Tài liệu sinh hoạt chi bộ tháng 3-2016 

Tài liệu sinh hoạt chi bộ tháng 3-2016

Thứ bảy - 27/02/2016 14:10

A. VĂN BẢN MỚI

I. VĂN BẢN CỦA TỈNH

1. Ngày 29/1/2016, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 101/QĐ-UBND về việc thành lập Ủy ban Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Thành phần gồm: Chủ tịch Ủy ban bầu cử là đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng,Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh;

05 Phó Chủ tịch Ủy ban bầu cử gồm các đồng chí: Y Mửi, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đào Xuân Quí, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Kring Ba, UVBTVTU, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Bình Trọng, UVBTVTU, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh; Lại Xuân Lâm, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;

23 Ủy viên Ủy ban bầu cử gồm các đồng chí: A Pớt, UVBTVTU, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Hoà, UVBTVTU, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Võ Ngọc Trung, UVBTVTU, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Lê Thị Kim Đơn, UVBTVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Nguyễn Công Văn, UVBTVTU, Giám đốc Công an tỉnh; Trương Quang Nhạn, UVBTVTU, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; A Cường, TUV, Giám đốc Sở Nội vụ; Tô Văn Tám, TUV, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Nguyễn Thế Hải, TUV, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy; Phạm Thị Trung, TUV, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Đồng Thanh Xuân, TUV, Giám đốc Sở Tài chính; Phạm Ngọc Khanh, TUV, Chánh Thanh tra tỉnh; Thao Hồng Sơn, TUV, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh; Rơ Chăm Long, TUV, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh; Nguyễn Thị Liên, TUV, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; Huỳnh Quốc Huy, TUV, Bí thư Tỉnh đoàn; Đinh Hồng Đe, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh; Bùi Thanh Bình, Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Đào Duy Thế, Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh;  A Miên, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh; A Đôi, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; Nguyễn Văn Bảy, Giám đốc Sở Tư pháp; Lê Viết Nam, Phó Giám đốc Sở Nội vụ.

Nhiệm vụ và quyền hạn: Thực hiện theo quy định tại Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND số 85/2015/QH13 ngày 25/6/2015. Cơ quan thường trực Ủy ban bầu cử đặt tại Sở Nội vụ.

2. Ngày 01/2/2016, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND về tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.

Để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 vào ngày 22 tháng 5 năm 2016 thật sự dân chủ, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm, thể hiện được không khí ngày hội của toàn dân, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:

Các sở, ban ngành, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao để triển khai thực hiện cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân theo đúng Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 13/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn liên quan; chủ động triển khai kế hoạch thực hiện công tác bầu cử, bảo đảm tiến độ, thời gian, trình tự các bước tiến hành công tác bầu cử và chuẩn bị cho ngày bầu cử theo quy định của pháp luật.

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn khẩn trương triển khai công tác chuẩn bị bầu cử, tổ chức cuộc bầu cử; kịp thời báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh để tổng hợp báo cáo Chính phủ theo tiến độ triển khai từng giai đoạn của cuộc bầu cử, đảm báo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 diễn ra thành công tốt đẹp.

3. Ngày 02-2-2016 Bộ phận Giúp việc tỉnh ban hành Hướng dẫn số 01-HD/BPGV về Hướng dẫn tiếp tục thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2016. Nội dung cụ thể sau:    

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Mục đích

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhằm làm cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, cán bộ, chiến sỹ các lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh một cách thường xuyên, liên tục với những việc làm cụ thể, thiết thực, mang lại hiệu quả cao, bồi đắp nhân cách tốt, tình cảm đẹp, góp phần xây dựng xã hội nhân văn, là động lực quan trọng để thực hiện nhiệm vụ chính trị ở mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị.

Gắn việc triển khai thực hiện Chỉ thị với việc thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội Đảng các cấp; phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm thời gian qua; tạo ra phong trào thi đua học tập, thúc đẩy mạnh mẽ việc làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

2. Yêu cầu

Các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp xây dựng kế hoạch tiếp tục chỉ đạo, triển khai việc thực hiện Chỉ thị phù hợp với tình hình thực tế và có hiệu quả ở địa phương, đơn vị; đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện NQTW4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và là việc làm thường xuyên, liên tục trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị hằng tháng, hằng quý, hằng năm; trong sinh hoạt đảng, đoàn thể và các hoạt động xã hội khác.

Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị nêu cao hơn nữa tinh thần trung thực, trách nhiệm, tự giác học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thể hiện bằng những việc làm cụ thể, thiết thực trong thực tiễn.

Các cấp ủy đảng, cơ quan, đơn vị tiếp tục lựa chọn những vấn đề bức xúc, nổi cộm hoặc yếu kém, hạn chế còn tồn tại để tập trung giải quyết trong năm 2016; phát huy, nhân rộng những tập thể, cá nhân tiêu biểu, điển hình, đồng thời tiếp tục phát hiện và kịp thời tổ chức biểu dương, khen thưởng những nhân tố mới, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị và trong toàn tỉnh.

II. Nội dung:

1. Tiếp tục thực hiện chủ đề năm 2015 “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm; gắn bó với Nhân dân; đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh” và chủ đề các năm trước([1]). Xây dựng kế hoạch, tổ chức tọa đàm, trao đổi, thảo luận trong các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể về chủ đề trên, hướng vào giải quyết những vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Cơ quan thực hiện: Bộ phận giúp việc tỉnh hướng dẫn thực hiện trong toàn tỉnh; các huyện uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ chỉ đạo thực hiện.

Thời gian thực hiện: Trong tháng 02 năm 2016.

2. Cấp ủy phối hợp với lãnh đạo chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị lựa chọn những vấn đề trọng tâm phù hợp với tình hình thực tế của mình, thảo luận và đề ra giải pháp thực hiện cụ thể, thiết thực, hiệu quả; lựa chọn vấn đề còn hạn chế, yếu kém, hoặc bức xúc, nổi cộm về đạo đức, lối sống để giải quyết dứt điểm, mang lại niềm tin trong Nhân dân.

- Cơ quan thực hiện: Ban cán sự Đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh, các huyện, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện.

- Thời gian: thường xuyên.

3. Xây dựng nội dung tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thành một nội dung trong chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ tỉnh, nghị quyết đại hội đảng bộ cấp mình và trong triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2016.

Cơ quan thực hiện: Ban cán sự Đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh; các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy chỉ đạo và triển khai thực hiện.

- Thời gian thực hiện: quý I năm 2016.

4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cùng với tuyên truyền thành công Đại hội XII của Đảng, kỷ niệm 86 năm thành lập Đảng, Mừng xuân Bính Thân, bầu cử Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân.

- Cơ quan thực hiện: các huyện, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy; Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính tri- xã hội; các cơ quan thông tấn, báo chí trong tỉnh.

- Thời gian: thường xuyên.

5. Đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh:

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tiếp tục hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện trong toàn ngành gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW, ngày 04-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ( khóa XI) “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, thực hiện có hiệu quả chương trình đổi mới giáo dục; đưa nội dung giáo dục đạo đức Bác Hồ vào giảng dạy và sinh hoạt ngoại khóa ở nhà trường trong các cấp học, bậc học.

Tỉnh đoàn TNCSHCM, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh tiếp tục tổ chức thực hiện các phong trào hành động cách mạng của tuổi trẻ làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách của Bác.

- Thời gian: thường xuyên.

6. Tổ chức biểu dương điển hình trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2015 và 5 năm (2011-2015). 

Cơ quan thực hiện:

+ Các huyện, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy căn cứ theo Hướng dẫn số 02-HD/BPGV ngày 27-8-2012 của Bộ phận giúp việc Ban Thường vụ Tỉnh ủy, chỉ đạo tiến hành việc bình xét từ cơ sở các tập thể, cá nhân tiêu biểu, điển hình trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2015; hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị khen thưởng cấp tỉnh đối với tập thể và cá nhân trước ngày 01-3-2016; tổ chức biểu dương, khen thưởng trước ngày 30-4-2016.

+ Cấp tỉnh: Bộ phận giúp việc tỉnh phối hợp Ban Thi đua- khen thưởng tỉnh xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nội dung tổ chức biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân tiêu biểu thành tích năm 2015 về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cấp tỉnh vào dịp 19-5-2016.

+ Việc tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị (2011-2015), bình xét, khen thưởng tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tiến hành khi có hướng dẫn của Trung ương.

7. Tiếp tục phát động hưởng ứng Giải thưởng sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", chú trọng đề tài sáng tác, quảng bá về người tốt, việc tốt, nhất là về xây dựng con người Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước". theo Quyết định 2922-QĐ/BTGTW ngày 17/12/2015 của Ban Tuyên giáo Trung ương về ban hành Quy chế giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh các năm 2015-2020 (có văn bản gửi kèm).

- Cơ quan thực hiện: Các huyện uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ chỉ đạo thực hiện; chủ trì, phối hợp với Hội Nhà báo, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh hướng dẫn, động viên phóng viên, hội viên; thông báo cho cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia sáng tác và quảng bá tác phẩm trên Báo, Đài, tạp chí của tỉnh.

 8. Tiếp tục nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên đề về thực hiện Chỉ thị gắn với nhiệm vụ chính trị, đặc điểm, tình hình của địa phương, cơ quan, đơn vị. Tiếp tục thực hiện Quy định 55-QĐ/TW ngày 10-01-2012 của Ban Bí thư về công tác kiểm tra của các tổ chức đảng đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên; Quy định 101-QĐ/TW ngày 07-6-2012 của Ban Bí thư và Hướng dẫn số 05-HD/TU ngày 10-01-2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; Kết luận số 1663-KL/TU Ngày 24-4-2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy“về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh”. Tăng cường chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 1973/CT-TTg của Chính phủ trong các cơ quan nhà nước; tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW ở các cấp, các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị.

Cơ quan thực hiện: Ban cán sự Đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh; các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy chỉ đạo và triển khai thực hiện.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên và định kỳ theo kế hoạch kiểm tra, giám sát.

9. Các cấp ủy Đảng, các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị chủ động dự trù kinh phí cho các công việc liên quan theo kế hoạch năm 2016. Kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành.

III. Tổ chức thực hiện:                          

Căn cứ Hướng dẫn này, Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh, các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, các ngành, đoàn thể tỉnh, các thành viên Bộ phận giúp việc Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW  triển khai thực hiện và xây dựng báo cáo định kỳ theo quy định.([2])

Sau Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII, căn cứ chỉ đạo của Trung ương, Bộ phận giúp việc sẽ tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy có chỉ đạo, hướng dẫn bổ sung cụ thể.

4. Ngày 04-2-2016 Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 07-KH/TU về lãnh đạo, chỉ đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2020Nội dung cụ thể sau:

I. Mục đích, yêu cầu:   

1. Mục đích:

- Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 được tiến hành vào ngày 22-5-2016, đây là sự kiện chính trị quan trọng diễn ra sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng vừa kết thúc; toàn đảng, toàn dân và toàn quân trong tỉnh tiếp tục thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ tỉnh.

- Cùng với thành công đại hội đảng các cấp, tổ chức tốt cuộc bầu cử lần này là dịp để tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Vì vậy, việc lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ mới là một nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2016.

2. Yêu cầu:

- Bảo đảm cuộc bầu cử được tiến hành dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm, đạt hiệu quả cao, thực sự là ngày hội của toàn dân.

- Việc lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp phải bảo đảm đúng quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền; đảm bảo bầu đủ số lượng, đúng tiêu chuẩn, thành phần và có cơ cấu hợp lý; đảm bảo sự đồng bộ trong việc bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị.

- Giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh và trật tự, an toàn xã hội trong thời gian trước, trong và sau ngày bầu cử. Không để xảy ra các hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử, xâm phạm quyền ứng cử, bầu cử của công dân.

II. Nội dung:

1. Thành lập Ban Chỉ đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 trên địa bàn tỉnh.

Ban Tổ chức Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy (đã thành lập).

2. Thành lập Uỷ ban bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum nhiệm kỳ 2016-2021

Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh phối hợp với Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh (đã thành lập)

3. Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt toàn tỉnh để phổ biến, quán triệt Chỉ thị số 51-CT/TW và các quy định, hướng dẫn của Trung ương về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.

Văn phòng Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các cơ quan liên quan tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy (hoàn thành trước ngày 04-02-2016).

4. Dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND tỉnh, gắn với dự kiến cơ cấu đại biểu HĐND tỉnh chuyên trách nhiệm kỳ 2016-2021. 

Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh chủ trì phối hợp với Đảng đoàn Uỷ ban MTTQVN tỉnh và Ban cán sự đảng UBND tỉnh (hoàn thành trước ngày 07-02-2016).

5. Xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công tác bầu cử.

Ủy ban bầu cử tỉnh thực hiện (hoàn thành trước ngày 07-02-2016).

6. Xây dựng phương án nhân sự chủ chốt Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và nhân sự đại biểu Quốc hội khoá XIV 

Ban Tổ chức Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy (hoàn thành: lần 1 trước ngày 18-3-2016; lần 2 trước ngày 17-4-2016; lần 3 trước ngày 20-5-2016).

7. Xây dựng phương án nhân sự dự kiến giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND tỉnh.

Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp với Đảng đoàn Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan liên quan (trình Ban Thường vụ Tỉnh uỷ trước ngày 18-3-2016)

8. Xây dựng phương án nhân sự dự kiến giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XIV.

Ban Tổ chức Tỉnh ủy phối hợp với Đảng đoàn Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan liên quan (trình Ban Thường vụ Tỉnh uỷ trước ngày 18-3-2016)

9. Thực hiện tốt công tác hiệp thương giới thiệu người đảm bảo tiêu chuẩn ra ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Tổ chức hội nghị cử tri theo đúng quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Đảng đoàn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lãnh đạo Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh thực hiện (sau khi có ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nhân sự giới thiệu ứng cử).

10. Tổ chức công tác tiếp dân và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp (nếu có).

Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh và Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo thực hiện (trước, trong và sau bầu cử).

11. Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân; thẩm tra, xác minh, kết luận đơn, thư khiếu nại tố cáo đối với cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện (trước, trong và sau bầu cử).

12. Tổ chức tuyên truyền phổ biến các văn bản liên quan đến cuộc bầu cử; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục trên các phương tiện thông tin về công tác chuẩn bị, triển khai, tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân. 

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện (trước, trong và sau bầu cử). 

13. Đảm bảo kinh phí, trang thiết bị, công tác thông tin liên lạc, tuyên truyền phục vụ cuộc bầu cử từ tỉnh đến cơ sở.

Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo thực hiện (trước, trong và sau bầu cử).

14. Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh; kịp thời phát hiện, ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng dân chủ, vi phạm pháp luật về bầu cử, phá hoại bầu cử hoặc lợi dụng bầu cử để gây rối an ninh, trật tự.

Đảng ủy Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Đảng ủy Quân sự tỉnh, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh lãnh đạo thực hiện (trước, trong và sau bầu cử).

III. Tổ chức thực hiện:

1. Căn cứ nội dung, nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch, các ban cán sự đảng, đảng đoàn, các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương triển khai thực hiện hiện nhiệm vụ đảm bảo chất lượng, theo đúng thời gian yêu cầu.

2. Các huyện uỷ, thành ủy xây dựng kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 trên địa bàn đảm bảo đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và thật sự là ngày hội của toàn dân.

3. Giao Văn phòng Tỉnh ủy theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện và kịp thời tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này về Ban Thường vụ Tỉnh ủy để báo cáo Bộ Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương.

5. Ngày 16/2/2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 07/2016/QĐ-UBND về việc bãi bỏ Quyết định số 54/2013/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của UBND tỉnh về quy chế bán đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Theo đó, việc tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thực hiện; Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản; Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BTNMT-BTP ngày 04/4/2015 của Liên Bộ: Tài nguyên và Môi trường - Tư pháp quy định việc tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất; Thông tư số 48/2012/TT-BTC ngày 16/3/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định giá khởi điểm và chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất; Thông tư số 02/2015/TT-BTC ngày 05/01/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 48/2012/TT-BTC ngày 16/3/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định giá khởi điểm và chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký.

6. Ngày 16/2/2016 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 154/QĐ-UBND về việc phê duyệt số lượng học sinh các trường trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ gạo từ tháng 01 đến tháng 05 năm 2016 theo Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, toàn tỉnh có 18.559 học sinh được hưởng chính sách, tương ứng 1.391.925 kg gạo (trong đó, số dư từ kỳ trước chuyển sang là 8.799 kg; số phân bổ cấp phát kỳ này 1.383.126 kg). UBND tỉnh chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai việc tiếp nhận, cấp phát, sử dụng gạo được hỗ trợ nêu trên đảm bảo đầy đủ, kịp thời, công khai và đúng đối tượng; tổng hợp kết quả tiếp nhận, cấp phát gạo trên địa bàn toàn tỉnh báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh theo qui định.

II. VĂN BẢN CỦA TRUNG ƯƠNG

Thông tư số 18/2016/TT-BTC ngày 21 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Thông tư gồm 06 điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07/3/2016. Một số quy định chủ yếu của Thông tư:

Thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa:

(1) Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải nộp một khoản tiền để bảo vệ phát triển đất trồng lúa.

(2) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và đơn vị liên quan căn cứ điều kiện cụ thể tại địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp có nghị quyết về thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa tại địa phương, trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa tại địa phương theo từng địa bàn theo công thức tính quy định tại Khoản 3 Điều này.

(3) Mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa: Mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa = tỷ lệ phần trăm (%) (x) diện tích (x) giá của loại đất trồng lúa.

Trong đó: a) Tỷ lệ phần trăm (%) xác định số thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa bàn của địa phương, nhưng không thấp hơn 50%; b) Diện tích là phần diện tích đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất phi nông nghiệp ghi cụ thể trong quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp của cơ quan có thẩm quyền; c) Giá của loại đất trồng lúa tính theo Bảng giá đất đang được áp dụng tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.

(4) Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất có trách nhiệm kê khai số tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa phải nộp, tương ứng với diện tích đất chuyên trồng lúa nước được Nhà nước giao, cho thuê.

(5) Cơ quan tài chính căn cứ bản kê khai của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất, xác định và tổ chức thu khoản tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa nộp vào ngân sách cấp tỉnh, hạch toán mục lục ngân sách mục thu khác, tiểu mục 4914.

(6) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thời hạn nộp khoản tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa để các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện.

Chính sách hỗ trợ địa phương sản xuất lúa:

Mức hỗ trợ địa phương sản xuất lúa: a) Hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước; b) Hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa khác, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa. Diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ, xác định theo số liệu thống kê đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố của năm liền kề trước năm phân bổ ngân sách.

- Nguồn và cơ chế hỗ trợ: a) Đối với các địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương và tỉnh Quảng Ngãi hỗ trợ 100% kinh phí; b) Đối với các địa phương điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50% được hỗ trợ 50% kinh phí; c) Các địa phương còn lại sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện.

B. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN THÁNG 03-2016

Trong tháng 03-2016, công tác tuyên truyền tập trung vào 02 nội dung trọng tâm sau:

1. Công tác tuyên truyền theo chủ đề, chủ điểm

- Tiếp tục tuyên truyền về kết quả và các hoạt động chào mừng thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; thông tin, tuyên truyền tình hình nghiên cứu, quán triệt, học tập và các chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng ở các cấp, các ngành.

- Tiếp tục tuyên truyền nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tháng 3 và năm 2016 của đất nước, của địa phương và cơ sở theo các chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Trung ương, của cấp ủy, chính quyền các cấp; cổ vũ hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân nỗ lực, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, vượt qua mọi thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2016.

- Tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ, các sự kiện chính trị trọng đại của địa phương, đất nước[3]; về ý nghĩa lịch sử và truyền thống vẻ vang 85 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; biểu dương những tập thể, cá nhân đoàn viên thanh niên tiêu biểu của tỉnh Kon Tum trong các phong trào thi đua yêu nước.

- Tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; đẩy mạnh việc phổ biến các văn bản liên quan đến cuộc bầu cử; về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, chuẩn bị, triển khai tổ chức cuộc bầu cử trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục tuyên truyền chủ trương của Đảng về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 17- 4-2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh.

- Tuyên truyền về việc Việt Nam tham gia Cộng đồng ASEAN; về các hiệp định thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam đã và sắp ký kết: Việt Nam và Hàn Quốc, Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu, Việt Nam và Liên minh châu Âu, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP.

2. Công tác tuyên truyền thường xuyên

- Tiếp tục tuyên truyền những nội dung cơ bản, những nhiệm vụ trọng tâm, chỉ tiêu, giải pháp đột phá trong Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ tỉnh. Tuyên truyền những thành tựu đạt được về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị và đối ngoại của tỉnh, của đất nước trong thời kỳ đổi mới, nhất là thành tựu sau 25 năm thành lập lại tỉnh; 30 năm đổi mới của đất nước và kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020.

- Tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước; cổ vũ, nhân rộng các tập thể, gương điển hình tiên tiến trên tất cả các lĩnh vực, nhất là trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tiếp tục tuyên truyền việc triển khai thực hiện Kết luận số 1663-KL/TU, ngày 24-4-2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh”.

- Tuyên truyền kết quả nổi bật trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, sự quan tâm, hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền các cấp cho người nghèo, vùng sâu, vùng xa; các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại; phát triển ba vùng kinh tế động lực, các ngành kinh tế mũi nhọn, các sản phẩm chủ lực của tỉnh; về xây dựng nông thôn mới...

- Tăng cường tuyên truyền thông tin đối ngoại; công tác bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo; công tác đấu tranh chống âm mưu, hoạt động diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch. 

- Thường xuyên tuyên truyền công tác phòng, chống dịch bệnh, phòng chống cháy rừng trong mùa khô và các biện pháp chống hạn của các ngành chức năng và các địa phương cho vụ đông xuân 2015-2016, công tác quản lý bảo vệ tài nguyên, khoáng sản; vệ sinh an toàn thực phẩm; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông...

C. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH THÁNG 2-2016

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

a) Nông nghiệp:

- Trồng trọt: Tính đến thời điểm ngày 15/02/2016 tổng diện tích gieo trồng (DTGT) cây hàng năm vụ Đông xuân 2015 - 2016 tỉnh Kon Tum là: 10.205 ha, tăng 2,99% (+296 ha) so với cùng kỳ vụ Đông xuân 2014 - 2015. Diện tích gieo trồng tăng do diện tích các loại cây trồng đều tăng, cụ thể như sau: Cây lúa DTGT: 7.147 ha, tăng 2,94% (+204 ha) so cùng kỳ vụ Đông xuân 2014 - 2015. Do mùa mưa năm 2015 kết thúc sớm nên bà con nông dân đã tranh thủ gieo sạ sớm hơn năm trước nhằm tránh hạn hán ở cuối vụ. Đến nay cây lúa phát triển tốt, hiện tượng sâu bệnh chưa xảy ra. Cây ngô DTGT: 438 ha, tăng 0,69% (+03 ha) so cùng kỳ vụ Đông xuân 2014 - 2015. Cây mía: DTGT mía toàn tỉnh là: 1.633 ha, tăng 2,90% (+46 ha) so cùng kỳ năm trước. Cây lạc DTGT: 29 ha, tăng 3,57% (+01 ha) so cùng kỳ năm trước. Rau các loại DTGT: 845 ha, tăng 1,68% (+14 ha) so cùng kỳ năm trước. Đậu các loại DTGT: 61 ha, tăng 29,79% (+14 ha) so cùng kỳ năm trước.

- Chăn nuôi: Tình hình chăn nuôi trong tháng ổn định không biến động lớn về tổng đàn; các dịch bệnh nguy hiểm như (Bệnh lở mồm long móng, dịch bệnh Cúm gia cầm và dịch bệnh Tai xanh ở lợn) không xảy ra.

b) Lâm nghiệp: Tính đến thời điểm 15/02/2016, công tác trồng rừng tập trung chưa tiến hành. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang chỉ đạo, hướng dẫn và theo dõi các chủ dự án thực hiện nhiệm vụ kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng theo kế hoạch năm 2016. Hiện nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh đang là mùa khô, các ngành chức năng đã có kế hoạch chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy rừng trong các tháng cao điểm mùa khô, thông báo cấp dự báo cháy rừng định kỳ 10 ngày/lần đến các Ban Chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng các 2 huyện, thành phố và chủ rừng trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân địa phương, nên từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh không xảy ra cháy rừng. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh không xảy ra tình trạng phá rừng làm nương rẫy. Công tác khai thác lâm sản: Tính đến thời điểm 15/02/2016 sản lượng gỗ khai thác được 2.292 m3, tăng 172,86% (+1.452 m3) so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng khai thác gỗ tăng chủ yếu là của Công ty Lâm nghiệp Đăk Tô và khai thác tận dụng gỗ trên diện tích chuyển đổi xây dựng thủy điện Thượng Kon Tum (huyện Kon Plông) và thủy điện Thượng Kon Tum (huyện Kon Rẫy). Sản lượng củi khai thác là: 38.050 ste, tăng 0,7% (+256 Ste) so với cùng kỳ năm trước.

c) Thủy sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản tính đến 15/02/2016 là 614 ha, tăng 7,91% (+45 ha) so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng sản phẩm thuỷ sản là 331 tấn, tăng 13,75 % (+40 tấn) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: sản lượng nuôi trồng nước ngọt là 179 tấn, tăng 12,58% (+20 tấn); sản lượng khai thác nước ngọt là 152 tấn, tăng 15,15% (+20 tấn) so với cùng kỳ năm trước.

2. Công nghiệp:

- Tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp tháng 02 năm 2016: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 năm 2016 ước tính tăng 15,81% so cùng kỳ năm trước. Trong đó tăng cao nhất là chỉ số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (tăng 34,01%), nguyên nhân chủ yếu từ đầu năm đến nay nguồn nguyên liệu cung ứng cho sản xuất tương đối đảm bảo, thị trường tiêu thụ tương đối ổn định nên các sản phẩm đường, tinh bột sắn sản xuất tăng cao; chỉ số sản xuất ngành công nghiệp khai khoáng tăng 8,65%, ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 8,78% so cùng kỳ. Riêng ngành sản xuất và phân phối điện giảm 15,6% so cùng kỳ do từ cuối năm ngoái đến nay lượng mưa trên địa bàn ít, mùa khô đến sớm nên lượng nước ở các hồ chứa xuống thấp, các đơn vị sản xuất điện chủ động điều tiết giảm công suất của các nhà máy nhằm ổn định lượng nước trên các hồ chứa để duy trì hoạt động. So với tháng trước chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02/2016 ước tính giảm 29,59%. Trong đó giảm thấp nhất là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (giảm 44,67%), tiếp đến là ngành công nghiệp khai khoáng (giảm 22,97%), nguyên nhân chỉ số sản xuất 2 ngành này giảm là năm nay dịp Tết nguyên đán rơi vào tháng 02, nên các đơn vị cơ sở sản xuất tạm nghỉ một thời gian để đón tết, các sản phẩm sản xuất ra đều giảm đã làm cho chỉ số sản xuất của 2 ngành này giảm; chỉ số ngành sản xuất, phân phối điện giảm nhẹ so tháng trước do các đơn vị hạn chế sản lượng điện nhằm duy trì sản xuất trong mùa khô, chỉ số ngành khai thác cung cấp nước, thu gom và xử lý rác thải tăng 6,70%.

- Tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm 2016: Ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm 2016 tăng 5,12% so cùng kỳ năm trước. Trong đó tăng chủ yếu ở ngành công nghiệp chế biến (tăng 16,42%), ngành khai thác cung cấp nước, thu gom và xử lý rác thải tăng 5,56%; ngành công nghiệp khai thác khoáng sản tăng 1,34%, riêng ngành sản xuất và phân phối điện giảm 15,08%, nguyên nhân chủ yếu do thời tiết đang mùa khô lượng nước ở các sông, hồ giảm thấp, nên các đơn vị sản xuất điện chủ động điều tiết giảm công suất hoạt động của các nhà máy nhằm ổn định sản lượng điện sản xuất. Ước tính một số sản phẩm sản xuất trong 2 tháng đầu năm 2016 như sau: Đá xây dựng khai thác 84.394 m3, tăng 0,65%; tinh bột sắn ước tính sản xuất 43.310 tấn, tăng 5,50%; lượng đường sản xuất 8.150 tấn, tăng 27,59%; bàn, ghế ước tính sản xuất 25.303 cái, tăng 44,5%; điện sản xuất ước tính 91,81 triệu Kwh, bằng 75,43% so cùng kỳ năm trước. Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 01 năm 2016 tăng 38,04 % so cùng kỳ năm trước. Trong đó tăng cao nhất thuộc nhóm ngành sản xuất chế biến thực phẩm (tăng 47,20%), nguyên nhân chính là do sản lượng đường của Công ty Cổ phần đường Kon Tum đã tiêu thụ mạnh trước tết nguyên đán, mặt khác sản lượng tinh bột sắn sản xuất tăng nên lượng xuất kho tiêu thụ cũng tăng theo đã làm cho chỉ số tiêu thụ nhóm ngành chế biến thực phẩm tăng mạnh; sản phẩm sản xuất thuộc các ngành như sản xuất trang phục, cưa xẻ gỗ, sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại…có thị trường tiêu thụ ổn định và chỉ số tiêu thụ tăng tương ứng theo sản lượng sản xuất ra. Riêng ngành sản xuất hóa chất chỉ số tiêu thụ giảm 67,60% do sản phẩm cồn của nhà máy cồn và tinh bột sắn Đăk Tô tiêu thụ chậm. Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thời điểm 01/02/2016 tăng 40,30% so cùng thời điểm tháng trước; trong đó mức tăng cao nhất thuộc ngành chế biến thực phẩm (tăng 78,84%), nguyên nhân chủ yếu do đang trong thời gian chính vụ sản xuất của Công ty cổ phần đường Kon Tum, sản lượng đường sản xuất nhập kho tương đối nhiều nhưng chưa tiêu thụ hết phải lưu kho nên lượng tồn kho lớn; tiếp đến là các ngành như sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét, sản phẩm bê tông… do các đơn vị thi công xây dựng đang vào thời điểm chuẩn bị nghỉ Tết nguyên đán, tiến độ xây dựng các công trình chậm lại nên nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm này giảm đã làm cho chỉ số tồn kho sản phẩm tăng so cùng thời điểm tháng trước (tăng 28,40%). So cùng thời điểm năm trước chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 5,81%. Trong đó ngành chế biến thực phẩm giảm 7,18%, nguyên nhân do lượng đường của Công ty Cổ phần đường Kon Tum tiêu thụ nhanh, lượng tồn kho giảm thấp so cùng kỳ; các ngành sản xuất như sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại, sản xuất bàn ghế chỉ số tồn kho đều giảm, riêng ngành chế biến gỗ chỉ số tồn kho tăng 20,35% so cùng thời điểm năm trước do lượng xuất khẩu thấp, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu bán trong thị trường nội địa nên lượng tiêu thụ chậm.

Nhìn chung, tình hình hoạt động sản xuất ngành công nghiệp của các đơn vị, cơ sở trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong 2 tháng đầu năm 2016 hoạt động sản xuất 4 tương đối ổn định, một số nhóm ngành có chỉ số sản xuất tăng cao. Trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo duy trì hoạt động ổn định và phát triển, có mức tăng trưởng khá cao, nguyên nhân từ đầu năm đến nay nguồn nguyên liệu sắn tương đối đảm bảo, sản phẩm tinh bột sắn sản xuất ra có thị trường tiêu thụ ổn định, các đơn vị đã tập trung thu mua nguyên liệu để sản xuất; Bên cạnh đó Công ty Cổ phần Đường Kon Tum có thời gian hoạt động sản xuất kéo dài hơn so với năm trước nên sản phẩm đường sản xuất cũng tăng. Các ngành sản xuất khác như sản xuất trang phục, chế biến gỗ, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại…hoạt động sản xuất tương đối ổn định. Đối với ngành sản xuất điện, sản lượng điện sản xuất trong 2 tháng đầu năm 2016 giảm so cùng kỳ, nguyên nhân chủ yếu do thời tiết đang mùa khô lượng nước ở các hồ giảm thấp, nên các đơn vị sản xuất điện chủ động điều tiết giảm công suất hoạt động của các nhà máy nhằm ổn định sản lượng điện sản xuất.

3. Vốn đầu tư:

- Ước tính thực hiện vốn đầu tư phát triển tháng 02 năm 2016 thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh Kon Tum đạt: 79.782 triệu đồng, Chia ra: Nguồn vốn Ngân sách nhà nước cấp tỉnh đạt : 61.032 triệu đồng, chiếm 76,50% trong tổng số nguồn vốn, chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng về lĩnh vực thuỷ lợi, giao thông nông thôn, giáo dục, y tế, .... Trong đó: Nguồn vốn cân đối Ngân sách tỉnh đạt 24.287 triệu đồng, chiếm 39,79%; Nguồn vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu đạt 32.520 triệu đồng, chiếm 53,28%; Nguồn vốn ODA đạt 110 triệu đồng, chiếm 0,18%; Nguồn vốn Xổ số kiến thiết đạt 4.015 triệu đồng, chiếm 6,58% và nguồn vốn khác đạt 100 triệu đồng, chiếm 0,16% trong tổng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh. Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước cấp huyện đạt: 18.620 triệu đồng, chiếm 23,34% trong tổng số nguồn vốn, chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn như đường giao thông nông thôn, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa… trên địa bàn các huyện, thành phố thuộc tỉnh. Trong đó: Nguồn vốn cân đối Ngân sách huyện đạt 9.890 triệu đồng, chiếm 53,11%; Nguồn vốn tỉnh hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu đạt 8.580 triệu đồng, chiếm 46,08% và nguồn vốn khác đạt 150 triệu đồng, chiếm 0,81% trong tổng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện. Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước cấp xã đạt: 130 triệu đồng, chiếm 0,16% trên tổng số nguồn vốn.

- Ước tính thực hiện vốn đầu tư phát triển 02 tháng đầu năm 2016 thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh Kon Tum đạt: 165.654 triệu đồng, Chia ra: Nguồn vốn Ngân sách nhà nước cấp tỉnh đạt: 126.906 triệu đồng, chiếm 76,61% trong tổng số nguồn vốn, chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng về lĩnh vực thuỷ lợi, giao thông nông thôn, giáo dục, y tế, .... Trong đó: Nguồn vốn cân đối Ngân sách tỉnh đạt 49.469 triệu đồng, chiếm 38,98%; Nguồn 5 vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu đạt 68.106 triệu đồng, chiếm 53,67%; Nguồn vốn ODA đạt 110 triệu đồng, chiếm 0,09%; nguồn vốn Xổ số kiến thiết đạt 9.001 triệu đồng, chiếm 7,09% và nguồn vốn khác đạt 220 triệu đồng, chiếm 0,17% trong tổng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh. Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước cấp huyện đạt: 38.408 triệu đồng, chiếm 23,19% trong tổng số nguồn vốn, chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn như đường giao thông nông thôn, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa… trên địa bàn các huyện, thành phố thuộc tỉnh. Trong đó: Nguồn vốn cân đối Ngân sách huyện đạt 19.905 triệu đồng, chiếm 51,83%; nguồn vốn tỉnh hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu đạt 18.138 triệu đồng, chiếm 47,22% và nguồn vốn khác đạt 365 triệu đồng, chiếm 0,95% trong tổng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện. Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước cấp xã đạt: 340 triệu đồng, chiếm 0,21% trên tổng số nguồn vốn.

4. Thương mại, dịch vụ và giá cả:

a) Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng:

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh ước tính tháng 02 năm 2016 đạt 1.157.073 triệu đồng, tăng 2,81% so với tháng trước. Trong tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ, chia ra: Ngành thương nghiệp đạt 959.821 triệu đồng, chiếm 82,95% trong tổng mức và tăng 2,70% so với tháng trước; ngành lưu trú, ăn uống và du lịch đạt 124.594 triệu đồng, chiếm 10,77% trong tổng mức và tăng 3,68% so với tháng trước; ngành dịch vụ đạt 72.658 triệu đồng, chiếm 6,28% trong tổng mức và tăng 2,80% so với tháng trước.

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh ước tính 02 tháng năm 2016 đạt 2.282.473 triệu đồng, tăng 12,44% so với cùng kỳ năm trước. Trong tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ, chia ra: Ngành thương nghiệp đạt 1.894.370 triệu đồng, chiếm 83% trong tổng mức và tăng 12,55% so với cùng kỳ năm trước; ngành lưu trú, ăn uống và du lịch đạt 244.764 triệu đồng, chiếm 10,72% trong tổng mức và tăng 12,49% so với cùng kỳ năm trước; ngành dịch vụ đạt 143.339 triệu đồng, chiếm 6,28% trong tổng mức và tăng 10,98% so với cùng kỳ năm trước.

b) Xuất, nhập khẩu - Xuất khẩu:

- Ước tính tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tháng 02 năm 2016 đạt 4.712 ngàn USD, bằng 52,48% so với số thực hiện tháng trước. Chủ yếu kinh tế tư nhân thực hiện xuất khẩu. Sản phẩm chủ yếu: Cao su thô 3.669 tấn; Sắn và các sản phẩm từ sắn (Tinh bột sắn) 1.400 tấn; sản phẩm từ gỗ (bàn, ghế các loại) 13.018 cái. Ước tính tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn 02 tháng năm 2016 đạt 13.691 ngàn USD tăng 99,58% so với số thực hiện cùng kỳ năm trước. Chia ra: thành phần kinh tế Nhà nước 468 ngàn USD, chiếm 3,42% tổng kim ngạch xuất khẩu; thành phần kinh tế tư nhân 13.223 ngàn USD, chiếm 96,58% tổng kim ngạch xuất khẩu. Sản phẩm chủ yếu: Cao su thô 10.629 tấn; sắn và các sản phẩm từ sắn (Tinh bột sắn) 3.700 tấn; sản phẩm từ gỗ (bàn, ghế các loại) 30.948 cái; dây thun cao su 90 tấn.

- Nhập khẩu Ước tính tổng kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn tháng 02 năm 2016 đạt 221 ngàn USD bằng 68% so với số thực hiện tháng trước. Chủ yếu kinh tế tư nhân thực hiện nhập khẩu. Sản phẩm chủ yếu: Gỗ và sản phẩm từ gỗ (gỗ xẻ và gỗ các loại) 1.519 m3; khoá thẻ Adel các loại 141 cái. Ước tính tổng kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn 02 tháng năm 2016 đạt 546 ngàn USD giảm 32,59% so với số thực hiện cùng kỳ năm trước. Chủ yếu kinh tế tư nhân thực hiện nhập khẩu. Sản phẩm chủ yếu: Gỗ và sản phẩm từ gỗ (gỗ xẻ và gỗ các loại) 3.767 m3; khoá thẻ Adel các loại 341 cái. Nguyên nhân kim ngạch nhập khẩu 02 tháng năm 2016 giảm so với cùng kỳ năm trước là do: các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu nhập khẩu gỗ từ Lào về để sản xuất sản phẩm hàng hoá giảm, đã tác động lên kim ngạch nhập khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước.

c) Chỉ số giá Tháng 02 năm 2016 là tháng rơi vào dịp Tết Nguyên đán Bính Thân nhưng tình hình giá cả tương đối ổn định và có xu hướng tăng nhẹ so với tháng trước. Mặc dù đây là tháng Tết nhưng sức mua trên thị trường là không cao do sản xuất, kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới thu nhập và đời sống của người dân, người tiêu dùng cân nhắc hơn trong chi tiêu và tập trung vào các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Đồng thời, việc điều hành kịp thời một số chính sách của Chính phủ trong việc tăng cường quản lý giá thị trường, điều hòa cung cầu hàng hóa, bình ổn thị trường giá cả trong dịp Tết Nguyên đán nên giá cả không tăng cao. Về công tác bình ổn giá tại địa phương: Nhìn chung, việc chuẩn bị dự trữ và bình ổn giá hàng hóa dịp Tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016 được các sở ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố cùng các doanh nghiệp tham gia đã triển khai và thực hiện công tác bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh có hiệu quả, do chủ động được nguồn hàng dự trữ, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt hay khan hiếm hàng hóa, góp phần ổn định giá cả phục vụ nhu cầu mua sắm của Nhân dân.

- Chỉ số giá tiêu dùng:

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 02 năm 2016 tăng 0,09% so với tháng trước; tăng 0,67% so với cùng kỳ năm trước; tăng 0,11% so với tháng 12 năm trước; bình quân 02 tháng đầu năm 2016 tăng 0,67% so với cùng kỳ năm trước. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 6 nhóm tăng: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,05%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,73%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,58%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,26%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,15%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,47%. Có 3 nhóm ổn định: Thuốc và dịch vụ y tế; Bưu chính viễn thông và Giáo dục. Có 2 nhóm hàng giảm: Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,96%; Giao thông giảm 3,71%.

- Chỉ số giá vàng và Đô la Mỹ:

Giá vàng trong nước biến động theo giá vàng thế giới với xu hướng tăng so với tháng trước, hiện giá vàng 9999 trên địa bàn tỉnh tháng 2/2016 được bán với giá khoảng là 3.093.000 đồng/chỉ tăng 1,01% so với tháng trước, tỷ giá USD/VND bình quân giao dịch tại mức 22.371 đồng/USD giảm 0,67% so với tháng trước.

d) Vận tải:

- Hoạt động vận tải, kho bãi ước tính tháng 02 năm 2016: Doanh thu vận tải, kho bãi ước tính tháng 02 năm 2016 đạt 108.940,95 triệu đồng, tăng 1,9 % so với tháng trước, cụ thể như sau: Vận tải hành khách: Doanh thu ước tính đạt 41.137,54 triệu đồng, tăng 1,63% so với tháng trước; Vận chuyển ước tính đạt 808 nghìn lượt khách, tăng 1,7 % và Luân chuyển ước tính đạt 103.168 nghìn lượt khách.km, tăng 1,57% so với tháng trước. Vận tải hàng hoá: Doanh thu ước tính đạt 67.389,23 triệu đồng, tăng 2,07% so với tháng trước; Vận chuyển ước tính đạt 800 nghìn tấn, tăng 2,13% và Luân chuyển ước tính đạt 39.417 nghìn tấn.km, tăng 2,63 % so với tháng trước. Hoạt động kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước tính đạt 414,18 triệu đồng, tăng 0,35% so với tháng trước.

- Hoạt động vận tải, kho bãi ước tính 2 tháng đầu năm 2016: Doanh thu vận tải, kho bãi ước tính 2 tháng đầu năm 2016 đạt 215.853,48 triệu đồng, tăng 9,74 % so với cùng kỳ năm trước, cụ thể như sau: Vận tải hành khách: Doanh thu ước tính đạt 81.613,72 triệu đồng, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước; Vận chuyển ước tính đạt 1.603 nghìn lượt khách, tăng 11,92 %; Luân chuyển ước tính đạt 204.736 nghìn lượt khách.km, tăng 10,47% so với cùng kỳ năm trước. Vận tải hàng hoá: Doanh thu ước tính đạt 133.412,86 triệu đồng, tăng 8,89% so với cùng kỳ năm trước; Vận chuyển ước tính đạt 1.582 nghìn tấn, tăng 11,81% so với cùng kỳ năm trước; Luân chuyển ước tính đạt 77.824 nghìn tấn.km, tăng 10,41 % so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước tính đạt 826,9 triệu đồng, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước.

- Về hoạt động vận tải trong dịp Tết Nguyên đán Bính thân 2016: Ngày 25 tháng 12 năm 2015 Sở Tài chính Tỉnh đã có công văn số: 2429/STC-QLCSG về việc phụ thu giá vé vận chuyển hành khách bằng ô tô trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016. Các doanh nghiệp vận tải đăng ký phụ thu giá vé vận chuyển hành khách phục vụ trước, trong và sau Tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016, để bù chiều không có khách (tăng từ 40% đến 60%) cụ thể: Tuyến Kon Tum đi Thành phố Hồ Chí Minh: phụ thu trong khoảng thời gian từ ngày 11/02/2016 đến hết ngày 22/02/2016 (tức từ ngày mùng 4 tháng Giêng năm Bính Thân đến hết ngày 15 tháng Giêng năm Bính Thân) mức phụ thu không quá 60%. Tuyến Kon Tum đi các tỉnh phía Bắc: phụ thu trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2016 đến hết ngày 06/02/2016 (tức từ ngày 14 tháng 12 năm Ất Mùi đến hết ngày 28 tháng 12 năm Ất Mùi) mức phụ thu không quá 60%. Tuyến Kon Tum đi các tỉnh Miền Trung – Tây Nguyên: phụ thu trong khoảng thời gian từ ngày 29/01/2016 đến hết ngày 06/02/2016 (tức từ ngày 20 tháng 12 năm Ất Mùi đến hết ngày 28 tháng 12 năm Ất Mùi) mức phụ thu không quá 40%.

5. Một số vấn đề xã hội:

a) Y tế:

- Tình hình dịch bệnh Bệnh tay - chân - miệng: Trong tháng, ghi nhận 21 ca mắc mới (Đăk Glei 08, Sa Thầy 05, Đăk Hà 04, Đăk Tô 03, Kon Tum 01), giảm 25 ca so với tháng trước, tăng 20 ca so với tháng 01/2015, không có tử vong. Bệnh sốt xuất huyết: Trong tháng, ghi nhận 37 trường hợp mắc (Kon Tum 28, Sa Thầy 06, Đăk Hà 01, Đăk Tô 01, Ngọc Hồi 01), giảm 13 ca so với tháng trước, tăng 33 ca so với tháng 01/2015, không có tử vong. Bệnh thuỷ đậu: Trong tháng, ghi nhận 53 ca mắc mới (Đăk Hà 17, Sa Thầy 17, Đăk Tô 12, Đăk Glei 04, Kon Rẫy 02, Kon Plong 01), giảm 01 ca so với tháng trước, tăng 22 ca so với tháng 01/2015, không có tử vong. Bệnh quai bị: Trong tháng, ghi nhận 37 ca mắc mới (Đăk Hà 24, Đăk Tô 11, Đăk Glei 01, Kon Tum 01); giảm 46 ca so với tháng trước, tăng 16 ca so với tháng 01/2015, không có tử vong. Sốt rét: Ghi nhận 36 ca mắc mới, giảm 14 ca so với tháng trước và giảm 12 ca so với tháng 01/2015, không có sốt rét ác tính và không có tử vong. Tổng số bệnh nhân lao mới phát hiện trong tháng 13 người (AFB (+): 06; AFB(-): 04; lao ngoài phổi 03), giảm 03 bệnh nhân so với tháng trước. Tổng số bệnh nhân tâm thần mới phát hiện 12 người (tâm thần phân liệt: 05; động kinh: 05, trầm cảm: 01).

- Phòng chống HIV/AIDS: Trong tháng có 02 trường hợp nhiễm HIV, 02 trường hợp nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS. Số lũy tích nhiễm HIV/AIDS tính đến ngày 31/01/2016 là 402 người, trong đó bệnh nhân AIDS 221, bệnh nhân tử vong 137. Tổng số bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS đang được điều trị thuốc ARV 88 người (người lớn: 82 và trẻ em: 06), điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone cho 77 bệnh nhân.

- An toàn vệ sinh thực phẩm: Tình hình ngộ độc thực phẩm: Trong tháng, ghi nhận 01 vụ ngộ độc thực phẩm chưa rõ nguyên nhân, có 5 người mắc (trẻ em); tổng số ca mắc lẻ tẻ 28 ca (nguyên nhân do ăn uống không bảo đảm vệ sinh). Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân và mùa Lễ hội Xuân năm 2016. Thanh tra, kiểm tra việc đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc trong dịp lễ, tết: Kiểm tra tại 1508 cơ sở, trong đó 72,9% cơ sở đạt yêu cầu; xử phạt vi phạm hành chính 80 cơ sở; tiêu hủy 19 loại sản phẩm (51,9 kg chất rắn và 108,36 lít chất lỏng).

- Khám chữa bệnh: Các cơ sở khám chữa bệnh tăng cường đảm bảo công tác khám, thu dung và điều trị bệnh nhân, đặc biệt trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Tổng số lượt khám chữa bệnh trên toàn tỉnh trong tháng là 60.760 lượt người, giảm 18,3% so với tháng trước, trong đó bệnh viện tuyến tỉnh giảm 17,6%, bệnh viện tuyến huyện giảm 2,5%, Phòng khám Đa khoa khu vực giảm 26,7% và tuyến xã giảm 21,3% so với tháng trước. Số lượt bệnh nhân điều trị nội trú 4.944 lượt người, giảm 17,7% so với tháng trước; công suất sử dụng giường bệnh bình quân của các bệnh viện đạt 91,1% (tháng trước 94,5%) và Phòng khám Đa khoa khu vực đạt 44,3% (tháng trước 53,4%). Trong 9 ngày Tết Nguyên Đán (từ ngày 06/02/2016 đến hết ngày 14/02/2016, tức 28 tháng chạp đến mùng 07 tháng giêng âm lịch) đã có 991 lượt bệnh nhân đến khám cấp cứu, tai nạn tại các cơ sở khám chữa bệnh. Trong đó, tổng số trường hợp đến khám bị tai nạn giao thông 213 trường hợp (số tử vong do tai nạn giao thông 02 trường hợp, số chấn thương sọ não do tai nạn giao thông 15 trường hợp); 03 trường hợp tai nạn do pháo nổ; tai nạn do đánh nhau 30 trường hợp.

- Chăm sóc sức khỏe: Tiêm chủng tính đến 29/01/2016: Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm chủng đầy đủ đạt 6,8%; tiêm phòng uốn ván UV2+ (2 mũi trở lên) cho phụ nữ có thai đạt 5%; tiêm phòng uốn ván UV2+ cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đạt 2,6%; không có trường hợp nào xảy ra tai biến sau tiêm chủng.

b) Giáo dục: Ngày 30/01 Sở giáo dục & Đào tạo đã tổ chức thi tiếng Anh tài năng cấp tỉnh tại trường THPT Kon Tum. 10 Các trường Tiểu học, THCS và THPT trên địa bàn tỉnh đã ổn định công tác dạy và học sau thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Bính Thân 2016.

c) Hoạt động văn hóa, thể thao - Văn hóa: Chào mừng Kỷ niệm 86 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/2/1930 - 03/2/2016), chào mừng thành công Đại hội XII của Đảng và mừng Xuân Bính Thân 2016, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức nhiều hoạt động như: Chương trình biểu diễn nghệ thuật với chủ đề “86 mùa xuân dâng Đảng” vào tối ngày 3/2 tại Quảng trường 16/3. Tổ chức chương trình lễ hội bắn pháo hoa tại 4 điểm: 01 điểm tại Quảng trường 16/3 thành phố Kon Tum, 01 điểm tại Quảng trường huyện Đăk Tô, 01 điểm tại trung tâm hành chính mới huyện Ngọc Hồi, 01 điểm tại thôn 2 thị trấn Sa Thầy huyện Sa Thầy. Tổ chức khai trương triển lãm ảnh nghệ thuật Kon Tum giai đoạn 2010 - 2015 tại Bảo tàng tỉnh, có tổng số 103 ảnh của 15 tác giả tham gia. Trưng bày 15 tủ sách, với tổng số 510 sách, tài liệu tại Thư viện tỉnh; thực hiện các Đợt phim miễn phí phục vụ Nhân dân từ ngày 18/01/2016 đến ngày 05/02/2016 tại Rạp chiếu bóng 16/3 và chiếu phim phục vụ các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các đồn biên phòng trên địa bàn tỉnh.

- Thể dục, thể thao: Trong 02 ngày 11- 12 tháng 02 năm 2016 tức ngày 04 và 05 tết Bính Thân 2016, tổ chức giải đua thuyền độc mộc truyền thống có 81 vận động viên, 40 thuyền của 08 địa phương trong tỉnh tham gia và giải cờ tướng, có 17 vận động viên tham gia và tổ chức bay máy bay mô hình do câu lạc bộ URW Đà Nẵng bay biểu diễn phục vụ Nhân dân trong buổi sáng khai mạc giải (04 tết) tại cầu Đắk BLa, thành phố Kon Tum.

d) Tình hình an ninh trật tự - an toàn giao thông:

- Tháng 01/2016:

Phạm pháp hình sự: Phát hiện 30 vụ (giảm 17 vụ so với tháng trước). Trong đó: Cố ý gây thương tích 06 vụ, trộm cắp tài sản 08 vụ, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 02 vụ, tàng trữ mua bán trái phép chất ma túy 04 vụ, đánh bạc 03 vụ, hiếp dâm trẻ em 02 vụ, giao cấu với trẻ em 02 vụ, hủy hoại tài sản 02 vụ, cưỡng đoạt tài sản 01 vụ. Hậu quả: bị thương 06 người. Thiệt hại: mất 06 xe mô tô, 05 ĐTDĐ và một số tài sản khác trị giá khoảng 250 triệu đồng. Thu giữ: 02 xe mô tô, 02 ĐTDĐ, 07 gói ma túy, 3.430.000 đồng tiền mặt.

Tai nạn giao thông: Xảy ra 07 vụ (giảm 03 vụ so với tháng trước). Hậu quả: Chết 07 người (giảm 03 người so với tháng trước), bị thương 01 người (giảm 09 người so với tháng trước), hư hỏng 04 xe ô tô, 10 xe mô tô. Qua công tác tuần tra kiểm soát lực lượng cảnh sát giao thông toàn tỉnh phát hiện 2.219 trường hợp vi phạm Luật giao thông đường bộ; tạm giữ 372 phương 11 tiện, 1.176 giấy tờ xe các loại; xử phạt hành chính 2.303 trường hợp, thu 919.460.000 đồng nộp ngân sách Nhà nước.

- Tình hình ANTT – ATGT trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân (Từ ngày 06/02 đến ngày 14/02/2016): Phạm pháp hình sự: Xảy ra 03 vụ (giảm 05 vụ so với cùng kỳ năm 2015). Cụ thể: Cố ý gây thương tích dẫn đến chết người 01 vụ; trộm cắp tài sản 01 vụ, cố ý làm hư hỏng tài sản 01 vụ. Hậu quả: Chết 01 người. Thiệt hại: hư hỏng một số tài sản trị giá khoảng 40 triệu đồng. Tai nạn giao thông: Xảy ra 03 vụ (giảm 07 vụ so với cùng kỳ năm 2015). Hậu quả: chết 03 người (giảm 02 người), bị thương 07 người (giảm 01 người), hư hỏng 01 xe ô tô, 06 xe mô tô. Tình hình cháy, nổ: Xảy ra 01 vụ cháy (không tăng, giảm so với cùng kỳ năm 2015). Thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 50 triệu đồng. Tình hình công tác quản lý, sử dụng pháo: Trước Tết Nguyên đán 2016 các đơn vị chức năng đã tăng cường công tác kiểm tra, đã phát hiện, xử lý nghiêm một số vụ tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép các loại pháo, song vẫn còn tình trạng một số người dân lén lút đốt pháo trong các ngày Tết. Cụ thể, đã phát hiện 04 trường hợp sử dụng pháo nổ tại Thành phố Kon Tum (xử lý hành chính 03 đối tượng, đang xác minh làm rõ 01 đối tượng).

e) Tình hình tổ chức đón Tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016: Để Nhân dân trên địa bàn tỉnh vui xuân đón Tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ và UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của các bộ, ngành Trung ương về đẩy mạnh sản xuất, phòng chống dịch bệnh, chuẩn bị và tổ chức Tết Nguyên đán vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm.

- Cung ứng các mặt hàng và đảm bảo bình ổn giá cả, thị trường UBND tỉnh đã trích 13,5 tỷ đồng hỗ trợ vay không lãi suất với thời gian 4 tháng cho 03 doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Thương mại tổng hợp Kon Tum, Công ty TNHHTM- DV Anh Thi, Siêu thị Thành Nghĩa tham gia chương trình bình ổn giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu dịp trước, trong và sau Tết. Các doanh nghiệp đã chuẩn bị tương đối đầy đủ số lượng các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, bánh kẹo, sữa các loại, thực phẩm tươi sống… và tổ chức 09 điểm bán hàng cố định tại địa bàn các huyện, thành phố. Đồng thời, đã thực hiện 13 chuyến bán hàng lưu động về các xã vùng sâu, vùng xa phục vụ người dân mua sắm đón Tết đầy đủ, doanh thu đạt 153 triệu đồng. Giá bán hàng bình ổn thấp hơn 5-10% so với giá các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Lượng hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Bính Thân rất đa dạng, đảm bảo số lượng và chất lượng. Tình hình giá cả thị trường trong dịp Tết ổn định, không có biến động lớn, chỉ một số loại hàng hóa tươi sống tăng nhẹ vào những ngày giáp Tết và tăng 50%-100% vào những ngày từ mùng 2 đến mùng 5 Tết. Các đại 12 lý kinh doanh xăng dầu đảm bảo nguồn cung ứng để phục vụ nhu cầu của người dân, không có trường hợp đại lý cắt giảm thời gian bán hàng, bán sai giá niêm yết, vi phạm về đo lường trong kinh doanh xăng dầu. Nhiều tiểu thương ở các chợ đã kinh doanh trở lại từ ngày 11 tháng 02 (tức ngày mùng 4 Tết).

- Chăm lo tết cho nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội và chăm sóc sức khoẻ Nhân dân:

+ UBND tỉnh: Đã phân bổ trước tết 376,5 tấn gạo Chính phủ hỗ trợ nhân dịp Tết Nguyên Đán và giáp hạt năm 2016 cho các huyện, thành phố để hỗ trợ kịp thời cho nhân dân (gồm 6.929 hộ/25.100 khẩu). Riêng huyện Đăk Glei đã chủ động xuất ngân sách huyện hỗ trợ cứu đói trong 03 ngày Tết cho 1.145 hộ/4.717 khẩu, với kinh phí thực hiện: 183,963 triệu đồng Tổ chức thăm và tặng 8.086 suất quà cho các đối tượng là người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí là 1.691,84 triệu đồng, trong đó: UBND tỉnh tổ chức thăm, tặng 90 suất quà với tổng trị giá 45 triệu đồng cho người có công với cách mạng tiêu biểu (500.000 đồng/suất); chuyển 5.730 suất quà của Chủ tịch nước tặng người có công với cách mạng, tổng trị giá 1.160,4 triệu đồng (Mức 400.000 đồng: 78 suất; Mức 200.000 đồng: 5.652 suất); UBND các huyện, thành phố xuất ngân sách tổ chức thăm và tặng 1.688 suất quà cho người có công với cách mạng, tổng trị giá 335,49 triệu đồng; các sở, ngành và đoàn thể trong tỉnh tặng 578 suất quà cho người có công với cách mạng, tổng trị giá 150,95 triệu đồng. Tổ chức thăm và tặng 10.223 suất quà cho người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người nghèo và các đối tượng khác với tổng kinh phí là 3.534,471 triệu đồng, trong đó: tặng quà của Chủ tịch nước cho 22 cụ tròn 100 tuổi (22 triệu đồng); tặng quà của UBND tỉnh cho 146 cụ tròn 90 tuổi (58,4 triệu đồng)...

+ UBMTTQVN tỉnh: Tiếp nhận và phân bổ số tiền 1.000 triệu đồng do đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên hỗ trợ hộ nghèo trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016; 4.038,9 triệu đồng từ ngân sách tỉnh; 1.597,9 triệu đồng từ ngân sách các huyện, thành phố và các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân 358,6 triệu đồng cho 10 huyện, thành phố để hỗ trợ 12.368 hộ nghèo, số tiền 6.184 triệu đồng, mỗi hộ nghèo 500.000 đồng và 4.057 hộ cận nghèo, số tiền 811,4 triệu đồng mỗi hộ cận nghèo 200.000 đồng. Tiếp nhận và phối hợp tặng 375 suất quà trị giá 112,5 triệu đồng (300.000 đồng/suất) do Ngân hàng Thương mại cổ phần ĐT&PT VN ủng hộ người nghèo và công nhân lao động nghèo trong tỉnh. - Các cơ quan đơn vị: Thăm, tặng 23.351 suất trị giá 10.468,87 triệu đồng trong đó: 13 Các tổ chức thăm, tặng 3.356 suất quà với tổng trị giá 589,92 triệu đồng cho các trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK, trong đó: Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh thăm, tặng 200 suất quà cho trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK tại huyện Sa Thầy, Đăk Hà; tặng quà cho trẻ em ở các cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập trên địa bàn thành phố Kon Tum với tổng trị giá 70 triệu đồng; Quỹ Bảo trợ trẻ em các huyện, thành phố tổ chức thăm và tặng 2.131 suất quà cho trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK với tổng trị giá 292,22 triệu đồng; các sở, ngành đoàn thể, lực lượng vũ trang và các nhà hảo tâm trên địa bàn tỉnh tặng 1.025 suất quà cho trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK tại các huyện, thành phố với tổng trị giá 227,7 triệu đồng. Triển khai thực hiện Chương trình "Ngày hội bánh chưng xanh vì người nghèo" kết hợp với tặng quà cho các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn 23 xã. Kết quả: đã tặng 2.434 suất quà và 5.802 cặp bánh chưng, bánh tét với kinh phí 2.232,2 triệu đồng. Liên đoàn Lao động tỉnh đã tổ chức Chương trình "Tết sum vầy 2016" thăm, tặng 728 suất quà cho CBCCVC, người lao động có hoàn cảnh khó khăn (trị giá 601,891 triệu đồng); tặng 2.466 suất quà (trị giá 1.412,9 triệu đồng) cho các gia đình chính sách. Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã triển khai thực hiện phong trào "Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam" Xuân Bính Thân. Qua đó, đã vận động được 14.367 suất quà, 100 thùng hàng và 150 chăn len, tổng trị giá 4.332,475 triệu đồng; tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người nghèo và nạn nhân chất độc da cam. Các cơ quan, đơn vị kết nghĩa xây dựng xã đã tổ chức thăm, tặng quà tết cho trên 3.499 hộ nghèo, gia đình chính sách, học sinh nghèo và quà cho 94 tập thể (xã, thôn, đồn biên phòng, trường học, BQL rừng phòng hộ) ở các xã đặc biệt khó khăn với tổng giá trị 1.300,25 triệu đồng và một số chăn, mền, quần áo.

f) Tình hình cháy, nổ: Trong tháng 01 xảy ra 02 vụ cháy (cháy nhà rông 01 vụ, cháy kho 01 vụ). Thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 400 triệu đồng, nguyên nhân do chập điện 01 vụ, sơ suất trong việc sử dụng lửa 01 vụ.

D. TIN TỨC- SỰ KIỆN

I. TIN TRONG TỈNH

1. Từ ngày 01 đến ngày 5-2, Đoàn cán bộ cấp cao các tỉnh của Lào và Campuchia đã đến thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Kon Tum nhân dịp Tết cổ truyền Xuân Bính Thân 2016 của dân tộc Việt Nam.

Thay mặt đoàn công tác, Ngài H.E Mom Sareoun - Tỉnh trưởng tỉnh Stung Treng gửi lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất tới Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Kon Tum. Ngài Tỉnh trưởng đánh giá cao những thành tựu mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Kon Tum đã đạt được trong năm 2015; mong muốn tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước Campuchia - Việt Nam, đặc biệt là 02 tỉnh Stung Treng - Kon Tum ngày càng bền vững.

Đồng chí Phon-sạ-mảy Miêng-la-văn - Phó Bí thư, Phó Tỉnh trưởng tỉnh Attapư chúc Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum năm mới sức khỏe, vui vẻ, hạnh phúc và thành công. Chúc mừng những thành tựu mà tỉnh Kon Tum đạt được trong năm qua; tin tưởng lãnh đạo tỉnh Kon Tum tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo đưa tỉnh Kon Tum ngày càng phát triển về mọi mặt. Cảm ơn sự hợp tác, quan tâm hỗ trợ của tỉnh Kon Tum trong thời gian qua đối với tỉnh Attapư trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Tin tưởng mối quan hệ đặc biệt giữa 2 nước Lào – Việt Nam nói chung và 2 tỉnh Attapư – Kon Tum nói riêng sẽ “mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững’’. 

Ngài Bu Thong, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Thượng viện Vương quốc Campuchia bày tỏ sự phấn khởi và chúc mừng những thành quả mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum đã đạt được trong năm qua, đặc biệt là với những thành quả có sự chung tay của hai tỉnh Ratanakiri và Kon Tum. Ngài Bu Thong khẳng định, trong những năm qua tỉnh Ratanakiri và Kon Tum đã tích cực hợp tác và đạt được một số kết quả rất đáng ghi nhận. Mong rằng trong thời gian tới 2 tỉnh tiếp tục giúp đỡ nhau thúc đẩy mạnh mẽ, rộng rãi, sinh động và có hiệu quả hơn nữa, để tiếp tục phát huy thành quả mà chúng ta đã đạt được. Tin tưởng 2 tỉnh sẽ có những thành quả hợp tác mới trên tất cả các lĩnh vực. Chúc mừng năm mới, chúc mừng 86 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đến toàn thể lãnh đạo và nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum.

Tiến sĩ Khăm – phiêm - Bua La Pha - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội Hữu nghị Lào - Việt tỉnh Sê Kông bày tỏ sự phấn khởi và chúc mừng những thành quả mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum đạt được trong những năm qua, đặc biệt là với những thành quả có sự chung tay của hai tỉnh Sê Kông và Kon Tum. Tiến sĩ Khăm-phiêm - Bua La Pha khẳng định, trong những năm qua, tỉnh Sê Kông và Kon Tum đã có sự hợp tác toàn diện, chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực và đạt được những kết quả đáng ghi nhận, nhất là an ninh biên giới ổn định; đồng thời mong muốn trong thời gian tới 2 tỉnh tiếp tục giúp đỡ nhau thúc đẩy sự hợp tác mạnh mẽ, rộng rãi, sinh động và có hiệu quả hơn nữa, để tiếp tục phát huy thành quả mà 2 tỉnh đã đạt được.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh Ratanakiri và đoàn công tác, ông Thoong Sa Voun - Ủy viên TW Đảng Nhân dân Campuchia, Tỉnh trưởng, Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia tỉnh Ratanakiri chúc mừng ông Nguyễn Văn Hùng được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum và trúng cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vừa qua. Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, chúc các đồng chí lãnh đạo và nhân dân tỉnh Kon Tum luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công.

2. Trong hai ngày (4 và 5-2) Thường trực Tỉnh uỷ-HĐND-UBND-UBMTTQVN tỉnh tổ chức gặp mặt cán bộ hưu trí trên địa bàn tỉnh và gặp mặt cán bộ lãnh đạo, quản lý các sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh; Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN thành phố Kon Tum và các Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy nhân dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016.

Tại buổi gặp mặt cán bộ hưu trí trên địa bàn tỉnh, đồng chí Nguyễn Văn Hùng - Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh đánh giá cao những đóng góp của các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh, nguyên lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thành phố đối với sự phát triển của tỉnh nhà trong thời gian qua. Mong muốn các đồng chí tiếp tục đóng góp nhiều ý kiến quý báu góp ý cho lãnh đạo tỉnh trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng ở địa phương. Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc, chúc các cán bộ hưu trí và gia đình sức khoẻ, hạnh phúc, an khang thịnh vượng.

Tại buổi gặp mặt cán bộ lãnh đạo, quản lý các sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh; Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN thành phố Kon Tum và các Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, thay mặt Thường trực Tỉnh ủy - HĐND - UBND - UBMTTQVN tỉnh, đồng chí Nguyễn Văn Hùng - Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh ghi nhận và biểu dương những nỗ lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành, địa phương trong thời gian qua; mong muốn các cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh sang năm mới tiếp tục phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2016 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp đã đề ra. Chúc toàn thể cán bộ lãnh đạo, quản lý các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và thành phố Kon Tum cùng gia đình năm mới sức khỏe, hạnh phúc, thành công, một năm mới với nhiều thắng lợi mới.

3. Sáng 4-2, Ủy ban Bầu cử tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Nguyễn Văn Hùng chủ trì hội nghị.

Hội nghị đã nghe Phó Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Y Mửi quán triệt Chỉ thị 51-CT/TW, ngày 04-01-2016 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 -2021; nghe Phó Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Lại Xuân Lâm phổ biến Chỉ thị số 01-CT/TTg, ngày 13-01-2016 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 02-CT/UBND, ngày 01-02-2016 của UBND tỉnh về tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021; Kế hoạch số 40/KH-HĐBCQG, ngày 29-01-2016 của Hội đồng bầu cử Quốc gia về triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016- 2021.

Tại Hội nghị, các đại biểu còn được nghe Hướng dẫn số 38-HD/BTCTW, ngày 31-01-2016 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn về công tác nhân sự đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; Hướng dẫn về quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; Dự thảo Kế hoạch của Ủy ban Bầu cử tỉnh về triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.

Phát biểu kết luận, đồng chí Nguyễn Văn Hùng đề nghị: ngay sau Hội  nghị này các sở, ban, ngành, ban thường vụ các huyện ủy, thành ủy xây dựng kế hoạch chi tiết, phân công nhiệm vụ cụ thể; đẩy mạnh công tác tuyên truyền để toàn dân hiểu được đợt sinh hoạt chính trị dân chủ này, từ đó tham gia tích cực, đầy đủ, đạt hiệu quả cao nhất. Đề nghị các huyện ủy, thành ủy chỉ đạo lực lượng công an phối với lực lượng biên phòng và các đơn vị liên quan triển khai kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự; ngoài thực hiện nhiệm vụ cấp mình, ban thường vụ huyện ủy, thành ủy phải phân công cán bộ xuống xã trực tiếp hướng dẫn triển khai thực hiện, để công tác bầu cử được dân chủ, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm, thực sự là ngày hội của toàn dân.

4. Ngày 16-2 Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và HĐND tỉnh Kon Tum nhiệm kỳ 2016-2021

Dự Hội nghị có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban bầu cử tỉnh Y Mửi; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch Uỷ ban bầu cử tỉnh Đào Xuân Quí; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban bầu cử tỉnh Kring Ba; lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBMTTQVN các huyện, thành phố; các tổ chức chính trị – xã hội trên địa bàn tỉnh.

Tại Hội nghị, Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh đã trình bày tờ trình về dự kiến số lượng, cơ cấu thành phần và phân bổ người của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND tỉnh, nhiệm kỳ 2016 – 2021.

Theo đó, tổng số đại biểu được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV là 12 đại biểu, để bầu 6 đại biểu, trong đó 2 đại biểu do Trung ương giới thiệu, 10 đại biểu do địa phương giới thiệu. Riêng số đại biểu địa phương được phân bổ cho các cơ quan, đơn vị gồm: 1 đại biểu là lãnh đạo chủ chốt của tỉnh; 1 đại biểu chuyên trách Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh; 4 đại biểu thuộc khối đoàn thể, chính trị – xã hội, ngành giáo dục; 4 đại biểu thuộc các cơ quan đơn vị khác.

Tổng số đại biểu được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND tỉnh là 100 người, để bầu 50 đại biểu; được phân bổ cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương là: Thường trực Tỉnh ủy 2 người, các ban của Tỉnh ủy 8 người, cơ quan HĐND tỉnh 22 người, cơ quan hành chính tỉnh 4 người, cơ quan Mặt trận và các đoàn thể tỉnh 12 người, lực lượng vũ trang 4 người, đơn vị kinh tế 2 người, thành phố Kon Tum 10 người, 9 huyện mỗi huyện 4 người.

Các đại biểu dự Hội nghị đã thảo luận và biểu quyết thống nhất về cơ cấu, thành phần, số lượng người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2016 – 2021 do Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh trình tại Hội nghị.

II. TIN TRONG NƯỚC.

1. Một số kết quả chủ yếu Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng

Sự kiện chính trị có ý nghĩa trọng đại nhất của Đảng, dân tộc và đất nước ta trong năm 2016, đó là Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Đại hội được tiến hành từ ngày 20 đến 28/01/2016, tại thủ đô Hà Nội, với chủ đề “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng (2011 - 2015); nhìn lại 30 năm đổi mới; quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ (2016 - 2020); kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, đánh giá việc thi hành Điều lệ Đảng khoá XI; bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII.

Về Đại biểu dự Đại hội: Tổng số có 1.510 đại biểu tổ chức thành 68 đoàn, trong đó có 197 đại biểu đương nhiên, 1.300 đại biểu bầu cử và 13 đại biểu được chỉ định, tăng 133 đại biểu so với Đại hội XI của Đảng. Trong đó, đại biểu nam chiếm 87,15%, đại biểu nữ chiếm 12,85%; đại biểu là người dân tộc thiểu số, chiếm 11,52%; đại biểu là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, chiếm 0,4%, đại biểu là Anh hùng Lao động, chiếm 0,26%. Đại biểu tuổi trẻ nhất là 28 tuổi, đại biểu cao tuổi nhất là 74 tuổi.

Với tinh thần dân chủ và trách nhiệm cao, các đại biểu dự Đại hội đã thảo luận sôi nổi với 686 lượt đồng chí phát biểu tại đoàn, 34 đồng chí phát biểu tham luận tại Hội trường trong tổng số 54 tham luận của các đại biểu đăng ký, gửi tới Đoàn Chủ tịch Đại hội.

Về bầu cử Ban Chấp hành Trung ương khoá XII: Đại hội đã biểu quyết về số lượng Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII gồm 200 đồng chí, trong đó 180 Ủy viên Trung ương chính thức, 20 Ủy viên Trung ương dự khuyết; thông qua danh sách bầu cử Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 220 đồng chí, danh sách bầu cử Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 26 đồng chí; tiến hành bầu cử theo đúng Quy chế bầu cử của Đại hội, bầu một lần đủ 180 đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương chính thức với số phiếu tập trung cao (đồng chí trúng cử có số phiếu thấp nhất hơn 62%) và 20 đồng chí Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương.

Về bầu cử Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy Ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương: Ban Chấp hành Trung ương khoá XII đã họp Hội nghị lần thứ nhất, bầu một lần đủ số lượng Bộ Chính trị gồm 19 đồng chí, trong đó có 07 đồng chí là Ủy viên Bộ Chính trị khoá XI tái cử và 12 đồng chí lần đầu tham gia Bộ Chính trị; tiến hành bầu 03 đồng chí Ủy viên Ban Bí thư; bầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII gồm 21 đồng chí và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đã được Ban Chấp hành Trung ương tiếp tục bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII.

Đại hội lần thứ XII của Đảng là Đại hội đoàn kết - dân chủ - kỷ cương - đổi mới, khẳng định quyết tâm tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững. Thực tiễn sinh động, phong phú và những thành tựu to lớn cùng những bài học sâu sắc qua 30 năm đổi mới, 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI là cơ sở vững chắc để Đảng ta đưa ra những quyết sách sáng suốt, đúng đắn, mở ra thời kỳ phát triển mới, vẻ vang, tốt đẹp của đất nước, dân tộc. Sự đồng lòng, nhất trí và tâm huyết, trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta là nguồn sức mạnh vô tận. Chúng ta nhất định thành công trên con đường xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đại hội kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đồng bào ta ở nước ngoài phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, ra sức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội, mở ra thời kỳ phát triển mới, vẻ vang, tốt đẹp của đất nước, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

2Sáu nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai thực hiện trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng

Thứ nhất, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

Thứ hai, xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.

Thứ ba, tập trung nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược; cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chú trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Chú trọng giải quyết tốt vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, xử lý nợ xấu và bảo đảm an toàn nợ công.

Thứ tư, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước. Mở rộng và đưa vào chiều sâu các quan hệ đối ngoại; thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều kiện mới, tiếp tục nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế.

Thứ năm, thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân. Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết; tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thứ sáu, phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh.

3. Những mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020

 Mục tiêu tổng quát: Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đi đôi với đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển bền vững; phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân. Tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia. Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Củng cố và mở rộng các quan hệ đối ngoại, đẩy mạnh hội nhập và hợp tác quốc tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.

Định hướng phát triển và các nhiệm vụ chủ yếu:

- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm 2016-2020 tăng 6,5 - 7%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 1,5%/năm.

- Thực hiện có hiệu quả Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành, lĩnh vực, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2011-2020 về: (i) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính; (ii) Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ; (iii) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.

- Tiếp tục đổi mới, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, nhất là khu vực doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế hợp tác, doanh nghiệp nhỏ và vừa; bảo đảm cạnh tranh bình đẳng.

- Tăng nhanh tiềm lực và bảo đảm an ninh tài chính quốc gia; lành mạnh hóa hệ thống tài chính; ổn định các cân đối vĩ mô; huy động, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho phát triển nền kinh tế.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển giáo dục - đào tạo và phát triển mạnh khoa học - công nghệ. Phát triển văn hóa, xã hội, thể dục, thể thao, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng. Tập trung giảm nghèo bền vững. Thực hiện các chính sách lao động, việc làm gắn với phát triển thị trường lao động. Chủ động, tích cực phòng chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực y tế. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phát huy các di sản văn hóa dân tộc; tăng cường công tác thông tin truyền thông; phát triển mạnh phong trào thể dục, thể thao để nâng cao thể chất của người Việt Nam. Thực hiện tốt chính sách dân tộc và tôn giáo; bình đẳng giới, nâng cao vị thế của phụ nữ. Chú trọng công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ quyền lợi của trẻ em; phát triển thanh niên.

- Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai.

- Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; kết hợp phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại. Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Tạo môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước.

4. Một số tình hình nổi bật trong dịp đón Tết Nguyên đán Bính Thân 2016

Tết Nguyên Đán 2016 thời tiết đẹp, hoà chung với niềm vui của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong sự kiện trọng đại của đất nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng thành công tốt đẹp, nhân dân cả nước đón Xuân trong không khí vui tươi, phấn khởi, đầm ấm, an toàn và tiết kiệm. Chủ quyền biên giới, vùng biển, vùng trời được giữ vững. Công tác chăm lo tết cho bà con Việt kiều về quê đón tết được tổ chức chu đáo…; có được niềm vui đó, Đảng và Nhà nước ta đã chỉ đạo các ban, bộ, ngành và các địa phương triển khai tích cực công tác chuẩn bị đón Tết:

Bảo đảm Tết cho gia đình chính sách, người có công, hộ nghèo: Đảng, Nhà nước tặng quà Tết cho hơn 2 triệu người có công với cách mạng, người nghèo với số tiền trên 437 tỷ đồng. Ngoài việc sử dụng ngân sách các địa phương, để bảo đảm cho số hộ, số khẩu có nguy cơ thiếu đói trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân và giáp hạt đầu năm 2016, Chính phủ đã cấp hơn 17.600 tấn gạo cho17 tỉnh, thành phố xin hỗ trợ với 1.172.349 nhân khẩu. Thành phố Hồ Chí Minh đã dành 650.000 suất quà tặng bằng tiền mặt, hiện vật cho các đối tượng chính sách trên địa bàn. Hỗ trợ Tết 950.000 đồng/hộ cho hơn 59.000 hộ nghèo theo chuẩn mới. Tặng quà người đủ 80 tuổi trở lên (79.500 người); người thuộc diện trợ cấp xã hội thường xuyên (44.600 người) và một số đối tượng khác. Thủ đô Hà Nội  dành 1.230 suất quà cho các đối tượng hưởng chính sách, cán bộ công nhân viên chức nghỉ hưu, mất sức lao động, người cao tuổi; hỗ trợ gia đình thuộc diện hộ nghèo, người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn với số tiền hơn 385 tỷ đồng. Tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tổ chức tặng quà Tết quân và dân huyện đảo Trường Sa. Ngoài nhu yếu phẩm được cấp theo quy định của Bộ Quốc phòng, 4 chuyến tàu của đoàn công tác còn mang theo quà Tết của nhiều đơn vị, địa phương trong cả nước gửi tặng quân và dân huyện đảo Trường Sa. Ngoài sự chăm lo của Đảng, Nhà nước, các tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp đã thăm hỏi, tặng quà nhiều đối tượng, thể hiện tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết, nghĩa tình để mọi nhà, mọi người đều vui xuân đón Tết.

Hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm hàng hóa phục vụ Tết: Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân, hàng hóa phục vụ Tết của các doanh nghiệp đã tăng khoảng 10 -15% so với các tháng trong năm. Hà Nội, tổng lượng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán trên địa bàn Thủ đô đạt trên 21.610 tỉ đồng, Thành phố Hồ Chí Minh tổng giá trị hàng hóa chuẩn bị sản xuất, dự trữ và cung ứng trong 2 tháng Tết là 16.208,8 tỉ đồng, tăng 462 tỉ đồng so với Tết Ất Mùi 2015; trong đó tổng giá trị hàng bình ổn thị trường là 6.863,9 tỉ đồng, tăng 40% so cùng kỳ. Cùng với đó, đã có 53/63 tỉnh, thành trên cả nước thực hiện chương trình bình ổn giá.

Đảm bảo các điều kiện và Tổ chức an toàn các sự kiện vui xuân đón Tết phục vụ đông đảo nhân dân cả nước:

Bảo đảm an toàn giao thông, trong dịp Tết vừa qua, các tỉnh, thành phố đều chỉ đạo các bến xe kéo dài thời gian phục vụ 24/24 giờ trong ngày. Các lực lượng chức năng đã tăng cường công tác quản lý, tuần tra, kiểm soát các phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường quan trọng; chủ động phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi đua xe trái phép...Bảo đảm tốt việc đi lại cho nhân dân vui xuân đón Tết, không để xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Nhiều địa phương đã phối hợp với công đoàn tổ chức tăng cường các chuyến xe “nghĩa tình” đưa người lao động về quê ăn Tết.

Bảo đảm An ninh trật tự, Bộ Công an chỉ đạo công an các địa phương mở nhiều đợt cao điểm tấn công trấn áp mạnh các loại tội phạm, bảo vệ an toàn trong dịp Tết. Phối hợp chặt chẽ với các lượng lượng chức năng liên quan phát hiện xử lý các vụ buôn lậu, gian lận thương mại, làm hàng giả, kinh doanh trái phép; phát hiện ngăn chặn các vi phạm về sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán và đốt pháo; tăng cường phối hợp kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy, quản lý vũ khí, vật liệu nổ. An ninh quốc gia được giữ vững, trật tự xã hội được bảo đảm, không xảy ra trọng án lớn.       

Tổ chức bắn pháo hoa trong thời khắc giao thừa thiêng liêng. Các đơn vị quân đội đã thực hiện tốt kế hoạch bắn pháo hoa đêm giao thừa ở 63/63 tỉnh, thành phố trong cả nước với tổng số 313 điểm bắn pháo hoa (tầm cao 11.400 quả, tầm thấp 29.505 giàn), cơ bản bảo đảm an toàn về người và vũ khí trang bị.

Tăng cường công tác quản lý tổ chức lễ hội, bảo đảm việc tổ chức lễ hội an toàn, tiết kiệm, không phô trương lãng phí, đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam, đáp ứng nhu cầu du xuân, lễ hội của đông đảo nhân dân. Tính đến ngày 13/02/2016 (tức ngày 6 tháng Giêng năm Bính Thân), nhiều lễ hội truyền thống đã được tổ chức tưng bừng tại nhiều địa phương trên toàn quốc, như: Lễ hội Chùa Hương, lễ hội Gióng, lễ hội Cổ Loa, lễ hội đền Hai Bà Trưng (Hà Nội), Bái Đính (Ninh Bình), lễ Tịch điền, chợ Viềng (Nam Định)…

Tuy nhiên, trong dịp đón xuân, mừng năm mới nhiều vụ việc chúng ta không mong đợi vẫn xảy ra: trong 9 ngày nghỉ Tết toàn quốc xảy ra 408 vụ tai nạn giao thông làm chết 300 người, bị thương 380 người; đã xảy ra 540 vụ phạm pháp hình sự (giảm 100 vụ so với Tết 2015); 132 vụ cháy, làm chết 2 người, bị thương 19 người, thiệt hại tài sản trị giá trên 21 tỷ đồng. Tình trạng mua bán, vận chuyển và đốt pháo nổ vẫn xảy ra ở nhiều nơi, bắt giữ 253 vụ mua bán, vận chuyển và đốt pháo nổ, thu giữ trên 794 kg pháo (so với năm ngoái đã giảm gần 10% về số vụ). Nhiều địa phương vẫn đốt pháo nổ, như  Hà Nội, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Quảng Bình, Cần Thơ, Hải Dương, Hải Phòng,...; đáng báo động là tình trạng đánh nhau gia tăng, đã có hơn 5.121 trường hợp đánh nhau, xô xát trong 9 ngày Tết; 1.468 lượt người phải nhập viện khám, cấp cứu do rối loạn tiêu hoá, ngộ độc rượu, trong đó có 2 ca tử vong. Đáng tiếc, tại tỉnh Quảng Ngãi trong đêm tổ chức bắn pháo hoa đã xảy ra tai nạn làm 11 người bị thương, trong đó 9 người bị thương nhẹ và 2 người bị thương nặng, hiện các cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc. Trong sản xuất nông nghiệp, bà con nông dân nhiều tỉnh miền Tây Nam bộ đang đối phó với sự xâm thực của nước mặn, một số tỉnh miền Trung đang đối phó với nạn thiếu nước, các tỉnh miền núi phía Bắc cây trồng, gia súc thiệt hại nặng do rét đậm, rét hại, mưa tuyết.

Ngay sau thời gian nghỉ Tết, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, xây dựng chương trình hành động cụ thể, tích cực chỉ đạo hoạt động sản xuất, kinh doanh; quản lý tốt các lễ hội, đảm bảo tiết kiệm, an toàn và hiệu quả. Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia, Bộ Giao thông vận tải chấn chỉnh tình trạng xe dù bến cóc, nhồi nhét, tăng giá vé bất hợp lý. Các Bộ, ngành, địa phương nêu gương, quán triệt tinh thần cán bộ, công chức sớm bắt tay vào công việc, không lãng phí thời gian, tổ chức du xuân, không sử dụng xe công đi lễ hội.

5. Một số vấn đề cần quan tâm trong hướng dẫn tuyên truyền cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021

Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Hướng dẫn số 169 - HD/BTGTW, ngày 15/01/2016 tuyên truyền cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021; yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và đoàn thể nhân dân các cấp thực hiện tốt những nhiệm vụ sau đây:

(1) Tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; phân tích, làm rõ bối cảnh, tình hình đất nước thời điểm diễn ra cuộc bầu cử, như: toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang tiếp tục thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011).

(2) Giới thiệu nội dung các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, như: Chỉ thị 51-CT/TW ngày 04/01/2016 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 13/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ; các văn bản chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử quốc gia; kế hoạch, hướng dẫn tổ chức triển khai công tác bầu cử Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan chức năng; các văn bản pháp luật, như: Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân….

(3) Tuyên truyền đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc xây dựng bộ máy nhà nước nói chung và Quốc hội, Hội đồng nhân dân nói riêng; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Quốc hội, của Hội đồng nhân dân các cấp. Vai trò, trách nhiệm của Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 trong việc thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2016 - 2021 và Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng.  

(4) Giới thiệu những điểm mới trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân lần này, đó là những điều chỉnh, bổ sung cụ thể về bộ máy thực hiện công tác bầu cử từ Trung ương đến địa phương; quy định chặt chẽ hơn về trách nhiệm, quyền hạn và sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị phụ trách bầu cử; quy trình đề cử, ứng cử; việc phân bổ người ứng cử đại biểu Quốc hội do Trung ương giới thiệu; việc thẩm định hồ sơ người tự ứng cử; việc tuyên truyền vận động bầu cử, giải quyết khiếu nại tố cáo….

(5) Giới thiệu nội dung của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015; làm rõ những điểm mới được bổ sung cho phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và tình hình mới.

(6) Tuyên truyền tiêu chuẩn người ứng cử đại biểu Quốc hội quy định tại Luật Tổ chức Quốc hội, tiêu chuẩn đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương; tiêu chuẩn cán bộ được quy định trong Chiến lược công tác cán bộ của Đảng. Khi tuyên truyền về quá trình chuẩn bị và tiến hành bầu cử, phải quán triệt thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng về bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ trong các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, gắn kết quả nhân sự đại hội đảng các cấp và quy hoạch cán bộ với công tác chuẩn bị nhân sự để giới thiệu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội dồng nhân dân các cấp.

(7) Tuyên truyền quyền bầu cử và ứng cử của công dân, nghĩa vụ, trách nhiệm của cử tri trong công tác bầu cử; các hoạt động trong quá trình tiếp xúc cử tri; các quy định về trình tự, thể thức bầu cử...

(8) Tuyên truyền công tác chuẩn bị bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, điều kiện vật chất, kỹ thuật, tài chính bảo đảm thành công cho cuộc bầu cử; các phương án chủ động ứng phó với những tình huống thiên tai diễn ra trong thời gian tiến hành bầu cử. Kết quả giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo của công dân, ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng dân chủ, vi phạm pháp luật về bầu cử. Đấu tranh chống mọi luận điệu xuyên tạc, những âm mưu, hành động phá hoại cuộc bầu cử, lợi dụng bầu cử để kích động, gây rối, chia rẽ nội bộ ta của các thế lực thù địch.

(9) Phản ánh sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền các cấp về công tác bầu cử; quá trình diễn ra và kết quả bầu cử của các ngành, địa phương, khu vực, vùng, miền trên toàn quốc.

(10) Tuyên truyền về sự tham gia tích cực, chủ động của nhân dân đối với cuộc bầu cử; kết quả phong trào thi đua lập thành tích chào mừng cuộc bầu cử, biểu dương kịp thời những đơn vị và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bầu cử, nhất là bầu cử ở nơi biên giới, hải đảo, các vùng còn nhiều khó khăn, các vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào tôn giáo.

(11) Phản ánh không khí dân chủ, minh bạch, đúng pháp luật, các hoạt động tự giác của cử tri và nhân dân tham gia bầu cử ra nước ngoài và sự quan tâm, dư luận tích cực của thế giới đối với sự kiện này của đất nước.

Công tác tuyên truyền cần tập trung vào đối tượng các tầng lớp nhân dân; cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động; cán bộ, sỹ quan, chiến sỹ trong các lực lượng vũ trang nhân dân; tất cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị; bắt đầu từ Hội nghị toàn quốc triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016-2021 cho đến sau khi kết thúc bầu cử một tháng.

III. TIN THẾ GIỚI

1. Một số tình hình đáng chú ý tại khu vực Trung Đông – Châu Phi năm 2015

Khu vực Trung Đông, châu Phi trải qua năm 2015 với các “điểm nóng” như: Cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở I-rắc và Xy-ri, xung đột giữa I-xra-en và Pa-les-tin, chiến dịch không kích của liên minh A-rập Xê út ở Y-ê-men…. Mặc dù Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) nỗ lực làm trung gian hòa giải cho cuộc xung đột giữa I-xra-en và Pa-les-tin, song bạo lực vẫn xảy ra liên tiếp và chưa có dấu hiệu giảm. Các vụ đụng độ giữa cảnh sát I-xra-en và người Pa-les-tin xảy ra ở các vùng đất I-xra-en chiếm đóng gây nhiều thương vong cho cả hai phía, trong đó phần lớn là dân thường Pa-les-tin. Tiến trình hòa bình Trung Đông và giải pháp hòa bình cho hai nhà nước I-xra-en và Pa-les-tin vẫn bế tắc. Trong khi đó, các nước như Ai Cập, Tuy-ni-di vừa phải tiếp tục hoàn tất tiến trình chuyển tiếp chính trị, phục hồi kinh tế sau khủng hoảng, vừa phải đối phó mối đe dọa khủng bố. Tại Tuy-ni-di đã xảy ra hai vụ đánh bom đẫm máu làm nhiều người thiệt mạng, trong đó có nhiều công dân các nước phương Tây. Ai Cập đã tiến hành các đợt truy quét các phần tử IS ở Bán đảo Sinai, tiêu diệt nhiều tay súng nhưng cũng khiến nhiều nhân viên an ninh thiệt mạng. Li-bi trở thành căn cứ hoạt động mới của IS sau khi IS bị truy quét ráo riết ở I-rắc và Xy-ri.

Đối với các quốc gia Tây Phi và miền Nam châu lục, an ninh, khủng bố vẫn diễn biến phức tạp. Nhóm Hồi giáo cực đoan Boko Haram ở Ni-giê-ri-a trở thành mối đe dọa lớn, liên tiếp tiến hành các vụ tấn công đẫm máu làm nhiều người thiệt mạng. Các nước trong khu vực thành lập liên minh chống Boko Haram. Trước mối đe dọa từ nhóm Boko Haram, Mỹ và Pháp đã đưa lính đặc nhiệm tới châu Phi nhằm chống khủng bố. Mỹ cam kết sẽ đầu tư 33 tỷ USD vào các lĩnh vực của các nước châu Phi nhằm chống khủng bố và duy trì hòa bình, an ninh khu vực.

Đàm phán về hạt nhân của Iran kéo dài hơn một thập kỷ đã khép lại sau thỏa thuận hạt nhân lịch sử giữa Iran với các cường quốc Nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức) ký ngày 14/7/2015. Thỏa thuận hạt nhân này đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ giữa Iran với Mỹ và EU, nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai bên thời gian tới. Ngay sau khi thỏa thuận hạt nhân Iran được ký kết, nhiều nhà lãnh đạo các nước châu Âu đã tới thăm Iran. Quan hệ Iran và phương Tây có chuyển biến; tuy nhiên, vẫn còn không ít thách thức trong quá trình thực thi thỏa thuận.

Có thể thấy, bức tranh Trung Đông-châu Phi năm 2015 đan xen những gam màu sáng tối. Bên cạnh những mảng sáng của cơ hội hợp tác mới, những thách thức an ninh và mối đe dọa khủng bố vẫn là góc tối mà khu vực tiếp tục phải đối mặt. Tuy nhiên, với vị trí trung tâm trên “bản đồ lợi ích” của các cường quốc, vấn đề chống khủng bố và bạo lực không chỉ là thách thức của riêng Trung Đông, châu Phi mà còn là nỗi lo chung của các cường quốc vốn luôn muốn duy trì và tăng cường ảnh hưởng ở khu vực có vị trí địa-chính trị chiến lược này.

2Một số tình hình thế giới đáng chú ý thời gian gần đây

- Liên quan đến việc ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP): Ngày 04/02/2016, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được 12 nước thành viên ký kết tại Niu Dilân, kết thúc quá trình đàm phán kéo dài nhiều năm. Nhiều nghiên cứu của các tổ chức trong và ngoài nước cho rằng, Việt Nam là nước được hưởng lợi nhiều nhất khi TPP được thực thi, nhất là trong lĩnh vực thương mại hàng hoá, thu hút dịch vụ và đầu tư. Dự báo, TPP sẽ giúp xuất khẩu Việt Nam tăng thêm được 68 tỷ USD vào năm 2025 nhờ cơ hội mở rộng thị phần với các thị trường lớn như Mỹ, Canada, Nhật Bản… khi thuế nhập khẩu được hạ về mức 0%. TPP bắt đầu được đàm phán từ tháng 3/2010, gồm 12 quốc gia: Ô-xtrây-li-a, Bru-nây, Ca-na-da, Chi-lê, Nhật Bản, Malaysia, Mê-hi-cô, Niu Zilân, Pê-ru, Xinh-ga-po, Mỹ và Việt Nam. Quá trình đàm phán đã được hoàn tất vào tháng 10/2015, đến tháng 11/2015, toàn văn Hiệp định đã được tất cả các nước thành viên đồng loạt công bố. Các vấn đề được nêu ra gồm: quyền sở hữu trí tuệ, luật đầu tư nước ngoài, tiêu chuẩn môi trường và lao động, chính sách thu mua, cạnh tranh và công ty quốc doanh, quy trình xử lý tranh chấp. Sau khi hoàn tất, Hiệp định sẽ bao phủ khoảng 40% kinh tế toàn cầu và bổ sung cho GDP thế giới thêm gần 300 tỷ USD mỗi năm.

- Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ: Hội nghị Cấp cao ASEAN - Hoa Kỳ tổ chức tại Sunnylands, bang California, Hoa Kỳ từ ngày 15-16/02/2016, có ý nghĩa đặc biệt bởi đây là Hội nghị quốc tế quan trọng đầu tiên trong năm 2016 của ASEAN và là Hội nghị Cấp cao đầu tiên giữa ASEAN và một nước đối tác ngay sau khi ASEAN hình thành Cộng đồng. Hội nghị thể hiện sự coi trọng của cả hai bên đối với quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Hoa Kỳ. Hội nghị tập trung thảo luận biện pháp thúc đẩy sự hợp tác đi vào thực chất và cụ thể hơn, đồng thời cũng trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Hội nghị ra Tuyên bố Sunnylands gồm 17 nội dung, trong đó có cam kết tôn trọng chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng và độc lập về chính trị giữa tất cả các quốc gia phù hợp với nguyên tắc và qui định của Hiến chương Liên hợp quốc, Hiến chương ASEAN và luật pháp quốc tế; cam kết giải quyết hòa bình các tranh chấp, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực phù hợp với các nguyên tắc chung đã được thừa nhận của luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS); cam kết chung thúc đẩy hợp tác để giải quyết những thách thức chung trong lĩnh vực hàng hải; nhấn mạnh tầm quan trọng của thịnh vượng chung, phát triển và tăng trưởng bền vững…

Quan hệ đối thoại ASEAN-Hoa Kỳ chính thức bắt đầu năm 1977 và được nâng lên tầm cao mới khi hai bên chính thức xác lập đối tác chiến lược tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hoa Kỳ lần thứ 3 (Kuala Lumpur, 11/2015). Trong lĩnh vực chính trị - an ninh, Hoa Kỳ coi trọng quan hệ với ASEAN, tích cực tham gia các diễn đàn, cơ chế do ASEAN dẫn dắt; tổ chức một số hội thảo, hội nghị về an ninh biển, chống cướp biển, chống ô nhiễm môi trường biển và an toàn hàng hải... Trong hợp tác kinh tế-thương mại, Hoa Kỳ là một trong những đối tác đầu tư hàng đầu của ASEAN. Năm 2014, tổng thương mại giữa ASEAN và Hoa Kỳ đạt 216 tỉ USD, chiếm 8,2% tổng thương mại của ASEAN; lượt khách du lịch Hoa Kỳ vào ASEAN đạt gần 3,2 triệu, chiếm 3,2% tổng khách du lịch đến ASEAN. Trong hợp tác văn hóa -xã hội, ASEAN khuyến khích Hoa Kỳ tăng cường quan hệ hợp tác về khoa học công nghệ, giáo dục và cấp học bổng cho các sinh viên ASEAN; thúc đẩy hợp tác đối phó dịch bệnh, hợp tác khu vực Mekong, an ninh năng lượng, quản lý thiên tai và biến đổi khí hậu; giao lưu nhân dân và đẩy mạnh hợp tác đa dạng sinh học.

3. Trung Quốc công bố chương trình cải cách quân đội

Ngày 01/01/2016, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố quyết định thành lập Bộ Tư lệnh lục quân, Bộ Tư lệnh tên lửa và Lực lượng bảo đảm chiến lược, đánh dấu sự cải cách sâu rộng quân đội Trung Quốc kể từ khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1949).

Mục tiêu chiến lược của chương trình cải cách Quân đội Trung Quốc là xây dựng quân đội Trung Quốc thành một quân đội hùng mạnh vào giữa thế kỉ 21, tương xứng với vị thế quốc tế của Trung Quốc, phù hợp với nhu cầu bảo vệ an ninh và lợi ích của Trung Quốc, góp phần thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa”. Mục tiêu cụ thể của chương trình cải cách Quân đội Trung Quốc là đến năm 2020 hoàn thành việc cắt giảm 300.000 quân, đưa quân số quân đội giảm xuống còn 2 triệu người; loại bỏ vũ khí trang bị lạc hậu; giảm lực lượng dân quân; cơ bản hoàn thành cải cách về thể chế quản lý lãnh đạo và hệ thống chỉ huy tác chiến liên hợp; tối ưu hóa quy mô kết cấu, chế độ chính sách, thúc đẩy quan hệ quân sự - dân sự; xây dựng lực lượng quân sự hiện đại đặc sắc Trung Quốc, có thể giành thắng lợi trong điều kiện chiến tranh tin học hóa; hoàn thiện chế độ quân sự xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc.

Lộ trình cải cách Quân đội Trung Quốc: i) Từ cuối tháng 12/2015: Thực hiện tổ chức biên chế, bố trí nhân sự đối với các cơ quan trực thuộc Quân ủy Trung ương; ii) Từ cuối tháng 01/2016: Thực hiện điều chỉnh, cơ cấu 4 Tổng bộ trước đây (Bộ Tổng Tham mưu, Tổng bộ Chính trị, Tổng bộ Hậu cần và Tổng bộ trang bị) thành Bộ Tham mưu liên hợp và 5 cục (Cục công tác chính trị, Cục quản lý huấn luyện, Cục động viên quốc phòng, Cục bảo đảm hậu cần và Cục phát triển trang bị); iii) Từ tháng 02/2016: Thực hiện cải cách, tổ chức xây dựng 5 Bộ tư lệnh vùng chiến lược, 4 quân chủng và Bộ Tư lệnh bảo đảm chiến lược.

Chương trình cải cách quân đội Trung Quốc được thực hiện trong bối cảnh có nhiều thuận lợi. Ban lãnh đạo mới của Trung Quốc sau Đại hội lần thứ 18 đã đề ra mục tiêu xây dựng Trung Quốc thành một cường quốc quân sự thế giới. Kế hoạch cải cách quân đội theo mô hình phương Tây của ông Tập Cận Bình nhận được sự ủng hộ của đa số quan chức cấp cao trong đảng và quân đội. Tuy nhiên, chương trình cải cách Quân đội Trung Quốc cũng đang và sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Do quy mô điều chỉnh lớn, ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều cơ quan, đơn vị; đội ngũ tướng lĩnh, sĩ quan, nên có thể dẫn đến sự phản ứng trong nội bộ quân đội. Việc cắt giảm 300.000 người, trong đó có khoảng 170.000 sĩ quan từ cấp thiếu úy đến đại tá và 130.000 binh sĩ, làm cho nhiều sĩ quan và binh sĩ mất việc hoặc phải nghỉ hưu sớm, có thể dẫn đến tình trạng bất ổn trong xã hội.  Chương trình cải cách quân đội diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang phải giải quyết nhiều vấn đề kinh tế - xã hội như suy giảm lòng tin của nhân dân vào chính quyền Trung ương; vấn nạn tham nhũng; tình trạng phân hóa giàu nghèo; chênh lệch trình độ phát triển giữa nông thôn và thành thị, giữa miền Đông và miền Tây và các vấn đề an ninh như chủ nghĩa khủng bố cực đoan, phong trào ly khai; xung đột sắc tộc, tôn giáo… làm cho quân đội phải dàn trải các nguồn lực để đối phó.

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh tình hình an ninh khu vực diễn biến phức tạp, chương trình cải cách Quân đội Trung Quốc nhằm hướng tới mục tiêu cường quốc quân sự thế giới sẽ có tác động mạnh đến an ninh khu vực, tạo ra thách thức đối với chiến lược “xoay trục” sang châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ, thách thức địa vị của Mỹ ở khu vực và trên thế giới. Việc Trung Quốc thực hiện cải cách quân đội theo hướng nâng cao năng lực tiến công và mở rộng phạm vi bảo vệ lợi ích quốc gia trên toàn cầu sẽ gây ra nhiều lo ngại cho các nước trong khu vực, nhất là các nước còn tồn tại tranh chấp biên giới lãnh thổ với Trung Quốc.

________

 

[1] Chuyên đề năm 2011- 2012: “Suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc  tận tụy, trung thành của Nhân dân, đời tư trong sáng cuộc sống riêng giản dị”. Chuyên đề năm 2013: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương; nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là lãnh đạo chủ chốt các cấp”. Chuyên đề năm 2014 "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm ".

[2] Riêng các đồng chí thành viên Bộ phận giúp việc Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện việc báo cáo theo Quy chế 04-QC/TU ngày 05-12-2011 và Thông báo 01- TB/BPGV ngày 12-3-2012 về phân công nhiệm vụ các thành viên Bộ phận giúp việc Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh  (gửi kèm Hướng dẫn này).

[3]57 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng  (03/3/1959 - 03/3/2016) và 27 năm Ngày Biên phòng toàn dân (03/3/1989 - 03/3/2016); Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 và Khởi nghĩa Hai Bà Trưng; 41 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum (16/3/1975-16/3/2016); Ngày giổ Tổ Hùng Vương (10-3 âm lịch); 85 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2016) …

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: Giấy phép số 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: Ông Huỳnh Quốc Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
Điện thoại: 0260.3862301
Fax: 0260. 3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Website: http://https://tuyengiaokontum.org.vn/
Văn bản mới

TÀI LIỆU

Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 78 năm Ngày hy sinh của Đồng chí Phan Văn Khoẻ, nguyên Bí thư Xứ uỷ Nam Kỳ

Lượt xem:279 | lượt tải:48

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng

Lượt xem:1011 | lượt tải:176

KH.130.TU

về tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng (Búa liềm vàng) của Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ IV-năm 2024

Lượt xem:27 | lượt tải:11

QĐ.1084.TU

thành lập Ban Tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng (Búa liềm vàng) của Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ IV – năm 2024.

Lượt xem:23 | lượt tải:9

CV.2260.BTGTU

V/v hưởng ứng, tuyên truyền Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024

Lượt xem:167 | lượt tải:51

TÀI LIỆU

giao ban báo chí tháng 02-2024

Lượt xem:164 | lượt tải:40

TÀI LIỆU

gửi kèm Công văn số 2246.BTGTU về phổ biến CT, NQ tháng 02-2024

Lượt xem:253 | lượt tải:126


bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập65
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm59
  • Hôm nay5,404
  • Tháng hiện tại334,493
  • Tổng lượt truy cập29,868,670
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây