Công tác tuyên truyền, vận động thành lập chi bộ Đảng Cộng sản và gây dựng cơ sở đảng tại Kon Tum 

Công tác tuyên truyền, vận động thành lập chi bộ Đảng Cộng sản và gây dựng cơ sở đảng tại Kon Tum

Thứ hai - 19/09/2022 16:13
Sự ra đời của tổ chức Đảng Cộng sản đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc vận động tuyên truyền, phát động phong trào đấu tranh cách mạng của Nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum dưới sự lãnh đạo của Đảng trong đầu những năm 1930 và về sau.
Nhà ngục Kon Tum - nơi Chi bộ binh được thành lập vào ngày 25-9-1930
Nhà ngục Kon Tum - nơi Chi bộ binh được thành lập vào ngày 25-9-1930
Nhằm giết dần, giết mòn những người tù chính trị bị bắt trong Cao trào cách mạng 1930-1931, thực dân Pháp đã chọn Kon Tum làm nơi giam cầm, đày ải tù nhân để thực hiện ý đồ cai trị của chúng. Song, âm mưu này của bọn thực dân, đế quốc đã vô tình đưa ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, ánh sáng của Đảng đến với Nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum thông qua chính những người tù chính trị mà chúng giam giữ.
Tháng 6-1930, địch đưa người tù chính trị đầu tiên là đồng chí Ngô Đức Đệ từ nhà lao Vinh (Nghệ An) lên giam ở Kon Tum. Tại đây, với bản lĩnh của người đảng viên cộng sản, đồng chí Ngô Đức Đệ đã phát huy tinh thần sáng tạo, vượt qua sự giám sát nghiêm ngặt của kẻ địch, tìm cách tuyên truyền gây dựng cơ sở cách mạng trong lòng địch. Chưa có đồng chí, đồng đội hỗ trợ, một mình trong bốn bức tường giam, đồng chí Ngô Đức Đệ đã dốc công suy nghĩ tìm ra phương pháp tuyên truyền làm sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đang hết sức khó khăn. Đầu tiên, đồng chí tìm cách tiếp cận, gần gũi và cảm hóa được viên đội Huỳnh Đăng Thơ (Đội Thơ, còn gọi là đội Phụng) - người được chính quyền thực dân giao nhiệm vụ giám sát trực tiếp đồng chí.
Thông qua Huỳnh Đăng Thơ, đồng chí Đệ đã bắt chuyện làm quen với các cai ngục là Huỳnh Liễu (cai Liễu), Nguyễn Cừ (cai Cừ) tuyên truyền cảm hoá họ trở thành những người cảm tình với cách mạng. Từ đó đồng chí Đệ quyết định đi đến thành lập Hội ái hữu gồm 3 người: Huỳnh Đăng Thơ, Huỳnh Liễu, Nguyễn Cừ. Thông qua Hội ái hữu, đồng chí đã tuyên truyền giác ngộ nhận thức về đường lối cách mạng và phương châm đoàn kết các dân tộc, các giai cấp bị áp bức đấu tranh chống đế quốc, tay sai đến các thành viên. Qua một thời gian tuyên truyền, huấn luyện và thử thách, đến tháng 9-1930, đồng chí Ngô Đức Đệ đã lần lượt kết nạp các thành viên Hội Ái hữu vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Xét thấy hội đủ điều kiện, cuối tháng 9 - 1930[1] các đảng viên đã thống nhất thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên tại Nhà lao Kon Tum (còn gọi là Chi bộ binh). Thành phần Chi bộ, gồm 4 đồng chí: Ngô Đức Đệ, Huỳnh Đăng Thơ, Huỳnh Liễu, Nguyễn Cừ, do đồng chí Ngô Đức Đệ làm Bí thư.
Sau khi được thành lập, các đảng viên Chi bộ binh tích cực tuyên truyền vận động gây dựng cơ sở. Qua huấn luyện, các đồng chí đảng viên đã nắm vững 4 khâu công tác trong giai đoạn đầu của cuộc vận động: điều tra, nắm bắt tâm tư, tình cảm (trực tiếp hoặc gián tiếp); tuyên truyền vận động gây cảm tình cách mạng; thẩm tra, xác minh; kết nạp vào tổ chức. Trong công tác gieo mầm, đào tạo hạt giống ban đầu Chi uỷ xác định phải làm tốt 4 công tác này. Theo đó, các đảng viên Chi bộ binh đã phải học thuộc lòng các bài soạn ngắn gọn dễ thuộc, dễ nhớ để làm công tác tuyên truyền vận động; đồng thời học thông thạo tiếng nói và chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu số Ba-na, Gia-rai, Xơ-đăng để thực hiện công tác tuyên truyền vận động đối với binh lính là người dân tộc thiểu số. Đến tháng 12-1930, đồng chí Ngô Đức Đệ đã tiến hành soạn thảo một số bài nói chuyện ngắn gọn được dịch ra tiếng dân tộc để làm nội dung tuyên truyền trong binh lính người dân tộc thiểu số. Qua công tác tuyên truyền, vận động, Chi bộ binh đã lựa chọn được một số binh lính và quần chúng là viên chức tiến bộ có tư tưởng giác ngộ cách mạng như bác sỹ Trác, y tá Quán… đã thành lập tổ chức Binh hội.
Trong khi xúc tiến việc tuyên truyền gây dựng cơ sở Đảng, các đảng viên Chi bộ binh đã tìm cách liên lạc móc nối với cơ sở bên ngoài nhà lao. Với vai trò là người thắp đèn cho đường phố Kon Tum, đồng chí Ngô Đức Đệ đã nắm bắt tình hình và liên lạc với các đảng viên bên ngoài thị xã Kon Tum như Hà Phú Hương (Hà Thế Hạnh), Lê Hữu Thiềm...nối được liên lạc với tổ chức đảng cấp trên qua đường dây cơ sở ở Quy Nhơn (Bình Định) bằng hình thức thư từ bí mật gửi qua Đội đề lao Kon Tum. Đầu năm 1931, Chi bộ đường phố được thành lập do đồng chí Lê Hữu Thiềm làm Bí thư. Chi bộ Đường phố sau khi thành lập cũng đã tìm cách tuyên truyền, vận động gây cảm tình cách mạng ở một số cơ sở quần chúng trong thị xã Kon Tum.
Trong lúc các chi bộ ở Kon Tum đang tích cực tìm cách tuyên truyền, vận động gây dựng cơ sở, móc nối với phong trào cách mạng chung cả nước, thì ở các tỉnh Trung châu, địch tiến hành tập trung lực lượng thẳng tay đàn áp, khủng bố, đánh phá nhiều cơ sở Đảng, đốt phá nhà cửa, ruộng vườn,…. Hàng loạt cán bộ và Nhân dân bị giết, bị tù đày. Trước tình hình đó, Ban phụ trách vận động cách mạng ở Kon Tum được thành lập, gồm 3 đồng chí: Lê Hữu Thiềm, Ngô Đức Đệ và Huỳnh Đăng Thơ nhằm tạo nên một tổ chức mạnh để tiếp tục chỉ đạo công tác tuyên truyền gây dựng cơ sở cách mạng của tỉnh Kon Tum và góp phần với phong trào cách mạng trong cả nước đấu tranh chống lại chính sách cai trị của thực dân Pháp và phong kiến tay sai.
Cùng với vận động xây dựng cơ sở, qua thời gian giáo dục, bồi dưỡng, giác ngộ, Chi bộ binh đã kết nạp thêm hàng chục đảng viên. Đến tháng 3-1931, tổng số đảng viên trong Chi bộ binh là 17 đồng chí; trong đó có 2 cai, 2 đội và 1 phó quản. Đây cũng là nét đặc thù riêng đối với một tổ chức đảng, và là điều kiện thuận lợi cho các đảng viên Chi bộ binh trong quá trình hoạt động, trao đổi triển khai các chủ trương của Đảng.
Lợi dụng nhà tù đế quốc, các chiến sỹ Cộng sản bị giam cầm và lánh nạn trên địa bàn Kon Tum đã làm tốt công tác tư tưởng, tuyên truyền, vận động các cai đội, binh lính và những viên chức có tư tưởng yêu nước, tiến bộ...sớm thành lập nên tổ chức Đảng Cộng sản trên địa bàn tỉnh. Sự ra đời của tổ chức Đảng Cộng sản đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc vận động tuyên truyền, phát động phong trào đấu tranh cách mạng của Nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum dưới sự lãnh đạo của Đảng trong đầu những năm 1930 và về sau.  


Bài, ảnh: Ngô Đức Hải
 

[1] Theo Thông báo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc chọn ngày kỷ niệm các sự kiện lịch sử quan trọng của tỉnh (Thông báo số 59-TB/TU ngày 17-3-2006), ngày truyền thống của Đảng bộ tỉnh lấy ngày thành lập Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của tỉnh là ngày 25- 9- 1930.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

CV.25.BTGDVTU

V/v triển khai hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến “Tự hào Việt Nam” Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lượt xem:66 | lượt tải:102

TÀI LIỆU

Cuộc thi tìm hiểu lịch sử chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2025

Lượt xem:126 | lượt tải:145

ĐỀ CƯƠNG

Tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum và 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. (gửi kèm Công văn số 09-CV/BTGDVTU)

Lượt xem:109 | lượt tải:57

HD.01.BTGDVTW

về hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Lượt xem:269 | lượt tải:86

KL.127.TW

Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Lượt xem:298 | lượt tải:156

HD.64.BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum (16/3/1975- 16/3/2025)

Lượt xem:97 | lượt tải:76

TÀI LIỆU

HN tổng kết báo chí năm 2024; trao giải Búa liềm vàng tỉnh lần thứ IV

Lượt xem:286 | lượt tải:321
 
pxyk2025
 
bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập139
  • Hôm nay25,874
  • Tháng hiện tại487,789
  • Tổng lượt truy cập36,821,464
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT, ngày 25 tháng 9 năm 2024
Chịu trách nhiệm: ông Nguyễn Trung Hải, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
SĐT: 0260.3862301     Fax: 0260.3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây