Thực tiễn và kinh nghiệm công tác vận động quần chúng trong vùng đồng bào DTTS của BĐBP tỉnh Kon Tum 

Thực tiễn và kinh nghiệm công tác vận động quần chúng trong vùng đồng bào DTTS của BĐBP tỉnh Kon Tum

Thứ ba - 04/04/2017 14:26
BĐBP Kon Tum giúp dân canh tác nông nghiệp
BĐBP Kon Tum giúp dân canh tác nông nghiệp

Nét nổi bật nhất trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn biên giới của Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kon Tum những năm qua là đã xây dựng thành công và triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều mô hình, công trình, phần việc giúp dân phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, xoá đói giảm nghèo, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, ổn định cuộc sống cho đồng bào nhân dân các dân tộc trên hai tuyến biên giới của tỉnh; duy trì, giữ vững và phát huy mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị với lực lượng bảo vệ biên giới, chính quyền, nhân dân các bộ tộc của nước bạn Lào và Campuchia phía ngoại biên, đối diện.

Từ các mô hình điểm như “Xây dựng thôn Đắk Ga- xã Đăk Nhoong no đủ, vững mạnh, an toàn”, “Đưa đảng viên đội công tác địa bàn tham gia sinh hoạt tại các chi bộ thôn (làng) và kết nghĩa giúp các hộ gia đình khó khăn trên biên giới vươn lên thoát nghèo”; “Bò giống giúp người nghèo nơi biên giới”; mô hình giúp dân trồng Sâm dây, bời lời ở xã Đăk Long, Đăk Nhoong; Cao su tiểu điền ở xã Mô Rai; “Thôn đạo bình yên” ở thôn Kei Joi- xã Đăk Xú; “Nghĩa tình ngoại biên” ở Thôn Bãi Trắng, huyện Xản Xay- tỉnh Attapư- nước CHDCND Lào… cùng với phong trào thi đua “Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum chung sức xây dựng nông thôn mới”, các phong trào “Hủ gạo tình quân dân”, “nâng bước em tới trường”, “mái ấm cho người nghèo nơi biên giới”; các hoạt động chung tay xoá nhà tranh tre dột nát; làm đường giao thông nông thôn; xoá mù chữ, phổ cập giáo dục; trạm xá Quân dân y kết hợp ở 07 xã biên giới… là thực tiễn sinh động về công tác vận động quần chúng trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn biên giới của BĐBP tỉnh Kon Tum. Nhiều mô hình mới, cách làm hay, sáng tạo và có hiệu quả được vận dụng triển khai thực hiện phù hợp với khả năng và tình hình thực tiễn trên từng địa bàn, từng cộng đồng dân tộc, như mô hình “Xây dựng thôn Đắk Ga- xã Đắk Nhoong no đủ, vững mạnh, an toàn”, “Đưa đảng viên đội công tác địa bàn tham gia sinh hoạt tại các chi bộ thôn (làng) và kết nghĩa giúp các hộ gia đình khó khăn trên biên giới vươn lên thoát nghèo” hay “Thôn đạo bình yên” là những điển hình về công tác dân vận, thể hiện rõ trách nhiệm, tư duy và tầm nhìn chiến lược trong việc xây dựng nền Biên phòng toàn dân và thế trận Biên phòng toàn dân, phát huy vai trò quần chúng nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, xây dựng địa bàn biên phòng vững mạnh trong tình hình mới của BĐBP tỉnh Kon Tum.

Với đặc thù địa bàn khu vực biên giới của tỉnh Kon Tum, có đường biên giới tiếp giáp với hai nước láng giềng Lào và Campuchia, là nơi tập trung nhiều thành phần dân tộc (gồm 21 dân tộc, chiếm hơn 80% dân số); mặc dù những năm qua, cơ sở hạ tầng đã được Nhà nước quan tâm từng bước đầu tư xây dựng cơ bản; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc trên khu vực biên giới ngày càng được cải thiện và có sự tiến bộ hơn. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của tỉnh và các vùng miền khác, thì vẫn còn nhiều khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao; trình độ dân trí không đồng đều, nhận thức chưa cao, có sự chênh lệch giữa các địa bàn; Kinh tế chậm phát triển, năng suất lao động còn thấp, sản xuất nhỏ lẻ; việc áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất còn ít; một bộ phận người DTTS còn có tư tưởng trông chờ ỷ lại vào chính sách và sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; dễ bị kẻ địch và các phần tử xấu lợi dụng, lôi kéo, kích động, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, ảnh hưởng tới an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở KVBG.

Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, giúp đồng bào các dân tộc trên KVBG ổn định cuộc sống, tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, không trông chờ ỷ lại; trong nhiều năm qua, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Kon Tum đã vận dụng thực hiện có hiệu quả nhiều chủ trương, giải pháp giúp dân xóa đói, giảm nghèo, hướng đến có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đây là công việc khó khăn, lâu dài, đòi hỏi mỗi cán bộ, chiến sĩ BĐBP phải có tính kiên trì, có tinh thần trách nhiệm cao, có sự sáng tạo, không ngại khó, ngại khổ; thường xuyên bám dân, bám nắm địa bàn, hiểu rõ được đặc tính, lối sống, phong tục tập quán, điều kiện và tình hình thực tế cuộc sống của từng dân tộc; vừa tuyên truyền vận động, vừa bằng những hành động, việc làm cụ thể theo lối "cầm tay chỉ việc" để giúp người dân chuyển đổi nhận thức, tự chủ, mạnh dạn tham gia lao động sản xuất và thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn. Đã chủ động phối hợp với địa phương, các ngành, các lực lượng khảo sát, lựa chọn xây dựng 11 mô hình điểm, tham gia phối hợp thực hiện 27 công trình, phần việc giúp dân; cử 13 cán bộ sỹ quan, QNCN tăng cường cho 13 xã biên giới và đều được bầu giữ chức danh Phó Bí thư Đảng ủy xã; cử 58 đảng viên các Đồn Biên phòng tham gia sinh hoạt tại 53 chi bộ thôn (làng) và 31 cán bộ sỹ quan, QNCN các Đội công tác địa bàn kết nghĩa giúp 31 hộ gia đình người DTTS có hoàn cảnh kinh tế khó khăn vươn lên thoát nghèo. Triển khai cho CBCS tích cực, chủ động, sâu sát bám nắm cơ sở, tổ chức tuyên truyền, vận động, hướng dẫn và tham gia lao động giúp đồng bào các dân tộc định canh, định cư; xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa; tự giác giao nộp các loại vũ khí, súng, đạn, vật liệu nổ; phối hợp dạy các lớp học xóa mù chữ, phổ cập giáo dục; vận động học sinh bỏ học trở lại trường; nhận đỡ đầu hỗ trợ 64 em học sinh trong chương trình “Nâng bước em đến trường”… đã góp phần quan trọng giúp đồng bào nhân dân các dân tộc trên khu vực biên giới của tỉnh ổn định cuộc sống.

Trước những diễn biến mới, phức tạp đang diễn ra trên hai tuyến biên giới tiếp giáp với Lào và Campuchia của tỉnh, nhất là tuyến biên giới Việt Nam-Campuchia, Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum đã luôn coi trọng và xác định đúng đắn, nghiêm túc vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của công tác vận động quần chúng trong vùng đồng bào DTTS; thông qua các mối quan hệ dân tộc, thân tộc, dòng họ để thực hiện công tác tuyên truyền đối ngoại. Đã chủ động tham mưu, phối hợp với cấp ủy chính quyền địa phương, các cơ quan, ban,  ngành thực hiện tốt công tác đối ngoại nhân dân, tổ chức kết nghĩa 04 cặp Bản- Bản (thôn, làng) hai bên biên giới; triển khai cho 05 Đồn Biên phòng ký kết chương trình kết nghĩa, phối hợp bảo vệ Biên giới với lực lượng bảo vệ biên giới của Lào và Campuchia...

Đến nay, đã có 56/101 thôn (làng) văn hóa và 11.251 hộ gia đình văn hóa được các cấp công nhận; 16 đồn Biên phòng và Tiểu đoàn HL-CĐ được công nhận là điểm sáng văn hóa vùng biên; 95% thôn (làng) của 13 xã biên giới tham gia thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới Quốc gia trong tình hình mới, trong đó có 68/101 thôn (làng), 698 hộ/1.194 khẩu tham gia tự quản 280,7 km đường biên giới và 642 hộ/1.237 khẩu tự quản 72 cột mốc quốc giới; có 2.064 hộ tham gia 168 tổ tự quản về an ninh trật tự thôn, làng.

Từ trong hoạt động thực tiễn công tác tuyên truyền, vận động quần chúng vùng đồng bào DTTS, xây dựng và thực hiện các mô hình giúp đồng bào các dân tộc trên khu vực biên giới đã có sức lan toả mạnh mẽ, tác động và thu hút được sự quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ và tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tập thể và cá nhân, góp phần quan trọng để BĐBP tỉnh Kon Tum triển khai thực hiện có hiệu quả công tác vận động quần chúng và tuyên truyền đối ngoại, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, góp phần giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, xây dựng khu vực biên giới tỉnh Kon Tum hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Một số mô hình, công trình, phần việc giúp dân của BĐBP Kon Tum đã được tổng kết, rút kinh nghiệm, nhân rộng và vận dụng triển khai thực hiện trên nhiều tuyến biên phòng, trở thành hoạt động tiêu biểu, điển hình về công tác dân vận của BĐBP trong thời kỳ mới, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Kết quả công tác vận động quần chúng trong vùng đồng bào DTTS của BĐBP tỉnh Kon Tum đạt được trong thời gian qua xuất phát từ tinh thần trách nhiệm của cấp uỷ, chỉ huy và cán bộ, chiến sỹ các cấp trong BĐBP tỉnh đã luôn quan tâm, gắn bó, gần gủi và hiểu được tình hình, điều kiện thực tế cuộc sống của đồng bào các dân tộc; coi trọng quán triệt và tiến hành thực hiện một cách kiên trì, liên tục công tác VĐQC; đã có sự đổi mới toàn diện, phong phú về nội dung, đa dạng về phương pháp, hình thức, ngày càng đi vào chiều sâu, chú trọng đến hiệu quả; vận dụng xây dựng và triển khai thực hiện được nhiều mô hình, công trình, phần việc giúp dân phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế của địa bàn; đã xây dựng, nhân rộng được nhiều mô hình, điển hình tốt.

Trong tiến hành công tác VĐQC vùng đồng bào DTTS, BĐBP tỉnh Kon Tum đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, các lực lượng, thực hiện đồng bộ công tác VĐQC với các biện pháp công tác Biên phòng khác tạo sức mạnh tổng hợp để xây dựng địa bàn Biên phòng vững mạnh gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới. Điều có ý nghĩa hết sức quan trọng đó là: Tiến hành công tác VĐQC trong vùng đồng bào DTTS của BĐBP tỉnh Kon Tum mang tính thực tiễn, phù hợp với điều kiện và tình tình hình thực tế, khả năng của từng Đồn Biên phòng gắn với từng địa bàn người DTTS; được tổ chức chặt chẽ, triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ; phát huy được trách nhiệm và sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, của toàn xã hội cùng hỗ trợ, phối hợp, giúp đỡ và cùng hướng tới mục tiêu chung; đem lại hiệu quả thiết thực, phù hợp với nhu cầu thực tiễn cuộc sống, sinh hoạt, lao động, sản xuất của đồng bào nhân dân các dân tộc trên khu vực biên giới.

Từ hoạt động thực tiễn công tác VĐQC vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum, có thể rút ra những kinh nghiệm sau: 

Một là, luôn bám sát chủ trương, định hướng, sự lãnh đạo, chỉ đạo của trên, vận dụng triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thực tế, điều kiện, khả năng của từng đơn vị, địa bàn; biết khắc phục khó khăn, phát huy lợi thế của từng địa phương, đơn vị, từng vùng đồng bào DTTS.

Hai là, Công tác tuyên truyền, vận động phải chú trọng làm chuyển đổi, nâng cao nhận thức và phát huy yếu tố tích cực, chủ động của đồng bào các dân tộc; kịp thời hướng dẫn, động viên, khích lệ người dân tự tin, tự chủ, thể hiện quyết tâm tự phấn đấu vươn lên làm giàu chính đáng, không trông chờ ỷ lại.

Ba là, Thực hiện tốt phương châm “nghe được dân nói, nói cho dân hiểu, làm cho dân tin”. Trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện cần sâu sát, cụ thể, sát đúng; xác định trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên từng công việc, từng địa bàn; Gắn kết chặt chẽ giữa công tác tuyên truyền vận động với hướng dẫn thực hiện những mô hình, công trình, phần việc cụ thể để người dân hiểu, tự giác học tập làm theo.

Bốn là, Phát huy vai trò trách nhiệm và sự chung tay đóng góp của toàn xã hội trong hỗ trợ, giúp đỡ kinh phí, vật chất để thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động, xây dựng mô hình và giúp đỡ các hộ gia đình người DTTS.

Năm là, Cán bộ, chiến sĩ làm công tác VĐQC trong vùng đồng bào DTTS phải chịu khó, chịu khổ, thực sự tâm huyết với công việc, sâu sát, gần gũi, hòa nhập với nhân dân, xem “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”; phải nắm vững phong tục, tập quán, nghe, nói được tiếng dân tộc, tiếng nước láng giềng; hiểu được mong muốn, nguyện vọng chính đáng của người dân nơi công tác và giữ được uy tín với cấp ủy, địa phương; đoàn kết, gắn bó với đồng bào nhân dân các dân tộc trên KVBG.

Nhiệm vụ công tác vận động quần chúng trong vùng đồng bào DTTS của BĐBP Kon Tum trong thời gian tới, ngoài việc tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả những mô hình, công trình, phần việc và những kết quả đã đạt được, còn phải chủ động lãnh đạo, chỉ đạo triển khai tham gia thực hiện nhiều nội dung công việc lớn, quan trọng có liên quan đến nhiệm vụ kinh tế, quốc phòng- an ninh, đối ngoại của địa phương. Để tiếp tục phát huy hiệu quả công tác VĐQC trong vùng đồng bào DTTS đối với sự nghiệp quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Kon Tum, trong thời gian tới cần phải tập trung thực hiện tốt các chủ trương giải pháp, đó là:

Một là, cấp uỷ, người chỉ huy các cấp và cán bộ chiến sỹ BĐBP tỉnh phải luôn quán triệt và nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vai trò quần chúng và vị trí, nhiệm vụ công tác VĐQC nói chung, công tác VĐQC trong vùng đồng bào DTTS nói riêng đối với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới trong tình hình hiện nay.

Hai là, nắm vững và vận dụng sáng tạo các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là các chủ trương, chính sách, định hướng của cấp uỷ, chính quyền địa phương; bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo và hướng dẫn của trên để tiến hành công tác VĐQC trong vùng đồng bào DTTS sát đúng, phù hợp. Thường xuyên đổi mới nội dung, biện pháp công tác VĐQC phù hợp với tình hình thực tế từng địa bàn, từng vùng đồng bào dân tộc thiểu số,  từng giai đoạn và từng thời điểm cụ thể. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa công tác VĐQC với các biện pháp công tác biên phòng khác, giữa BĐBP với các cấp, các ngành, các lực lượng tạo thành sức mạnh tổng hợp trong tiến hành công tác VĐQC trong vùng đồng bào DTTS.

Ba là, cán bộ chiến sỹ làm công tác VĐQC phải luôn có niềm tin và tình thương yêu đồng bào các dân tộc; gần gủi với quần chúng, kiên trì vận động, lời nói đi đôi với việc làm, cụ thể, thiết thực; “nghe được dân nói, nói cho dân hiểu, làm cho dân tin”; trong từng công việc phải nhiệt tình và có trách nhiệm cao; luôn yên tâm gắn bó với lực lượng, với đồng bào các dân tộc và có phong cách, tác phong làm việc sâu sát, dân chủ, khoa học.

Bốn là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chỉ huy các cấp trong BĐBP tỉnh, đồng thời phải gắn với sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương; thường xuyên tổng kết thực tiễn, xây dựng mô hình, nhân rộng điển hình, tạo ra được phong trào rộng khắp.

Năm là, luôn quan tâm chăm lo xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác VĐQC, cán bộ tăng cường xã, cán bộ đảng viên được phân công sinh hoạt tại các chi bộ thôn (làng) và kết nghĩa giúp các hộ gia đình nghèo người DTTS trên biên giới; kiện toàn đủ số lượng, có chất lượng, hoạt động hiệu quả, năng động, sáng tạo; nghe, nói, hiểu được tiếng dân tộc nơi công tác, tiếng nước láng giềng phía ngoại biên đối diện; nhạy bén trước mọi diễn biến tình hình, phát huy được vai trò trách nhiệm trong quá trình công tác.

Trước yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới hiện nay, để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, vấn đề có ý nghĩa chiến lược là phải tổ chức tập hợp lực lượng quần chúng nhân dân các dân tộc trong khu vực biên giới, huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn dân, “sức mạnh của quần chúng sẽ trở thành vô địch khi được tổ chức đến trình độ cao”. Đồng thời phải không ngừng nâng cao hiệu quả các biện pháp công tác biên phòng, trong đó công tác VĐQC của BĐBP, nhất là vận động quần chúng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số cần phải tiếp tục được phát huy mạnh mẽ; chú trọng nâng cao nhận thức và hành động cho toàn xã hội; thường xuyên đổi mới toàn diện về nhiều mặt, trước hết là về nội dung, hình thức, phương pháp. Vận dụng thực hiện các nội dung công tác VĐQC phù hợp với từng đối tượng, từng cộng đồng dân tộc và từng địa bàn, đảm bảo cho công tác VĐQC luôn giữ vị trí, vai trò là biện pháp công tác cơ bản, quan trọng làm cơ sở cho thực hiện các biện pháp công tác khác, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới.

Bài, ảnh: Phạm Văn Lâm (Trung tá - Phó chủ nhiệm chính trị - BĐBP tỉnh Kon Tum)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: Giấy phép số 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: Ông Huỳnh Quốc Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
Điện thoại: 0260.3862301
Fax: 0260. 3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Website: http://https://tuyengiaokontum.org.vn/
Văn bản mới

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam

Lượt xem:276 | lượt tải:131

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đồng chí Đào Duy Tùng

Lượt xem:357 | lượt tải:306

TÀI LIỆU

Giao ban báo chí quí I-2024

Lượt xem:233 | lượt tải:74

HD.51.BTGTU

Hướng dẫn sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lượt xem:33 | lượt tải:13

TÀI LIỆU

phổ biến, quán triệt Kết luận 72.TW và Chương trình 77.TU (gửi kèm CV 2303-CV/BTGTU)

Lượt xem:583 | lượt tải:660

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú

Lượt xem:661 | lượt tải:276

HD.50.BTGTU

Hướng dẫn sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lượt xem:635 | lượt tải:356


bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập140
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm136
  • Hôm nay6,778
  • Tháng hiện tại271,062
  • Tổng lượt truy cập30,346,612
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây