Những bài ca hào hùng góp phần làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975 

Những bài ca hào hùng góp phần làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975

Chủ nhật - 26/04/2020 03:13
Đã 45 năm rồi chúng ta vẫn không quên buổi chiều ấy 30/4/1975 mà mỗi khi nghĩ đến lại “vui sao nước mắt lại trào”, như lời bài hát của nhạc sĩ Xuân Hồng.
Hình minh họa trên Internet
Hình minh họa trên Internet

30 tháng 4 - ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc gợi nhớ những bài hát của một thời chiến đấu đầy hy sinh gian khổ, nhưng cũng hào hùng, oanh liệt biết bao. Qua từng chiến dịch, từng trận thắng lại ra đời những bài hát làm nức lòng người, theo nhịp bước của những đoàn quân đầy khí thế chiến thắng. Với tinh thần "Kịp thời nhất, nhanh chóng nhất, táo bạo nhất”, các nhạc sĩ lúc bấy giờ đã dõi theo từng bước tiến quân, từng trận đánh để “kịp thời nhất, nhanh chóng nhất” có những bài hát hừng hực khí thế chuyển ra mặt trận, phát trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam để cổ vũ, động viên kịp thời quân và dân trên từng chặng đường chiến dịch. Cho đến nay, đó vẫn là những ký ức đẹp về một thời đã qua và còn sống mãi trong tâm hồn của nhiều thế hệ.

Ngày 11/3/1975, quân dân ta giải phóng thành phố Buôn Ma Thuột, đến ngày 24/3/1975, toàn bộ vùng Tây Nguyên rộng lớn với hơn 60 vạn dân được giải phóng. Trong cuốn sách “Chiến dịch Tây Nguyên đại thắng”, cố Thượng tướng, Giáo sư Hoàng Minh Thảo (Tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên) viết: “Chiến thắng Buôn Ma Thuột đã giáng đòn điểm huyệt choáng váng, buộc quân địch phải rút bỏ Tây Nguyên, lực lượng tàn quân tháo chạy cũng bị tiêu diệt gọn. Chiến thắng Tây Nguyên mở đầu cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đã tạo sức mạnh toàn diện mới. Điều quan trọng là nó đã tạo ra sự thay đổi cơ bản về tinh thần, tư tưởng, về so sánh lực lượng, về thế chiến lược giữa ta và địch”. Trước những chiến thắng hào hùng của quân và dân ta, hàng loạt bài hát đã ra đời, như: Những tiếng ca vang trên đất này (Nguyễn Đức Toàn), Tây Nguyên giải phóng (Kpapúi và Tôn Thy), Hát mừng Tây Nguyên giải phóng (Cầm Phong), Tây Nguyên lại bừng lên tiếng hát (Nguyễn Mạnh Thường), Sông ĐăkRông mùa xuân về (Tố Hải)… Những bài hát với âm thanh rộn ràng, hùng tráng, vang vọng như tiếng cồng chiêng trong những ngày lễ hội của đồng bào các dân tộc vùng cao nguyên đất đỏ.

Ngày 25/3/1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng hạ quyết tâm giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam trước mùa mưa (trước tháng 5/1975). Quân và dân ta triển khai chiến dịch Huế - Đà Nẵng, và đến ngày 26/3/1975 sư đoàn 1 lính ngụy bị ta tiêu diệt, thành phố Huế và toàn bộ tỉnh Thừa Thiên được giải phóng. Thời điểm này lại vang lên những bài hát mới sáng tác kịp thời: Gửi Huế giải phóng (Nguyễn Văn Thương), Huế của ta ơi (Thanh Phúc), Mùa xuân trên thành phố Huế (Nguyễn Viêm). Tiếp đó là: Các anh về giữa Huế thân yêu (Vũ Thanh), Gió sông Hồng gọi nắng sông Hương (Văn An)…với những âm điệu mang đậm sắc dân ca - dân nhạc của Trị Thiên - Huế, dịu ngọt, da diết, nhưng thúc giục lòng người lập chiến công, mừng chiến thắng.

Tiếp đến ngày 28/3/1975, bộ đội ta đồng loạt tiến công vào thành phố Đà Nẵng phối hợp với các lực lượng tiến công và nổi dậy từ trong lòng địch và đến 15 giờ, ngày 29/3/1975, Đà Nẵng - một căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mỹ ở miền Trung đã bị tiêu diệt, thành phố được hoàn toàn giải phóng. Cùng với chiến thắng vang dội ấy, hàng loạt ca khúc đã ra đời, giàu sức cổ vũ, động viên: Chào Đà Nẵng giải phóng (Phạm Tuyên), Đà Nẵng ơi! Chúng con lại về (Phan Huỳnh Điểu), Hát về Đà Nẵng kiên cường (Cao Việt Bách), Đà Nẵng quê ta giải phóng rồi (Nguyễn Đức Toàn), Chào Đà Nẵng, dũng sĩ bên bờ biển Đông (Nguyễn An), Sông Hàn vang tiếng hát (Huy Du)…Các bài hát vào thời điểm sôi động này có sức mạnh rất lớn, là tiếng kèn xung trận có tiếng vang mạnh mẽ trong trái tim từng người dân, từng chiến sĩ.

Các tỉnh Bình Định với thành phố Quy Nhơn, Phú Yên với thị xã Tuy Hòa, Khánh Hòa với thành phố Nha Trang và quân cảng Cam Ranh được giải phóng. Các địa danh này cũng kịp thời vang vọng trong các bài hát như: Bình Định quê ta (Trần Hữu Pháp), Mùa xuân Quy Nhơn, Mùa xuân Bình Định (Dân Huyền), Quảng Ngãi quê em sáng xuân nay (Ánh Dương), Chào Nha Trang giải phóng (Hoàng Hà), Nha Trang mùa xuân nay biển hát (Thịnh Trường), Những thành phố bên bờ biển cả (Phạm Đình Sáu)…

Từ đầu tháng 4 năm 1975, khắp mọi miền đất nước, tin chiến thắng dồn dập, nhân dân ta đã sống những ngày hào hùng, sôi động chưa từng có. Cả dân tộc ra quân trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử với tinh thần "đi nhanh đến, đánh nhanh thắng", với khí thế "thần tốc, bất ngờ, táo bạo, chắc thắng" vượt qua mọi gian khổ, hy sinh đi đến ngày toàn thắng - 30/4. Niềm vui lớn lao và vĩ đại ấy đã thành khúc nhạc lời ca vang khắp miền Tổ quốc như: Tiếng hát từ thành phố mang tên Người (Cao Việt Bách - Đăng Trung), Ta đã về Sài Gòn ơi (Văn Dung), Hát về Thành phố tên vàng (Cát Vân), Mùa xuân Việt Nam, mùa xuân toàn thắng (Lưu Cầu), Việt Nam ngày đại thắng (Vũ Thanh), Giữa Sài Gòn giải phóng (Hồ Bắc), Đất nước trọn niềm vui (Hoàng Hà), Đêm Sài Gòn nghe vọng cổ (Dân Huyền), Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh (Xuân Hồng)… Và còn nhiều, rất nhiều những ca khúc khác đã đi vào lòng người trong những ngày tháng 5 không thể nào quên cách đây 45 năm.

Đã 45 năm rồi chúng ta vẫn không quên buổi chiều ấy 30/4/1975 mà mỗi khi nghĩ đến lại “vui sao nước mắt lại trào”, như lời bài hát của nhạc sĩ Xuân Hồng.


Võ Thanh Bình
(Trường Chính trị tỉnh Kon Tum)

 Từ khóa: nước mắt, nhạc sĩ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: Giấy phép số 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: Ông Huỳnh Quốc Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
Điện thoại: 0260.3862301
Fax: 0260. 3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Website: http://https://tuyengiaokontum.org.vn/
Văn bản mới

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam

Lượt xem:278 | lượt tải:132

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đồng chí Đào Duy Tùng

Lượt xem:359 | lượt tải:308

TÀI LIỆU

Giao ban báo chí quí I-2024

Lượt xem:233 | lượt tải:74

HD.51.BTGTU

Hướng dẫn sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lượt xem:36 | lượt tải:14

TÀI LIỆU

phổ biến, quán triệt Kết luận 72.TW và Chương trình 77.TU (gửi kèm CV 2303-CV/BTGTU)

Lượt xem:586 | lượt tải:664

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú

Lượt xem:663 | lượt tải:277

HD.50.BTGTU

Hướng dẫn sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lượt xem:637 | lượt tải:357


bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập53
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm48
  • Hôm nay19,414
  • Tháng hiện tại272,099
  • Tổng lượt truy cập30,347,649
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây