Cảnh giác với hoạt động lập trang web tuyên truyền chống Việt Nam trên internet 

Cảnh giác với hoạt động lập trang web tuyên truyền chống Việt Nam trên internet

Thứ ba - 02/07/2019 21:08
Với những ưu điểm nổi trội của mình, các website đã được các thế lực thù địch triệt để sử dụng trong hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng chống Việt Nam và trở thành một công cụ phục vụ đắc lực cho hoạt động tuyên truyền của chúng.
Hình minh họa trên Internet
Hình minh họa trên Internet
Phá hoại tư tưởng luôn là mặt trận hàng đầu trong các hoạt động chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch. Chúng luôn tiến hành hoạt động này một cách thường xuyên, liên tục và lâu dài với nhiều hình thức, thủ đoạn khác nhau nhằm từng bước tạo ra những tiền đề cho việc thực hiện âm mưu xoá bỏ Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Các thế lực thù địch luôn thay đổi phương thức thủ đoạn phá hoại tư tưởng tuỳ theo từng đặc điểm tình hình nhất định và luôn cải tiến để tìm ra phương thức thủ đoạn mới đạt hiệu quả cao trong hoạt động chống phá.
Hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau từ rỉ tai truyền miệng, tán phát tài liệu cho đến tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng cổ điển như báo chí, đài phát thanh truyền hình. Bên cạnh những ưu điểm đã được các thế lực thù địch khai thác triệt để trong hoạt động tuyên truyền, các hình thức tuyên truyền cổ điển này vẫn bộc lộ những hạn chế khó khắc phục được như thông tin không được cập nhật nhanh đáp ứng nhu cầu trong thời đại thông tin hiện nay, mỗi một hình thức tuyên truyền chỉ phản ánh được những mặt nhất định của vấn đề vì các thông tin bị giới hạn trong những hình thức nhất định, và hạn chế lớn nhất là hầu hết các hình thức tuyên truyền cổ điển đều bị cơ quan an ninh đấu tranh ngăn chặn với những biện pháp đạt hiệu quả cao làm tê liệt hoạt động tuyên truyền. Trong hoàn cảnh đó, các website được các thế lực thù địch chú ý bởi những ưu thế vượt trội của chúng, và các website đã trở thành một lựa chọn mới về phương tiện tuyên truyền phá hoại tư tưởng cho các thế lực thù địch.
Với những ưu thế về truyền thông, website đã được các thế lực thù địch chú ý sử dụng trong hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng (theo chủ đích của mình) ngay từ khi website bắt đầu trở thành phương tiện truyền thông phổ biến. Đặc biệt là sau khi Việt Nam chính thức kết nối vào hệ thống Internet năm 1997 hoạt động lập trang web tuyên truyền phá hoại tư tưởng chống Việt Nam ngày càng nở rộ. Do tính đơn giản về kĩ thuật và thấp về kinh phí của việc lập và lưu thông website trên Internet nên hầu như đối tượng nào thù địch với Việt Nam đều lập ra các website nhằm vào việc tuyên truyền phá hoại tư tưởng chống Việt Nam trên Internet. Các tổ chức lớn như các đài phát thanh RFA, BBC, VOA tiến hành hoạt động tuyên truyền với hệ thống website đồ sộ, các tổ chức nhỏ hơn cũng tiến hành hoạt động tuyên truyền với hệ thống website nhỏ hơn, phù hợp với khả năng của mình, thậm chí ngay cả một số cá nhân có tư tưởng thù địch với Việt Nam cũng tiến hành lập các website phục vụ cho mục đích tuyên truyền của mình.
Hoạt động lập trang web tuyên truyền chống Việt Nam trên Internet ngày càng nhiều đến mức có thể gọi là "trăm hoa đua nở". Các trung tâm phá hoại tư tưởng nước ngoài lập các trang web để tuyên truyền những giá trị tư sản, đồng thời để đưa những bài viết, những tư tưởng xuyên tạc về tình hình Việt Nam đến công chúng. Các đảng phái phản động lập ra các website để gây thanh thế cho đảng phái của chúng, đồng thời truyền bá những quan điểm đối lập với Đảng và Nhà nước ta. Các tổ chức phản động khác lập ra các website để tuyên truyền các tư tưởng "dân chủ", "nhân quyền", "tự do tôn giáo", xuyên tạc tình hình ở Việt Nam về dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo. Các phần tử bất mãn, cơ hội thì lập ra các website để tuyên truyền cho chủ nghĩa xét lại cũng như những tư tưởng đối lập với quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, cũng có khi đơn thuần chỉ là để "bộc bạch" những bất mãn của chúng.
Các website tuyên truyền phá hoại tư tưởng nhìn chung rất đa dạng về hình thức. Có website công khai việc đối lập với Việt Nam, chẳng hạn website Đối thoại (www.doi-thoai.com) công khai đặt khẩu hiệu "Đối thoại- Diễn đàn đối lập với Nhà nước và Đảng cộng sản Việt Nam", có website nấp dưới bóng những luận điệu đòi "tự do tôn giáo", "dân chủ", "nhân quyền" để chống phá, như website Mạng lưới dân chủ Việt Nam (www.vietdemocracynetwork.net), Mạng lưới nhân quyền Việt Nam (www.vietnamhumanrights.net). Có website chuyên chống phá, chuyên đăng tải những thông tin tuyên truyền chống Việt Nam như website Thông luận (www.thongluan.org) hay website Ý kiến (www.ykien.net), cũng có website không đề cập ngay vào những thông tin tuyên truyền chống phá Việt Nam mà đưa các thông tin, tài liệu chung trên nhiều lĩnh vực, trong các mục của website chỉ có một vài mục chống phá Việt Nam, chẳng hạn website Tiếng nói giáo dân (www.tiengnoigiaodan.net) đăng rất nhiều mục về kinh sách, giáo lý…như các website tôn giáo thông thường, tuy nhiên lại có thêm mục "tự do tôn giáo" đưa lên hàng loạt tin tức vu cáo Việt Nam xâm phạm tự do tôn giáo. Các luận điệu tuyên truyền trong từng website cũng khác nhau tùy theo từng đối tượng tiến hành nhất định. Có website đưa ra các lời lẽ chống phá rất quá khích, cay độc gần như "mắng nhiếc", có website lại dùng những lời lẽ nhẹ nhàng nhưng cũng thâm độc không kém, dùng những luận điệu có vẻ "khoa học" thông qua các bài bình luận mang màu sắc chính trị hay dùng tác phẩm văn thơ truyện kí để đả kích, xuyên tạc.
Xét về mặt thời gian, các website tuyên truyền phá hoại tư tưởng xuất hiện đầu tiên phải kể đến là các website của các trung tâm truyền thông đại chúng nước ngoài như RFA, VOA, BBC. Bởi những trung tâm này có thế mạnh về kinh phí và kỹ thuật, chúng tiến hành các hoạt động phá hoại tư tưởng trên website đồng thời với hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng trên các phương tiện truyền thông cổ điển nhằm bổ sung cho những phương tiện này. Cùng với sự phát triển về kỹ thuật và giảm kinh phí của dịch vụ web, các tổ chức, đảng phái phản động vốn có khung tổ chức cũ với nguồn kinh phí nhất định cũng tổ chức thành lập các website để gây thanh thế cho tổ chức, đảng phái của chúng và tiến hành những hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng. Việc lập các website ngày càng phổ biến theo xu thế chung của hoạt động truyền thông hiện đại, ngày nay ngay cả một nhóm vài cá nhân có tư tưởng chống đối hay thậm chí một cá nhân có tư tưởng chống đối cũng thành lập ra website tuyên truyền chống Việt Nam. Tình hình lập website tuyên truyền phá hoại tư tưởng chống Việt Nam phát triển bùng nổ tới mức khi chúng ta dùng những công cụ tìm kiếm trên Internet để tìm kiếm với những từ khóa nhạy cảm như "dân chủ", "nhân quyền", "tôn giáo"…thì hơn 90% các trang web tìm được có chứa những từ khóa trên là trang web phản động của các thế lực thù địch. Con số này đương nhiên nói lên nhiều vấn đề, tuy nhiên một trong các vấn đề đó là nó thể hiện là hệ thống website phản động của các thế lực thù địch trên Internet hiện nay rất nhiều về số lượng, áp đảo số lượng website của ta có những nội dung tương tự.
Nội dung tuyên truyền trong các website bên cạnh những vấn đề chung về lý luận, nội dung chính vẫn là những diễn biến tình hình thường nhật ở Việt Nam. Phải nói là các thế lực thù địch bám khá sát theo từng biến động nhỏ nhất của xã hội Việt Nam. Chúng luôn chĩa mũi nhọn chú ý vào các sự kiện "nóng" nhất trong xã hội, nhất là các hiện tượng tiêu cực và các sự kiện hiện tượng khác mà chúng xem xét có thể lợi dụng để chống phá Việt Nam. Hầu hết các website đều có mục tin tức dưới nhiều tên gọi khác nhau như "Tin quốc nội", "Tin tức Việt Nam","Thời sự Việt Nam"…để đăng tải các thông tin "khách quan" về tình hình Việt Nam thực chất là những thông tin bịa đặt hay xuyên tạc trắng trợn tình hình tại Việt Nam. Đặc biệt khi ở Việt Nam xảy ra các sự kiện "nóng" đang là tâm điểm chú ý của dư luận trong và ngoài nước, các website thường dành hẳn một chuyên mục về sự kiện đó, chẳng hạn chuyên mục "Xáo trộn ở Tây Nguyên" được website của đài Á châu tự do (www.rfa.org) lập ra khi ở Việt Nam xảy ra vụ bạo loạn Tây Nguyên năm 2004. Thậm chí các thế lực thù địch còn lập ra một website riêng về sự kiện "nóng" đó như website www.biendong.org được lập ra khi ở Việt Nam đang xảy ra vụ việc phức tạp về tình hình Biển Đông.
Thời gian gần đây, các báo, tạp chí phản động cũng được các thế lực thù địch chuyển thành dạng "số hóa" trên web cùng với hoạt động phát hành ấn bản bởi ưu thế truyền thông trên web hơn hẳn việc lưu hành các ấn bản. Hầu như tất cả các loại báo, tạp chí phản động đều lần lượt xuất hiện trên web. Tiêu biểu là các tạp chí như Tạp chí Thông luận (www.thongluan.org), Báo cánh én (www.canhen.de), Tạp chí Hợp lưu (www.hopluu.net)…Việc đưa các báo, tạp chí này lên web làm hiệu quả tuyên truyền được nâng cao rất nhiều so với hoạt động tuyên truyền bằng ấn bản vì các ấn bản báo chí hầu như rất khó xâm nhập vào Việt Nam bởi sự quản lý, kiểm soát hiệu quả của cơ quan an ninh.
Một xu hướng mới trong hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng thông qua website thời gian gần đây là hình thành nên các website chuyên đăng tải các ý kiến phản hồi, góp ý kiến của công chúng. Nổi bậc là các website như website Ý kiến (www.ykien.net) hay website Dân chủ (www.danchu.net). Các website này chuyên đăng tải các thông tin dạng như "Đơn thư kiến nghị", "Ý kiến đóng góp"…của tất cả các loại đối tượng. Đây là môi trường thuận lợi để các loại đối tượng, đặc biệt là các đối tượng trong nước, tán phát các thông tin tuyên truyền phá hoại tư tưởng trên mạng. Thực tế cho thấy trong các website dạng này chủ yếu là chứa các thông tin tài liệu được các đối tượng bất mãn, cơ hội chính trị tán phát lên với nội dung chủ yếu là các quan điểm xét lại và các quan điểm trái với quan điểm chính thống của Đảng và Nhà nước, thậm chí các tài liệu mật, các tài liệu nội bộ của ta cũng được đăng tải ở đây.
Theo đà phát triển chung của thời đại, công nghệ thông tin ngày càng phát triển đã tạo ra một phương tiện truyền thông mới, nhiều ưu điểm và ngày càng phổ biến đó là các website. Với những ưu điểm nổi trội của mình, các website đã được các thế lực thù địch triệt để sử dụng trong hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng chống Việt Nam và trở thành một công cụ phục vụ đắc lực cho hoạt động tuyên truyền của chúng. Do đó, cán bộ, đảng viên, các ngành, các cấp, các địa phương cần hết sức cảnh giác với hoạt động lập trang web tuyên truyền chống Việt Nam trên internet, nhằm ngăn chặn có hiệu quả luận điệu xuyên tạc, thông tin xấu độc, âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thù lực thù địch.

Mộng Hoài Nhung

(Công an tỉnh Kon Tum)

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: Giấy phép số 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: Ông Huỳnh Quốc Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
Điện thoại: 0260.3862301
Fax: 0260. 3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Website: http://https://tuyengiaokontum.org.vn/
Văn bản mới

TÀI LIỆU

Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 78 năm Ngày hy sinh của Đồng chí Phan Văn Khoẻ, nguyên Bí thư Xứ uỷ Nam Kỳ

Lượt xem:290 | lượt tải:52

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng

Lượt xem:1021 | lượt tải:179

KH.130.TU

về tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng (Búa liềm vàng) của Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ IV-năm 2024

Lượt xem:28 | lượt tải:11

QĐ.1084.TU

thành lập Ban Tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng (Búa liềm vàng) của Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ IV – năm 2024.

Lượt xem:23 | lượt tải:9

CV.2260.BTGTU

V/v hưởng ứng, tuyên truyền Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024

Lượt xem:168 | lượt tải:52

TÀI LIỆU

giao ban báo chí tháng 02-2024

Lượt xem:164 | lượt tải:40

TÀI LIỆU

gửi kèm Công văn số 2246.BTGTU về phổ biến CT, NQ tháng 02-2024

Lượt xem:253 | lượt tải:126


bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập28
  • Hôm nay7,805
  • Tháng hiện tại336,894
  • Tổng lượt truy cập29,871,071
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây