Những ngôi đình trên phố núi Kon Tum 

Những ngôi đình trên phố núi Kon Tum

Thứ năm - 12/10/2023 15:18
Những ngôi đình ở thành phố Kon Tum đều là những công trình kiến trúc dân gian của người Việt ở vùng miền Trung Việt Nam có mặt sớm ở Tây Nguyên. Hiện 3 trong 4 ngôi đình (là Đình Võ Lâm, Đình Trung Lương, Chùa Tổ đình bác Ái) đã được UBND tỉnh Kon Tum ra quyết định công nhận là di tích lịch sử-văn hoá.
Chùa Tổ Đình Bác Ái
Chùa Tổ Đình Bác Ái
Đình làng là một sản phẩm văn hóa đặc sắc của người dân vùng đồng bằng Trung và Bắc bộ. Tuy nhiên, trên địa bàn thành phố Kon Tum (thuộc tỉnh miền núi, nằm ở cực Bắc Tây Nguyên), hiện nay vẫn còn những ngôi đình làng “thi gan cùng tuế nguyệt” gắn với lịch sử hàng chục năm và có những ngôi đình đến trên trăm năm tuổi. Tên đình cũng đã gắn liền với tên đất, tên làng và những sự kiện lịch sử trọng đại của chính bản thân nó. Khi người Lương (những người Kinh không theo đạo) lên với mảnh đất Kon Tum khai khẩn lập làng, muốn an cư lập nghiệp, điều đầu tiên họ nghĩ đến là việc xây dựng một ngôi đình, vì đình không thể thiếu trong tín ngưỡng dân gian của người Việt và về mặt kiến trúc hay tín ngưỡng (những ngôi đình ở Kon Tum) đều mang đậm nét văn hoá của người Việt ở vùng đồng bằng miền Trung. Tuy nhiên, mỗi một ngôi đình nơi đây có lịch sử khác nhau và mang những ý nghĩa, giá trị văn hoá độc đáo riêng biệt.
Đình Võ Lâm
Theo mốc lịch sử thì tên Đình Trung Lương được xác lập sớm nhất ở Kon Tum, ngay sau khi Làng Trung Lương được khai lập (1886). Tuy nhiên, Đình được xây dựng lại hoàn toàn vào năm 1917, và đến nay đã qua nhiều lần trùng tu. Đình được xem là dấu ấn của một giai đoạn lịch sử xã hội; thực hiện những chức năng cơ bản về hành chính, tín ngưỡng, văn hoá…Đình cũng được coi là một mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự khai phá, hình thành và phát triển của thành phố Kon Tum trong tiến trình lịch sử cho đến ngày nay. Mặt khác, Đình Trung Lương là một mốc lịch sử quan trọng, góp phần đánh dấu sự giao thoa, hội nhập văn hoá người Kinh với các dân tộc thiểu số bản địa Kon Tum.
Đình Lương Khế ra đời muộn hơn (khoảng năm 1913), buổi đầu Đình chỉ được xây dựng tạm bợ bằng tranh tre. Khoảng năm 1924-1925, đình được trùng tu lại bằng tường gạch vôi vỉa, mái ngói, sườn gỗ. Ngày 26-6-1925, Đình Lương khế được vua Khải Định đã Ban Sắc thần. Đình Lương Khế được xem là một chứng tích của người Kinh lên lập nghiệp sớm ở vùng đất Kon Tum.
Đình Lương Khế
Năm 1932, Nhân dân các làng Lương ở khu vực thành phố Kon Tum ngày nay mong muốn có một ngôi chùa để thờ Phật, nên họ đã đến Quản đạo Kon Tum xin góp tiền và công sức lao động để tạo lập chùa. Chùa Tổ Đình Bác Ái xây dựng vào năm 1933. Ngày 03-10-1933, vua Bảo Đại ngự giá, ban sắc và đặt tên là “Sắc Tứ Bác Ái Tự”. Năm 1957 chùa được đặt tự hiệu là Tổ Đình Bác ái. Từ đó, tên gọi “Chùa Tổ Đình Bác Ái” được Nhân dân sử dụng cho đến ngày nay. Nét đặc sắc của Chùa Tổ Đình Bác Ái là nơi hội tụ của ba yếu tố văn hóa Phật giáo, Đạo giáo và văn hóa tín ngưỡng dân gian của người Kinh. Chùa Tổ Đình Bác Ái còn đánh dấu sự có mặt của cơ sở phật giáo đầu tiên tại tỉnh Kon Tum nói riêng và Tây Nguyên nói chung, đây là cơ sở để họ tìm đến những giáo lý phật giáo, tìm đến truyền thống xưa của ông cha.
So với các ngôi đình khác trên địa bàn thành phố Kon Tum, Đình Võ Lâm được xây dựng muộn hơn (vào năm 1935). Song, Đình Võ Lâm lại mang đậm tín ngưỡng dân gian của người Việt. Đình xây dựng để thờ Thần Thành Hoàng (Cụ Võ Chuẩn-người có công lớn trong việc lập làng Võ Lâm) và một số vị Tiền hiền khác. Hằng năm, dân làng tổ chức 2 lễ tế lớn là lễ tế Xuân vào ngày 12-2 âm lịch và lễ tế Thu vào ngày 12-8 âm lịch nhằm cầu cho quốc thái dân an và tưởng nhớ đến Thần Thành hoàng cùng các vị Tiền hiền đã có công khai khẩn và xây dựng làng Võ Lâm.
Những ngôi đình ở thành phố Kon Tum đều là những công trình kiến trúc dân gian của người Việt ở vùng miền Trung Việt Nam có mặt sớm ở Tây Nguyên. Trong 4 ngôi đình nói trên, có 3 ngôi đình (Đình Võ Lâm, Đình Trung Lương, Chùa Tổ đình Bác Ái) được UBND tỉnh Kon Tum ra quyết định công nhận là di tích lịch sử-văn hoá. Ngoài những giá trị về mặt lịch sử, kiến trúc, các ngôi đình còn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá, góp phần làm phong phú thêm vốn di sản văn hoá của địa phương và tư liệu quý phục vụ cho công tác nghiên cứu lịch sử, địa chí tỉnh nhà.


Bài, ảnh: Ngô Đức Hải

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

CV.1500.TU

Triệu tập HN trực tuyến quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW; báo cáo tình hình KTXH năm 2024 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế

Lượt xem:207 | lượt tải:197

TÀI LIỆU

phục vụ giao ban báo chí tháng 11-2024

Lượt xem:73 | lượt tải:67

CV.2759.BTGTU

về định hướng triển khai Giải Búa liềm vàng của Đảng bộ tỉnh lần thứ V-năm 2025.

Lượt xem:132 | lượt tải:118

KH.175.TU

tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

Lượt xem:87 | lượt tải:205

TÀI LIỆU

giao ban báo chí tháng 10-2024

Lượt xem:179 | lượt tải:150

NQ.26.TU

về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị 3 tháng cuối năm 2024.

Lượt xem:1056 | lượt tải:211

ĐỀ CƯƠNG

Tuyên truyền Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng - Người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên (20/10/1914 - 20/10/2024).

Lượt xem:1282 | lượt tải:649
 
pxyk2025
 
bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập124
  • Hôm nay695
  • Tháng hiện tại74,947
  • Tổng lượt truy cập34,428,306
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT, ngày 25 tháng 9 năm 2024
Chịu trách nhiệm: ông Nguyễn Trung Hải, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
SĐT: 0260.3862301     Fax: 0260.3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây