Kỷ niệm 74 năm Bác Hồ gửi Thư đến Đại hội đại biểu các DTTS Miền Nam (19/4/1946 - 2020): Phát huy tinh thần yêu nước, đoàn kết trong đồng bào các DTTS góp phần xây dựng Kon Tum ngày càng giàu mạnh 

Kỷ niệm 74 năm Bác Hồ gửi Thư đến Đại hội đại biểu các DTTS Miền Nam (19/4/1946 - 2020): Phát huy tinh thần yêu nước, đoàn kết trong đồng bào các DTTS góp phần xây dựng Kon Tum ngày càng giàu mạnh

Thứ sáu - 17/04/2020 10:18
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Kon Tum lần thứ III năm 2019
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Kon Tum lần thứ III năm 2019
Ngày này, cách đây đã tròn 74 năm, ngày 19/4/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, danh nhân Văn hóa thế giới, đã gửi bức thư đến Đại hội đại biểu các Dân tộc thiểu số Miền Nam họp tại Plei Ku:
Cùng các đồng bào dân tộc thiểu số!
Hôm nay đồng bào khai hội, sum họp một nhà, thật là vui vẻ.
Tiếc vì đường sá xa xôi, tôi không đến dự hội được.
Tôi tuy xa, nhưng lòng tôi và Chính phủ vẫn gần gũi đồng bào...
Bức thư Bác viết đến nay đã tròn 74 năm, mỗi lời dạy trong thư của Bác đã đi vào trong mỗi tiềm thức của con người chúng ta, gây xúc động bao lòng người, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số. Bức thư còn là một tình cảm sâu nặng của Bác đối với đồng bào các dân tộc thiểu số Miền Nam nói chung và đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói riêng. Mặc dù khi đó, Bác còn bận trăm công nghìn việc, nào phải đương đầu với thù trong, giặc ngoài của một đất nước vừa giành được độc lập tự do từ bàn tay của bọn thực dân xâm lược; nào phải đương đầu với thiên tai hạn hán, lũ lụt. Bác và Chính phủ đang tập trung ra sức lãnh đạo Nhân dân vượt qua bao thử thách, khó khăn; chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm nhằm để đem lại cơm no, áo ấm và hạnh phúc cho Nhân dân, nhưng Bác đã không quên gửi thư đến Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Miền Nam.
Trong thư Bác viết: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”.
Trong thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số Miền Nam, Người đã khẳng định: “…Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta”. Tư tưởng của Bác Hồ đối với chính sách Đại đoàn kết dân tộc rất rõ ràng, trong thư trên Người còn nhấn mạnh: “Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng lại để giữ vững quyền tự do, độc lập của chúng ta”.
Thấm nhuần tư tưởng lời dạy của Người, trong suốt 74 năm qua, đồng bào các dân tộc thiểu số ở tỉnh Kon Tum luôn sống đoàn kết, gắn bó lâu đời giữa các dân tộc, có truyền thống đoàn kết trong lao động và chiến đấu chống giặc ngoại xâm, đã góp phần lập nhiều thành tích to lớn trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược cũng như các thế lực thù địch khác để giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Sau ngày Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, giang sơn thu về một mối, đồng bào các dân tộc thiểu số ở tỉnh đã cùng nhau chung sức chung lòng, bắt tay vào công cuộc xây dựng lại cuộc sống mới và bảo vệ Tổ quốc trên quê hương của mình.
Qua các thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc, giành độc lập tự do cho dân tộc; tỉnh Kon Tum đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu, được phong tặng các danh hiệu cao quí như: Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân A Xâu, A Tranh, Thanh Minh Tám, Trần Dũng, Y Buông… Đến nay, mặc dù có người còn, người mất, nhưng họ là những người con trung hiếu của Tổ quốc, là những tấm gương sáng ngời chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của núi rừng Kon Tum. Trong hoà bình họ là những người cha, người ông luôn tận tâm, tận lực trong mọi hoạt động ở địa phương, gương mẫu đi đầu trong mọi lĩnh vực công tác, xứng đáng là những gương sáng chói ngời để mọi người, con cháu học tập noi theo.
Với đặc thù là một tỉnh miền núi, đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm 53%, trình độ dân trí thấp, phương thức sản xuất canh tác lạc hậu, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Nhưng dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, chính quyền ở địa phương và sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của đồng bào các dân tộc; trong những năm qua, nhất là sau hơn 30 năm đất nước đổi mới và gần 30 năm ngày tái lập lại tỉnh (12/8/1991) đến nay, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh đã được cải thiện và nâng lên đáng kể, diện mạo nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng thay đổi rõ nét. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi được đồng bào tích cực hưởng ứng, tạo nên phong trào quần chúng mạnh mẽ. Hầu hết các vùng, miền trong tỉnh bà con đã biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thâm canh, dần từng bước thay thế các loại giống cũ của địa phương năng suất thấp và đưa các loại giống mới có năng suất cao vào sản xuất để tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.
Các ngành nghề truyền thống như đan lát, dệt thổ cẩm, chế biến rượu cần được phát triển rộng khắp, đã giải quyết được việc làm và tăng thu nhập cho một bộ phận lao động ở địa phương. Với hướng đi thích hợp và cách làm đúng, với truyền thống yêu nước nồng nàn của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, bà con các dân tộc ở các buôn làng tỉnh Kon Tum đã nổ lực phấn đấu, thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ sản xuất tự cung, tự cấp; sang sản xuất kinh tế thị trường hàng hoá, làm giàu hợp pháp để làm ra nhiều của cải vật chất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho gia đình và làm giàu cho xã hội. Qua phong trào phát triển kinh tế, trong cộng đồng các dân tộc thiểu số trong tỉnh ngày càng xuất hiện nhiều mô hình kinh tế trang trại và những tấm gương sản xuất kinh doanh giỏi, nhiều hộ gia đình biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu… Trong chăn nuôi, bà con đã biết áp dụng kỹ thuật vào việc chăm sóc đàn gia súc, gia cầm, chăn nuôi có chuồng trại và chăn dắt, biết tận dụng nguồn phân chuồng để chăm bón cho đồng ruộng và chăm sóc cây trồng, số hộ khá giàu trong đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng tăng, số hộ nghèo đói ngày càng giảm. Cơ sở hạ tầng “Điện, đường, trường, trạm” và các công trình phúc lợi công cộng được xây dựng, hệ thống giao thông được mở mang, nâng cấp hoàn chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại giao lưu buôn bán làm ăn và trao đổi hàng hoá của Nhân dân…
Trước những thành quả to lớn mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đạt được, các thế lực thù địch ở nước ngoài đã cấu kết với một số phần tử xấu trong nước dùng mọi thủ đoạn xảo quyệt, âm mưu thâm độc để chống phá cách mạng nước ta, chống phá công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, mục tiêu đầu tiên của chúng là tìm cách xuyên tạc sự thật, kích động, lôi kéo, dụ dỗ, xúi giục một số đồng bào dân tộc thiểu số đi theo chúng, làm tổn hại đến tình đoàn kết các dân tộc trong tỉnh, tổ chức gây rối hòng phá hoại khối Đại đoàn kết toàn dân tộc. Nhưng với tinh thần truyền thống yêu nước, yêu cách mạng của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đề cao được ý thức cảnh giác trước những âm mưu thâm độc của kẻ thù, đã vạch trần và xử lý thích đáng mọi thủ đoạn của chúng trước ánh sáng của công lý. Nhiều người lầm lỗi do bị ép buộc, dụ đỗ đã tự thú, tự kiểm điểm trước Nhân dân, buôn làng, hứa với già làng, chính quyền sẽ hối cải, trở về làm ăn với gia đình hoà nhập với cộng đồng, chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và trở thành là những công dân có ích cho xã hội.
Ngày nay, trong thời đại hòa bình, đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành quản lý của Nhà nước, ra sức phấn đấu thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Ra sức củng cố và mở rộng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc trong đồng bào các dân tộc của tỉnh ngày càng vững mạnh, góp phần cùng với Đảng bộ và chính quyền thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới của đất nước do Đảng lãnh đạo, xây dựng tỉnh nhà ngày càng phát triển và giàu mạnh trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước để đem lại lợi ích ấm no và hạnh phúc cho Nhân dân. Nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum mãi mãi còn khắc ghi lời dạy của Bác Hồ trong thư gửi Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số miền Nam họp tại PleiKu, tỉnh Gia Lai ngày 19/4/1946 về tinh thần đoàn kết.
Để thực hiện tốt lời dạy của Bác năm xưa, hơn lúc nào hết, đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh đang ra sức phát huy truyền thống cách mạng, yêu nước của mình, tích cực tuyên truyền về chính sách Đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao nhận thức, thắt chặt tình đoàn kết thành một khối thống nhất. Luôn luôn đề cao cảnh giác cách mạng trước những âm mưu thâm độc của kẻ thù, không tin, không nghe và không làm theo lời của kẻ xấu xúi giục; tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành quản lý của Nhà nước, ra sức phấn đấu thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Củng cố và mở rộng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc trong đồng bào các dân tộc thiểu số của tỉnh ngày càng vững mạnh, góp phần cùng với Đảng bộ và chính quyền thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới của đất nước do Đảng lãnh đạo. Xây dựng tỉnh nhà ngày càng phát triển và giàu mạnh trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để đem lại lợi ích ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và một lòng, một dạ đi theo con đường mà Đảng Cộng sản Việt Nam và Bác Hồ đã lựa chọn.


Bài, ảnh: Nguyễn Đăng Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: Giấy phép số 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: Ông Huỳnh Quốc Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
Điện thoại: 0260.3862301
Fax: 0260. 3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Website: http://https://tuyengiaokontum.org.vn/
Văn bản mới

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam

Lượt xem:471 | lượt tải:211

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đồng chí Đào Duy Tùng

Lượt xem:550 | lượt tải:467

TÀI LIỆU

Giao ban báo chí quí I-2024

Lượt xem:269 | lượt tải:80

HD.51.BTGTU

Hướng dẫn sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lượt xem:236 | lượt tải:112

TÀI LIỆU

phổ biến, quán triệt Kết luận 72.TW và Chương trình 77.TU (gửi kèm CV 2303-CV/BTGTU)

Lượt xem:769 | lượt tải:882

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú

Lượt xem:863 | lượt tải:370

HD.50.BTGTU

Hướng dẫn sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lượt xem:831 | lượt tải:442


bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập25
  • Hôm nay1,083
  • Tháng hiện tại384,059
  • Tổng lượt truy cập30,459,609
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây