Xã hội phát triển là nhờ công lao giáo dưỡng của những người mẹ 

Xã hội phát triển là nhờ công lao giáo dưỡng của những người mẹ

Thứ hai - 07/03/2022 15:40
Đích thực trên toàn thế giới, người xưa cũng như người nay, từ Đông sang Tây, từ Nam chí Bắc, trong xã hội đều rất coi trọng giáo dục, đặc biệt là “giáo dục gia đình”. Giáo dục gia đình là nền tảng của tất cả các sự giáo dục khác!
Trong gia đình, người mẹ gần gũi, thường xuyên dạy dỗ con cái, thấu hiểu và chia sẻ với niềm vui, nỗi buồn, sự thay đổi về tâm sinh lý của con cái, định hướng, khơi nguồn và phát huy những tố chất, đức tính, năng lực của con cái.
Trong gia đình, người mẹ gần gũi, thường xuyên dạy dỗ con cái, thấu hiểu và chia sẻ với niềm vui, nỗi buồn, sự thay đổi về tâm sinh lý của con cái, định hướng, khơi nguồn và phát huy những tố chất, đức tính, năng lực của con cái.
Vậy ai chịu trách nhiệm đối với nền tảng giáo dục gia đình này? Cả người bố và người mẹ đều phải có trách nhiệm, nhưng người mẹ là quan trọng nhất - “Phúc tử tại Mẫu” - do đó vai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia đình là đặc biệt quan trọng. Dân gian có câu: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, vợ chồng kết hợp tạo thành một gia đình, trong gia đình có hai việc lớn, nam giới ra bên ngoài tìm kiếm kế sinh nhai, phụ trách kinh tế cuộc sống gia đình; phụ nữ ở nhà thay chồng dạy dỗ con cái, chịu trách nhiệm đào tạo đời sau. Xã hội ngày càng phát triển, nam nữ bình quyền vấn đề trên có sự thay đổi, phụ nữ ngày nay tham gia công tác xã hội nhiều hơn, nhiều người tham chính và chấp chính, nhưng cơ bản vẫn là như vậy, trên vai người phụ nữ ở cả phương Đông và phương Tây thì đều phải “gánh” 2 thiên chức: làm vợ và làm mẹ.
Hơn ai hết, người mẹ là người gần gũi, thường xuyên dạy dỗ con cái, thấu hiểu và chia sẻ với niềm vui, nỗi buồn, sự thay đổi về tâm sinh lý của con cái, định hướng, khơi nguồn và phát huy những tố chất, đức tính, năng lực của con cái. Nhờ sự giáo dưỡng của gia đình, nhất là của người mẹ mà con cái có tương lai tốt đẹp, sự nghiệp viên mãn. Khi có những thành tựu đó thì xã hội ngày càng phát triển, gia đình ngày càng hạnh phúc.
Công đức lợi ích này không chỉ riêng một gia đình hưởng, mà chính là góp phần tạo phước cho xã hội, cho dân tộc và cho quốc gia, thậm chí tạo phước cho toàn thế giới, bởi đã giáo dưỡng, đào tạo được những vĩ nhân, thiên tài, danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc... Những thành tựu này chính là do công lao giáo dưỡng của Người Mẹ. Bởi vậy mới có câu thơ:
“Đời thiếu mẹ hiền, không phụ nữ
Anh hùng, thi sĩ hỏi còn đâu?”
(Maksim Gorky)
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Gia đình Việt Nam truyền thống được hình thành và phát triển, gắn kết một cách bền chặt là do tình nghĩa và trách nhiệm giữa các thành viên; với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp: Kính trên nhường dưới, hòa thuận, thủy chung, nghĩa tình, hy sinh cho con, tôn trọng, hiếu đễ với ông bà, cha mẹ, anh em, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động... Trong những thành tố của văn hóa gia đình, việc tổ chức cuộc sống có nền nếp, trật tự, gia phong; việc dạy dỗ, ứng xử, giao tiếp giữa cha mẹ và con cái, giữa các thành viên gia đình thuộc các thế hệ rất quan trọng, bởi thông qua đó, các thế hệ đi trước truyền thụ cho con trẻ những giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại, tạo nên giá trị xã hội và nhân cách văn hóa của mỗi con người.
Như vậy, để góp phần xây dựng xã hội giàu đẹp, tiến bộ, văn minh thì chúng ta phải chú trọng xây dựng và phát huy vai trò của giáo dục gia đình trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người; đồng thời phải đề cao vai trò vị trí của người phụ nữ, của người Mẹ trong gia đình và ngoài xã hội, bởi “Phụ nữ vừa là người lao động, người công dân, vừa là người mẹ, người thầy đầu tiên của con người”.
 
Bài, ảnh: Nguyễn Quang Thuỷ
 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

HD.01.BTGDVTU

Hướng dẫn tuyên truyền phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

Lượt xem:132 | lượt tải:218

CV.25.BTGDVTU

V/v triển khai hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến “Tự hào Việt Nam” Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lượt xem:165 | lượt tải:200

TÀI LIỆU

Cuộc thi tìm hiểu lịch sử chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2025

Lượt xem:210 | lượt tải:189

ĐỀ CƯƠNG

Tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum và 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. (gửi kèm Công văn số 09-CV/BTGDVTU)

Lượt xem:164 | lượt tải:86

HD.01.BTGDVTW

về hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Lượt xem:414 | lượt tải:105

KL.127.TW

Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Lượt xem:383 | lượt tải:186

HD.64.BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum (16/3/1975- 16/3/2025)

Lượt xem:129 | lượt tải:89
  
bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập83
  • Hôm nay7,532
  • Tháng hiện tại719,317
  • Tổng lượt truy cập37,052,992
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO VÀ DÂN VẬN TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT, ngày 25 tháng 9 năm 2024
Chịu trách nhiệm: ông Nguyễn Minh Tuấn, Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
SĐT: 0260.3862301     Fax: 0260.3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây