trung bộ quyết định thành lập Phòng quốc dân thiểu số ở Kon Tum.

Phòng quốc dân thiểu số tỉnh chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban vận động quốc dân thiểu số Tây Nam Trung bộ, có nhiệm vụ phối hợp với Ủy ban Hành chính tỉnh tăng cường công tác vận động quần chúng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, phát triển kinh tế, văn hóa, cải thiện đời sống nhân dân, vận động nhân dân chuẩn bị nhân, vật lực sẵn sàng tham gia trường kỳ kháng chiến.

Sau một thời gian tổ chức hoạt động, đến tháng 6-1946, thực dân Pháp xâm chiếm Kon Tum, Gia Lai, Phòng quốc dân thiểu số Kon Tum đã cùng với Ban vận động quốc dân thiểu số Tây Nam Trung bộ rút về Trung Châu.

Ngày 19-4-1946: Kon Tum tham dự Đại hội Đại đoàn kết các dân tộc Tây Nguyên

Ngày 19-4-1946, Ban vận động quốc dân thiểu số Tây Nam Trung bộ đã tổ chức Đại hội Đại đoàn kết các dân tộc Tây Nguyên tại thị xã Pleiku, tỉnh Gia Lai, với hơn 1000 đại biểu đại diện cho các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk tham dự.

Đại hội đã vinh dự được đón thư chúc mừng cùng với những lời chỉ dạy ân cần và những lời kêu gọi về tinh thần đoàn kết các dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đại hội đã ghi dấu ấn quan trọng về tinh thần đoàn kết dân tộc Tây Nguyên trong khối đoàn kết các dân tộc Việt Nam.

Qua Đại hội, các đại biểu càng thấm sâu tình cảm của Người đối với đồng bào Tây Nguyên, càng hiểu thêm âm mưu thâm độc nhằm chia rẽ khối đoàn kết dân tộc của thực dân Pháp, và càng nhận thức sâu sắc hơn chủ trương kháng chiến, kiến quốc đúng đắn của Đảng và Chính phủ, để qua đó nâng cao hơn nữa tình đoàn kết, ý chí quyết tâm đánh đổ bọn thực dân xâm lược.

Cuối tháng 4-1949: Thực dân Pháp tổ chức lực lượng càn quét làng Xóp Dùi

Khu 1 (Đăk Glei) là địa phương có phong trào du kích chiến tranh phát triển sớm và rất mạnh. Làng Xóp Dùi thuộc xã Xóp là làng kiểu mẫu, là trung tâm kháng Pháp, bất hợp tác, không chịu khuất phục kẻ địch.

Làng Xóp Dùi có 80 bếp với 200 nhân khẩu người dân tộc Giẻ-Triêng nằm giữa 4 đồn địch: Đồn Đăk Glei, Tô Năng (phía đông nam), đồn Mô Bành (phía nam), đồn Kon Riêng (phía đông bắc). Vị trí của làng Xóp Dùi thuận lợi cho các hoạt động trú quân và qua lại đường 14 của ta.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng nơi đây, thực dân Pháp cố tìm cách triệt tiêu làng, nhổ cái gai Xóp Dùi, dập tắt phong trào kháng chiến.

Cuối tháng 4-1949, thực dân Pháp đưa một toán lính vào càn quét lần thứ nhất ở làng Xóp Dùi, nhưng tới đầu làng địch đã bị vấp lựu đạn, mang cung, sập hầm chông 10 tên bị chết, 4 tên bị thương, địch hoảng hốt quay trở lại bỏ dở cuộc càn.

Ngày 15-4-1950: Bảo Đại ra Đạo dụ đặt vùng Cao Nguyên thành 2 Hoàng triều Cương thổ

Ngày 15-4-1950, Bảo Đại ra đạo dụ số 6 tổ chức vùng Cao Nguyên thành 2 Hoàng triều Cương Thổ: Bắc và Nam đặt dưới quyền quản trị của Khâm-Mạng Hoàng triều Cương Thổ. Người Kinh lên Cao Nguyên vẫn bị hạn chế đến mức tối đa.

Từ ngày 29-3 đến 15-4-1952:  Ban cán sự tỉnh (sau này là Tỉnh ủy) Gia-Kon tổ chức  Hội  nghị cán bộ quân dân chính toàn tỉnh lần thứ hai

Hội nghị đã tổng kết, đánh giá tình hình và âm mưu, hành động của địch, thắng lợi và khó khăn của ta trong hơn một năm, kể từ Hội nghị quân dân chính lần thứ nhất (tháng 10-1950). sau khi kiểm điểm đánh giá tình hình, Hội nghị xác định phương hướng,phương châm và nhiệm vụ lớn trong thời gian tới.

Về phương châm: Nắm vững phương châm kiên trì vận động cách mạng, tích cực đẩy mạnh công tác củng cố cơ sở.

Về nhiệm vụ: Củng cố hành lang bàn đạp, chú trọng vùng biên giới, mở rộng và bảo vệ căn cứ du kích, xây dựng cơ sở trong vùng tạm chiếm; ra sức ngụy vận, phá âm mưu vũ trang nhân dân, chống chính sách dồn dân của địch; tích cự đấu tranh kinh tế địch, xây dựng kinh tế ta; tuyên truyền tổ chức giáo dục chính trị cho nhân dân, củng cố khối đoàn kết chiến đấu; rèn luyện tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và bộ đội, then chốt là tư tưởng "trường kỳ gian khổ, tự lực cánh sinh nhưng nhất định thắng lợi", quan điểm dân tộc bình đẳng.

Tháng 4-1952: Địch mở chiến dịch Latérite

Tháng 4-1952, địch tập trung hơn 3000 quân cơ động gồm 2 tiểu đoàn sơn chiến tinh nhuệ, 1 tiểu đoàn lính ngụy, 1 đại đội pháo, 400 phu tuyển từ Nam bộ ra và có sự hộ tống của 700 tên phản động người Rhe, dưới sự chỉ huy trực tiếp của tướng Lơ Cốc- Tư lệnh quân khu Tây Nguyên mở cuộc hành quân Latérite từ Kon Plông (Kon Tum) tiến đánh xuống vùng Ba Tơ (Quảng Ngãi).

Mục đích của chiến dịch là nhằm đánh phá vùng tự do, thăm dò lực lượng và phản ứng của bộ đội chủ lực ta; phát triển tề, điệp, hỗ trợ bọn Chí Xẻng khôi phục căn cứ phản động Sơn Hà.

Để đối phó với âm mưu của địch, Bộ tư lệnh Liên khu V đã chủ động chuẩn bị kế hoạch quyết tâm đánh bại cuộc hành quân của chúng. Hai trung đoàn chủ lực là 108 và 803 được huy động phối hợp với lực lượng vũ trang Mặt trận miền Tây và lực lượng vũ trang Khu 3 (KonPlong). Từ ngày 8 đến 12/4/1952, lực lượng của ta truy kích, đánh bật địch ra khỏi vùng chiếm đóng ở Viôlắc, Kon Klung, đập tan cuộc hành quân, giải phóng một vùng rộng lớn từ sông Re đến Tây Kon Plông. Trong trận chiến đấu này, ta đã tiêu diệt và bắt sống 200 tên, bức hàng hơn 100 tên, thu một số súng, đạn.

Ngày 20-4-1956: Toà đại biểu hành chính tỉnh Kon Tum họp bàn “Chương trình phục hưng kinh tế các địa phương”.

Sau khi tái chiếm lại tỉnh Kon Tum, ngày 20/4/1956, Toà hành chính tỉnh Kon Tum đã họp bàn và đưa ra “Chương trình phục hưng kinh tế các địa phương” trong tỉnh.

Nội dung Chương trình, gồm:

1. Về phương diện hành chính:

- Nhanh chóng tái lập lại Quận Kon Plông để kiểm soát số dân tộc bản địa ước chừng 25.000người.

- Cho lập một quận Kinh - Quận Tân Hương.

- Cho lập hai Bảng tại quận Đăk Tô (Bảng Đăk Sút và Bảng Măng Buk) .

2.  Về giáo duc, y tế:

-  Mở thêm trường cho đồng bào dân tộc.

- Xây cất lại Nhà Thương và Nhà trường tại tỉnh lỵ bằng viện trợ Mỹ.

- Mở thêm bệnh xá, mở các lớp Bà Mụ, Vệ Sinh Viên.

 3. Về  Kinh tế:

- Mở rộng và lát đá tráng nhựa các đường: Kon Tum – Pleiku – Ban Mê Thuột; Kon Tum – Pleiku – Qui Nhơn; Kon Tum - Quảng Ngãi.

- Làm các công tác dẫn thuỷ nhập điền (đập nước).

 - Xây và mở lại Nhà điện khuếch trương công nghệ, như máy cưa.

- Dạy dân tộc bản địa “làm ruộng”, dần dần bỏ việc đốt phá rừng làm rẫy.   

4. Về chính trị:

 - Mở nhiều lớp huấn luyện chính trị tại các làng dân tộc thiểu số nhằm tuyên truyền về chính thể Cộng Hoà.  Mở thêm các lớp công dân vụ cho nữ giới Kinh.

Ngày 28-4-1958: Quân đội Việt Nam Cộng Hoà  đưa ra kế hoạch đặt hệ thống quân báo tại vùng Đông bắc Kon Tum

Song song với công cuộc thiết lập đồn Măng Buk đồng thời với việc xây dựng tư tưởng cho một số thanh niên Thượng du trong các vùng lân cận, Ngày 28-4-1958, Quân đội Việt Nam Cộng Hoà đưa ra kế hoạch đặt hệ thống quân báo tại vùng Đông bắc Kon Tum. Kế hoạch được hướng dẫn xây dựng qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Nghiên cứu và tổ chức:

 Trong thời gian hành quân sơ khởi các đơn vị quân báo sẽ tiếp xúc với dân chúng các làng và khảo sát sự thuận lợi của địa thế, tìm hiểu mọi khả năng có thể cung ứng  cho việc tổ chức hệ thống sau này. Những dự định được sắp đặt từ trước trên bản đồ tức thời tại chỗ cũng như sau khi cuộc hành quân chấm dứt .

Sát cánh với công tác xã hội, nhằm vào các gia đình có thân nhân được gửi đi học và được chu cấp hàng tháng để bắt đầu tổ chức quân báo.

Hoàn tất lưới quân báo để sau thời gian thiết lập đồn Măng Buk xong và khi hết nhiệm kỳ trấn giữ của đơn vị chính qui thì quân báo có thể cung cấp tin tức.

Giai đoạn 2: Tổ chức lưới quân tình báo thành hệ thống.

Lấy Măng Buk làm trung tâm hoạt động quân báo. Đặt nhân viên hoặc người tín nhiệm được nâng đỡ đặc biệt có thành tích tốt, đủ khả năng, là người công giáo có đức tin, chịu mọi kham khổ… là người có thể thay thế Sĩ quan quân Báo điều khiển toàn hệ thống dưới quyền hướng dẫn của sĩ quan quân báo.

Giai đoạn 3: Tổ chức đơn vị Quân báo võ trang giáo ná của các làng.

Sau thời gian các thanh niên Thượng được huấn luyện xong tiếp tục từng người tiến đến nguyên tắc tổ chức trong làng một lực lượng (10 người trở lên gồm thanh niên trai tráng tự võ trang giáo ná hoặc vũ khí) phát triển các hàng ngũ công giáo với tinh thần chống cộng sản.

Từ ngày 15-02 đến ngày 30-4-1967: Chiến dịch Xuân 1967 (còn gọi là chiến dịch Sa Thầy II) giành thắng lợi

Nhằm tiếp tục tiêu diệt sinh lực địch, phối hợp chiến trường đồng bằng Khu V giành và giữ dân, phát triển du kích chiến tranh và rèn luyện bộ đội, Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên quyết định mở chiến dịch Xuân 1967.

Khi ta bước vào chiến dịch thì đồng thời quân Mỹ cũng đổ bộ càn quét vùng Sa Thầy hòng chiếm lại đồi D10 và C16 đã bị ta khống chế trong chiến dịch Đông- Tây Sa Thầy.

Từ ngày 15 đến 16-02-1967, Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 66 đã diệt 2 đại đội Mỹ tại đồi D10 và tại làng Mít Sép (tây huyện 4- Gia Lai). Ngày 16-02, Tiểu đoàn 430 phục kích diệt 1 đại đội quân Mỹ và diệt khoảng 1 tiểu đoàn thuộc lữ đoàn 2, sư đoàn 4 của Mỹ. Ngày 21-02, Tiểu đoàn 320 tiếp tục diệt trận địa pháo của địch tại đồi Đất Đỏ. Đến ngày 8-3-1967 chúng phải rút khỏi khu vực đồi D10, chỉ chốt lại một số quân tại đồi C16.

Trước tình hình đó, ta chủ trương tấn công đồi Đất Đỏ và đánh khu vực đồi C16. Đồng thời tấn công và giành thắng lợi trên các hướng khác: đánh 8 trận trên đường 15, diệt 119 tên, bắn rơi 5 máy bay; diệt 115 lính Mỹ và 11 xe quân sự trên đường 19. 

Bước sang đợt 2, Mỹ tăng quân về đối phó với ta ở đông sông Pô Kô. Ta đẩy mạnh tấn công toàn diện trên các hướng đông, tây Sa Thầy, hướng Plei Mơrông và nam Buôn Đôn (Đăk Lăk), Đức Cơ (Gia Lai), Kon Praih (Kon Tum). Ngày 12-3, ta pháo kích đồi C16, diệt tiếp 1 đại đội Mỹ tại Mít Sép, diệt 2 đại đội pháo và đánh thiệt hại lữ đoàn 2 (Sư đoàn 4)  tại Sùng Thiện.  Địch thua đau buộc phải co về Chư Pả và tiếp tục bị ta tấn công, bắn rơi 2 máy bay.

Ngày 18-3, địch rút khỏi tây sông Sa Thầy. Thừa thắng, Trung đoàn 320 chuyển qua đông sông Sa Thầy, phối hợp với Trung đoàn 66 và trung đoàn 88 tấn công vào Chư Pả.

Ngày 30-4-1967, chúng dồn quân quanh vùng Chư Pả  định mở cuộc hành quân Francio-Marion. Tuy nhiên, dự định không thực hiện, vì quân số địch đã cạn kiệt, chưa kịp bổ sung. Chiến dịch Xuân 1967 kết thúc thắng lợi.

Đầu tháng 4-1967: Thành lập Tiểu đoàn đặc công 406

Đầu năm 1967, trước những chuyển biến có lợi trên chiến trường và yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, tỉnh Kon Tum được Bộ bổ xung một khung tiểu đoàn và một đại đội đặc công khoảng 70 đồng chí. Lực lượng này đã được huấn luyện cơ bản về kỹ thuật, chiến thuật binh chủng ở miền Bắc. Trên cơ sở đó, quân khu quyết định thành lập tiểu đoàn đặc công 406 trực thuộc tỉnh đội Kon Tum.

Đầu tháng 4-1967, tại khu rừng Kon Tu- Đăk Phía- H16 (nay thuộc huyện Đăk Hà), lễ thành lập tiểu đoàn đặc công 406 đã được tổ chức, với sự có mặt của khoảng 180 cán bộ chiến sĩ của Tiểu đoàn cùng với đại diện của Tỉnh uỷ, Tỉnh đội Kon Tum.

Tiểu đoàn đặc công 406 gồm có 3 đại đội : 207, 208 và 209. Ban chỉ huy tiểu đoàn gồm các đồng chí: Hoàng Văn Long - Tiểu đoàn trưởng, Trần Đình Yến - Chính trị viên.

Sau khi thành lập, tiểu đoàn nhanh chóng xây dựng, củng cố và từng bước ổn định; huấn luyện cán bộ chiến sĩ. Mục tiêu nhiệm vụ của đơn vị là: Đánh mạnh vào các cơ sở hậu cứ của địch, tập kích quy mô nhỏ, kết hợp với nội công, ngoại kích đánh tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch.

Tháng 4-1967: Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị mở rộng

Căn cứ tình hình trong tỉnh Hội nghị chỉ đạo:'' Phát huy thắng lợi vừa qua, dựa vào sức mình là chính tập trung toàn lực liên tiếp tấn công địch cả về quân sự và chính trị, quyết giành thắng lợi to lớn nhất trong thời gian đến."

"Động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đẩy mạnh đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị tiêu diệt và tiêu hao một bộ phận quân Mỹ khi chúng đến, tiêu diệt, tiêu hao và làm tan rã phần lớn quân nguỵ, phá tan kế hoạch bình định. Đẩy mạnh phong trào vùng yếu và thị xã, thị trấn, hình yhành 3 mũi giáp công, liên tục tấn công địch. Mở rộng và củng cố vùng căn cứ, vùng mình về mọi mặt, nhanh chóng chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng và tổ chức, đẩy mạnh và phối hợp mọi mặt tấn công địch..."

Hội nghị đã đặt ra nhiệm vụ trọng tâm, phương châm chỉ đạo và biện pháp tổ chức thực hiện trong thời gian tới là:

1. Đẩy mạnh hoạt đông vũ trang tiêu diệt, tiêu hao một bộ phận quân Mỹ; diệt, tiêu hao và làm tan rã phần lớn quân nguỵ; giữ vững và phát triển thế tấn công liên tục trên chiến trường.

2. Nhanh chóng chuyển phong trào ở thị xã, thị trấn và vùng yếu lên, đẩy mạnh đấu tranh chính trị và binh vận, tấn công địch thật mạnh mẽ bằng bạo lực quần chúng.

3. Ra sức củng cố, mở rộng vùng căn cứ và vùng giải phóng, đẩy mạnh và bảo vệ sản xuất, thực hành tiết kiệm, động viên nhân tài, vật lực, đảm bảo yêu cầu phục vụ cao nhất cho tiền tuyến, đồng thời ra sức bồi dưỡng sức dân để kháng chiến lâu dài.

Ngày 14-4-1968: Tỉnh ủy Kon Tum ra Chỉ thị "khẩn trương tập trung sức đẩy mạnh phong trào sản xuất lên cao trào, chăm lo đời sống quần chúng"

Chỉ thị yêu cầu:

- Các cấp ủy phải làm cho tất cả cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và quần chúng nhận rõ tầm quan trọng của phong trào sản xuất. Trước hết trong cấp ủy, cán bộ, đảng viên nhận thức được thực tế kết quả vụ đông xuân năm nay không đạt chỉ tiêu, phải dồn toàn bộ vào vụ mùa. Địch điên cuồng đánh phá, nếu không khắc phục để đưa phong trào lên, không tranh thủ ngày đêm để sản xuất, đời sống quần chúng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng rất lớn đến nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.

- Đi đôi với động viên tư tưởng, kế hoạch, biện pháp thực hiện phải được chú trọng đúng mức, phân công tất cả cán bộ xuống sát cơ sở giúp địa phương kiểm tra đôn đốc thực hiện.

- Cùng với việc phát động phong trào sản xuất, phải quan tâm đúng mức đến việc chăm lo đời sống cho quần chúng bị đói, đau, lạt, rách…

- Trong công tác lãnh đạo cần nắm vững: Tập trung cán bộ các ngành, giới xuống tận cơ sở, nhất là những nơi sản xuất yếu, gặp nhiều khó khăn. Đây là vấn đề hết sức quan trọng các cấp ủy phải đặc biệt chú ý lãnh đạo.

- Đẩy mạnh sản xuất vùng căn cứ, vùng giải phóng đồng thời phải quan tâm vùng mới giải phóng , vùng ta có cơ sở cách mạng và giúp đỡ đồng bào mới được giải phóng trở về làng cũ  hoặc ra vùng căn cứ.

Ngày 26-4-1969: Tỉnh ủy ra Chỉ thị đặc biệt "Tập trung toàn lực, huy động đợt dân công, thanh niên xung phong đột xuất thu mua lương thực phục vụ chiến trường giành thắng lợi lớn trong chiến dịch Đăk Tô 2, hè năm 1969.

Nội dung cơ bản của Chỉ thị:

- Huy động dân công và thanh niên  xung phong quy định cho mỗi đơn vị là:

H80: 700, trong đó có 100 thanh niên xung phong

H40: 1000 trong đó có 130 thanh niên xung phong

H16: 200; 30 thanh niên xung phong

H29: 250; 40 thanh niên xung phong

H30: 200; 30 thanh niên xung phong

H67: 200; 50 thanh niên xung phong

- Thời gian phục vụ 2 tháng trở lên. Lực lượng này sẽ được chuyển dần vào lực lượng thanh niên vận tải chuyên nghiệp.

- Về công tác huy động, phải đưa vào các tổ hợp tác: mỗi tổ phụ nữ tối thiểu từ 2 đến 3 người, mỗi chi đoàn có 1/3 đoàn viên, mỗi chi bộ có 1/3 đảng viên, huy động từ 50 đến 60 % cán bộ, nhân viên các cơ quan trường học, trại sản xuất, bệnh xá… tham gia đợt dân công này.

- Về thu mua lương thực trước hết phải làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng quán triệt đầy đủ ý nghĩa chiến lược của vấn đề lương thực, thu mua nhiều càng tốt. Tập trung thu mua nhanh chóng kể cả lương thực hiện có và đặt mua sớm.

Tháng 4-1970: Chiến dịch xuân hè 1970 Bắc Kon Tum và Chiến thắng Đăk Xiêng

Phối hợp chiến trường toàn miền và chia lửa cùng 2 nước bạn Lào và Campuchia, đầu tháng 4-1970, lực lượng vũ trang quân khu 5 tiến hành mở chiến dịch Xuân-Hè 1970 Tây Bắc Kon Tum. Tham gia chiến dịch, Quân khu sử dụng lực lượng chủ lực B3 cùng lực lượng vũ trang địa phương. Căn cứ Đăk Xiêng của lực lượng biệt kích Mỹ - ngụy được thiết lập năm 1966, nằm án ngữ trên đường 14 từ Kon Tum đi Đăk Glây được chọn làm trận đánh then chốt, mở màn chiến dịch Xuân - Hè 1970.

5 giờ 40 phút sáng 1/4/1970, bộ đội ta tấn công Đăk Xiêng, chiến dịch tấn công Xuân -Hè 1970 chính thức bắt đầu. Trong các ngày 1-2-3/4, ta liên tiếp nã pháo vào căn cứ Đăk Xiêng, khống chế sân bay và toàn căn cứ. Những ngày sau đó ta liên tục tổ chức tấn công, tiêu diệt các lực lượng của địch từ Kon Tum, Đăk Tô - Tân Cảnh lên ứng cứu Đăk Xiêng tại Ngọc Dơ Lang, đồi Không Tên, núi Éc...Chiến thắng Đăk Xiêng đã góp phần quyết định thắng lợi chung của chiến dịch Xuân - Hè 1970.

Phối hợp với Mặt trận Đăk Xiêng, tại thị xã Kon Tum, tiểu đoàn đặc công 406 tổ chức tập kích chốt ngã ba Vườn ươm, là khu trường huán luyện của bọn "Bình định phượng hoàng" nằm ở phía tây ngã ba Trung Tín; tấn công căn cứ biệt kích Lôi Hổ phía nam cầu Đăk Bla.

Tiếp theo những phần thưởng cao quý trong chiến dịch Đăk Tô mùa đông 1967, một lần nữa quân và dân Kon Tum nói riêng, Mặt trận Tây Nguyên nói chung lại được đón nhận Huân chương giải phóng hạng nhất cho chiến thắng Đăk Xiêng Xuân-Hè 1970 và được Quân uỷ Trung ương gửi thư khen ngợi.

Ngày 24-4-1972: Giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh

Quán triệt Nghị quyết 20 của Trung ương Đảng, nhằm đánh bại chính sách "Việt Nam hoá chiến tranh" của Mỹ, đánh bại "Học thuyết Ních Xơn", tạo ra một bước chuyển mới trên chiến trường, đẩy mạnh tiến công địch hơn nữa nhằm tạo ra một chuyển biến căn bản làm thay đổi cục diện chiến tranh ở miền Nam, Quân uỷ Trung ương chủ trương mở chiến dịch Xuân - Hè 1972, tấn công chiến lược trên toàn miền Nam.

Bộ Tổng Tư lệnh xác định Tây Nguyên là hướng tiến công của bộ đội chủ lực trong cuộc tiến công chiến lược Xuân -Hè 1972. Kon Tum - Đăk Tô -Tân Cảnh được xác định là mũi trọng yếu, then chốt  của chiến dịch với nhiệm vụ: "Tiêu diệt địch giải phóng vùng Đăk Tô -Tân Cảnh, có điều kiện thì giải phóng thị xã Kon Tum. Hướng phát triển có thể là hướng Plây Cu...."

Thực hiện chủ trương trên, ngày 02-02-1972, ta mở màn Chiến dịch tấn công và nổi dậy Xuân - Hè 1972 trên chiến trường Kon Tum. Sau hơn 2,5 tháng chủ động tấn công, bao vây, chia cắt, đến ngày 18-4-1972, với việc thực hiện chia cắt đường 14 ở cả 2 đầu, cô lập thị xã Kon Tum và chia cắt Kon Tum với Đăk Tô - Tân Cảnh, thì toàn bộ các cứ điểm, điểm cao quanh Đăk Tô -Tân Cảnh của địch bị ta tiêu diệt. Căn cứ Đăk Tô - Tân Cảnh đã bị cô lập hoàn toàn. Căn cứ Đăk Tô- Tân cảnh (còn gọi căn cứ E42- căn cứ trung đoàn 42 nguỵ) chỉ còn có sở chỉ huy tiền phương của sư doàn 22 nguỵ. Bộ Tư lệnh Mặt trận quyết định tiêu diệt căn cứ Đắk Tô- Tân Cảnh, tập đoàn phòng ngự  mạnh nhất của địch tại bắc Tây Nguyên.

Sau 2 ngày đêm bắn phá dữ dội căn cứ Đăk Tô- Tân cảnh, đêm 23 rạng ngày 24-4-1972, xe tăng ta vòng qua các tiền đồn phía đông, tấn công đánh chiếm quận lỵ Tân Cảnh, mở cửa hướng đông vào căn cứ.

Đúng 5h sáng ngày 24-4-1972, sau những trận pháo kích cấp tập cuối cùng, được lệnh của Chỉ huy Mặt trận, Trung đoàn 66, Tiểu đoàn 37 đặc công được sự yểm trợ của 9 xe tăng - lữ đoàn 273, cùng các đơn vị bộ đội tỉnh đã tấn công tiêu diệt căn cứ E42 Đăk Tô - Tân Cảnh. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, ta và địch giành nhau từng lô cốt, hầm ngầm, từng dẫy công sự...Địch cho máy bay ném bom quyết liệt xuống những vị trí chúng không còn giữ được nhằm ngăn chặn bước tiến của ta. Cũng vào thời gian này, khi thấy khả năng tiêu diệt căn cứ E42 đã rõ ràng, Bộ tư lệnh mặt trận chủ trương nhanh chóng táo bạo tiếp tục tấn công tiêu diệt căn cứ Đắk Tô 2 (căn cứ trung đoàn 47 nguỵ và Sân bay Phượng Hoàng), cách căn cư E42 khoảng 8 Km về hướng tây.

Trung đoàn 1(sư đoàn 2- Quân khu 5) được tăng cường thêm tiểu đoàn 10, cùng 4 xe tăng T54 và 1 pháo cao xạ tự hành 57 ly được lệnh tiến đánh sào huyệt trung đoàn 47 ở căn cứ Đăk Tô 2.Với tinh thần chiến đấu dũng cảm ngoan cường của bộ đội ta, cho đến 11h trưa ngày 24-4-1972, ta đã hoàn toàn làm chủ trận địa. Lá cờ Quyết chiến quyết thắng do đồng chí Phan Quyết, Bí thư Tỉnh uỷ Kon Tum trao cho trung đoàn 66 trước giờ xuất quân, đã được đồng chí Nguyễn Xuân Hoà tiểu đội trưởng tiểu đội 4 đại đội 2 kéo lên phấp phới tung bay trên tháp nước của căn cứ.

Kết quả: Ta đã diệt hàng trăm tên địch, trong đó có tên đại tá Lê Đức Đạt cùng tên đại tá cố vấn Mỹ; bắt sống tên đại tá Vi Văn Bình sư phó sư 22 nguỵ cùng trên 400 tù binh; thu toàn bộ vũ khí kho tàng đạn dược và các phương tiện chiến tranh. Trung đoàn 42 sau hàng chục năm án ngữ tại khu vực Bắc Tây nguyên đã hoàn toàn bị xoá sổ.

Đồng thời với việc tiêu diệt căn cứ E42, chúng ta đã giải phóng trên 25 ngàn dân với một vùng đất đai rộng lớn. Chiến thắng Đăk Tô- Tân Cảnh tháng 4-1972 còn làm xoay chuyển tình thế trên chiến trường, đảo lộn hệ thống phòng ngự của địch tại Bắc Tây Nguyên.

Ngày 29-4-1975: Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức lực lượng đánh bắt bọn FULRO ẩn náu tại Chư Hreng

Ngày 29-4-1975, BCH Quân sự tỉnh tập trung lực lượng đánh một trận phủ đầu vào bọn FULRO đang ẩn náu ở núi Chư Hreng, ta diệt được 72 tên, kêu gọi ra trình diện 1023 tên, đưa đi học tập cải tao 235 tên, thu 220 súng.

Tháng 4-1976:  Bắt đầu khảo sát đơn phương Đoạn biên giới đi qua tỉnh Gia Lai - Kon Tum

Sau ngày cách mạng 2 nước giành được thắng lợi hoàn toàn, Chính phủ ta và Lào đã thống nhất triển khai sớm hội đàm cấp chính phủ về hoạch định biên giới và ký hiệp ước về hiệp định biên giới. Ngày 5/2/1976, đoàn đại biểu Đảng nhân dân cách mạng Lào và Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào do đồng chí Cay Xỏn Phôn Vi Hẳn - Tổng Bí thư Đảng Nhân dân cách mạng Lào - Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào dẫn đầu sang thăm hữu nghị chính thức nước ta theo lời mời của Đảng và Chính phủ Việt Nam. Ngày 10/2/1976, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và Bộ Chính trị Đảng Nhân dân cách mạng Lào hội đàm thỏa thuận về các nguyên tắc đàm phán đi đến ký kết hiệp định biên giới.

Trên cơ sở các nguyên tắc mà hai Bộ chính trị đã xác định, hai Chính phủ thành lập đoàn đàm phán biên giới. Ngày 1/3/1976, hai đoàn bắt đầu đàm phán hoạch định biên giới. Qua 4 đợt đàm phán, hai bên đã hoàn thành hoạch định toàn bộ biên giới vào ngày 11/12/1976. 

Đoạn biên giới đi qua Gia Lai - Kon Tum, bắt đầu khảo sát đơn phương từ tháng 4/1976. Phía Lào cũng tiến hành khảo sát. Trong thời gian cả hai bên tiến hành khảo sát đơn phương, chúng ta đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc.

Tháng 4-1978: Đồng chí Lê Duẩn, Tổng Bí thư BCH TW Đảng về thăm Tỉnh

Trong cuộc nói chuyện với cán bộ và nhân dân trong tỉnh, đồng chí đánh giá:

Đảng bộ, đồng bào tỉnh Gia lai- Kon Tum đã nổ lực phấn đấu thu được những thành tựu bước đầu đáng phấn khởi về kinh tế, văn hóa. Những điển hình như xã Nam, xã Bơngong, xã Đăk La, xã Đăk Tờ Kan và nhiều làng xã khác, chứng tỏ rằng, Đảng đã tìm được những hình thức phù hợp để tổ chức làm ăn tập thể, phát triển sản xuất.

Ngày 23-4-1993: Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động số 67-CTr/TU của tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCH TW Đảng (khóa VII) về công tác thanh niên trong thời kỳ mới

Xác định vị trí và tầm quan trọng đặc biệt của công tác thanh niên “ là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của Cách mạng”(NQTW4), TU xây dựng CTHĐ như sau:

Sau khi đánh giá tình hình thanh niên và công tác thanh niên của tỉnh trong thời gian qua, Tỉnh ủy cho rằng đây là trách nhiệm của Đảng bộ và toàn xã hội . Cần phân biệt rõ những tác động khách quan và ý thức chủ quan để lãnh đạo thực hiện thắng lợi phương hướng, mục tiêu của công tác thanh niên trong thời kỳ mới.

+ Nhận thức đúng đắn vai trò vị trí của thanh niên và công tác thanh niên giũ vị trí trung tâm, khởi đầu của chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người.

+ Công tác giáo dục, đào  tạo, bồi dưỡng tạo điều kiện để thanh niên các dân tộc trong tỉnh phấn đấu hình thành một thế hệ  con người mới sống có lý tưởng, có ý thức trách nhiệm công dân.

+ Đào tạo bồi dưỡng gắn liền với phát huy  tiềm năng của thế hẹ trẻ, đưa thanh niên vào thực tiễn để rèn luyện và trưởng thành.

+ Xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh có quyết định  toàn bộ thắng lợi của công tác thanh niên.

+ Tạo ra môi trường xã hội lành mạnh để thanh niên cống hiến và trưởng thành, đây cũng là nhiệm vụ chính của thanh niên.

Từ đó, Tỉnh ủy xác định 1 số giải pháp cụ thể:

+ Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị thực hiện nhiệm vụ công tác thanh niên.

+ UBND tỉnh thể chế hóa chương trình công tác thanh niên của Đảng bộ bằng các chính sách liên quan đến công tác thanh niên,

+ Đoàn TNCSHCM tỉnh chủ động phối hợp với các đoàn thể, tổ chức xã hôị, lực lượng vũ trang…có chương trình vận động thanh thiếu niên.

Ngày 24-4-1998: Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Thông tri số 07/TT-TU hướng dẫn việc thực hiện Chỉ thị 27/CT-TW của Bộ Chính trị về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội

+ Các cấp ủy  khẩn trương triển khai, quán triệt nội dung Chỉ thị 27 đến từng cán bộ, đảng viên. Xây dựng chương trình hành động cụ thể để chỉ đạo các cấp chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể thực hiện. Phát động phong trào hưởng ứng thực hiện  Chỉ thị 27 đến cán bộ, đảng viên và quần chúng.

+ Mặt trận và các đoàn thể giữ vai trò nòng cốt trong việc tuyên truyền, vận động việc tổ chức thực hiện.

Cán bộ, đảng viên gương mẫu thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang…cũng như những qui ước về nếp sống văn minh nơi công cộng nơi mình cư trú.

+ Bổ sung qui định nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội vào qui ước, hương ước để nhân dân thực hiện.

+ Thường xuyên tuyên truyền về nội dung cuộc vận động này bằng mọi hình thức.

Ngày 03-4-2000: Thường trực Tỉnh uỷ -HĐND-UBND gặp mặt, giao nhiệm vụ cho cán bộ tăng cường về xã thực hiện Nghị quyết 01 Tỉnh uỷ.

Theo chủ trương của tỉnh mỗi cán bộ đi tăng cường xã được hỗ trợ phụ cấp ngoài lương 500.000 đồng/tháng, với xã đặc biệt khó khăn được hỗ trợ thêm 100.000 đồng/tháng. Thời gian đi tăng cường là 6 tháng.

 Ngày 4/4/2000: tại trụ sở huyện uỷ, Thường trực huyện uỷ - HĐND – UBND – UBMTTQVN các huyện Sa Thầy, Kon Plông, Đăk Glei, Ngọc Hồi đã có buổi tiếp, gặp mặt thân mật vào thông báo tình hình KT-XH địa phương cho cán bộ tăng cường xã trước khi về các xã làm nhiện vụ.

Ngày 13-4-2000: Bộ Văn hóa-Thông tin ra Quyết định công nhận Di tích lịch sử cách mạng chiến thắng Plei Kần

Ngày 13-4-2000, Bộ Văn hóa - Thông tin ra Quyết định số 06/2000/QĐ-BVHTT công nhận Di tích lịch sử địa phương điểm chiến thắng Plei Kần thuộc xã Đăk Sú, huyện Ngọc Hồi là Di tích lịch sử cách mạng.

Ngày 13-4-2000: Bộ Văn hóa - Thông tin ra Quyết định công nhận Di tích lịch sử và thắng cảnh Măng Đen

Ngày 13-4-2000: Bộ Văn hóa - Thông tin ra Quyết định 06/2000/QĐ-BVHTT công nhận Di tích lịch sử và thắng cảnh Măng Đen thuộc xã Măng Cành, huyện Konplông là Di tích Lịch sử và thắng cảnh.

Ngày 26-27/4/2000: Tỉnh uỷ mở Hội nghị lần thứ 16 (khoá XI).

Hội nghị đã tiếp thu những tinh thần cơ bản của hội nghị TW 9 (khoá VIII); nghe báo cáo 4 năm thực hiện Nghị quýêt 01 Tỉnh uỷ; nghe báo cáo việc thực hiện Nghị quyết TW 6 (lần 2) và hướng dẫn chỉ đạo tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng; nghe dự thảo đề cường báo cáo chính trị trình tại Đại hội XII đảng bộ tỉnh; kiện toàn tiểu ban nhân sự, tiểu ban nội dung, thành lập tiểu ban vật chất - bảo vệ đại hội XII; thông qua quyết toán ngân sách Đảng bộ năm 1999 và dự toán ngân sách Đảng năm 2000; kiểm điểm một số đồng chí uỷ viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh và nghe Ban cán sự Đảng UBND tỉnh báo cáo tình hình hoạt động công ty mía đường; kết quả hội nghị triển khai chương trình 134, 135 của Chính phủ.

Ngày 12,13/4/2002: Đồng chí Nguyễn Công Tạn, Phó Thủ tướng Chính phủ thăm và làm việc tại tỉnh Kon Tum

Đoàn tiến hành kiểm tra tình hình hạn hán, đói nghèo và dự án phát triển vùng nguyên liệu giấy tại tỉnh.

Phó Thủ tướng quyết định hỗ trợ 2 tỷ đồng để tỉnh cứu trợ cho dân; 500 triệu đồng chống hạn giao cho tỉnh lập dự án đầu tư nâng cấp con đường từ huyện Đăk Hà vào xã Đăk Ui, trong đó Trung ương hỗ trợ 50% vốn tổng công ty giấy Việt nam hỗ trợ 2 tỷ đồng; giao cho tỉnh qui hoạch phát triển vùng nguyên liệu giấy; giao cho Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn xem xét đầu tư công trình thuỷ lợi Đăk Rơ Ngát (Đăk Tô) có công suất tưới 1000ha (có 400ha lúa 2 vụ). Phó Thủ tướng chỉ đạo tỉnh có kế hoạch tài trợ nhà ở cho các hộ gia đình chính sách, các hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số, gợi ý nhiều giải pháp để thanh toán nạn đói giáp hạt, nâng cao đời sống nhân dân.

Ngày 27-4-2002: Khánh thành nhà máy thủy điện Ya Ly

Sau 9 năm xây dựng, công trình Nhà máy thủy điện Yaly đi vào vận hành cung cấp lượng điện bình quân hàng năm là 3,68tỉ KWh cho mạng điện lưới quốc gia. Nhà máy thủy điện Yaly là công trình lớn thứ 2 ở nước ta sau Công trình thủy điện Hòa Bình trên Sông Đà.

Ngày 18-4-2003: Thủ tướng Phan Văn Khải thăm và làm việc tại tỉnh Kon Tun

Cùng đi với Thủ tướng có các đồng chí Tòng Thị Phóng, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Võ Hồng Phúc, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT; Nguyễn Sinh Hùng, Bộ trưởng Bộ Tài chính; Lê Huy Ngọ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; KSor Phước, Bộ trưởng Chủ nhiệm UB Dân tộc và Miền núi; Mai Văn Năm, Phó Ban chỉ đạo Tây Nguyên; Trung tướng Phan Kiên, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Trung tướng Nguyễn Văn Hưởng, Thứ trưởng Bộ Công an và đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương. Đồng chí Nguyễn Thanh Cao, Y Vêng và các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh nồng nhiệt đón và làm việc với Thủ tướng và đoàn công tác của Chính phủ.

Ngày 02-03/4/2004: Hội nghị phối hợp Bảo vệ an ninh biên giới  và hợp tác phát triển kinh tế xã hội giữa 3 tỉnh Rattanaki,KonTum, Atôpơ (Lào) lần thứ 2.

Ngày 02,03/04/2004:Tại thị xã Ban Lung tỉnh Rattanaki ( KPC ),diễn ra Hội nghị phối hợp Bảo vệ an ninh biên giới  và hợp tác phát triển kinh tế xã hội giữa 3 tỉnh Rattanaki,KonTum,Atôpơ ( Lào ) lần thứ 2.

Đoàn cấp cao tỉnh Rattanakiri do Ngài  Khăm Khươn, tỉnh trưởng dẫn đầu;

Đoàn cấp cao của tỉnh KonTum do đồng chí Hà Ban, CT UBND tỉnh dẫn đầu;

Đoàn cấp cao của tỉnh Atôpơ do đồng chí Khăm Cợt Vênh Khăm,tỉnh trưởng dẫn đầu.

Hội nghị thống nhất đánh giá:trong những năm qua 3 tỉnh thường xuyên phối hợp chặt chẽ với nhau trong công tác bảo vệ an ninh biên giới,kịp thời phát hiện và ngăn chặn,làm rõ các vụ việc xảy ra trên tinh thần hữu nghị,hợp tác và tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của mỗi bên.Quan hệ hợp tác phát triển kinh tế trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi.

Hội nghị thảo luận và ký Biên bản chung về phương hướng phối hợp bảo vệ an ninh biên gíới và hợp tác phát triển kinh tế xã hội năm 2005-2006.

Ngày 20-4-2004: HĐND và UBND tỉnh khoá VIII tổ chức Hội nghị tổng kết nhiệm kỳ 1999-2004.

Đồng chí Nguyễn Thanh Cao,Bí thư Tỉnh uỷ-Chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Y Vêng,Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.Trong nhiệm kỳ vừa qua HĐND và UBND có nhiều cải tiến trong hoạt động,thường xuyên liên hệ vànghiêm túc tiếp thu những ý kiến góp ý của cử tri để thảo luận,quyết định những vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội , quốc phòng an ninh của địa phương.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân cả nhiệm kỳ đạt 12%/năm;thu nhập bình quân đầu người năm 2003 đạt 218 USD;tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 40% xuống còn 14,46% (theo tiêu chí mới );tỷ lệ hộ định canh định cư ổn định từ 65% đầu nhiệm kỳ tăng lên 82%.Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm đúng mức cả về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và tăng cường đọi ngũ cán bộ;giáo dục-đào tạo phát triển;các hoạt động văn hoá văn nghệ,thể dục thể thao được tăng cường và đạt kết quả khả quan.An ninh chính trị,trật tự an toàn xã hội được giữ vững.Hiệu lực,hiệu quả hoạt đọng của chính quyyền được nâng lên.

Trên cơ sở phân tích những mặt làm được,yếu kém trong tổ chức hoạt động của HĐND và UBND trong nhiệm kỳ ,hội nghị rút ra những bài học kinh nghiệm cho hoạt động HĐND nhiệm kỳ sau.

Ngày 25-4-2004: Tỉnh tổ chức bầu cử HĐND 3 cấp nhiệm kỳ (2004 – 2009)

Có 219.611 cử tri  đi bầu bằng 99,8% tổng số cử tri cả tỉnh.

Ngày 29/04/2004: HĐBC tỉnh công bố kết quả danh sách 50 người trúng cử đại biểu HĐND tỉnh.

Ngày 19-4- 2005: UBND tỉnh họp bàn biện pháp đẩy nhanh tiến độ di dân, tái định cư lòng hồ thuỷ điện Plei Krông.

Tham dự cuộc họp có đại diện của Ban Dân vận Tỉnh uỷ,UBMTTQVN tỉnh,Ban Quản lý thuỷ điện 4,lãnh đạo các huyện thị xã: KonTum,Sa Thầy,Đak Hà,các chức sắc tôn giáo đại diện Toà Giám mục và các giáo xứ liên quan.

Tính đến ngày 18/04/2005 đã triển khai đón dân đợt 1 với 437/623 trong tổng số hộ phải di dời thuộc 4 làng Đak Wớt,Ktu,Đak Yo (Đak Hà ),thôn 5 (xã Kroong,thị xã KonTum).Toàn bộ 623 căn nhà tại khu tái định cư Hà Mòn (SaThầy) đã xây dựng đủ điều kiện đón dân…Tuy nhiên,hiện tại tiến độ di dân tái định cư đanggặp một số vướng mắc.Cơ sở hạ tầng thiết yếu tại khu tái định cư vẫn chưa hoàn tất;khâu vệ sinh môi trường chưa bảo đảmhiện tượng thiếu nước khá phổ biến…Trong khi đó,theo dự kiến,đến tháng 6/2005,nước lòng hồ sẽ dâng ngập cao trình 542. Như vậy,vấn đề đặt ra là phải di dời toàn bộ 623 hộ dân trong vùng thấp hơn cao trình 542 trước mùa lũ.

Đồng chí Hà Ban chỉ đạo,các cấp các ngành có liên quan tiếp tục tăng cường phối hợp đẩy nhanh tiến độ di dân, tái định cư.Mọi việc phải hoàn thành trước tháng 06.Ban Quản lý phải hoàn thành mọi phần việc còn lại trong tháng 05.UBND tỉnh sẽ tăng cường công tác kiểm tra liên tục,thường xuyên.Kêu gọi các vỵ chức sắc tôn giáo góp sức cùng chính quyền trong việc vận động bà con di dời đến khu tái định cư mới.

Ngày 04-4-2006: Đại hội thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2006-2010

Đồng chí Hà Ban PBT, CTUBND tỉnh, đồng chí Lê Diễn, PBT Tỉnh uỷ và GS TS Nguyễn Hữu Tường, PCT LHCHKHKTVN và 140 đại biểu về dự.

Liên hiệp các hội KHKT tỉnh có 9 hội kỹ thuật chuyên ngành, với đội ngũ trí thức tương đối đông, hoạt động hiệu quả ở các chuyên ngành.

LHCHKHKT tỉnh là tổ chức chính trị xã hội của đội ngũ trí thức tỉnh, cùng các đoàn thể chính trị xã hội khác tạo thành lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Đồng chí Nguyễn Thanh Cao nguyên BTTU làm chủ tịch; đồng chí Y Xuôi, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh và đồng chí Đỗ Ngọc Thọ nguyên Phó Ban TGTU làm Phó chủ tịch Liên hiệp Ccá Hội Khoahọc Kỹ Thuật tỉnh. Được thành lập theo chỉ đạo của Ban thường vụ Tỉnh uỷ tại kế hoạch số 40/KH-TU ngày 01/6/2004 thực hiện Chỉ thị 45 của Ban Bí thư Trung ương.

Ngày 20-4-2007: BCH Đảng bộ tỉnh khóa XIII, ban hành nghị quyết số 02-NQ/TU về đầu tư xây dựng và phát triển các vùng kinh tế động lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2007-2010, có tính đến năm 2020.

- Quan điểm, mục tiêu:

+ Đầu tư xây dựng và phát triển các vùng kinh tế động lực là nhiệm vụ quan trọng cấp bách, có tính chiến lược lâu dài của Đảng bộ chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Đây là khâu đột phá để khai thác có hiệu quả các tiềm năng lợi thế của tỉnh, đón bắt các cơ hội trong quá trình hội nhập quốc tế, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và bền vững theo hướng CNH,HĐH. Đồng thời, thúc đẩy các khu vực lân cận cùng phát triển, nhanh chóng rút ngắn khoảng cách chênh lệc giữa các vùng.

+ Tập trung đầu tư, phát triển mạnh thị xã Kon Tum gắn với khu công nghiệp Sao Mai, Hòa Bình và các khu đô thị mới; khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y gắn với việc xây dựng phát triển thị trấn Plei Kần đạt tiêu chuẩn đô thị loại 4, thị trấn KonPlong gắn với khu du lịch sinh thái Măng Đen; khai thác có hiệu quả các tuyến đường giao thông quốc lộ và tỉnh lộ, phát triển vai trò của các thị trấn, trung tâm huyện lỵ, trung tâm cụm xã trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS.

-                     ĐỊnh hướng phát triển các vùng kinh tế động lực.

+ Thị xã Kon Tum gắn với khu công nghiệp Sao Mai, Hòa Bình và các khu đô thị mới:

·                                       Phát triển kinh tế đô thị mới để tạo sức lan tỏa và thúc đẩy các vùng, khu vực lân cận.

·                                         Phát triển các khu đô thị mới và đầu tư mở rộng thị xã theo quy hoạch.

·                                         Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, cải tạo vuờn tược.

·                                         Phát triển hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội.

·                                           Phát triển các khu công nghiệp

+ Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y gắn với việc xây dựng phát triển thị trấn Plei Kần đạt tiêu chuẩn đô thị lọai 4.

+ Trung tâm huyện lỵ KonPlong gắn với khu du lịch sinh thái Măng Đen

·                                             Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trung tâm huyện và hạ tầng du lịch

·                                             Phát triển rau và hoa xứ lạnh

·                                           Tập trung phát triển một số sản phẩm, dịch vụ du lịch chủ yếu

-                     Các giải pháp chủ yếu:

+ Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch.

+ Huy động và sử dụng  hiệu quả các nguồn vốn đầu tư.

+ Cải thiện môi trường đầu tư; tăng cường, đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác  xúc tiến đầu tư.

+ Nâng cao năng lực quản lý của các cấp chính quyền.

+ Thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách.

+ Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực.

Ngày 18-4-2008: Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức khai trương Khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu (KCBTYC).

Khoa KCBTYC có 18 phòng khám chữa bệnh (KCB), với 36 giường bệnh. Trong đó có 12 phòng loại I (24 giường bệnh). Buồng bệnh của khoa KCBTYC nằm trong khu nhà xây cấp I, bảo đảm thoáng mát, sạch sẽ, mỗi buồng có 2 giường bệnh, bảo đảm 6m2/ giường theo quy định của Bộ Y tế. Khoa KCBTYC tiếp nhận đăng ký KCBTYC các chuyên khoa: Ngoại, nội tim mạch- lão khoa; răng- hàm- mặt, mắt... Đối tượng đăng ký KCBTYC là đối tượng thu phí và đối tượng có thẻ BHYT.

Ngày 21-4-2008: Chủ tịch UBND tỉnh Hà Ban tiếp và làm việc với Phó Đại sứ Mỹ Jonathan M.Aloisi nhân chuyến đi thăm của Phó Đại sứ Mỹ tìm hiểu về tình hình phát triển KT-VH-XH các tỉnh Tây Nguyên

Tại buổi làm việc, Phó Đại sứ Mỹ Jonathan M.Aloisi đã đánh giá cao mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ hiện nay và mong muốn mối quan hệ hợp tác này tiếp tục phát triển. Ông đặc biệt có ấn tượng về các chương trình mà Chính phủ Việt Nam đang thực hiện trong việc tổ chức phát triển kinh tế địa phương; giúp đỡ đồng bào DTTS bằng nhiều chương trình như định canh, định cư, xây dựng nhà ở, giải quyết đất sản xuất, chăm sóc y tế, giáo dục, đưa điện lưới quốc gia về nông thôn, nước sinh hoạt, giải quyết việc làm....và bày tỏ vui mừng khi thấy các chương trình đang được thực hiện có hiệu quả. Chủ tịch UBND tỉnh Hà Ban đã thông báo với Phó đại sứ Jonathan M.Aloisi về tình hình phát triển KT-XH của địa phương. Tuy là tỉnh nghèo, nhưng Kon Tum đã dành một phần lớn ngân sách địa phương đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đầu tư chăm sóc y tế, giáo dục, các huyện, thị xã đều có trường nội trú nuôi dưỡng học sinh DTTS. Vấn đề tôn giáo được tỉnh quan tâm và tạo điều kiện tốt cho người dân được sinh hoạt tôn giáo, được tự do tín ngưỡng. Tỉnh đang đẩy mạnh cải cách hành chính; kêu gọi thu hút đầu tư...Với việc cải thiện môi trường đầu tư, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Ban hy vọng trong thời gian tới sẽ có nhiều dự án đầu tư vào Kon Tum với quy mô hơn của các nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó có nhiều nhà đầu tư đến từ Mỹ. Chủ tịch UBND tỉnh Hà Ban cùng Phó đại sứ Jonathan M.Aloisi thống nhất một số mục tiêu cơ bản phối hợp tạo điều kiện cho các tổ chức phi chính phủ vào thực hiện các chương trình, dự án nhân đạo và bảo vệ môi trường tại tỉnh Kon Tum; tạo điều kiện cho ngày càng nhiều học sinh, sinh viên Kon Tum được du học tại Mỹ. Trong chương trình đến thăm và làm việc tại tỉnh, Phó đại sứ Jonathan M.Aloisi cùng các thành viên trong đoàn đến thăm cơ sở nuôi dạy trẻ Vinh Sơn, huyện Đăk Tô, Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y, Nhà thờ gỗ, Tòa giám mục Kon Tum.

Ngày 29-4-2008: Hội Nông dân tỉnh tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ VI,

Đại hội được tổ chức tại Hội trường Ngọc Linh (thành phố Kon Tum). Đại hội tổng kết công tác Hội Nông dân nhiệm kỳ (2003-2008) và đề ra phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ (2008-2013), với sự tham gia của 175 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 50.500 hội viên trong toàn tỉnh.

5 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Công tác Hội Nông dân và phong trào nông dân tỉnh ta đã có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác xây dựng tổ chức Hội đã thực sự hướng về cơ sở, lấy chi, tổ hội làm địa bàn hoạt động, xây dựng, củng cố tổ chức Hội ở địa bàn dân cư vững mạnh. Trong 5 năm qua, toàn tỉnh đã thành lập mới 14 cơ sở Hội, 54 chi hội, 509 tổ hội ở địa bàn dân cư. Đến nay có 94/96 cơ sở Hội, 788 chi hội, 1884 tổ hội, 100% thôn, làng có chi hội. Công tác phát triển hội viên tăng cả về số lượng và chất lượng. Tăng từ 41.715 hội viên năm 2003 lên 50.568 hội viên năm 2007. Phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi (NDSXKDG), đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng cũng được các cấp Hội chú trọng. Đến nay, toàn tỉnh ta có 5.596 hộ đạt danh hiệu NDSXKDG các cấp, trong đó có 1683 hộ đồng bào DTTS (tăng 1,74 lần so với năm 2003). Đại hội đã thống nhất đề ra phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2008- 2013, trong đó, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phù hợp với tình hình mới. Theo phương châm hướng về cơ sở; xây dựng tổ chức cơ sở Hội thật sự vững mạnh; Hội Nông dân thực sự là cầu nối giữa Đảng và nông dân, là chỗ dựa vững chắc của Đảng và Chính quyền. Phấn đấu trong nhiệm kỳ 2008-2013 có 90% số nông dân tham gia sinh hoạt trong các tổ chức Hội; mỗi năm kết nạp được 4000 hội viên mới; 100% số hội viên tham gia sinh hoạt và đóng hội phí dầy đủ; 100% cơ sở, chi hội xây dựng được quỹ hội co 35% số cơ sở hội đạt vững mạnh, 40 % đạt khá, 100% số cơ sở hội được tập huấn bồi dưỡng lý luận chính trị và kỹ năng nghiệp vụ công tác Hội. Vận động từ 30.000 đến 35.000 hộ nông dân đăng ký sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, tăng 1,5 lần so với hiện nay. 100% cơ sở hội tham gia tốt công tác "Đền ơn đáp nghĩa", vận động từ 60.000 đến 65.000 hội viên đăng ký đạt hộ gia đình văn hóa. Đại hội đã bầu BCH khóa mới gồm 25 ủy viên. Đồng chí Kring Ba Tỉnh ủy viên, giữ chức Chủ tịch. Đại hội cũng đã bầu 13 đại biểu đi dự Đại hội đại biểu Hội Nông dân Việt Nam khóa V.

Ngày 10-4-2009: Chính phủ ban hành Nghị định 15/NĐ-CP về thành lập thành phố Kon Tum

Theo Nghị định: Thành lập thành phố Kon Tum, thuộc tỉnh Kon Tum trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc thị xã Kon Tum. Thành phố Kon Tum có diện tích tự nhiên 43.204.3 ha và 137.662 nhân khẩu, có 21 đơn vị hành chính cấp xã, gồm các xã, phường: Quyết Thắng, Thống Nhất, Quang Trung, Thắng Lợi, Duy Tân, Trường Chinh, Ngô Mây, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo và các xã: ĐăkRơWa, Đăk Blà, Ngọc Bay, Kroong, Vinh Quang, Đoàn Kết, Đăk Năng, Hòa Bình, ChưHreng, Đăk Cấm, Ya Chim. Địa giới hành chính TP Kon Tum: Đông giáp huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum; Tây giáp huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum; Nam giáp huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai; Bắc giáp huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum.

Ngày 30/4/2009: Thành ủy- UBND- UBMTTQVN thành phố Kon Tum tổ chức trọng thể lễ đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba và công bố Nghị định của Chính phủ về thành lập thành phố.

Ngày 23-4-2009: Tỉnh ủy Kon Tum ban hành Kết luận số 987-KL/TU của Hội nghị lần thứ mười Bốn Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIII về việc điều chỉnh nội dung Chương trình số 58-CTr/TU ngày 08/10/2008 của Tỉnh ủy khóa XIII

Kết luận nêu rõ: Đưa nội dung “Quy chế khai thác, sử dụng Nhà rông và hỗ trợ trang thiết bị để phục vụ sinh hoạt cộng đồng” ra khỏi Chương trình số 58-CTr/TU, ngày 08/10/2008 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIII, thực hiện các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa X và Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Ngày 23-4-2009: Tỉnh ủy Kon Tum ban hành Chương trình số 70 -CTr/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIII về thực hiện các Nghị quyết, Kết luận Hội nghị Trung ương 9 khóa X.

Chương trình nêu rõ các giải pháp triển khai thực hiện đối với Nghị quyết 31-NQ/TW về một số nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X của Đảng, trong đó, về KT-XH: Rà soát và tập trung tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong đầu tư và SXKD của các nhà đầu tư và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; Rà soát, điều chỉnh và xây dựng mới một số quy hoạch ngành, lĩnh vực và quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của các huyện, thành phố theo hướng phát triên bền vững; Rà soát và loại bỏ các dự án đầu tư kém hiệu quả, không cấp bách, tập trung vốn hoàn thành các công trình trọng điểm, công trình bức xúc của tỉnh; Ưu tiên bố trí vốn đẩy nhanh tiến độ đầu tư kết cấu hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y; Thực hiện Đề án xây dựng Làng Văn hóa, du lịch các dân tộc Bắc Tây nguyên tại huyện Kon Plông. Về hoạt động đối ngoại: Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hợp tác kinh tế quốc tế với các tỉnh Nam Lào, Đông bắc Cămpuchia và Đông bắc Thái Lan. Về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị: Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng, Ban mặt trận thôn, làng, tổ dân phố; Chủ động đấu tranh chống các quan điểm, luận điểm sai trái, phản động, góp phần làm thất bại âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; Thực hiện Đề án của MTTQVN và các đoàn thể CT-XH về đổi mới nội dung và phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động theo hướng tập trung cho cơ sở, đa dạng hóa hình thức tập hợp và phát huy tối đa năng lực các tầng lớp nhân dân. Về Kết luận số 37-KL/TW tiếp tục đẩy mạnh Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020: Thực hiện chủ trương Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch UBND cấp xã; Đại hội đảng bộ cơ sở trực tiếp bầu Ban Thường vụ và bí thư, phó bí thư; Luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện BTV Tỉnh ủy quản lý đến năm 2010; Đánh giá việc thực hiện Quyết định số 198-QĐ/TU của BTV Tỉnh ủy về tiêu chuẩn cán bộ; xây dựng Quy định của BTV Tỉnh ủy về tiêu chuẩn cán bộ thuộc diện BTV Tỉnh ủy quản lý.

II- Những sự kiện lịch sử tháng 5 ở Kon Tum

Ngày 02-5-1839Giám mục Stêphano Cuénot Thể tổ chức chuyến đi truyền giáo đầu tiên lên Tây Nguyên

Sau khi được tấn phong làm Giám mục Phó giáo phận Đàng Trong, để khởi đầu cho thực hiện ý định truyền giáo, ngày 02-5-1839, Cuénot cử 2 giáo dân là Cả Ninh và Cả Thới tiếp xúc với bộ lạc Gia Rai, Xê Đăng theo đường Cam lộ (Quảng Trị).

 Chuyến đi thất bại. Do điều kiện đi lại khó khăn, hơn nữa đây là lần đầu họ đến khu vực gặp phải khí hậu không phù hợp, cùng với những bất đồng về ngôn ngữ.   

Ngày 29-5-1901: Người Xê Đăng tập kích đồn Đăk Psi giết đồn trưởng Robert

Trước chính sách o ép bắt phu làm đường, xây bót của địch. Đồng bào Xê Đăng ở Kon Tum đã nuôi nấu kế hoạch nổi dậy phản kháng. Được những người làm dịch vụ bên cạnh tên Đồn trưởng Robert cho biết, ban đêm binh lính tuần tra hết sức cẩn thận, nhưng bắt đầu từ 7 giờ sáng sẽ có sự lơi lỏng. Và, mọi kế hoạch canh gác của binh lính trong đồn đều được  họ thông tin ra bên ngoài cho đồng bào biết trước.

Đúng 9 giờ sáng ngày 29-5-1901, đồng bào Xê Đăng tiến hành đồng loạt tập kích đồn Đăk Psi (Đăk Pxy). Tên đồn trưởng Robert bị giết ngay tại trận. Đồng bào lập tức rút vào rừng. Đến ngày 09-6- 1901, đồng bào tiếp tục quay lại đốt cháy, thiêu huỷ toàn bộ Đồn

Ngày 26-5-1913, Khâm sứ chuẩn y chỉ Dụ của vua Duy Tân năm thứ 7, về việc lập Nam tri huyện ở Kon Tum. Theo đó, Tri huyện (sau đổi thành phủ) thứ nhất là ông Phan Tử Khâm.

Ngày 24-5-1925: Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập Đại lý Pleiku, đặt dưới quyền cai trị của Công sứ Kon Tum.

Tháng 5-1931: Binh lính ở Kon Tum đấu tranh chống lệnh đi làm ngày chủ nhật (lần thứ nhất)

Sau gần nửa năm trời vắt kiệt sức tù nhân trên công trường Đăk Pao, Đăk Pét, theo thông lệ, đến tháng 5-1931 khi mùa mưa đến tù nhân được nghỉ làm đường và đưa về thị xã Kon Tum. Tuy nhiên, tên đồn trưởng gian ác Cesarini cố ép buộc tù nhân phải làm cho xong đoạn đường còn lại đến đồn Đăk Pét trước khi cho tù về giam ở thị xã Kon Tum, do đó y bắt ép tù nhân phải đi làm liên tục không nghỉ kể cả chủ nhật. Khi bắt tù nhân đi làm thì buộc lính phải theo trông coi, canh giữ. Sau một vài tuần liên tục phải trông coi tù làm đường cả ngày thứ bảy, chủ nhật, tên đội Kép- đã cầm đầu bọn đội, cai tổ chức biểu tình phản đối chống lại lệnh của tên đồn trưởng không chịu ra công trường làm đường trông coi tù nhân, buộc tên đồn trưởng phải nhượng bộ.

Đây là vụ biểu tình phản đối tập thể có tổ chức của binh lính địch chống lại luật lệ của nhà binh. Đó là một sự kiện hiếm khi xảy ra trong binh lính địch.

Ngày 02-5-1933: Cải cách việc học chánh ở Kon Tum

Việc học chánh ở Kon Tum từ trước thuộc toàn quyền quản lý của thực dân Pháp và được giao cho một viên thanh tra học chánh người Pháp trông coi. Tuy nhiên, về sau thực dân Pháp đã giao lại cho Chính phủ Nam triều quản lý. Ngày 02-5-1933 Chính phủ Nam triều chủ trương cải cách việc học chánh. Theo đó, bộ máy quản lý việc học chánh ở Kon Tum được tổ chức theo hệ thống: Bên trên có viên quan kiểm học làm quản đốc; dưới viên quan này có các tư giáo và trợ giáo người Kinh và người dân tộc thiểu số. Năm 1933, Kon Tum có 01 quan kiểm học, 03 ông tư học, 03 trợ giáo người Kinh, 03 trợ giáo người dân tộc thiểu số.

Tính đến năm 1933, hệ thống cơ sở vật chất ngành giáo dục Kon Tum gồm có: 05 nhà ngói (01 nhà nghỉ của viên đốc học; 01 nhà nghỉ cho học sinh; 01 nhà học trò người dân tộc thiểu số vừa làm nhà ở, vừa làm nhà ăn; hai nhà dài-mỗi nhà làm 4 lớp học)

Số lượng học sinh ở Kon Tum (năm 1933): Hệ thống trường công ở Thị xã Kon Tum có 160 học sinh (học sinh dân tộc thiểu số 48, học sinh người Kinh 112 (trong đó 100 nam, 12 nữ); ở Đăk Tô có 30 học sinh (dân tộc thiểu số 15, người Kinh 15). Hệ thống trường tư gồm: Trường Cuénot có 93 học sinh người dân tộc Ba Na; Trường Bà Phước Sainte Therése có 68 học sinh nữ (dân tộc thiểu số 28, người Kinh 40); các Trường học người kinh ở các làng Phương Nghĩa 58 em, làng Tân Hương 29 em, làng Phương Quý 31 em, làng Phương Hoà 26 em.

Ngày 13-5-1945: Bảo Đại ký các đạo dụ bãi bỏ việc thu thóc ở Trung kỳ (Đạo dụ số 14) và phân chia khu vực kinh tế ở Trung kỳ (Đạo dụ số 15)

 Theo các văn bản này, việc thu thóc ở các tỉnh Trung kỳ bị bãi bỏ, đồng thời chia Trung kỳ thành 4 khu vực kinh tế như sau:

1. Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh

2. Quảng Nam, Quảng bình, Quảng Trị, Thừa Thiên

3. Kon Tum, Plây Ku, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên

4. Khánh Hoà, Bình Thuận, Đồng Nai Thượng, Đăk Lăk và Lang-Bian

Văn bản cũng quy định, việc thu thóc gạo chỉ được phép thực hiện giữa các tỉnh trong từng khu, chỉ có Bộ Tiếp tế của Chính phủ mới được quyền đưa thóc gạo ra ngoài các khu vực nói trên.

Ngày 27-5-1946: Thực dân Pháp thành lập Ủy phủ Liên bang phụ trách các dân tộc sơn cước miền Nam Đông Dương

Ngày 27-5-1946, thực dân Pháp thành lập Ủy phủ Liên bang phụ trách các dân tộc sơn cước miền Nam Đông Dương gồm các tỉnh Kon Tum, Đăk Lăk, Đồng Nai Thượng, Lâm Viên, Pleiku. Trụ sở Ủy phủ Liên bang đặt tại Buôn Ma Thuột. Ủy phủ Liên bang do một ủy viên Cộng hòa Pháp đứng đầu, trực thuộc Cao ủy Pháp ở Đông Dương.

Tháng 5-1949: Tăng cường đội vũ trang tuyên truyền 108, 117 lên Kon Tum

Đội vũ trang 108 do đồng chí Bạch Quang Kim làm đội trưởng được tăng cường hoạt động ở phía tây đường 14. Đội 117 do đồng chí Đỗ Tiến Tân làm đội trưởng phụ trách vùng phía Đông đường 14.

Nhiệm vụ của hai đội vũ trang trên giúp đẩy mạnh việc tuyên truyền vận động quần chúng gây dựng cơ sở cách mạng ở phía bắc tỉnh Kon Tum; tạo hành lang mở rộng cơ sở tới vùng biên giới Lào và Campuchia.

Tháng 5-1950: Dân quân du kích khu 2 (Đăk Tô) đánh bại cuộc càn quét của quân Pháp và tay sai

Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào kháng chiến địa phương, tháng 5/1950 Pháp huy động lực lượng quân sự gồm 02 đại đội lính Âu- Phi tổ chức càn quét khu 2 nhằm truy giết cán bộ và khủng bố tinh thần của nhân dân. Dân quân du kích địa phương được sự hỗ trợ của nhân dân trong vùng đã dũng cảm chống càn. Kết quả trong trận này dân quân du kích đã tiêu diệt 02 lính Âu-Phi, làm bị thương 05 tên, thu nhiều súng các loại.

Ngày 21 tháng 5 năm 1951: Quốc Trưởng bảo Đại ra Đạo dụ số 16-QT/TD ban hành quy chế riêng cho các sắc tộc Thượng tại  Cao Nguyên miền Nam 

Quy chế này gồm những điều khoản như sau: 

1. Tôn trọng phong tục tập quán của đồng bào Thượng. 

2. Tôn trọng các vị Tù Trưởng, bô lão, những người có uy tín  trong giới đồng bào Thượng và hướng dẫn những nhân vật nầy vào việc điều hành các cơ sở hành chánh, chính trị, tư pháp trên Cao  nguyên.  

3. Tổ chức Toà án phong tục Thượng: các vụ án liên quan giữa  người Thượng và Kinh hoặc đối với người Pháp sẽ do Toà án Hỗn hợp  xét xử. 

4. Thành lập ngay một Hội đồng kinh tế, tài chánh để phát triển kinh tế Cao nguyên.

5. Quyền chủ đất Polăn được tôn trọng; các vụ mua, thuê bán đất đai của đồng bào Thượng được nhà cầm quyền hành chánh giải quyết  theo phong tục, tập quán Thượng, sau khi đã hội ý với vị Tù trưởng địa phương. 

6. Chính phủ nghiên cứu và yễm trợ các kế hoạch phát triển về các mặt: Y tế, Văn hoá, Xã hội trên vùng Thượng, để có thể nâng cao đời sống của đồng bào Thượng.

7. Thổ ngữ được dùng làm căn bản cho việc giáo dục ở bậc Sơ học và Tiểu học; Việt ngữ và Pháp ngữ được coi là phụ.

8. Đào tạo cán bộ Thượng các ngành Quân sự, Y tế, hành chánh và  Giáo dục cung ứng cho nhu ầu địa phương.

9. Việc thi hành quân dịch không áp dụng gắt gao với đồng bào  Thượng và các binh sĩ Thượng được ổ chức thành những đơn vị Sơn cước, ưu tiên phục vụ tại Cao nguyên. 

Tháng 5-1951: Ban cán sự tỉnh Gia-Kon tổ chức Hội nghị mở rộng

Hội nghị đi sâu vào việc chỉnh đốn phương thức hoạt động, lãnh đạo; chỉnh đốn tổ chức và lề lối làm việc của các đơn vị lực lượng vũ trang, các cơ quan ban, ngành, đoàn thể.... Hội nghị đề ra nhiệm vụ mới: Ra sức động viên khả năng của nhân dân vào việc củng cố và phát triển cơ sở, đẩy mạnh du kích chiến tranh, phá âm mưu củng cố Tây Nguyên của địch.

Ngày 10-5-1956: Tổng thống VNCH chủ toạ Hội nghị quân sự và kinh tế tại Tiểu khu Kon Tum

Vào lúc 14 giờ, ngày 10-5-1956, tại Tiểu khu Kon Tum Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm chủ toạ Hội nghị quân sự và kinh tế

Hội nghị được chủ toạ đưa ra thảo luận một số vấn đề sau:

+ Cao nguyên là vùng phì nhiêu cần được khai thác.

+ Cao nguyên cũng là vùng tiền tuyến cần được bảo vệ. Lập thêm đồn ở Đệ tứ Quân khu, nhất là miền thượng du. Sau đó sẽ chú trọng đến Quảng Nam, Quảng ngãi (vấn đề nầy cần được Đệ nhị Quân khu phúc trình).

+ Quân đội phải có tính cách lưu động và đồn trú gần dân. Bảo An và Dân vệ sẽ dần dần thay thế quân đội.

+ Về việc đóng quân, tìm một vài nơi đất đai thuận tiện cho việc khai thác để làm kiểu mẫu.

+ Vấn đề đường sá, hiện đang điều đình với Mỹ để có ngân sách và dụng cụ tối tân nhưng phải tổ chức làm mau chóng và chắc chắn.

+ Đối với đồng bào Thượng, lấy rượu đế thay rượu cần và nghiên cứu lập trường học dạy tiếng Việt.

Ngày 27-5-1958: Toà đại biểu Hành chính tỉnh Kon Tum báo cáo việc thám sát đường mòn Gi Lăng, Mang Buk và Đăk Tô

Theo báo cáo:

Phái đoàn thám sát đường mòn Gi Lang, Măng Buk và Đăk Tô đi từ ngày 7/5 đến ngày 15/5/1958.

 Mục đích cuộc thám sát là:

Quan sát và nghiên cứu các chi tiết cần thiết cho việc đóng đồn Măng Buk và việc đặt các cơ cấu hành chính trong tương lai.

Nghiên cứu địa hình, địa vật, kiểm tra dân số, tuyên truyền chính sách về  chính quyền Việt Nam Cộng Hòa .v.v... của những vùng sẽ đi giám sát.

Tháng 5-1960: Thành lập Trường quân chính tỉnh Kon Tum

Tháng 5-1960, Trường quân chính tỉnh được thành lập tại làng Tân Đông, xã Tung Bung (H30) do đồng chí Vượng làm hiệu trưởng. Nhiệm vụ của trường là đào tạo bồi dưỡng cấp tốc đội ngũ cán bộ trung, tiểu đội trưởng, xã đội đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển lực lượng quân sự của tỉnh.

Ngày 20-5-1961: Tổng thống Việt Nam Cộng hoà ra Nghị định dời quận lỵ Kon Tum

Ngày 20-5-1961, Tổng thống Việt Nam Cộng hoà ra Nghị định số 467-NV dời quận lỵ Kon Tum, tỉnh Kon Tum, hiện đặt tại xã Kon Tum Kơpong đến xã Plei Mangla.

Ngày 10-5-1964: Thủ tướng Việt Nam Cộng hoà ra Nghị định thành lập cơ sở phái viên hành chính Đăk Rotah

Phạm vi hoạt động của cơ sở phái viên hành chính Đăk Rotah gồm 11 xã: Peng Sial, Penh Prong, Sơkao, Đăk Trap, Đăk Ven Tang, Đăk Bla Mơnam (thuộc tổng Die Nord), Bong Tul, Rok Nam, Mang Ram, Đăk Momo Pel, Đăk Dri Mek (thuộc tổng Bong Tul).

Trụ sở đặt tại Đăk Rotah, trực thuộc quận Đăk Sut.

Tháng 5-1964: Thành lập Mặt trận Tây Nguyên ( Mặt trận B3)

Nhận rõ vị trí chiến lược của chiến trường Tây Nguyên, để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ trên chiến trường Tây Nguyên trước thời cơ chiến lược mới, ngày 01-5-1964, Trung ương Đảng quyết định thành lập Mặt trận Tây Nguyên (còn gọi là Mặt trận B3). Đồng chí Dương Liên, Tham mưu phó Quân khu làm Chính uỷ, đồng chí Hà Vi Tùng làm Tư lệnh.

Nhiệm vụ của Mặt trận là: xây dựng Tây Nguyên thành chiến trường đánh tiêu diệt lớn, tiêu diệt thu hút, giam chân quân chủ lực của địch.

Mặt trận Tây nguyên chịu sự lãnh đạo và chỉ huy trực tiếp của Quân uỷ Trung ương và bộ quốc phòng, đồng thời chịu sự lãnh đạo của Khu uỷ 5. Địa bàn hoạt động chủ yếu ở các tỉnh Kon Tum, Gia Lai và Đăk Lăk.

Đến tháng 9-1964, Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên gồm các đồng chí: Thiếu tướng Nguyễn Chánh làm Tư lệnh, đại tá Đoàn Khuê làm Chính uỷ, với đầy đủ các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần và một số đơn vị trực thuộc khác.

Do vị trí chiến lược của địa bàn, hầu như trong suốt chiều dài cuộc kháng chiến, vùng Mo Ray - H67 (Sa Thầy) đã vinh dự là địa bàn đứng chân của mặt trận Tây Nguyên. Đồng bào các dân tộc ở Mo Ray - Sa Thầy đã hết lòng giữ gìn bí mật, giúp đỡ bảo vệ vùng căn cứ của Mặt trận Tây Nguyên.

Ngày 18-5-1965: Kon Tum thành lập Tiểu đoàn bộ binh 304

Ngày 18-5-1965, Tiểu đoàn  bộ binh đầu tiên của tỉnh lấy phiên hiệu 304 (D304) được thành lập tại làng Kon Ra và Van Tó xã Đăk Uy, gồm 300 cán bộ chiến sỹ thuộc các đại đội độc lập của tỉnh, các đội công tác các huyện rút lên và nòng cốt là đại đội 4 Nghệ An kết nghĩa. Đồng chí Đinh Thành được cử làm tiểu đoàn trưởng, đồng chí Vinh  tiểu đoàn phó. Tiểu đoàn gồm 4 đại đội:

- Đại đội 1: Cán bộ chiến sĩ thuộc đại đội 4 Nghệ An kết nghĩa.

- Đại đội 2: Cán bộ chiến sĩ đại đội 130 độc lập, đứng chân ở huyện Đăk Glây (H40).

- Đại đội 3: Cán bộ chiến sĩ đại đội 131 độc lập,  đứng chân ở huyện Đăk Tô (H80).

- Đại đội 4: Gồm một số đơn vị trực thuộc tỉnh và bổ sung ở các đội công tác H16, H5.

Sau khi thành lập, tiểu đoàn đứng chân ở xã Đăk Uy, hoạt động hướng Bắc thị xã Kon Tum.

Ngày 21-5-1965: Thủ tướng Việt Nam Cộng hoà ra Nghị định bãi bỏ cơ sở phái viên hành chính Đăk Rotah

Thủ tướng Việt Nam Cộng hoà ra Nghị định số 769-NV bãi bỏ cơ sở phái viên hành chính Đăk Rotah, các xã nguyên thuộc quản hạt cơ sở phái viên hành cính này vẫn đặt thuộc quyền quản trị của quận Đăk Sut, tỉnh Kon Tum.

Ngày 16-5-1967: Tỉnh ủy ra Chỉ thị về công tác chống, cứu đói

Trước tình hình sản xuất năm 1966 không đạt chỉ tiêu kế hoạch trong khi tài sản, mùa màng bị địch đánh phá nhiều dẫn đến tình trạng đói và nguy cơ bị đói ở một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân. Ngày 16-5-1967, Tỉnh ủy đã ra Chỉ thị số 16/VP-CT về "chống, cứu đói". Chỉ thị nhấn mạnh: "phải coi công tác cứu đói như công tác cứu đau vận động toàn Đảng, toàn dân và toàn quân nỗ lực vượt qua nạn đói để dồn sức chiến thắng để chống Mỹ và tay sai". Việc cấp bách trước mắt là:

- Những nơi bị đói nặng, các cấp ủy và cán bộ ngành nắm tình hình đói cụ thể từng làng, từng gia đình, đặt kế hoạch vận động quần chúng tự giải quyết và tự cứu trợ nhau là chính. Trường hợp những làng, những tổ hợp tác đói quá nặng mà không có khả năng cứu trợ nếu không giải quyết kịp thời có thể dẫn đến chết đói thì lập tức báo cáo để cấp trên có phương án giải quyết. 

- Mở một đợt vận động trong các cơ quan, đơn vị và quần chúng trồng các loại rau, màu ngắn ngày. Trong công tác chỉ đạo vừa kết hợp chống cứu đói trước mắt vừa chống cứu đói lâu dài. Lấy công tác vận động đẩy mạnh sản xuất, chống địch càn quét bảo vệ tính mạng và tài sản của dân là công tác quan trọng  thường xuyên. Đi đối với việc chống cứ đói phải đẩy mạnh công tác vệ sinh phòng bệnh, cứu đâu, cứu lạt cho quần chúng.

Tháng 5-1968: Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị mở rộng

Sau tấn công và nổi dậy, từ giữa năm 1968 trở đi, thực hiện âm mưu "Quét và giữ", địch tăng cường hoạt động quân sự chống phá, càn quét gây cho ta rất nhiều khó khăn tổn thất. Để giữ vững phong trào, tiếp tục tấn công địch, tháng 5-1968, Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị  mở rộng, nêu cao quyết tâm, xác định nhiệm vụ và đề ra các yêu cầu của đợt hoạt động Hè - Thu 1968. Cụ thể là:

1. Tiêu diệt và làm tan rã phần lớn quân nguỵ; đánh đổ nguỵ quyền tỉnh, quận; quét sạch nguỵ quyền tổng, xã, giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân.

2. Đẩy mạnh đánh phá các cơ sở vật chất, phương tiện chiến tranh của địch (sân bay, cơ giới, kho tàng, giao thông) tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực quân Mỹ.

3. Mau chóng phát triển thực lực chính trị, vũ trang của ta; củng cố mở rộng cơ sở và bàn đạp thị xã, thị trấn và các vùng phụ cận; giành và làmchủ từng phần tiến lên làm chủ và dứt điểm thị xã, thị trấn.

4. Giải phóng toàn bộ nông thôn còn lại. Nhất là vùng phụ cận thị xã, dọc đường giao thông chiến lược, hình thành thế liên hoàn rộng lớn, nhanh chóng xây dựng vùng mới mở ra. Đẩy mạnh xây dựng vùng căn cứ về mọi mặt, không ngừng tăng sức người, sức của để tổng công kích, tổng khởi nghĩa giành thắng lợi

Tháng 5-1968: Tỉnh ủy Kon Tum thành lập chính quyền cách mạng các cấp từ tỉnh đến xã

Từ tháng 8-1960 đến tháng 5-1968, ta thành lập Ủy ban chấp hành phong trào tự trị dân tộc của tỉnh, huyện và Ủy ban tự quản xã. Nhiệm vụ của các tổ chức này là vừa vận động giác ngộ, đoàn kết các lực lượng trong tỉnh thành một khối vững chắc trong Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam; vừa đảm nhiệm một phần công tác chính quyền trong thời kỳ quá độ dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng, thực hiện chủ trương của cấp trên, tháng 5-1968, Tỉnh ủy Kon Tum quyết định thành lập chính quyền cách mạng các cấp của tỉnh.

Nhiệm vụ của chính quyền cách mạng là:

- Tố cáo tội ác của địch, động viên lãnh đạo nhân dân chiến đấu, phục vụ tiền tuyến, sản xuất, bảo vệ sản xuất, chăm lo đời sống (chính trị, văn hóa, kinh tế), bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân. Trước mắt tập trung vào các công tác: động viên chiến đấu, sản xuất và chăm lo đời sống quần chúng.

- Chính quyền cấp xã đảm đương toàn bộ nhiệm vụ chính quyền cấp cơ sở và trực tiếp lãnh đạo nhân dân trong xã đoàn kết kháng chiến và chăm lo đời sống quần chúng nhân dân.

- Cấp huyện và cấp tỉnh lúc đầu chỉ đảm đương một phần nhiệm vụ (do Tỉnh ủy quy định).

Để tiến hành bầu cử chính quyền cách mạng các cấp, Tỉnh ủy cũng quy định, trước mắt lấy danh nghĩa Ủy ban chấp hành phong trào tự trị dân tộc tỉnh, huyện để hướng dẫn bầu cử chính quyền các cấp.

Ngày 01-5-1969: Tỉnh ủy ra Quyết nghị thống nhất Ban Tài mậu và Ban Lương thực thành Ban Tài mậu, Lương thực

Xét tính chất, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa Ban Tài mậu và Ban Lương thực; để đảm bảo tính gọn nhẹ về tổ chức, hoạt động của hai Ban này, ngày 01-5-1969, Tỉnh ủy đã ra Quyết nghị số 13- VP/TOC về thống nhất Ban Tài mậu và Ban Lương thực thành Ban Tài mậu, Lương thực từ tỉnh đến huyện, xã. Chức năng, nhiệm vụ của Ban này là tổng hợp nhiệm vụ của 2 ban cũ (trong đó lãnh đạo cả các cơ sở công doanh của tỉnh). Ban Tài mậu, lương thực của cấp nào thì chịu sự lãnh đạo của cấp đó; đồng thời chịu sự lãnh đạo tuyệt đối của cấp ủy Đảng đồng cấp. Việc thống nhất về tổ chức được hoàn thành trong tháng 5-1969 để kịp triển khai nhiệm vụ.

Ngày 01-5-1969: Tỉnh ủy ra Quyết nghị thống nhất Ban sản xuất và Ban nông vận thành Ban nông vận sản xuất

Để đảm bảo bộ máy hoạt động gọn nhẹ, hiệu quả hơn, Tỉnh ủy đã ra Quyết nghị số 14/VP-TOC về việc thống nhất Ban sản xuất và Ban nông vận.

Nội dung cơ bản của Quyết nghị:

- Thống nhất Ban sản xuất và Ban nông vận thành Ban nông vận sản xuất từ cấp tỉnh, đến huyện, xã.

- Chức năng, nhiệm vụ của Ban này là tổng hợp chức năng, nhiệm vụ của Ban sản xuất và Ban nông vận cũ. Ban Nông vận sẽ tiến hành sắp xếp lại biên chế và tổ chức phân công hợp lý, giữ vững mối quan hệ phối hợp trong từng lĩnh vực để đảm bảo mọi mặt hoạt động của ngành tiến triển liên tục.

- Ban Nông vận chịu sự lãnh đạo tuyệt đối của cấp ủy Đảng, chịu trách nhiệm hoàn thành  mọi nhiệm mà cấp ủy giao phó.

Tháng 5-1969: Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị mở rộng

Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Trung ương và Khu uỷ 5 về nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 3, tháng 5-1969, Tỉnh uỷ tổ chức hội nghị mở rộng.

Sau khi đánh giá tình hình địch - ta từ đầu năm 1968 đến tháng 5-1969, phân tích âm mưu của địch, cũng như những thuận lợi và khó khăn của ta, Hội nghị đề ra nhiệm vụ của phong trào cách mạng Kon Tum trong thời gian tới là : "Động viên nỗ lực cao nhất của toàn Đảng bộ, toàn quân, toàn dân, phát huy thắng lợi to lớn vừa qua, đẩy mạnh công kích và nổi dậy, kiên quyết diệt kẹp giành dân, mở rộng quyền làm chủ đại bộ phận nông thôn, hướng chủ yếu nhằm các vùng xung quanh thị xã và thị trấn, đường giao thông chiến lược 14, đồng thời không được xem nhẹ các khu vực lẻ, nhất là các khu vực có tác dụng hoàn chỉnh vùng giải phóng; Khẩn trương tích cực xây dựng thực lực cách mạng và đẩy mạnh hoạt động ở thị xã thị trấn, đi đôi với giành dân phải kiên quyết giữ dân, đánh bại âm mưu bình định cấp tốc của địch....". Và  " ... Ra sức tăng cường thực lực chính trị, vũ trang và kinh tế, xây dựng Đảng vững mạnh (nhất là ở cơ sở), ra sức xây dựng vùng giải phóng về mọi mặt vững chắc..."

Tháng 5-1969: Chiến dịch Đắk Tô 2 Mùa hè 1969

Thực hiện thử nghiệm âm mưu "Phi Mỹ hoá", đầu mùa hè năm 1969, địch mở cuộc hành quân ''Dân quyền 35 và 38" ở vùng Tây Đăk Tô. Nhằm đánh bại kế hoạch thí điểm "Việt Nam hoá chiến tranh" của địch, cùng với Bộ Tư lệnh Mặt trận B3, Tỉnh uỷ Kon Tum quyết định mở chiến dịch Đăk Tô 2 mùa hè 1969.

Đêm 10 rạng ngày 11-5 chiến dịch mở màn. Bộ đội chủ lực phối hợp với bộ đội tỉnh đã luồn sâu vào hậu phương địch, đánh phá mạnh căn cứ hành quân liên hợp Mỹ - nguỵ ở Đăk Tô, đánh phá sân bay Kon Tum, sở chỉ huy Trung đoàn 42, khu tập trung quân Diên Bình, vây hãm căn cứ Plây Cần, chặn đánh xe cơ giới trên đường 18, 14 đoạn Kon Tum - Tân Cảnh.

- Từ 17- 23/5 ta liên tiếp bao vây tiến công tiểu đoàn 22 biệt động quân ở vùng Ngọc Dơ Lang, đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn biệt kích ứng chiến số 1, giết và làm bị thương 600 tên.

- Từ 20-24/5 ta tổ chức tấn công cao điểm 668, tiêu diệt hoàn toàn Tiểu đoàn biệt kích ứng chiến số 2, loại khỏi vòng chiến đấu 327 tên....

- Ngày 31/5 bao vây tiêu diệt tiểu đoàn 11 và 23 tại cao điểm 875, diệt và bắt 729 tên địch......

Sau hơn một tháng chiến đấu quyết liệt, các lực lượng vũ trang cùng với quân và dân Kon Tum đã đập tan cuộc hành quân Dân quyền của địch. Diệt và đánh quỵ 9/12 tiểu đoàn của chúng. Loại khỏi vòng chiến đấu 4.135 tên địch, phá huỷ 88 xe quân sự, bắn rơi và phá hỏng 103 máy bay, thu hàng nghìn vũ khí các loại.

Tháng 5-1973: Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên tổ chức cuộc họp với 3 tỉnh Tây Nguyên thống nhất việc xây dựng căn cứ địa, vùng giải phóng

 Xác định tầm quan trọng và nhiệm vụ chiến lược vùng hậu phương kháng chiến, tháng 5-1973, Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên tổ chức cuộc họp với 3 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk thống nhất về việc xây dựng căn cứ địa, xây dựng vùng giải phóng trong tình hình mới.

Cuộc họp đã thống nhất nội dung phương hướng cơ bản xây dựng các mặt trong thời gian tới là: "Nhanh chóng xây dựng căn cứ và vùng giải phóng, xây dựng hậu phương quân đội, đặc biệt là xây dựng kinh tế, phát triẻn sản xuất, tăng nhanh tiềm lực kinh tế và tiềm lực quân sự tại chỗ để đánh thắng địch trong bất cứ tình huống nào"

Ngày 15-5-1974, ta tấn công tiệt diệt cứ điểm Đắk Pét

Bước sang năm 1974, nhằm mở rộng và hoàn chỉnh vùng giải phóng của tỉnh, thông đường hành lang chiến lược xuyên suốt qua tỉnh Kon Tum, nối với các tỉnh bạn trong khu vực, Tỉnh uỷ Kon Tum phối hợp với Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên chỉ thị cho các lực lượng vũ trang trong tỉnh tấn công tiêu diệt các cứ điểm còn lại của địch trong vùng ta kiểm soát. Mục tiêu đầu tiên quân ta trong đợt tấn công  này là căn cứ quân sự và chi khu quân sự Đắk Pét.

Đây là cụm cứ điểm phòng thủ mạnh, quan trọng nhất của địch ở phía Bắc tỉnh Kon Tum, là căn cứ của tiểu đoàn 88 biệt động biên phòng. Căn cứ có hệ thống công sự kiên cố, phức tạp và có lưới hoả lực mạnh.Tại đây thường xuyên có khoảng 1000 tên địch, đóng thành 18 chốt điểm....

Sau một quá trình chuẩn bị thăm dò, nắm tình hình, với tinh thần quyết chiến tiêu diệt địch, có sự phối hợp của bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương, ngày 15-5-1974, ta đã tấn công tiêu diệt cụm cứ điểm Đăk Pét. Sau gần 4h chiến đấu dũng cảm, ngoan cường của bộ đội ta, toàn bộ quân địch ở căn cứ Đăk Pét đều bị tiêu diệt và bị bắt làm tù binh.

Cùng với việc tiêu diệt cụm cứ điểm Đăk Pét, chúng ta đã giải phóng toàn bộ gần 30.000 dân sống trong 10 ấp chiến lược trong vùng.

Tháng 5-1976: Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 4 về xây dựng và phát Triển công nghiệp và Thủ công nghiệp 1976-1977

Tại Hội nghị lần này đã khẳng định công nghiệp và Thủ công nghiệp  đang trong bước đi ban đầu, công nghiệp là một trong những ngành quan trọng đối với tỉnh ta, công nghiệp và nông nghiệp là một cơ cấu thống nhất trong nền sản xuất XHCN. Nhiệm vụ công nghiệp là phải gắn liền với phương hướng xây dựng và phát triển kinh tế của địa phương, trước hết là phải phục vụ nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp và đời sống dân, trong Công nghiệp phải lấy cơ khí làm then chốt, phát triển công nghiệp phải gắn liền công nghiệp trung ương với công nghiệp địa phương, giữ công nghiệp quốc doanh với thủ công nghiệp, phát triển kinh tế công nghiệp hiện nay gồm có 3 lực lượng: quốc doanh, HTX, và tư nhân lấy quốc doanh làm nòng cốt.

Trước hết tổ chức hình thành nhanh chóng mạng lưới cơ khí từ tỉnh đến huyện.

- Chiến dịch khai hoang thu được một số kết quả quan trọng: Đến cuối năm 1976 toàn tỉnh đã khai hoang phục hóa được 23.000 ha đưa vào sản xuất, nâng tổng diện tích gieo trồng lên 101.000 ha, sản lượng lương thực đạt 15 vạn tấn, bước đầu giải quyết nạn cứu đói cho 20 vạn dân ở các huyện Đăk Tô, Đăk Glei, Kon Plong, Thị xã Kon Tum. Trong khai hoang kết hợp với làm công trình thủy lợi.

- Tháng 6-1976 Tỉnh ủy Gia Lai-Kon Tum thành lập Ban cải tạo thương nghiệp do đồng chí Phan Quyết, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách.

+ Vận động nhân dân đến định cư các vùng đã định canh. Cùng với công tác khai hoang trồng trọt, công tác chăn nuôi cũng được tỉnh chú ý đẩy mạnh và phát triển nhằm phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Các ngành lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải, lưu thông phân phối, y tế, giáo dục cũng được chú trọng phát triển. Tỉnh xây dựng được nhà máy cơ khí Tân Cảnh, nhà máy Gạch Kon Tum, khôi phục xí nghiệp sản xuất đá Sao Mai, rượu Tri Lễ và nhiều tổ hợp phát triển sản xuất và các loại hàng nông cụ, sửa chữa xe với  quy mô nhỏ...

Sau giải phóng mô hình trường dân tộc  nội trú ở tỉnh được xây dựng, đặc biệt trường thanh niên dân tộc vừa học vừa làm coa vai trò quan trọng đi đầu trong đào tạo cán bộ ngiười dân tộc thiểu số phhục vụ công cuộc xây dựng CNXH.

Từ ngày 22-28/5/1978: BCH Đảng bộ tỉnh (khóa VI) tổ chức Hội nghị lần thứ 5

Hội nghị tiến hành học tập các chỉ thị quan trọng của Bộ Chính trị về cải tạo nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp tư bản, tư doanh...

Hội nghị tập trung thảo luận nhiều chuyên đề lớn, nội dung chính là: tiếp tục nghiên cứu để phân vùng quy hoạch cho toàn tỉnh; gắn chặt và tiến hành đồng thời, đồng bộ 4 công tác lớn: định canh, định cư, tiếp nhận lao động, cải tạo nông nghiệp và phát triển lực lượng sản xuất; bàn về công tác quân sự địa phương; tổ chức quản lý và đào tạo cán bộ.

Từ ngày 22-28/5/1978: Hội nghị Tỉnh ủy (mở rộng) lần thứ V về công tác phân vùng quy hoạch tiến hành phong trào hợp tác hóa ở nông thôn

Hội nghị quyết định những công tác chủ yếu sau: Khẩn trương tiến hành công tác phân vùng quy hoạch ở cấp huyện xong vào tháng 10-1978 để tiến hành phong trào hợp tác hóa ở nông thôn, tiến hành đồng thời và đồng bộ 4 công tác lớn: Định canh, định cư, tiếp thu lao động mơí, cải tạo nông nghiệp và phát triểnt LLSX.

Ngày 17 đến 18-5-1987: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa IX) tổ chức Hội nghị lần thứ 3 giải quyết những vấn đề về phân phối lưu thông

 Sau cuộc tổng điều chỉnh giá lương tiền cuối năm 1985 giá cả vẫn tiếp tục tăng không hãm được, hàng hóa thiếu, hoạt động của HTX mua bán giảm sút, đồng tiền mất giá, do giá cả tăng tiền lương thực tế giảm hơn 20 lần so với mặt bằng cấu tạo lương tháng 9 năm 1985 nên đời sống nhân dân lao động khó khăn. Tình hình đó đã gây tác động đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, đến đời sống nhân dân mà nguyên nhân sâu xa là do ngành kinh tế của tỉnh ta vốn đã mang nặng tính chất tự nhiên, tự túc, tự cấp, tự sản, tự tiêu, chiến tranh tàn phá nặng nề, CSHT thấp kém nên khi chuyển sang  xây dựng CNXH lại bị ràng buộc trong cơ chế chung tập trung quan liêu bao cấp, bị tác động bởi sự rối ren về giá cả, thị trường sau 2 lần cải cách về giá, tổ chức bộ máy cồng kềnh nặng nề ở cấp tỉnh, huyện, ở cấp cơ sở và đơn vị cơ sở quá yếu làm cho tính chất quan liêu thêm nặng nề, việc thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước chậm chạp, tình hình an ninh có lúc, có nơi chưa thật ổn định đã làm tăng thêm khó khăn chung của tỉnh.

Từ đó, tại Hội nghị lần thứ 3, Tỉnh ủy quyết định những vấn đề cần phải thực hiện:

+ Phải thật sự coi sản xuất là gốc, phải chuyển mạnh nền kinh tế sang sản xuất hàng hóa, tập trung sức sản xuất lương thực và hàng hóa, tăng hành xuất khẩu và hàng tiêu dùng chú trọng cả về số lượng và chất lượng mặt hàng; Phải làm cho mọi ngành, cấp , mọi người thấu suốt tư tưởng chỉ đạo trong Nghị quyết 2 Trung ương, đổi mới cơ chế chính sách và tổ chức phân phối lưu thông theo hướng vận dụng đúng đắn các quy luật kinh tế, lấy kế hoạch hóa làm trung tâm mở rộng quan hệ hàng hóa - tiền tệ, chuyển sang hạch toán kinh doanh XHCN, ở tỉnh ta có nhiều tiềm năng nguyên liệu nhưng có ít hàng hóa, phải có cơ chế chính sách thật linh hoạt, phải mở rộng và củng cố việc hợp tác liên kết kinh tế cả trong và ngoài tỉnh kể cả liên kết với quốc tế, liên kết phải nhằm phát triển được sản xuất, mở rộng lưu thông hàng hóa trong tỉnh.

 + Cần phải thực hiện tốt các chính sách về giá cả và lưu thông vật tư hàng hóa (như chính sách trao đổi hàng hóa giữa nhà nước và nông dân, khuyến khích phát triển rộng rãi các ngành nghề TTCN, chú trọng đến các Xí nghiệp quốc doanh, lưu thông vật tư và hang hóa, xuất nhập khẩu) ;chính sách và biện pháp  giải quyết tiền lương và đời sống công nhân viên chức và lực lượng vũ trang; chính sách tinh thu hạn chế bội chi ngân sách.

Ngày 25-5-1987: Biên phòng tỉnh xây dựng Kế hoạch đón phục, truy quét bọn xâm nhập FULRO, tàn quân Khơ me đỏ ở ngoại biên khu vực Tà Bộp -Tà Dạt.

Ngày 13/5/1987, Tư lệnh Quân khu V và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Gia Lai - Kon Tum triệu tập Chỉ huy trưởng quân sự tỉnh, Chỉ huy trưởng Cơ quan Chủ nhiệm Biên phòng tỉnh và Giám đốc Công an họp bàn kế hoạch tiếp tục truy lùng tàn quân xâm nhập của toán 7773 và tàn quân Khơ me đỏ ở khu vực Tà Bộp - Tà Dạt.

Chấp hành mệnh lệnh của Tư lệnh Quân khu, Chỉ huy trưởng Cơ quan Chủ nhiệm Biên phòng tỉnh điều Đại đội 1 cơ động lên hoạt động ở Tà Bộp - Tà Dạt thay cho Tiểu đoàn 1 tỉnh đội Gia Lai - Kon Tum.

Ngày 25/5/1987, Cơ quan Chủ nhiệm Biên phòng tỉnh xây dựng Kế hoạch đón phục, truy quét bọn xâm nhập Fulro, tàn quân Khơ me đỏ ở ngoại biên khu vực Tà Bộp -Tà Dạt- đây là dịa đểm suốt từ năm 1984 đến nay bọn FULRO thường tung các toán về tìm cách xây dựng căn cứ. Khu vực này hiện vẫn còn 4 tên xâm nhập của Quyết đoàn 7773 ta chưa phát hiện ra. Đây cũng là khu vực tàn quân Khơ me đỏ bị bạn truy quét ở khu vực Ô La Lay chạy về lẩn tránh. Tham gia đợt truy quét này có các lực lượng: Đại đội 1 cơ động, Đồn Biên phòng 709, 713. Thực hiện kế hoạch của Cơ quan Chủ nhiệm Biên phòng tỉnh, ngày 20/5/1987, Chỉ huy Đại đội 1 nhận bàn giao tại thực địa và bắt đầu triển khai truy quét.

Các đơn vị đã nghiêm chỉnh chấp hành kế hoạch của Cơ quan Chủ nhiệm Biên phòng tỉnh. Sau hơn hai tháng truy quét, ta không phát hiện gì thêm, được sự đồng ý của Bộ Tư lệnh Quân khu V, Cơ quan Chủ nhiệm Biên phòng tỉnh cho Đại đội 1 rút khỏi khu vực Tà Bộp - Tà Dạt.

Tháng 5-1987: Tỉnh uỷ ra nghị quyết về thực hiện 3 chương trình kinh tế: Lương thực-thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu

Nghị quyết xác định rõ mục tiêu kinh tế-xã hội trong những năm trước mắt: phải tiếp tục đáp ứng cùng một lúc những yêu cầu vừa cơ bản vừa cấp bách, đó là đảm bảo và cải thiện đời sống nhân dân, tích luỹ để xây dựng CNXH và củng cố quốc phòng. Trong đó, chương trình lương thực-thực phẩm là trọng tâm.

Nghị quyết đã xác định rõ mục tiêu chủ yếu phấn đấu trong năm 1987 đến 1990 là:

- Về sản xuất lương thực-thực phẩm: chú trọng cả lúa và màu, tập trung sức sản xuất, xây dựng cơ cấu phù hợp với tiềm lực và tiềm năng ở mỗi địa bàn trong tỉnh. Sản xuất phải gắn liền với chế biến và lưu thông tiêu thụ. Mở rộng diện tích kết hợp với thâm canh tăng năng suất. Kết hợp giữa chuyên canh và luân canh, xen canh cây lương thực với cây công nghiệp. Phải bảo đảm nhu cầu thực phẩm từ động vật và thực vật, từ việc sản xuất  tại chỗ. Chú trọng nâng cao chất lượng chăn nuôi để tạo ra nhiều sản phẩm và cung cấp sức kéo phân bón cho nông nghiệp.

- Đối với cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả dài ngày, cây dược liệu: ngoài việc chăm sóc cái đã có, tận dụng mọi lực lượng đẩy mạnh trồng tiêu, chè, cà phê, dứa trong vườn gia đình với phương hướng “nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”. Đến  năm 1990 đạt 1.100 tấn chè khô, 1000 tấn cà phê nhân, 100 tấn hạt tiêu... góp phần tăng nhanh giá trị xuất khẩu.

- Đối với công nghiệp hàng tiêu dùng: việc sản xuất hàng tiêu dùng phải đi từ lương thực, nguyên, nhiên vật liệu tại địa phương. Tận dụng tất cả các thành phần kinh tế, sắp xếp lại sản xuất, tìm nguồn nguyên liệu và gắn với tiêu thụ. Sản xuất cần coi trọng chất lượng bền, đẹp. Công nghiệp hàng tiêu dùng gắn với các ngành công nghiệp hạ tầng (cơ khí, điện lực, giao thông vận tải). Phải có sự liên kết kinh tế, gắn công nghiệp với nông nghiệp. Phấn đấu tự lực cung cấp được phần lớn những nhu cầu tiêu dùng thiết yếu. Tổng giá trị sản lượng tiêu dùng đến năm 1990 đạt 446 triệu đồng, mức độ tăng bình quân hàng năm là 15,5%.

- Đối với chương trình hàng xuất khẩu: Nghị quyết đã đưa ra một số chính sách về vốn đầu tư, quản lý hàng hoá, phân công thu mua và làm hàng xuất khẩu để thực hiện  mục tiêu này.

Ngày 30-5-1988: Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định điều chỉnh thành lập thị trấn Đăk Tô

Ngày 30-5-1988, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 96-HĐBT tách các thôn 2,3,4 của xã Tân Cảnh thuộc huyện Đăk Tô để thành lập thị trấn huyện lỵ Đăk Tô.

Từ ngày 25 đến ngày 27-5-1992: Đảng bộ tỉnh Kon Tum tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ X

Về dự Đại hội có 145 đại biểu. Đại hội vinh dự đón đồng chí Đỗ Mười, Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng, đồng chí Nông Đức Mạnh,Ủy viên BCT, TrưởngBban Dân Tộc Trung ương về dự và chỉ đạo.

- ĐH thảo luận, góp ý tham gia vào dự thảo báo cáo chính trị trình ĐH VII của BCH Trung ương Đảng (khóa VI), thông qua báo cáo của BCH lâm thời Đảng bộ tỉnh về tình hình và nhiệm vụ của Đảng bộ. Đề ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp lớn trong giai đoạn 1991-1995.

- ĐH thông qua nội dung 6 chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

+ Chương tình dân số và lao động của tỉnh giai đoạn 1992-1995.

+ Công tác định canh định cư gắn với giao đất khoán rừng.

+ Chương trình phát triển lương thực thực phẩm.

+ Chương trình phát triển giao thông hiện đại.

+ Chương trình y tế, văn hóa, giáo dục.

+ Chương trình xuất nhập khẩu.

ĐH bầu ra BCH Đảng bộ tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 1991-1995 gồm 36 ủy viên, đồng chí Sô Lây Tăng được bầu làm Bí Thư, Đ/c Ka Ba Tơ, Nguyễn Hồng Quang làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.

Ngày 02-5-1994: BTVTU ban hành Chương trình hành động số 07-CTr/TU thực hiện Nghị quyết lần thứ 4 BCH TW Đảng về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Chương trình xác định mục tiêu là:

- Tăng cường về cơ sở vật chất, trang thiết bị và con người cho ngành y tế; phấn đấu để tất cả mọi  người đều được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng trước đây.

- Không để dịch sốt rét xảy ra, đến năm 1995 giảm ngươì mắc bệnh sốt rét còn 70%, giảm số người chết do bệnh sốt rét xuống còn 30% so với năm 1992.

- Đến năm 2000, hạ tỷ lệ mắc bệnh bướu cổ nhân dân vùng lưu hành dưới 20%, tỷ lệ mắc bệnh bướu cổ ở trẻ em  còn dưới  10%. Đến năm 2010 giải quyết xong bệnh bướu cổ.

- 1995: 80% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng mở rộng, thanh toán cơ bản bệnh bại liệt, uốn ván sơ sinh. Giảm 90% số mắc và 90% số chết do sởi.

-  Chăm sóc bảo vệ Bà mẹ - trẻ em và DSKHHGĐ

+ Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân mỗi năm 0,5-0,7%; đến năm 1995 tỷ lệ tăng dân số tự  nhiên là 2,2% đến năm 2000 còn 1,9%

- Phòng chống bệnh phong. Đến năm 2010 thanh toán bệnh phong.

- Đẩy mạnh phát triển nuôi trồng dược liệu và sản xuất chế biến thuốc phục vụ nhân dân.

Chương trình xác định 6 giải pháp cơ bản từ vai trò lãnh đạo của Đảng, chính quyền, mặt trận đoàn thể; bản thân ngành y tế (củng cố tổ chức bộ máy, phương thức quản lý); nguồn lực đầu tư cho y tế, đào tạo cán bộ y tế…

Ngày 02-5-1994: Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Chương trình hành động số 08-CTr/TU thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của BCH TW về công tác thiếu nhi

Hiện nay toàn tỉnh có 108.960  người từ 1-16 tuổi chiếm 48% dân số, trong đó trẻ em dân tộc ít người chiếm 56%. Số trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chiếm 67%, số trẻ em thất học mù chữ chiếm 30% so với tổng số trẻ em từ 6-14 tuổi.

Do đó việc chăm sóc giáo dục lớp công dân trẻ phát triển toàn diện trong tương lai có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển KT-XH của Kon Tum hiện tại cũng như trong tương lai.

Về mục tiêu cụ thể:

- Về chăm sóc sức khỏe trẻ em:

+ Giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi còn 25% và trẻ em dưới 5 tuổi còn 20% vào năm 1995.

+ Nâng tỷ lệ tiêm chủng mở rộng trên 80% trẻ em dưới 1 tuổi vào năm 1995.

+ Giảm tỷ lệ tử vong các bà mẹ trẻ em  liên quan đến thai sản là 41% vào năm 19995.

+ 100% trẻ em dưới 5 tuổi được uống vác xin Sa bin đủ 2 giọt để ngừa bại liệt, thanh toán bại liệt vào năm 1995.

+ Nâng tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi trong chương trình ARI được bảo vệ từ 45% năm 1993 lên 75% năm 1995.

+ Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi khô loét giác mạc do thiếu vi ta min A từ 0,09% xuống còn 0,07% năm 1995.

+ Số trẻ em dưới 15 tuổi được bảo vệ phòng chống bwous cổ từ 82,5% năm 1993 lên 100% năm 1995.

+ Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi  suy dinh dưỡng từ 65% năm 1993 còn 55% năm 1995.

+ Giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh dưới 2.500g là 28% năm 1993 còn 25% năm 1995.

+ Tăng phụ nữ có thai được tiêm phòng uốn  ván từ 60% năm 1993 lến 70% năm 1995.

- Nâng tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường từ 71.1% năm 1993 lên 80% năm 1995 và PCGDTH cho trẻ em từ 6-14 tuổi thất học mỗi năm 1500 em hết chương trình lớp 3.

- Đến năm 1995 xây dựng mới 2 nhà thiếu nhi cấp huyện thị và đầu tư ít nhất 5 điểm vui chơi ngoài trời.

Và chương trình hành động xác định các biện pháp thực hiện cụ thể và giao việc tổ chức thực hiện cho các cấp, các ngành cơ quan đơn vị để thực hiện thắng lợi CTHĐ này.

Ngày 30-5-1995: BCH Đảng bộ tỉnh khóa X, ra  nghị quyết số 01-NQ/TU về công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ

Sau khi đánh giá tình hình cán bộ và việc đào tạo, bồi dưỡng bố trí , sử dụng cán bộ tỉnh Kon Tum thời gian qua, Nghị quyết xác định:

- Về quan điểm: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải gắn chặt với công tác quy hoạch cán bộ và đáp ứng yêu cầu bố trí, sử dụng theo tiêu chuẩn cán bộ. Chú trọng cán bộ là người DTTS, cán bộ nữ. Quản lý chặt chẽ công tác đào tạo, hình thành một quy trình kín trong công tác cán bộ : quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí , sử dụng . Tránh đào tạo một đằng  sử dụng một nẻo, đào tạo không gắn với sử dụng gây lãng phí.

- Phương châm: Kết hợp đào tạo chuyên sâu với đào tọa toàn diện, đào tạo đi đôi với bồi dưỡng, đào tạo trong trường lớp với đào tạo từ thực tiễn công tác.

- Về yêu cầu: + Xây dựng cho được đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực trí tuệ, năng lực thực tiễn, đảm đương được nhiệm vụ. Thực hiện luân chuyên đội ngũ cá bộ, đặc biệt đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lí giữa các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị.

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ có cơ cấu đồng bộ, ổn định, đảm bảo tính kế thừa và chuyển tiếp giữa các thế hệ cán bộ.

- Về mục tiêu: Giai đoạn trước mắt yêu cầu cán bộ chủ chốt các cấp các ngành từ tỉnh đến huyện phải có:

+ Trình độ văn hóa: tốt nghiệp PTTH hoặc Đại học, DTTS tốt nghiệp cấp 2. Đến năm 2000  từng bước nâng lên ĐH ( đối với người Kinh) và tốt nghiệp PTTH ( với người DTTS)

+ Trình độ lý luận: Trung cao cấp trở lên, sau năm 2000 phải là cao cấp hoặc là cử nhân chính trị.

+ Trình độ chuyên môn: phải đạt chuyên môn nghiệp vụ theo cương vị và lĩnh vức đảm nhận. Được trang bị kiến thức cơ bản  về quản lý  kinh tế, quản lý nhà nước…

Đối với cán bộ đoàn thể còn phải có kiến thức, năng lực và công tác tổ chức, vận động quần chúng.

Và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện mục tiêu trên là: về công tác quy hoạch, về công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ.

Từ ngày 02 đến 04-5-1996: Đại hội lần thứ XI Đảng bộ tỉnh

Đại hội  tiến hành tại Nhà văn hoá Sư đoàn Đăk Tô (thị xã Kon Tum), có 249 đại biểu thuộc 280 tổ chức cơ sở đảng đại diện cho 6000 đảng viên trên toàn tỉnh tham dự.

Đại hội đã thông qua Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá X, thảo luận, phân tích đánh giá tình hình của tỉnh trong nhiệm kỳ qua. Trên cơ sở quán triệt tinh thần chủ trương của Nghi quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VIII, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, Đại hội đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ chung cho toàn tỉnh trong giai đoạn 1996-2000: " Động viên toàn Đảng bộ, quân dân trong tỉnh nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, năng động sáng tạo, cần kiệm xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội. Giữ vững an ninh quốc phòng, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục đổi mới và chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, thực hiện cải cách bộ máy hành chính nhà nước. Chăm lo đời sống vật chất và văn hoá cho nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tăng cường đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân, phấn đấu cho mục tiêu " Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

- Đại hội cũng đề ra mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh ở chặng đường tiếp theo:  Cần phải tập trung nguồn lực, tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách, đưa công cuộc đổi mới phát triển toàn diện và đồng bộ hơn. Phát triển nông-lâm nghiệp, hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả và phát triển chăn nuôi để đáp ứng yêu cầu của công nghiệp chế biến và thị trường. Từng bước thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, cơ giới hoá ở những nơi có điều kiện, hướng vào phục vụ cho sản xuất  nông-lâm nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội và an ninh quốc phòng. Giữ vững ổn định chính trị và mục tiêu XHCN, tạo chuyển biến căn bản trong đổi mới và chỉnh đốn Đảng; tiếp tục cải cách nền hành chính,  củng cố và tăng cường trật tự kỷ cương trong xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện mục tiêu xoá đói, giảm ngèo và công bằng xã hội.

- Đại hội đề ra mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2000, toàn tỉnh đạt mức dân số từ 33-35 vạn dân; tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm từ 12-15%. Bình quân đầu người đạt 200-210 USD; trồng mới và nâng diện tích cây cao su đến năm 2000 đạt 11.000-15.000ha, cây cà phê 4.000ha, cây mía 4.000-5.000ha, cây dâu tằm 1.000ha. Phủ xanh đất trống đồi núi trọc 30.000ha, trồng mới 100.000ha rừng nguyên liệu giấy theo dự án.

Tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế: ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 22-23%, nông-lâm nghiệp 40-41%, dịch vụ -thương mại 35-36%.

Giải quyết vững chắc lương thực tại chỗ. Bảo đảm đủ lương thực cho nhu cầu ăn, phát triển chăn nuôi và một phần cho chế biến. Tổng sản lượng lương thực đến năm 2000 đạt 106.000 tấn, bình quân đầu người 300-330 kg/năm.

- Quyết tâm giữ vững ổn định chính trị, xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới. 

-Để đạt được thắng lợi các phương hướng, mục tiêu trên, Đại hội cũng đề ra nhiều biện pháp cụ thể trước mắt và lâu dài ở từng ngành, từng lĩnh vực  cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong tỉnh triển khai thực hiện.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XI gồm 43 đồng chí. Đồng thí Sô Lây Tăng được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ; Đồng chí Ka Ba Tơ và đồng chí Nguyễn Thanh Cao được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh uỷ.

Thành công của Đại hội  Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XI đã mở ra một bước phát triển mới, tạo ra niềm phấn khởi  của toàn đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh bước vào giai đoạn đấy mạnh CNH, HĐH.

Ngày 25-5-1996: Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh tiến hành Hội nghị lần thứ 2 (khoá XI)

Hội nghị gồm có 43 đ/c là Tỉnh uỷ viên khoá XI và các đ/c lãnh đạo các ngành liên quan.

Hội nghị ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TU "về việc tiếp tục xây dựng các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng kinh tế mới khó khăn" tạo mối quan hệ sâu sắc gắn bó hơn giữa dân với Đảng.

Trên cơ sở đánh giá việc thực hiện chỉ thị số 10-CT/TU ngày 28-3-1994 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ( khóa X) về xây dựng các xã vùng cao, vùng biên giới với 4 nội dung cơ bản là:Phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh chính trị,trật tự an toàn xã hội, xây dựng đảng và công tác vận động quần chúng .Một mặt, ghi nhận những kết quả đạt được , BCH cho rằng đã bộc lộ những nhược điểm đáng chú ý là: tạo tính ỷ lại thụ động  trông chờ vào sự giúp đõ của cấp trên mà chưa phát huy ý chí tự lực, tự cường, mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan nhận giúp xã và huyện còn lỏng lẻo, còn thiếu nội dung xây dựng phát triển lâu dài, thiếu  vôn cho dự án.Đó là các nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả chỉ thị 10.

BCH Đảng bộ nhấn mạnh tiếp tục xây dựng các xã vùng đồng bào DTTS, vùng kinh tế mới khó khăn.

- Mục đích, yêu cầu:

+ Kế hoạc xây dựng xã của từng cơ quan, đơn vị phải toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm có tính khả thị và phù hợp thực tế.

+ Nội dung xây dựng xã phải toàn diện nhưng cần theo phương châm xây dựng kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, an ninh quốc phòng là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng.

+ Khắc phục tư tưởng ỷ lại trông chờ ở cấp xã, khắc phục tư tưởng cầu toàn, đánh trống bỏ dùi…

- Mục tiêu:

Tập trung mọi nguồn lực, vượt qua khó khăn, làm chuyển biến rõ rệt về kinh  tế xã hội an ninh quôc phòng, xây dựng hệ thống chính trtị ở các xã vùng đồng bào DTTS, vùng kinh tế mới khó khăn, đưa công cuộc đổi mới phát triển toàn diện và đồng bộ hơn. Phấn đấu đén năm 2000 các xã vùng.. cơ cấu kinh tế pahỉ chuyển định theo hướng sản xuất hang hóa, phát trienẻ kinh tế hộ gia đình, ổn định định canh định cư, cơ bản xóa được hộ đói, giảm được hộ nghèo, nâg cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, củng cố hẹe thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

- Quan điểm:

+ Vai trò của các cơ quan xây dựng xã không phải đến làm thay nhiệm vụ cho xã mà chỉ giữ vai trò hướng dẫn, cung cấp thông tin cho xã, giúp xã xây dựng chương trình kế hoạch phát triển KT-XH và phản ánh tình hình cho huyện, tỉnh để chỉ đạo giải quyết theo quyền hạn được phân cấp.

- Các biện pháp: Nhấn mạnh

+ Ban cán sự Đảng UBND tỉnh xây dựng chiến lược phát triển KT-XH cho từng vùng làm cơ sở cho các đơn vị xây dựng kế họach cho từng xã.

+ Thành lập BCĐ thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy.

+ Mở lớp tập huấn về công tác xây dựng xã cho cán bộ.

Ngày 28-5-1996: Ban Thường vụ tỉnh ủy ra Chỉ thị số 02-CT/TU về việc triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCH Đảng bộ tỉnh ( khóa XI) về tiếp tục xây dựng các xã vùng đồng bào dân tộc, vùng kinh tế mới khó khăn.

Để tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết hội nghị lần thư 2 BCH Đảng bộ tỉnh khóa XI nhằm tạo chuyển biến thực sự ở cơ sở, Ban thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp, các ngành , các địa phương đơn vị tiếp tục quán triệt, xây dựng hệ thống thực hiện NQ cùng chương trình hành động cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm, định rõ thời gian thực hiện, có sự  kết hợp giữa các đơn vị và các huyện và cơ sở theo phương châm: xây dựng kinh tế là trung tâm, thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng là then chốt, nhiệm vụ an ninh quốc phòng là thường xuyên và quan trọng. Triệt để chống tư tưởng quan liêu, đánh trống bỏ dùi của các cơ quan xây dựng xã và tâm lý ỷ lại, trông chờ của cơ sở.

- Ngày 13-7-1996, Ban  Thường vụ Tỉnh uỷ ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo triển khai  Nghị quyết 01 của tỉnh gồm 15 đồng chí là lãnh đạo các sở ban ngành. Đồng chí Phó Chủ tịch thường trực Uỷ ban Nhân dân tỉnh làm Trưởng Ban. Ban chỉ đạo đã tích cực bắt tay vào Xây dựng kế hoạch cụ thể, quy chế phối hợp để thực hiện các bước triển khai đồng bộ Nghị quyết trên địa bàn tỉnh.

Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 01-NQ/TU tiến hành phân công cụ thể nhiệm vụ cho các thành viên qua mỗi thời kỳ, thường xuyên phối hợp kiểm tra đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết; đồng thời nắm bắt kịp thời tình hình cơ sở đề xuất tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình triển khai. Đến đầu năm 2000, trên toàn tỉnh đã có 52 sở, ban, ngành cấp tỉnh (chưa tính các phòng ban cấp huyện) nhận kết nghĩa xây dựng 50 xã vùng sâu vùng xa, vùng biên giới. Trong đó, Thị xã Kon Tum 1 xã, huyên ĐăkgLây 10 xã, huyện Đăk Hà 7 xã, huyện Đăk Tô 11 xã, huyện Ngọc Hồi 6 xã, huyện Sa Thầy 4 xã và huyện KonpLong 11xã.

Triển khai thực hiện Nghị quyết 01-NQ/TU khoá XI, các đơn vị đã tích cực trụ bám cơ sở, đồng thời phối hợp cùng với các cơ quan chức năng vận dụng kết hợp giữa nguồn vốn của tỉnh, chương trình 135 của Chính phủ và các đơn vị kinh tế trong và ngoài tỉnh hỗ trợ đã đầu tư nhiều công trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội cho cơ sở. Bằng nhiều biện pháp vận dụng linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế cơ sở, qua 4 năm thực hiện Nghị quyết 01-NQ/TU, tình hình các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng kinh tế mới khó khăn đã có những chuyển biến rõ rệt.

- Tiếp tục đầu tư vốn  cho các công trình thủy lợi Đăk Cấm, hồ chưa nước Đăk Hniêng, thủy điện ĐăkPôCô kết hợp thủy điện với thủy lợi  phục vụ chương trình nước sạch nông thôn.

- Hình thành 1 số trung tâm có chiều hướng phát triển. Đàn gia súc,gia cầm tăng về số lượng và chất lượng.

-   Nâng cấp đường 24;14;40, xây dựng các tuyến đường, cầu trọng điểm như đường 661;666, đường Tân Cảnh- Ngọc Linh, Măng Đen- Đăk Hring, đường nội hạt, cầu treo Kon Klor, Đăk Bla..

Ngày 29-4-1997 : Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI ra Nghị quyết số 04-NQ/TU về phát triển công nghiệp chế biến (CNCB) và điện khí hóa nông thôn đến năm 2000 và sau năm 2000

Nghị quyết gồm 2 phần :

Phần thứ nhất : Về phát triển công nghiệp chế biến.

+ Tiếp tục sắp xếp lại các cơ sở chế biến, phát triển ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống ở mọi thành phần kinh tế. Điều chỉnh, bổ sung một số chính sách đầu tư để  thu hút vốn, phát triển nhanh 1 số cụm công nghiệp chế biến ở những nơi có điều kiện. Tiếp tục vận động tổ chức công tác định canh định cư, ổn định cơ cấu cây trồng, bảo đảm nguồn nguyên liệu cho CNCB, phát triển CNCB phải tác động trực tiếp cả đầu vào, đầu ra, tạo được nhiều việc làm, tăng chủng loại hàng hóa có giá trị phục vụ xuất khẩu.

+ Tận dụng mọi cơ hội, đầu tư các cơ sở chế biến có quy mô vừa và nhỏ, chú ý phát triển CNCB nông sản và khoáng sản, hình thành 1 số nhà máy chế biến ở trục đường 14 ; 24 đáp ứng nhu cầu chế biến tại chỗ, gia công cho các trung tâm công nghiệp lớn, đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ, triển khai thăm dò đánh giá chính xác trữ lượng các loại khoáng sản … lập các dự án khai thác, hoàn thành công tác ĐCĐC gắn với giao đất giao rừng, quy hoạch các vùng trồng cây hàng hóa tập trung cung cấp cho CNCB.

+ Cơ cấu phát triển công nghiệp cơ bản, gồm các nhóm ngành chủ đạo: nông sản thực phẩm (mía đường, tinh bột sắn, nước giải khát cao cấp); CNCB lâm sản (tinh chế gỗ xuất khẩu, nhựa thông, song mây, lâm sản phụ dươí tán rừng: vỏ bời lời, vàng đắng, dược liệu quý); CNCB khoáng sản 
(Vàng, đá ốplát, bô xít, măngan…).

Phần thứ hai: Về phát triển công nghiệp Điện.

+ Phấn đấu hầu hết các xã có 60-70% dân số đều đựoc dùng điện, những nơi không thể đưa điện lưới quốc gia thì đầu tư xây dựng thủy điện nhỏ và cực nhỏ theo  hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm. Hoàn thành 500km đường dây 20Kv, 300Km đường dây 0.4KV và 170 trạm biến áp với dung lượng 20.000KVA trong hệ thống điện lưới toàn tỉnh.

+ Xác định phương hướng và gải pháp về vốn đầu tư. Giao BCS Đảng UBND tỉnh xem xét và bố trí khoản thu ngân sách từ vốn khai thác rừng hàng năm để phát triển thủy lợi nhỏ và cực nhỏ. HĐND tỉnh có Nghị quyết về phụ thu tiền điện để tạo thêm vốn cho đầu tư mới lưới điện ở những vùng khó khăn.

Ngày 06-5-1997: BCH Đảng bộ tỉnh đề ra chương trình hành động phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ trên toàn tỉnh

NGày 06-5-1997, Tại Hội nghị lần thứ 5 (khóa X), Tỉnh uỷ ban hành Chương trình hành động số 05-CTr/TU về thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về Khoa học công nghệ.

Chủ trương:

+ Về quan điểm:  KHCN là động lực phát triển KTXH, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và CNXH, KHCN là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và củng cố an ninh quốc phòng, phát triển công nghệ là sự nghiệp toàn dân, phát triển KHCN gắn với bảo vệ môi trường sinh thái đảm bảo kinh tế xã hội phát triển nhanh, bền vững.

+ Về mục tiêu: Đến năm 2000, tập trung nâng cao tiềm lực … mặt bằng dân trí để đủ sức tiếp thu và vận dụng các thành tựu KHKT vào tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Phát triển tiềnm lực KHCN trên cả 2 mặt: đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất cho KHCN…

+ Về nhiệm vụ: Tỉnh ủy xác định 10 nhiệm vụ phải tập trung trong đó lưu ý: Điều tra cơ bản về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội… phục vụ cho hoạch định chiến lược phát triển KTXH, chiến lược phát triẻn KHCN, nghiên cứu KHXH&NV để làm căn cứ đề ra các chủ trương , chính sách phát triển KTXH, quốc phòng và bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, vận dụng thành tựu KHCN để nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả cây trồng, vật nuôi, chế biến nông sản và bảo vệ môi trường sinh thái…

+ Từ đó tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong lĩnh vực KHCN nhằm tạo động lực,, nguồn lực môi trường thuận lợi nhất cho KHCN phát triển phục vụ yêu cầu phát triển KTXH địa phương đơn vị.

Ngày 22-5-1997: BTVTU ra Chỉ thị số 09-CT/TU về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thực hiện chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học

Để hoàn thành mục tiêu chống mù chữ và PCGDTH vào năm 2000, BTVTU yêu cầu:

+ Đánh giá sát tình hình thực hiện CMCvà PCGDTH đề ra các biện pháp khắc phục, đến năm 2000 hoàn thành CMC và PCGDTH đúng độ tuổi.

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người dân hiểu và tự giác tham gia.

+ Đưa chỉ tiêu Chống mù chữ và PCGDTH vào kế hoạch phát triển KT-XH.

+ UBND tỉnh  bố trí kinh phí và huy động vốn từ các nguồn phục vụ cho công tác chống mù chữ và PCGDTH.

+ Kiện toàn BCĐ các cấp. Năm 1997, tập trung cho chiến dịch” ánh sáng văn hóa hè 1997” đạt kết quả.

Ngày 12-5-2000: UBND tỉnh ra Quyết định số 14 về việc công bố kết quả kiểm kê rừng 1998

Toàn tỉnh có 772 tiểu khu với với tổng diện tích tự nhiên là 996.200 ha. Trong đó, diện tích có rừng là 612.489,4 ha; diện đất không có rừng là 252.561,6 ha, đất khác là 101.149 ha. Tổng trữ lượng gỗ các loại rừng 53.819.004m3 và 1.929.377.100 cây tre.

Đây là cơ sở dữ liệu giúp cho các cấp ngành trong tỉnh quản lý, bảo vệ, phát triển vốn rừng, quy hoạch phát triển nông- lâm nghiệp.

Ngày 09-4-2001: Tỉnh uỷ ra Nghị quyết 01NQ/TU về đẩy mạnh phát triển KT-XH khu vực cửa khẩu Bờ Y, huyện ngọc Hồi

Nghị quyết đề ra 7 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:

+ Nhanh chóng hoàn thành khu vực cửa khẩu

+ Khẩn trương ban hành chính sách ưu đãi cụ thể của tỉnh để khuyến khích thu hút  mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư vào khu vực cửa khẩu.

+ Tập trung đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội khu vực cửa khẩu.

+ Củng cố, kiện toàn cơ quan quản lý, điều hành dự án.

+ Đẩy mạnh phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ, xuất nhập khẩu và sản xuất nông, lâm, công nghiệp.

+ Phát triển văn hóa – giáo dục, y tế và bảo vệ môi trường.

+ Phối hợp chặt chẽ với các tỉnh của 2 nước Lào, Cămpuchia thực hiện mục tiêu gắn phát triển kinh tế với giữ vững an ninh, quốc phòng, chủ quyền quốc gia.

Ngày 02-5-2001: Đại diện tỉnh Sê Kông (Lào) và Kon Tum họp bàn giải quyết số dân Lào di cư  tự do sang VN (tỉnh KT)

 Ngày 2/5/2001: tại thị xã Kon Tum, Đoàn đại diện 2 tỉnh Kon Tum (VN) và Sê Kông (CHDCND Lào) đã họp để bàn giải quyết số dân Lào di cư  tự do sang VN (tỉnh KT).

Đến cuối 4/2001 có 233 hộ với 1097 khẩu người dân 2 tỉnh Sê Kông và A tô pư (Lào) di cư tự do sinh sống tại huyện ĐăkGlei và Ngọc Hồi của Kon Tum. Trong đó có 32 khẩu đã lấy vợ, chồng là người VN. Mặc dù 2 tỉnh đã vận động nhiều lần nhưng số dân này có nguyện vọng sinh sống lâu dài tại VN. Hai bên thống nhất trình lãnh đạo 2 tỉnh để trình xin ý kiến Chính phủ 2 nước.

Ngày 5-7-2001: Tỉnh uỷ ra Nghị quyết 02 về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển TX Kon Tum đạt đô thị loại 3 trong giai đoạn 2001-2005

Nghị quyết xác định: Thị xã Kon Tum là trung tâm chính trị, KT-VH -XH của tỉnh có vai trò to lớn trong việc tác động, thúc đẩy phát triển về mọi mặt của tỉnh theo hướng CNH, HĐH.

Các quan điểm cơ bản:

+ Đầu tư xây dựng và phát triển thị xã tỉnh lỵ Kon Tum phải đặt trong mối quan hệ với việc đầu tư xây dựng phát triển các địa bàn khác của tỉnh.Nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo của chính quyền và nhân dân; huy động nguồn lực của thị xã là chủ yếu, kết hợp với kế hoạch đầu tư thoả đáng và ổn định bằng nguồn vốn ngân sách của tỉnh, tranh thủ đầu tư của TW và tìm kiếm, thu hút đầu tư của các thành phần kinhtế trong và ngoài tỉnh để phát triển.

+ Xây dựng thị xã tỉnh lỵ Kon Tum thành đô thị loại 3 được xác định là nhiệm vụ của Đảng bộ tỉnh, mà trực tiếp là của Đảng bộ và nhân dân thị xã. Quá trình xây dựng phải bảo đảm tính khoa học, hiện đại, bền vững kết hợp hài hoà với bản sắc văn hoá các dân tộc kon Tum.

+ Quán triệt phương châm phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt trong toàn bộ quá trình lãnh đạo, xây dựng thị xã. Kết hợp hài hoà các lĩnh vực chính trị, KT,VH, XH, AN_QP; phát triển lực lượng sản xuất gắn liền với xây dựng củng cố quan hệ sản xuất định hướng XHCN; tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ công bằng xã hội, đảm bảo trật tự trị an, văn minh đô thị.

Mục tiêu:

 Phấn đấu đến hết năm 2005, TX Kon Tum cơ bản đạt các chỉ tiêu chủ yếu của một đô thị loại3 theo quy định tại Quyết định 132-HĐBT, ngày 5-5-1990 của HĐBT (nay là Chính Phủ). Đặc biệt coi trọng chỉ đạo:

+ Nâng số phường của thị xã từ 6 phường hiện nay lên 10 phường.

+ Sản xuất hàng hoá phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp với tỷ trọng tương ứng là 43,4%- 33%-22,7%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 14-16%; thu nhập bình quân đầu người đạt 525USD/ năm; thu ngân sách trên địa bàn đạt 85 tỷ đồng.

+ Lao động phi nông nghiệp ở khu vực nội thị chiếm trên 70%.

Và xác định các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể nhằm xây dựng thị xã Kon Tum đạt đô thị loại 3.

Ngày 17-5-2002: Ủy ban nhân dân tỉnh ra Quyết định công nhận Di tích lịch sử cách mạng Khu chứng tích Kon H'Ring

Ngày 17-5-2002, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 336/QĐ-UB công nhận Di tích lịch sử Khu chứng tích Kon H’Ring thuộc huyện Đăk Tô- Kon Tum là Di tích lịch sử cách mạng.

Ngày 22-5-2002: Thường trực tỉnh uỷ tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị 09 của Ban Bí thư trung ương về “một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại tố cáo hiện nay” và Nghị quyết Trung ương 8 của Bộ Chính trị về “Công tác Tư pháp và chương trình trọng tâm công tác Tư Pháp năm 2002”.

Tỉnh uỷ xây dựng Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 09 có 4 điểm.

* Ban cán sự đảng UBND tỉnh; các huyện uỷ, thị uỷ chỉ đạo và tổ chức và rà soát giải quyết dứt điểm đúng thủ tục các vụ khiếu kiện còn tồn đọng. Chú ý giải quyết các khiếu kiện về đất đai, nhà ở, chế độ chính sách.

* Dưới sự chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Ban cán sự Đảng Viện kiểm soát nhân dân tỉnh có trách nhiệm phối hợp - Đảng uỷ Công an tỉnh, tổ chức Đảng ở Toà án, Sở Tư pháp, Văn phòng Tỉnh uỷ rà soát, phân loại giải quyết các vụ khiếu nại tố cáo vê hoạt động tư pháp xảy ra trên địa bàn tỉnh.

* Đảng đoàn HĐND tỉnh, các tổ chức chính trị xã hội, các huỵện thị uỷ, các đại biểu Quốc hội là đảng viên có kế hoạch chỉ đạo tăng cường giám sát việc giải quyết khiếu nại tố cáo tại các cơ quan nhà nước và các tổ chức quần chúng.

* Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ chỉ đạo công tác tuyên truyền.

Ngày 14-5-2003: Đại hội đại biểu Công đoàn toàn tỉnh lần thứ VII (nhiệm kỳ 2003-2008).

Có 175 đại biểu thay mặt cho 18.479 cán bộ, đoàn viên công đoàn và 22495 công nhân viên chức đang sinh hoạt tại 497 công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn trên địa bàn tỉnh về dự.

Đồng chí Nguyễn Thanh Cao, các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh, đại diện lãnh đạo các sở, ngành, huyện thị về dự. Ngày 16/5 Đại hội thành công và bế mạc (Đại hội bầu BCH LĐLĐ tỉnh nhiệm kỳ VII (2003-2008) gồm 29 đồng chí, BTV gồm 9 đồng chí. Đồng chí Đỗ Xuân Học, TUV được bầu làm Chủ tịch LĐLĐ tỉnh.

Ngày 06-5-2004: Thường trực Tỉnh uỷ tổ chức gặp mặt các chiến sỹ đã từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

 Cuộc gặp được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07-05-1954- 07-05-2004).

Đồng chí Nguyễn Thanh Cao thay mặt Thường Trực Tỉnh uỷ mong rằng các cựu chiến binh Điện Biên Phủ năm xưa tiếp tục phát huy tryền thống “ Bộ Đội Cụ Hồ” tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng quê hương Kontum giàu đẹp.

Thường trực Tỉnh uỷ tặng cho 28 chiến sỹ Điện Biên mỗi người một phần quà trị giá 500.000 đồng.

Ngày 27-5-2004: HĐND tỉnh khoá 9 (nhiệm kỳ 2004-2009) khai mạc kỳ họp thứ nhất.

Kỳ họp đã bầu các chức danh lãnh đạo của HĐND và UBND tỉnh.Kết quả bầu cử như sau:Ông Trần Anh Linh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND; ông Hoàng Văn Lâm tái cử chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Nguyễn Giang Hải được bầu làm Uỷ Viên Thường trực HĐND tỉnh.Bà Y Vêng UVTW Đảng, Phó Bí Thư Tỉnh uỷ-Chủ tịch UBND tỉnh khoá VIII tái cử Chủ tịch UBND tỉnh.Các ông Hà Ban,UVTVTU;Trần Quang Vinh,TUV tái cử và ông Đào Xuan Quí, TUV trúng cử Phó Chủ tịch UBND tỉnh.Bầu 5 Uỷ viên UBND tỉnh gồm các ông Trần Văn Thi,Hoàng Hữu Năng,Lê Quang Chưởng,Nguyễn Xinh và bà Y Mửi.Bầu Ban Kinh tế-Ngân sách gồm 5 thành viên do ông Nguyễn Văn Hoà,TUV- Chánh Văn phòng Tỉnh uỷ làm Trưởng Ban;Ban Pháp chế gồm 5 thành viên do ông Quách Cao Yềm,TUV làm Trưởng Ban;Ban Văn hoá Xã hội gồm 5 thành viên do bà Bùi Thị Thanh Vân làm Trưởng Ban;Ban Dân tộc gồm 5 thành viên do ông Đinh Điệp làm Trưởng Ban.Bầu Đoàn Thư ký gồm 3 thành viên và bầu Hội thẩm nhân dân tỉnh gồm 26 người.

Nhân dịp này HĐND tỉnh khoá VIII được Chủ tịch Nước tặng Huân chương Lao đông hạng nhì;12 cá nhân được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì,hạng ba và bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 18-19/5/2005: UBND tỉnh kiểm tra tình hình trại sản xuất giống bò lai Ze Bu (xã Pô Kô) và vườn sâm Ngọc Linh trình diễn của 14 hộ dân (xã Ngọc Lây) huyện Đăk Tô.

Cùng đi có lãnh đạo Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh,Quĩ Hỗ trợ phát triển,các Sở Y tế;NN&PTNT;Công nghiệp…

Dự án sản xuất giống bò lai Zê Bu của Trung tâm giống nông lâm nghiệp tỉnh có qui mô 500 ha nuôi thả và 30 ha trồng cỏ,đáp ứng nhu cầu nuôi thả 1000 bò cái giống và bò đực thụ tinh nhân tạo (100% tinh ngoại).Kế hoạch năm nay mua 300 con bò cái giống để góp phần cải tạo đàn bò địa phương trên địa bàn toàn tỉnh.

Tại vườn sâm trình diễn của 14 hộ,tình hình phát triển của cây sâm 3 năm tuổi và vườn ươm cây giống khoảng 8000 cây phát triển khá tốt.  

Ngày 23-5-2005: UBND tỉnh có Quyết định số605/QĐ-UB phê duyệt “ Đề án hỗ trợ đất sản xuất, đất ở,nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn”

Đối tượng hỗ trợ  theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg,ngày 20/07/2004 của Thủ tướng Chính phủ.

Trong 2 năm 2005-2006,hỗ trợ đất sản xuất cho 3375 hộ với tổng diiện tích 1288,7 ha;đất ở cho 2881 hộ với tổng diện tích 87,2 ha;nhà ở cho 6381 hộ;hỗ trợ nước sinh hoạt cho5161 hộ phân tán và xây dựng 521 công trình nước tập trung phục vụ cho khoảng 10019 hộ.Tổng kinh phí thực hiện đề án là 96.506,17 triệu đồng, trong đó kinh phí TW là 76.6561,35 triệu đồng,kinh phí địa phương ( tỉnhvà huyện là 18.180,05 triệu đồng,kinh phí cộng đồng qui ra tiền là 1404,92 triệu đồng và kinh phí khác.

Ngày 08-5-2006: UBND tỉnh Kon Tum và UBND thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ ký kết hợp tác phát triển KT-XH giai đoạn 2006-2010

Đoàn thành phố Hồ Chí Minh do đồng chí Lê Thanh Hải, Uỷ viên Bộ Chính trị - Bí thư thành uỷ và đồng chí Lê Hoàng Quân, Uỷ viên trung Đảng, Chủ tịch UBND thành phố dẫn đầu.

Đoàn tỉnh ta do các đồng chí Y Vêng, Trần Anh Linh, Hà Ban, Lê Diễn dẫn đầu.

Ngày 30-5-2006: Viện khảo cổ học phối hợp với Sở VHTT tổ chức hội nghị báo cáo sơ kết quả khai quật các di tích khảo cổ lòng hồ thuỷ điện Plei Krông.

Các đồng chí Lê Diễn, A Nhoi, Trương Thị Ngọc Ánh; đại diện Văn phòng Chính phủ, viện khoa học xã hội Việt Nam, Bộ KHCN, Viện Khảo cổ học, Ban quản lý dự án thuỷ điện 4… về dự.

Báo cáo cho biết: sau 6 tháng khai quật, đến nay tất cả các di chỉ khảo cổ dưới cao trình 570 m của lòng hồ thuỷ điện PleiKrông đã được khai quật và di dời về thị xã Kon Tum an toàn. Đoàn đã khai quật 9/11 điểm với diện tích 8000m2. Các di tích tìm thấy trong đợt khai quật này là 127 bếp, 99 mộ, 317 lỗ chân cột, vết tích là luyện kim, là nung gốm.

Các di tích và di vật này có giá trị nghiên cứu, trưng bày và phát huy di sản văn hoá dân tộc.

Ngày 02-5-2008: Văn phòng Chính phủ có công văn số 2737/VPCP-KTN về việc Chính phủ đồng ý cho UBND tỉnh Kon Tum khai thác khoáng sản vàng tại Kon Tum

Trong đó lưu ý, UBND tỉnh Kon Tum lựa chọn doanh nghiệp có đủ năng lực để thực hiện việc khai thác nêu trên. Việc khai thác khoáng sản vàng chỉ được xem xét sau khi báo cáo thăm dò, trữ lượng khoáng sản vàng đã được hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản phê duyệt. Giao Bộ Tài nguyên- Môi trường chủ trì phối hợp với UBND tỉnh Kon Tum xem xét những vấn đề cụ thể liên quan đến đề án thăm dò khoáng sản vàng tại Kon Tum để cấp giấy phép thăm dò theo quy định hiện hành.

Ngày 06-5-2008: Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Sê Kông (Lào) sang thăm và làm việc với tỉnh Kon Tum

Đoàn do đồng chí Khăm Phăm Phôm Mạ Thắt, Ủy viên TW Đảng NDCM Lào, Bí thư, tỉnh trưởng tỉnh Sê Kông làm Trưởng đoàn. Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo hai tỉnh đã thông báo tình hình KT-XH địa phương trong năm 2007. đồng thời đánh giá quan hệ hợp tác về KT-VH-XH, công tác phối hợp bảo vệ an ninh biên giới giữa hai tỉnh trong thời gian qua. Nhìn chung, trong thời gian qua, hai tỉnh đã phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý, bảo vệ an ninh biên giới, không để xảy ra vấn đề gì ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai tỉnh, ảnh hưởng đến hòa bình, hữu nghị, hợp tác phát triển của hai nước Việt- Lào. Hai tỉnh đã phối hợp tốt trong vấn đề di cư của người dân tỉnh Sê Kông sang tỉnh Kon Tum ; Phối hợp làm tốt công tác quy tập, cất bốc hài cốt liệt sỹ Quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trên đất Lào và tổ chức lễ tiễn, đón, an táng một cách long trọng, chu đáo, phù hợp với phong tục tập quán của mỗi nước. Hai tỉnh khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế của mỗi tỉnh quan hệ hợp tác kinh tế, thường mại trong khuôn khổ pháp luật của mỗi nước. Trong kế hoạch hợp tác trong thời gian đến, hai tỉnh đã thảo luận và đi đến thống nhất một số nội dung quan trọng, đó là: tiến hành các thủ tục trình Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào cho phép nâng cấp cặp cửa khẩu phụ ĐăkBLô (Kon Tum) và Đăk Bar (Sê Kông) thành cửa khẩu chính; hỗ trợ vốn từ nguồn ODA Viêt Nam dành cho Lào để thực hiện dự án đầu tư phát triển làng Đăk Bar (huyện Đăk Chưng, tỉnh Sê Kông) giai đoạn 2008- 2012; cùng đề nghị phân ban hợp tác Việt - Lào phân bổ chỉ tiêu đào tạo đại học, cao đẳng cho cán bộ và học sinh Lào cho tỉnh Kon Tum để giúp đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh Sê Kông Hai tỉnh thống nhất sẽ phối hợp triển khai tốt công tác tăng dày, và tôn tạo hệ thống mộc quốc giới đoạn biên giới giữa hai tỉnh theo sự chỉ đạo của Chính phủ hai nước. Ngoài ra, tỉnh Kon Tum thống nhất giao Sở NN-PTNT phối hợp với Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Sê Kông khảo sát, lựa chọn một số loại giống cây trồng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của huyện Đăk Chưng, tỉnh Sê Kông , sau đó cử cán bộ sang tập huấn kỹ thuật trồng trọt cho cán bộ của Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Sê Kông. Tỉnh Sê Kông thống nhất tiếp tục hợp tác, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tỉnh Kon Tum trong công tác quy tập hài cốt quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại tỉnh Sê Kông.

Ngày 10-5-2008: Công ty Cổ phần Sài Gòn - Măng Đen ra mắt tại Kon Tum

Công ty CP Sài Gòn- Măng Đen đăng ký hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh chủ yếu đầu tư vào khu du lịch sinh thái Măng Đen với nhiều dự án như mua lại, đầu tư xây dựng khách sạn Hoa Hồng; Resort Hoa Sim 1, Hoa Sim 2; Vườn thú mini và tôn tạo thác Pasih, 40 biệt thự sân vườn (vốn đầu tư 110 tỷ đồng); khu trung tâm thương mại và nhà ở mật độ cao 6 ha với vốn đầu tư 250 tỷ đồng; dự án jatropha và các loại cây rừng (diện tích 5.000 ha); dự án sân golf 36 lỗ và khu resort cao cấp 124 ha...

Ngày 20-5-2008: Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh tổ chức Lễ khởi công tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua Thành phố xã Kon Tum

Buổi lễ được tổ chức tại khu công nghiệp Hòa Bình. Đường Hồ Chí Minh đoạn qua thị xã Kon Tum từ Km 484 - Km487 + 310 sẽ được xây dựng theo quy mô đường cấp 2 đô thị rộng 32m, có hệ thống phân cách, được lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng, cây xanh; bê tông nhựa dày 12 cm; dự kiến khối lượng đất đá đào đắp 115.000m3, gần 10.000 m3 bê tông...Tổng số vốn đầu tư gần 85 tỷ đồng. Công trình do Liên danh các nhà thầu Công ty xây dựng 470 (Binh đoàn 12), Công ty xây dựng và quản lý công trình giao thông Kon Tum và Xí nghiệp Tiến Dung thi công trong thời gian 23 tháng kể từ ngày khởi công. Tại buổi lễ, Liên danh các nhà thầu cam kết sẽ xây dựng tuyến đường đúng thời gian quy định và đảm bảo chất lượng. Công trình do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư và đại diện chủ đầu tư là Ban QLDA ĐHCM.

Ngày 07-5-2009: Tỉnh ủy Kon Tum ban hành Kết luận số 1073- KL/TU của Hội nghị lần thứ 14, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIII về kết quả 02 năm thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng các xã đặc biệt khó khăn

 Qua hai năm thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 14/6/2007 của Tỉnh ủy khóa XIII (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 04 (NQ04), dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền; hướng dẫn giúp đỡ của các đơn vị nhận kết nghĩa xây dựng xã và sự nỗ lực cố gắng của các địa phương, tình hình các mặt của các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến đáng kể: Nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đã có những chuyển biến tích cực; KT-VH-XH có bước phát triển; AN-QP được giữ vững ổn định; hệ thống chính trị được quan tâm xây dựng và củng cố, hoạt động ngày càng hiệu lực, hiệu quả hơn; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số tiếp tục được cải thiện; các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước được nhân dân đồng tình hưởng ứng và thực hiện có kết quả.

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện NQ 04 ở các cấp, các ngành vẫn còn nhiều mặt hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra: Tốc độ phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn còn chậm, chưa vững chắc, không đồng đều (gần 30% số xã đặc biệt khó khăn có hộ đói giáp hạt; 22 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%). Việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng ở cơ sở còn để lãng phí, thất thoát; trách nhiệm quản lý, sử dụng của xã, thôn, làng và người dân với các công trình được Nhà nước đầu tư chưa được gắn kết chặt chẽ. Tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng còn cao; công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn chậm. Tình hình AN-CT, TTATXH ở một số xã, có lúc, có nơi còn diến biến phức tạp. Năng lực, sức chiến đấu của nhiều tổ chức đảng, nhất là thôn, làng còn yếu; hiệu quả điều hành của chính quyền ở nhiều xã chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Để phát huy nhứng kết quả đạt được, khắc phục những yếu kém, khuyết điểm, tập trung thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết 04 đề ra, phấn đấu đến năm 2010 giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân ở các xã đặc biệt khó khăn xuống dưới 36% (hằng năm giảm 5%), đưa 26 xã khỏi diện đặc biệt khó khăn; trên 55% số hộ có mức thu nhập bình quân đầu người trên 3,5 triệu đồng/năm; có 295 thôn, làng trở thành cộng đồng phát triển bền vững, đoàn kết, có cuộc sống no đủ, vững mạnh, an toàn; Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra tại NQ 04 và các giải pháp đã được xác định tại Báo cáo sơ kết 02 năm thực hiện NQ 04 của Tỉnh ủy khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng các xã đặc biệt khó khăn.

Ngày 15-5- 2009: UBND tỉnh Kon Tum ban hành Quyết định Số 30/2009/QĐ-UBND về quy định thời gian mở, đóng cửa hàng ngày đối với các đại lý Internet trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Đại lý Internet là tổ chức, cá nhân tại Việt Nam nhân danh doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet để cung cấp dịch vụ truy nhập, dịch vụ ứng dụng Internet trong viễn thông cho người sử dụng và có thu cước dịch vụ thì thời gian mở cửa hoạt động từ 06 giờ 00’ đến 23 giờ 00’ hàng ngày; các tổ chức, cá nhân là chủ các khách sạn, nhà hàng, văn phòng, bến xe…khi cung cấp dịch vụ Internet cho người sử dụng không có thu cước dịch vụ trong phạm vi các địa điểm nói trên thì thời gian mở cửa hoạt động là 24/24 giờ hàng ngày.

Ngày 21-5-2009: UBND tỉnh Kon Tum ban hành Quyết định Số 32/2009/QĐ-UBND về thành lập Tổng đội thanh niên xung phong tỉnh Kon Tum

Tổng đội thanh niên xung phong tỉnh Kon Tum do Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn tổ chức và quản lý, là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

Trần Thị Sáu (tổng hợp)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

CT.16.UBND

về xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030.

Lượt xem:26 | lượt tải:6

QĐ.1309.TU

về việc thành lập Ban Chỉ đạo phát triển nhà ở xã hội và thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Lượt xem:314 | lượt tải:30

QĐ.1308.TU

Thành lập các Tổ chỉ đạo đại hội đảng bộ cấp huyện và tương đương nhiệm kỳ 2025-2030.

Lượt xem:47 | lượt tải:32

TÀI LIỆU

giao ban báo chí tháng 8-2024

Lượt xem:467 | lượt tải:60

CV.2598.BTGTU

V/v hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Đất đai năm 2024

Lượt xem:256 | lượt tải:129

CV.2594.BTGTU

Mời dự Hội nghị Báo cáo viên (trực tuyến) tháng 8-2024

Lượt xem:989 | lượt tải:53

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân

Lượt xem:230 | lượt tải:142
 
pxyk2024
 
bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập65
  • Hôm nay15,233
  • Tháng hiện tại116,715
  • Tổng lượt truy cập32,779,372
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: ông Nguyễn Trung Hải, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
SĐT: 0260.3862301     Fax: 0260.3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây