Tài liệu sinh hoạt chi bộ tháng 10-2016 

Tài liệu sinh hoạt chi bộ tháng 10-2016

Thứ ba - 27/09/2016 14:01

A. VĂN BẢN MỚI

I. VĂN BẢN CỦA TỈNH

1. Ngày 01/9/2016, UBND tỉnh có Công văn số 2065/UBND-NC triển khai thực hiện công tác phòng, chống mua bán người trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định 2546/QĐ-TTg ngày 31/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020, Kế hoạch số 1765/KH-UBND ngày 03/8/2016 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người” trên địa bàn tỉnh; chủ động xây dựng Kế hoạch triển khai trong phạm vi địa bàn, lĩnh vực quản lý.

Đề nghị Công an tỉnh: Chỉ đạo lực lượng Công an các cấp phối hợp với lực lượng Biên phòng tỉnh đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, nắm chắc tình hình, hoạt động tội phạm mua bán người và các đối tượng khác có liên quan tại các tuyến, địa bàn trọng điểm; thu thập tài liệu, chứng cứ, xác lập chuyên án, tổ chức đấu tranh bóc gỡ triệt để các đường dây tội phạm mua bán người, đưa người xuất cảnh trái phép. Phối hợp chặt chẽ với Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp đẩy mạnh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án mua bán người xảy ra trên địa bàn tỉnh (nếu có); thống nhất lựa chọn vụ án điển hình để xét xử lưu động nhằm răn đe tội phạm và phát động phong trào quần chúng. Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể và UBND các huyện, thành phố tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và người dân tham gia công tác phòng, chống mua bán người.

UBND tỉnh giao Sở thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin, tuyên truyền trên địa bàn tỉnh xây dựng chuyên trang, chuyên mục các tin bài, phóng sự, tăng thời thời lượng, tần suất đưa tin về phòng, chống mua bán người; đẩy mạnh các hoạt động truyền thông tại cộng đồng. Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan triển khai có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là Luật phòng, chống mua bán người, Bộ Luật hình sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan nhằm nâng cao nhận thức cho các các cấp, ngành và người dân chủ động phòng ngừa, tích cực tham gia phòng, chống mua bán người. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức điều tra, rà soát nạn nhân bị mua bán giai đoạn 2011-2015; tổ chức khảo sát, đánh giá các mô hình hỗ trợ nạn nhân bền vững, hiệu quả; xây dựng cơ chế chuyển tuyến nạn nhân và thực hiện quy trình về hỗ trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng...

2. Ngày 5-9-2016, Tỉnh ủy ban hành công văn 179-CV/TU chỉ đạo tăng cường phòng, chống dịch sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn tỉnh. Theo đó Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu:

BCS Đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh phân công 01 Phó Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra các hoạt động phòng, chống dịch, xử lý kịp thời những ổ dịch bệnh phát sinh trên địa bàn; bảo đảm kinh phí cho công tác phòng, chống dịch.

Ngoài ra, chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tích cực phối hợp với MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật diệt lăng quăng, bọ gậy và tổ chức phun hóa chất diệt muỗi, bảo đảm đúng kỹ thuật, hiệu quả; kịp thời phát hiện, xử lý các ổ dịch bệnh, hạn chế thấp nhất tỷ lệ mắc bệnh, khống chế sự lây lan ra diện rộng. Chỉ đạo các cơ sở KCB chuẩn bị đẩy đủ thuốc, phương tiện điều trị để kịp thời tiếp nhận, điều trị sớm cho người bệnh, không để xảy ra trường hợp tử vong do SXH; sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn cho tuyến dưới khi cần.

Ủy ban MTTQVN tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh phát động, chỉ đạo và huy động tối đa lực lượng đoàn viên, hôi viên tích cực tham gia hiệu quả công tác phòng, chống dịch SXH. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thường xuyên định hướng các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường tuyên truyền về các phòng, chống dịch SXH; Ban Chỉ đạo 04 của Tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan nhận kết nghĩa xây dựng xã theo Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy (khóa XV) cử cán bộ xuống xã phối hợp kiểm tra, nắm bắt tình hình dịch SXH, chủ động tham mưu xử lý hiệu quả công tác phòng, chống dịch nhất là công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người bệnh về dịch bệnh. Ban Thường vụ các huyện ủy, thành ủy chỉ đạo toàn diện và huy động toàn bộ hệ thống chính trị khẩn trương thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch.

3. Ngày 12/9/2016, UBND tỉnh ban hành Công văn số 2199/UBND-NNTN chỉ đạo các cơ quan, địa phương triển khai biện pháp tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh, cụ thể:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác đấu tranh, ngăn chặn hoạt động khai thác, vận chuyển, cất giữ, mua bán lâm sản trái pháp luật. Tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, như: Rà soát, kiện toàn Ban chỉ đạo công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tỉnh; chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, truy quét các “đầu nậu”, xử lý nghiêm hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật (đặc biệt là người có thẩm quyền nhưng thiếu trách nhiệm, có tiêu cực, để xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm, tái lấn chiếm đất lâm nghiệp, khai thác trái pháp luật, chống người thi hành công vụ...); phối hợp với UBND các huyện, thành phố đôn đốc các chủ rừng triển khai các biện pháp bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng trên diện tích được giao, xử lý hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền xử lý trách nhiệm của chủ rừng nếu vi phạm; phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng đến nhân dân.

Yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường, chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố kiểm tra, rà soát, toàn bộ diện tích đất rừng bị phá, đất rừng bị lấn chiếm sử dụng sai mục đích tại các Công ty, doanh nghiệp,… kiên quyết xử lý vi phạm, thu hồi theo quy định của pháp luật đối với diện tích đất của các tổ chức, cá nhân vi phạm. Hoàn thành báo cáo UBND tỉnh xem xét trước ngày 15/10/2016.

UBND các huyện, thành phố, tiếp tục rà soát, kiện toàn Ban chỉ đạo công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện, thành phố; chỉ đạo các cơ quan chức năng của huyện tăng cường kiểm tra, truy quét các “đầu nậu”, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng...

4. Ngày 14-9-2016, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy ban hành Hướng dẫn số 10-HD/BTGTU tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946-19/12/2016). Nội dung cụ thể sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhằm ôn lại truyền thống yêu nước và lịch sử vẻ vang, ý chí độc lập tự do, khí phách quật cường của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm; khẳng định chủ trương phát động toàn quốc kháng chiến là quyết định đúng đắn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; qua đó, góp phần củng cố, bồi đắp thêm niềm tin của Nhân dân vào đường lối và sự lãnh đạo của Đảng.

2. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục để khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc; cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc, ý chí cách mạng, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thách thức đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước; nâng cao cảnh giác, chủ động đấu tranh làm thất bại âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.

3. Tuyên truyền Ngày Toàn quốc kháng chiến cần gắn với tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ trong quý IV năm 2016 như: Kỷ niệm 140 năm Ngày sinh quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng, 72 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 27 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân; 85 năm cuộc đấu tranh Lưu huyết tại Ngục Kon Tum và tuyên truyền thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm 2016 và các ngày kỷ niệm của địa phương, đơn vị.

4. Các hoạt động kỷ niệm cần tổ chức trang trọng, xứng với tầm vóc lịch sử của sự kiện nhưng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, tránh phô trương hình thức, tạo được không khí phấn khởi, vui tươi..

II. Nội dung tuyên truyền

1. Bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước dẫn đến chủ trương phát động toàn quốc kháng chiến; nội dung, ý nghĩa Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh; sự lãnh đạo của Đảng phát huy sức mạnh toàn dân tộc đưa cuộc kháng chiến toàn quốc đến thắng lợi; phát huy tinh thần toàn quốc kháng chiến, ý chí bảo vệ độc lập tự do và bài học lịch sử trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

2. Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới; thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử trong 30 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước; kết quả công tác xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân của các cấp, các ngành.

3. Tuyên truyền để Nhân dân hiểu rõ và cảnh giác trước âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị; đồng thời đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, xuyên tạc lịch sử, chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Nhân dân ta.

4. Tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội năm 2016; các phong trào đền ơn đáp nghĩa, hoạt động xã hội từ thiện, giúp nhau làm kinh tế giỏi, xoá đói giảm nghèo; phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc; phát hiện, nhân rộng các nhân tố mới, điển hình tiên tiến trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

5. Tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến như: Lễ kỷ niệm cấp quốc gia được tổ chức tại Thành phố Hà Nội, các hội thảo khoa học, các hoạt động kỷ niệm, văn hóa, văn nghệ, thể thao, thi tìm hiểu… ở các địa phương, đơn vị trong tỉnh.

III. Hình thức tuyên truyền

1. Các huyện, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, UB Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh:

- Chỉ đạo và tổ chức tốt công tác tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến. Tùy theo điều kiện cụ thể để lựa chọn các hình thức kỷ niệm thích hợp như: tổ chức gặp mặt, giao lưu tôn vinh, tri ân người có công với cách mạng; tọa đàm, nói chuyện truyền thống; tham quan di tích lịch sử…Đẩy mạnh các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đồng thời, chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương, đơn vị theo dõi, đôn đốc, kiểm tra nội dung thông tin trên các cụm thông tin cổ động, áp phích, khẩu hiệu đảm bảo tính thời sự và mang ý nghĩa tuyên truyền giáo dục tốt. 

- Phát động, tổ chức các phong trào thi đua, các chương trình hành động lập thành tích chào mừng 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của các ngành, địa phương, đơn vị.

2. Sở Thông tin và Truyền thông:

Tham mưu UBND tỉnh hướng dẫn các cơ quan báo chí và truyền thông của tỉnh, các trang thông tin  điện tử của các sở, ngành, địa phương, đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền về sự kiện và các hoạt động kỷ niệm; theo dõi, kiểm tra, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân biên soạn và phát hành ấn phẩm có nội dung sai lệch, xuyên tạc lịch sử, chống phá Đảng và Nhà, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương

3. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch:

Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc, phòng Văn hoá – Thông tin các huyện, thành phố tổ chức các hoạt động thông tin, cổ động, văn hoá, văn nghệ, thể thao, du lịch, triển lãm, chiếu phim… phục vụ Nhân dân trong đợt kỷ niệm nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng.

4. Hội Nhà báo tỉnh:

Chỉ đạo các chi hội tăng cường hoạt động thông tin, tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến với nhiều hình thức sáng tạo, sinh động, hấp dẫn.

5.  Báo Kon Tum, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh:

- Mở chuyên trang, chuyên mục, dành thời lượng thỏa đáng tuyên truyền sự kiện này; chú trọng nêu gương các anh hùng trong kháng chiến, gương người tốt, việc tốt trong các phong trào thi đua yêu nước hiện nay; đưa tin, phản ánh kịp thời các hoạt động kỷ niệm ở các ngành, địa phương trong tỉnh

- Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh tổ chức tiếp sóng Lễ kỷ niệm cấp quốc gia và phim tài liệu về chủ đề 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến trên kênh VTV1.

6. Ủy ban nhân dân tỉnh:

Đề nghị thông báo cho các cơ quan, đơn vị và Nhân dân treo cờ và khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946- 19/12/2016).

* Thời gian treo cờ và khẩu hiệu: từ ngày 18 đến hết ngày 20-12-2016.

* Khẩu hiệu tuyên truyền:

Để hạn chế tình trạng một số cơ quan, đơn vị chỉ treo 01 khẩu hiệu cho nhiều đợt tuyên truyền, đề nghị UBND tỉnh và các địa phương quy định cụ thể việc treo khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến như sau:

- Treo tại các tuyến đường, nơi công cộng:

+ Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 - 19/12/2016)!

+ Phát huy tinh thần Ngày Toàn quốc kháng chiến, quyết tâm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2016!

+ Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân, mỗi tổ chức, cơ quan, đơn vị!

+ Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng!

+ Tất cả vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh!

+ Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm!

+ Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm!

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!

- Treo tại trụ sở làm việc của các cơ quan, đơn vị:(Sử dụng 1 trong các câu khẩu hiệu từ số 1-3 tại Hướng dẫn này).

5. Ngày 22/9/2016, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1117/QĐ-UBND về việc ban hành Đề án chuyển đổi trồng lúa sang trồng cây hàng năm trên đất trồng lúa thiếu nước tưới vụ Đông Xuân.

Mục tiêu của Đề án nhằm thực hiện đồng bộ các giải pháp, đặc biệt là giải pháp kỹ thuật để chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm và thời vụ trên 1.045,2 ha lúa Đông Xuân có nguy cơ thường xuyên thiếu nước, hạn chế rủi ro sản xuất, nâng cao thu nhập và lợi nhuận trên đơn vị diện tích, khuyến khích phát triển hợp tác liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.

Tổng diện tích chuyển đổi trên địa bàn toàn tỉnh là 1.045,2ha (thành phố Kon Tum 282ha, huyện Đăk Hà 209,3ha, huyện Đăk Tô 161,7ha, huyện Sa Thầy 185ha, huyện Ngọc Hồi 76ha, huyện IaH'Drai 11,2ha và huyện Đăk Glei là 63,3ha).

Đối với xây dựng mô hình điểm và nhân rộng chuyển đổi sang trồng sắn trên diện tích lúa thiếu nước tưới thực hiện theo hình thức có sự tham gia của doanh nghiệp liên kết với nông dân: Trong vụ Đông Xuân 2016-2017, xây dựng mô hình điểm với tổng diện tích chuyển đổi là 394,5 ha (huyện Đăk Hà 94,5 ha, huyện Sa Thầy 100 ha và Thành phố Kon Tum 200 ha); hỗ trợ cho các Hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân (gọi chung là người sản xuất) đăng ký tham gia xây dựng mô hình có diện tích trồng lúa bị thiệt hại sản xuất; hỗ trợ 100% kinh phí giống sắn, 50% phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo định mức, hợp đồng 02 cán bộ kỹ thuật cấp tỉnh và 03 cán bộ kỹ thuật cấp huyện để hỗ trợ chỉ đạo kỹ thuật. Vụ Đông Xuân 2017-2018, nhân rộng mô hình chuyển đổi sang trồng sắn trên diện tích lúa thiếu nước tưới tại huyện Đăk Tô (137,3 ha) và diện tích còn lại của huyện Sa Thầy (85 ha); hỗ trợ cho người sản xuất đăng ký tham gia xây dựng mô hình nhân rộng (trừ đối tượng đã tham gia mô hình vụ Đông Xuân 2016-2017); nội dung hỗ trợ, gồm: hỗ trợ 100% kinh phí giống sắn, 50% phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo định mức, hợp đồng bổ sung 02 cán bộ chỉ đạo thuật cấp tỉnh và 04 cán bộ chỉ đạo thuật cấp huyện.

Đối với diện tích chuyển đổi sang trồng ngô trong vụ Đông Xuân 2016-2017 theo Quyết định 915/QĐ-TTg ngày 2752016 của Thủ tướng Chính phủ là 244,4 ha, thực hiện đến hết vụ Đông Xuân 2017-2018 trên địa bàn toàn tỉnh. Người sản xuất đăng ký chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô trên diện tích đất trồng lúa (trừ diện tích đã tham gia mô hình điểm chuyển đổi sang trồng sắn trên đất ruộng thiếu nước vụ Đông Xuân 2016-2017 và mô hình nhân rộng 2017-2018). Hỗ trợ một lần không quá 3 (ba) triệu đồng/ha chi phí về giống ngô để chuyển đổi (từ nguồn kinh phí Trung ương).

Đối với diện tích chuyển đổi sang trồng rau, đậu, cỏ chăn nuôi trong vụ Đông Xuân 2016-2017 là 184,4 ha. Hỗ trợ một lần chi phí giống cây trồng để chuyển đổi (từ nguồn kinh phí hỗ trợ khôi phục sản xuất của Chính phủ).

Tổng kinh phí thực hiện Đề án là 8.024,4 triệu đồng; phân kỳ thực hiện, cụ thể: năm 2016 là 4.596,5 triệu đồng, năm 2017 là 2.961,3 triệu đồng và năm 2018 là 466,6 triệu đồng

II. VĂN BẢN CỦA TRUNG ƯƠNG

Nghị định số 119/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ về một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu. Nghị định gồm 14 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/10/2016. Một số nội dung chủ yếu của Nghị định:

- Đối tượng áp dụng: Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng ven biển ở Việt Nam.

- Chính sách đầu tư của nhà nước trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ven biển:

(1) Ngân sách các địa phương bảo đảm kinh phí cho quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ven biển theo kế hoạch, dự toán được duyệt và quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, gồm: a) Thống kê rừng, kiểm kê rừng và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; b) Tổ chức giao, cho thuê rừng ven biển; c) Hoạt động của bộ máy Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ven biển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định; d) Tuyên truyền, giáo dục; khuyến lâm; nâng cao năng lực, nhận thức về vai trò, chức năng của rừng ven biển trong ứng phó với biến đổi khí hậu; đ) Nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng ven biển; e) Đầu tư, hỗ trợ kinh phí ngoài mức hỗ trợ và đầu tư từ ngân sách trung ương nêu tại khoản 2, khoản 3 Điều này theo điều kiện thực tế của địa phương.

(2) Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí sự nghiệp kinh tế cho khoán bảo vệ rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên rừng ven biển: a) Mức kinh phí hỗ trợ khoán bảo vệ rừng ven biển tối đa bằng 1,5 lần so với mức bình quân khoán bảo vệ rừng phòng hộ theo quy định hiện hành; b) Mức kinh phí khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 4 triệu đồng/hécta trong thời gian 5 năm (bình quân 800.000 đồng/hécta/năm); c) Kinh phí lập hồ sơ khoán bảo vệ rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên 50.000 đồng/hécta, chỉ thực hiện năm đầu tiên đối với diện tích mới khoán.

(3) Ngân sách trung ương đầu tư phát triển rừng ven biển theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, gồm: a) Điều tra, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ven biển; b) Trồng rừng mới, cải tạo rừng ven biển chất lượng kém không có khả năng phục hồi theo định mức kinh tế kỹ thuật, thiết kế, dự toán được duyệt với thời gian trồng và chăm sóc 5 năm; c) Khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung theo định mức kinh tế kỹ thuật, thiết kế, dự toán được duyệt đối với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng ven biển là rừng tự nhiên chất lượng kém, chưa đủ tiêu chí thành rừng; d) Xây dựng công trình chống sạt lở, gây bồi, tạo bãi để khôi phục, phát triển rừng ven biển trong các dự án lâm sinh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; đ) Xây dựng các công trình, mua sắm trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho hoạt động bảo vệ và phát triển rừng ven biển; e) Công tác quản lý, kiểm tra, nghiệm thu các dự án bảo vệ và phát triển rừng ven biển.

(4) Việc lập, thẩm định, trình phê duyệt các dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng ven biển nêu tại khoản 2, khoản 3 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư công.

B. KẾ HOẠCH SỐ 16 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ HỌC TẬP, QUÁN TRIỆT VÀ TUYÊN TRUYỀN CHỈ THỊ 05

Ngày 16-9-2016, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 16-KH/TU về học tập, quán triệt và tuyên truyền Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Nội dung cụ thể sau:

Thực hiện Hướng dẫn số 08-HD/BTGTW, ngày 19-8-2016 của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ xây dựng Kế hoạch học tập, quán triệt và tuyên truyền Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 03-KH/TW ngày 25-7-2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng "về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” (sau đây viết là Chỉ thị số 05-CT/TW và Kế hoạch số 03-KH/TW), cụ thể như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

- Giúp cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân nắm vững nội dung cơ bản, tư tưởng chỉ đạo tại Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 03-KH/TW của Ban Bí thư Trung ương, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động; đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thành việc tự giác, thường xuyên của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội.

- Các cấp, các ngành thực hiện nghiêm việc tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền Chỉ thị số 05-CT/TW và Kế hoạch số 03-KH/TW, bảo đảm mỗi cán bộ, đảng viên đều được học tập, quán triệt, nắm vững và thực hiện đúng, sáng tạo việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phù hợp điều kiện thực tế của từng địa phương, cơ quan, đơn vị.

II. Tổ chức học tập, quán triệt

1. Đối với cấp tỉnh, cấp huyện: Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến, quán triệt Chỉ thị số 05-CT/TW và Kế hoạch số 03-KH/TW đối với cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện.

1.1. Thành phần, địa điểm

* Đối với cấp tỉnh:

Tại điểm cầu Hội trường Ngọc Linh gồm: Các đồng chí Tỉnh ủy viên khóa XV (trừ các đồng chí đang công tác tại huyện, thành phố); nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy các khóa hiện nghỉ hưu trên địa bàn thành phố Kon Tum; trưởng, phó các ban của HĐND tỉnh; trưởng, phó các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; trưởng, phó các sở, ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể tỉnh; lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh, Văn phòng HĐND tỉnh, Ủy viên UBKT Tỉnh ủy; báo cáo viên Tỉnh ủy.

Đảng ủy viên, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy, báo cáo viên, trưởng, phó các phòng, ban, đơn vị và bí thư, phó bí thư các chi, đảng bộ trực thuộc các Đảng ủy: Công an tỉnh; Bộ đội Biên phòng tỉnh; Khối doanh nghiệp tỉnh.

Tại điểm cầu Hội trường Tỉnh ủy gồm: Đảng ủy viên (trừ các đồng chí là Tỉnh ủy viên), Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy, báo cáo viên, trưởng, phó các phòng, ban, đơn vị và bí thư, phó bí thư các chi, đảng bộ trực thuộc các Đảng ủy: Khối các cơ quan tỉnh, Quân sự tỉnh.

Tại điểm cầu Hội trường Hội đồng nhân dân tỉnh gồm: Ban Giám đốc Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum; Ban Giám hiệu các trường: Chính trị tỉnh (trừ đồng chí Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh), Cao đẳng Sư phạm Kon Tum, Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Kon Tum, Trung học Y tế Kon Tum, Trung cấp nghề; trưởng, phó các khoa của Trường Chính trị tỉnh; lãnh đạo (trưởng, phó) các Hội có tính chất đặc thù (theo Quyết định số 500/QĐ-CT, ngày 19-11-2012 của UBND tỉnh Kon Tum). Trưởng, phó các phòng trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh, Văn phòng HĐND tỉnh và các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy.

* Mời: Phóng viên Báo Kon Tum, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, Phân xã TTX Việt Nam, Thường trú Báo Nhân dân, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam tại Kon Tum, Cổng Thông tin Điện tử của tỉnh đến dự, đưa tin tại các điểm cầu.

* Đối với điểm cầu các huyện, thành phố gồm: Các đồng chí nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy các khóa hiện nghỉ hưu trên địa bàn; các đồng chí cấp ủy viên, phó chủ tịch HĐND, UBND huyện, thành phố; Ủy viên Ủy ban Kiểm tra các huyện ủy, thành ủy; trưởng, phó các ban, ngành, đoàn thể cấp huyện, thành phố; bí thư, phó bí thư tổ chức cơ sở đảng; chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND xã, phường, thị trấn; báo cáo viên các huyện, thành phố (ngoài ra, tùy điều kiện hội trường của địa phương có thể mời mở rộng đến Ủy viên Thường vụ Đảng ủy xã, phường, thị trấn, bí thư chi bộ và hiệu trưởng các trường trung học phổ thông; cán bộ hưu trí nguyên là huyện ủy viên, trưởng, phó các phòng, ban cấp huyện trở lên đã nghỉ hưu trên địa bàn).

1.2. Nội dung:

- Phát biểu khai mạc Hội nghị (Đại diện Thường trực Tỉnh ủy).

- Quán triệt nội dung cơ bản Chỉ thị số 05-CT/TW và Kế hoạch số 03-KH/TW gắn với nói chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (Báo cáo viên Trung ương quán triệt).

- Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Ban thi đua-Khen thưởng tỉnh điều hành).

- Phát biểu bế mạc Hội nghị (Đại diện Thường trực Tỉnh ủy).

1.3. Tài liệu: Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị; Kế hoạch số 03-KH/TW, ngày 25-7-2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

1.4. Thời gian01 ngày, hoàn thành trước ngày 30-9-2016.

2. Các lớp học tập, quán triệt cho đảng viên, cán bộ, công nhân viên chức khối cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp

Các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy căn cứ điều kiện của địa phương, đơn vị mình để xác định hình thức mở lớp phù hợp (có thể mở lớp tập trung hoặc giao cho các chi, đảng bộ cơ sở mở lớp) nhưng phải bảo đảm nội dung, chương trình, thời gian và các yêu cầu theo quy định. Trong đó:

2.1. Thành phầnTất cả đảng viên, cán bộ, công nhân, viên chức các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp cấp tỉnh, cấp huyện.

2.2. Nội dung:

- Quán triệt nội dung cơ bản của Chỉ thị số 05-CT/TW và Kế hoạch số 03-KH/TW.

- Tham gia góp ý vào dự thảo Kế hoạch của cấp ủy cấp mình thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW và Kế hoạch số 03-KH/TW.

2.3. Tài liệu:

- Chỉ thị số 05-CT/TW và Kế hoạch số 03-KH/TW.

- Kế hoạch của cấp ủy thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW và Kế hoạch 03-KH/TW.

2.4. Thời gian0,5 ngày, hoàn thành trước ngày 15-10-2016.

3. Đối với xã, phường, thị trấn: Cấp uỷ tổ chức học tập, quán triệt Chỉ thị số 05-CT/TW và Kế hoạch số 03-KH/TW cho toàn thể đảng viên, quần chúng là cán bộ quân dân chính xã, phường, thị trấn, thôn, làng, tổ dân phố.

- Nội dung và tài liệu: Như hội nghị ở cấp huyện.

- Thời gian: 0,5 ngày, hoàn thành trước ngày 22-10-2016.

4. Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội tỉnh

- Tổ chức học tập, phổ biến nội dung Chỉ thị số 05-CT/TW và Kế hoạch số 03-KH/TW đến toàn thể đoàn viên, hội viên bằng các hình thức phù hợp.

- Thời gian: Hoàn thành trong tháng 10-2016.

III. Công tác tuyên truyền

- Các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường tuyên truyền về Chỉ thị số 05-CT/TW và Kế hoạch số 03-KH/TW bằng các hình thức phù hợp, bảo đảm mọi người dân đều được tiếp cận, nắm được những nội dung cơ bản về học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 

- Báo Kon Tum, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, đài truyền thanh-truyền hình các huyện, thành phố, các tạp chí, bản tin, tập san của các ngành, đoàn thể tỉnh phản ánh kịp thời tình hình triển khai học tập, quán triệt Chỉ thị ở các cấp, các ngành; có các chuyên trang, chuyên mục phù hợp nhằm tuyên truyền kịp thời những nội dung cơ bản của Chỉ thị số 05-CT/TW và Kế hoạch số 03- KH/TW, đăng tải nội dung các chuyên đề học tập và làm theo hằng năm do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn; chú trọng phát hiện và đưa tin, bài về những kinh nghiệm, bài học thực tiễn trong quá trình triển khai thực hiện, những tập thể, cá nhân điển hình trong học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

IV. Tổ chức thực hiện

1. Các huyện uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ căn cứ Kế hoạch này, khẩn trương chỉ đạo việc tổ chức học tập, quán triệt, cụ thể hoá Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị để triển khai thực hiện. Kết thúc đợt học tập, quán triệt, chậm nhất sau 05 ngày làm việc, tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm và báo cáo về Ban Thường vụ Tỉnh uỷ (qua Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ) để theo dõi, chỉ đạo.

2. Giao Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan liên quan chuẩn bị tài liệu, các điều kiện để Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức thành công Hội nghị học tập, quán triệt Chỉ thị số 05-CT/TW, Kế hoạch số 03-KH/TW đối với cán bộ chủ chốt của tỉnh; ghi hình toàn bộ quá trình Hội nghị để lưu làm tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền.

Liên hệ, mời Báo cáo viên Trung ương quán triệt Chỉ thị và nói chuyện chuyên đề về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện; tổ chức đánh giá, tổng hợp kết quả việc học tập, quán triệt, tuyên truyền Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị trong toàn Đảng bộ tỉnh, báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh uỷ để báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương theo yêu cầu.

C. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN

Trong tháng 10-2016, công tác tuyên truyền tập trung vào 02 nội dung trọng tâm sau:

1. Công tác tuyên truyền theo chủ đề, chủ điểm

- Tiếp tục tuyên truyền kết quả sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị  khóa XI; việc triển khai học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị khóa XII, tập trung làm rõ các nội hàm: tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh; biểu dương, nhân rộng các tập thể, cá nhân điển hình trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; cổ vũ cán bộ, đảng viên không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

- Tiếp tục tuyên truyền về các nghị quyết quan trọng được thông qua tại Kỳ họp thứ 2 Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XI; các nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV (Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 19-8-2016 về tiếp tục xây dựng các xã đặc biệt khó khăn trong tình hình mới; Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 23-8-2016 về tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số, giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 24-8-2016 về giảm nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020). Tuyên truyền việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 30-6-2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến trên địa bàn tỉnh; kết quả thực hiện Kết luận số 04-KL/TU, ngày 13-01-2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh.

- Tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm, văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ, các sự kiện chính trị diễn ra trong tháng 10-2016: Ngày giải phóng Thủ đô (10/10); Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10); ngày truyền thống của các ban, ngành, đoàn thể...Tuyên truyền đậm nét Đại hội Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh khoá XIII, nhiệm kỳ 2016 - 2021; các hoạt động kỷ niệm 15 năm Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh; về Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam- Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” (được tổ chức tại tỉnh Kon Tum từ ngày 04 đến ngày 08/10/2016).

- Tuyên truyền về kết quả phát triển kinh tế- xã hội 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ và giải pháp nhằm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016; tăng cường tuyên truyền công tác phòng, chống thiên tai, lũ lụt trong mùa mưa; công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, phát hiện và xử lý các hành vi gian lận thương mại, thực phẩm bẩn, thực phẩm kém an toàn; các giải pháp nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm 2016 trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền quảng bá thương hiệu sâm Ngọc Linh Kon Tum và chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” đối với sản phẩm sâm củ theo chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại Thông báo số 227-TB/TU ngày 30-8-2016. Trong đó, tăng cường quảng bá, khẳng định danh tiếng của sản phẩm sâm Ngọc Linh, những giải pháp nhằm nâng cao sản lượng, duy trì chất lượng và tiếp cận hiệu quả vào thị trường. Từ đó, xây dựng sâm Ngọc Linh thành sản phẩm quốc gia, phát huy được tối đa giá trị, mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp, người dân sản xuất trên địa bàn tỉnh Kon Tum và người tiêu dùng trong cả nước, mở ra triển vọng phát triển ngành chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh phục vụ trong nước và xuất khẩu.

- Tăng cường tuyên truyền phòng, chống dịch sốt xuất huyết theo chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại Công văn số 179-CV/TU ngày 05-9-2016. Trong đó, tập trung tuyên truyền, phổ biến các kiến thức về bệnh sốt xuất huyết, tác hại của dịch bệnh đối với sức khỏe và tính mạng của con người nhằm nâng cao ý thức, phát huy tinh thần trách nhiệm của người dân trong việc phòng, chống dịch, nhất là công tác vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, lăng quăng ngay tại gia đình, cơ quan, đơn vị, ngủ có màn mùng.

2. Công tác tuyên truyền thường xuyên

- Tiếp tục tuyên truyền những nội dung cơ bản, những nhiệm vụ trọng tâm, chỉ tiêu, giải pháp đột phá trong Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; những thành tựu đạt được về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị và đối ngoại của tỉnh, của đất nước trong thời kỳ đổi mới, nhất là thành tựu sau 25 năm thành lập lại tỉnh; kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2016-2020.

- Tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực phát triển kinh tế; xây dựng nông thôn mới; xóa đói giảm nghèo; xây dựng đời sống văn hóa; bảo vệ chủ quyền biển, đảo; bảo vệ an ninh Tổ quốc; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh… Bồi dưỡng, xây dựng các điển hình tiên tiến của địa phương, ngành mình. Phát động phong trào học tập, thi đua với các điển hình tiên tiến trong quá trình triển khai thực hiện, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.

- Tuyên truyền kết quả thực hiện các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội; các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại; phát triển ba vùng kinh tế động lực, các ngành kinh tế mũi nhọn, các sản phẩm chủ lực của tỉnh; tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thích ứng với biến đổi khí hậu; công tác phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm; công tác quản lý bảo vệ tài nguyên, khoáng sản; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông...

- Tăng cường tuyên truyền thông tin đối ngoại; công tác bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo; đấu tranh, phản bác thông tin sai trái, luận điệu xuyên tạc của các phần tử cơ hội và các thế lực thù địch đối với sự nghiệp đổi mới của nước ta. 

D. TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI THÁNG 9 VÀ 9 THÁNG NĂM 2016

1. Tăng trưởng kinh tế (1)

Trong 9 tháng năm 2016, kinh tế nước ta nói chung, tỉnh Kon Tum nói riêng diễn ra trong bối cảnh vẫn còn khó khăn. Tuy nhiên, dưới sự giám sát, chỉ đạo điều hành quyết liệt của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân tỉnh và sự nỗ lực của các cấp, các ngành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tình hình kinh tế trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã đạt được những kết quả tích cực. Ước tính kết quả đạt được trên một số lĩnh vực cụ thể như sau:

- Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 8 tháng năm 2016 là 1.245.583 triệu đồng, đạt 50,84% dự toán.

- Chi ngân sách địa phương 8 tháng năm 2016 là 3.285.100 triệu đồng, đạt 55,29% nhiệm vụ chi.

- Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2016 tăng 3,79% so cùng kỳ.

- Giá trị sản xuất ngành xây dựng 9 tháng năm 2016 theo giá hiện hành đạt 4.596.070 triệu đồng, tăng 26,58% so cùng kỳ.

- Giá trị sản xuất ngành xây dựng 9 tháng năm 2016 theo giá so sánh 2010 đạt 3.341.219 triệu đồng, tăng 26,42% so cùng kỳ.

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ 9 tháng năm 2016 đạt 10.095.111,8 triệu đồng, tăng 12,34% so cùng kỳ.

- Tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng  năm 2016 đạt 54.343,5 ngàn USD tăng 54,41% so cùng kỳ.

- Tổng kim ngạch nhập khẩu 9 tháng năm 2016 đạt 2.381 ngàn USD giảm 71,93% so cùng kỳ.

- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 năm 2016 tăng 0,26% so với tháng trước; tăng 1,75% so với cùng kỳ năm trước; tăng 1,48% so với tháng 12 năm trước; CPI bình quân 9 tháng đầu năm 2016 so với cùng kỳ năm trước tăng 1,13%.

2. Thu chi ngân sách

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 8 tháng năm 2016 là là 1.245.583 triệu đồng, đạt 50,84% dự toán. Trong đó thu từ sản xuất kinh doanh trong nước đạt 1.179.090 triệu đồng, đạt 56,42% dự toán; thu từ doanh nghiệp Nhà nước đạt 346.150 triệu đồng đạt 51,91% dự toán.

Chi ngân sách địa phương 8 tháng năm 2016 là 3.285.100 triệu đồng, đạt 55,29% nhiệm vụ chi và bằng 98,9% so với cùng kỳ. Chi cân đối ngân sách địa phương ước đạt 3.192.540 triệu đồng, đạt 55,22% kế hoạch, bằng 99,13% so với cùng kỳ, trong đó chi đầu tư phát triển đạt 58,47% kế hoạch; chi thường xuyên đạt 55,82% kế hoạch.

3. Đầu tư và xây dựng

a) Ước thực hiện vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 9 tháng năm 2016 là 5.650.740 triệu đồng.

- Phân theo nguồn vốn

Vốn nhà nước trên địa bàn thực hiện là 2.273.473 triệu đồng, chiếm 40,23% trong tổng số nguồn vốn. Trong đó: vốn ngân sách nhà nước 995.290 triệu đồng, chiếm 43.78%; Trái phiếu chính phủ: 426.082 triệu đồng, chiếm 18,74% trong tổng số vốn nhà nước trên địa bàn; Vốn tín dụng đầu tư phát triển 165.579 triệu đồng, chiếm 7,28%; Vốn vay từ các nguồn khác: 391.863 triệu đồng, chiếm 17,24%; Vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước: 287.548 triệu đồng, chiếm 12,65%; Vốn khác: 7.111 triệu đồng, chiếm 0,31% trong tổng số vốn nhà nước trên địa bàn. 

Vốn ngoài nhà nước thực hiện là 3.345.268 triệu đồng, chiếm 59,20% trong tổng số nguồn vốn, chia ra: Vốn của tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước: 1.086.704 triệu đồng, chiếm 32,48 % trong tổng số; Vốn đầu tư của dân cư: 2.258.564  triệu đồng, chiếm 67,52% tổng nguồn vốn.   

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài  thực hiện là 31.999 triệu đồng, chiếm 0,57% trong tổng số nguồn vốn đầu tư phát triển và chủ yếu vốn tự có của doanh nghiệp FDI.        

- Phân theo khoản mục đầu tư

Vốn đầu tư XDCB là  4.545.920 triệu đồng, chiếm 80,45% trong tổng nguồn vốn. Trong đó vốn xây dựng và lắp đặt thực hiện 4.075.297 triệu đồng, chiếm 89,65% trong số vốn đầu tư XDCB.

Vốn đầu tư mua sắm TSCĐ dùng cho sản xuất không qua XDCB là 527.933 triệu đồng, chiếm 9,34% trong tổng nguồn vốn.

Vốn đầu tư sửa chữa lớn, nâng cấp TSCĐ là 185.674 triệu đồng, chiếm 3,29% trong tổng nguồn vốn.

Vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động là 367.245 triệu đồng, chiếm 6,50% trong tổng nguồn vốn.

Vốn đầu tư khác là 23.968 triệu đồng, chiếm 0,42% nguồn trong tổng vốn.

Trong  9 tháng  năm  2016 nguồn vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý  và vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Kon Tum chủ yếu thực hiện các chương  trình mục tiêu, xây dựng cơ sở hạ tầng về lĩnh vực giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế,… trên địa bàn các huyện, thành phố thuộc tỉnh; Một số công trình dự án thuộc  các nguồn vốn chương  trình mục tiêu quốc gia: Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (Chương trình 30a, Chương trình 135);  nguồn vốn đầu tư theo các chương  trình mục tiêu: Chương trình phát triển kinh tế xã hội các vùng; Chương trình đầu tư phát triển lâm nghiệp bền vững; Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư; Chương trình mục tiêu cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo; Chương trình mục tiêu đầu tư cơ sở hạ tầng khu kinh tế ven biển, khu kinh tế  cửa khẩu, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;  Chương trình mục tiêu đầu tư hệ thống y tế địa phương giai đoạn 2016-2020; Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa; Chương trình mục tiêu phát triển hạ tầng du lịch; Chương trình mục tiêu quốc phòng an ninh trên địa bàn trọng điểm...

b) Xây dựng

- Ước giá trị sản xuất ngành xây dựng 9 tháng năm 2016 theo giá hiện hành là 4.596.070 triệu đồng, tăng 26,58% so cùng kỳ. Chia ra:

Nhà nước: 47.505 triệu đồng, giảm 66,26% so cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân giảm là do Doanh nghiệp nhà nước: Công ty xây dựng và quản lý công trình giao thông đã cổ phần hóa không còn vốn nhà nước, nên số liệu của Doanh nghiệp nhà nước thực hiện quý II và ước quý III năm 2016 không có số liệu.

Ngoài nhà nước: 2.406.653 triệu đồng, tăng 9,72% so cùng kỳ năm trước.

Các loại hình khác (Hộ dân cư và xã/phường/thị trấn): 2.141.912 triệu đồng, tăng 65,15% so với cùng kỳ năm trước. Chia ra: Xã, phường/thị trấn: 53.194 triệu đồng, tăng 0,75% so với cùng kỳ năm trước; Hộ dân cư:  2.088.718 triệu đồng, tăng 67,88% so với cùng kỳ năm trước.

- Ước giá trị sản xuất ngành xây dựng 9 tháng năm 2016 theo giá so sánh 2010 là 3.341.220 triệu đồng, tăng 26,42% so cùng kỳ. Chia ra:

Nhà nước: 34.577 triệu đồng, giảm 66,26% so cùng kỳ năm trước.

Ngoài nhà nước: 1.749.620 triệu đồng, tăng 9,59% so cùng kỳ năm trước.

Các loại hình khác (Hộ dân cư và xã/phường/thị trấn): 1.557.023 triệu đồng, tăng 64,94% so với cùng kỳ năm trước, Chia ra: Xã, phường/thị trấn: 38.670 triệu đồng, tăng 0,63% so với cùng kỳ năm trước; Hộ dân cư: 1.518.353 triệu đồng, tăng 67,67% so với cùng kỳ năm trước.

Ước thực hiện giá trị sản xuất 9 tháng năm 2016 tăng 26,58% so cùng kỳ năm trước là do trong 9 tháng các đơn vị hoạt động xây lắp đã tập trung triển khai thi công các công trình trọng điểm được chuyển tiếp từ năm 2015 có vốn đầu tư cao và triển khai  thi công các công trình mới khởi công trong năm 2016.

4. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

a) Nông nghiệp

- Trồng trọt

+ Tổng diện tích gieo trồng (DTGT) cây hàng năm vụ mùa năm 2016 tỉnh Kon Tum ước đạt: 63.780 ha, giảm 0,25% (-158 ha) so vụ mùa năm trước.

Cây lúa DTGT: 16.702 ha, giảm 0,66% (-111 ha) so vụ mùa năm 2015. Trong đó: Cây lúa ruộng diện tích: 12.181 ha, tăng 0,1% (+10 ha) so với vụ mùa năm 2015; Cây lúa rẫy diện tích: 4.521 ha, giảm 2,6% (-121 ha) so với vụ mùa năm 2015. Diện tích gieo trồng cây lúa rẫy giảm do trồng lúa rẫy mang lại hiệu quả kinh tế không cao nên bà con chuyển sang trồng các loại cây khác như bo bo, cà phê.

Cây ngô diện tích: 5.394 ha, giảm 3,11% (-173 ha) so với vụ mùa năm trước.

Cây sắn diện tích: 39.294 ha, giảm 0,49% (-192 ha) so với vụ mùa năm trước.

Rau các loại: 1.123 ha, giảm 0,09% (-1 ha) so với vụ mùa năm trước.

Đậu các loại DTGT: 402 ha, giảm 1,23% (-5 ha) so vụ mùa năm trước.

Cây lạc DTGT: 147 ha, giảm 29,67% (-62 ha) so vụ mùa năm 2015. Diện tích cây lạc giảm do những năm trước nông dân tận dụng diện tích đất cây cao su, cây điều đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản để trồng xen. Năm nay, một phần diện tích cây cao su, cây điều đã khép tán trưởng thành nên diện tích cây lạc giảm mạnh so với năm trước.

+ Diện tích, sản lượng thu hoạch cây lâu năm

Ước tính đến thời điểm ngày 30/9/2016, tổng diện tích cây lâu năm trên địa bàn tỉnh ước đạt 94.745 ha, tăng 1,3% (+1.229 ha) so với năm trước.

Diện tích cà phê ước đạt 16.227 ha, tăng 6,3% (+962 ha) so với năm trước; Trong đó, diện tích cà phê trồng mới là 780 ha, diện tích tăng do kiểm kê đo đạc lại đất là 182 ha. Diện tích cây cao su ước đạt 74.898 ha, tăng 0,16% (+122 ha) so năm trước; Trong đó, diện tích trồng mới cao su trên địa bàn tỉnh là 432 ha, diện tích tổng số tăng (+122) thấp hơn diện tích trồng mới là do công tác kiểm kê đo đạc lại đất và một số diện tích cao su trước đây Nhân dân khai thác không đúng kỹ thuật làm giảm tuổi thọ thời kỳ kinh doanh nên phá bỏ (huyện Kon Rẫy, Ia H’Drai, Sa Thầy, thành phố Kon Tum). Diện tích cao su trồng mới tăng chủ yếu ở các nông trường quốc doanh. Từ đầu năm đến nay giá mủ cao su tuy có tăng nhưng vẫn chưa ổn định nên người dân chưa mạnh dạn đầu tư vào trồng mới cây cao su.

Trong 9 tháng năm 2016, cây cà phê chưa cho sản lượng thu hoạch, sản lượng thu hoạch cây cao su ước đạt 29.369 tấn, tăng 5,15% (+1.439 tấn) so cùng kỳ năm trước, sản lượng thu hoạch tăng chủ yếu do diện tích cho sản phẩm tăng.

- Chăn nuôi

Trong 9 tháng năm 2016 trên địa bàn tỉnh tái phát bệnh Lở mồm long móng (LMLM) gồm 02/10 huyện, thành phố. Từ ngày 06/4/2016 phát hiện một ổ bệnh LMLM trên đàn bò của 01 hộ gia đình thuộc thôn Đông Lốc, xã Đắk Man, huyện Đăk Glei, số gia súc mắc bệnh 05 con bò đã điều trị khỏi; vào ngày 08/8/2016 bệnh LMLM được phát hiện ở 06 hộ Thôn Kon Hra Chót - Phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum, số gia súc bị bệnh 20 con bò đã điều trị khỏi, không có số bò chết hoặc tiêu hủy.

Trong 9 tháng năm 2016 trên địa bàn tỉnh phát hiện dịch cúm gia cầm A/H5N6 tại 02/10 huyện, thành phố (từ ngày 06 - 09/01/2016 tại 02 hộ chăn nuôi thuộc xã Đăk Kan, huyện Ngọc Hồi và từ ngày 09 - 13/01/2016 tại 01 hộ chăn nuôi thuộc xã Đăk Ngọc, huyện Đăk Hà) tổng số gia cầm bệnh: 2.184 con (1.710 con gà, 474 con vịt, ngan); số gia cầm chết: 1.495 con (1.100 con gà, 395 con vịt, ngan); số gia cầm tiêu hủy: 3.144 con (2.280 con gà, 864 con vịt, ngan). Toàn bộ số gia cầm mắc bệnh trên đều chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh cúm; đây là ổ dịch cúm có chủng vi rút lần đầu xuất hiện tại ổ dịch trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Tính đến 12/9/2016 trên địa bàn tỉnh an toàn với các dịch bệnh nguy hiểm.

b) Lâm nghiệp

Ước tính đến thời điểm 30/9/2016, trên địa bàn tỉnh công tác trồng rừng tập trung là 1.246 ha, giảm 15,81% (-234 ha) so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân giảm là do chương trình Dự án phát triển lâm nghiệp (Flitch) trên địa bàn tỉnh năm 2015 đã kết thúc.

Tính đến 13/9/2016, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 4 vụ cháy rừng, với tổng diện tích thiệt hại là 30,5 ha giảm 4 vụ (-3,79 ha) so với cùng kỳ năm trước. Chia ra: 30 ha rừng tự nhiên (01 vụ cháy 1 ha, thiệt hại 40%, 02 vụ cháy 20 ha không gây thiệt hại); 0,5 ha rừng trồng mức độ thiệt hại là 10%. Các vụ cháy rừng trên xảy ra trên các địa bàn huyện Kon Rẫy, Sa Thầy, Ia H’Drai, Ngọc Hồi. 

Tính đến 13/9/2016, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 44 vụ vi phạm phá rừng với diện tích thiệt hại là 12,14 ha, tăng 2 vụ (+8,47 ha) so với cùng kỳ năm trước.

Ước tính tổng lượng gỗ khai thác 9 tháng năm 2016, trên địa bàn tỉnh Kon Tum là 21.726 m3, tăng 5,24% (+1.081 m3) so với cùng kỳ năm trước; Nguyên nhân sản lượng khai thác gỗ tăng là do công tác khai thác chính phẩm của Công ty lâm nghiệp Đăk Tô và khai thác gỗ trên diện tích chuyển đổi xây dựng thủy điện Thượng Kon Tum huyện Kon Plong; chia ra: Khai thác chính phẩm, tận dụng gỗ rừng tự nhiên là: 8.576 m3; khai thác gỗ rừng trồng (chủ yếu rừng nguyên liệu giấy) là 13.150 m3;

Ước tính lượng củi khai thác 9 tháng  năm 2016 là 210.400 ster, tăng 3,40% (+6.913 ster) so cùng kỳ năm trước; bao gồm: Củi tận dụng trên diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng doanh nghiệp khai thác là 2.102 ster; củi các hộ cá thể tự khai thác là 208.298 ster.

c) Thuỷ sản

Diện tích nuôi trồng thủy sản ước tính 9 tháng năm 2016 là 617 ha, tăng 8,2% (+47 ha) so với cùng kỳ năm trước.

Sản lượng sản phẩm thủy sản ước tính là 2.754 tấn, tăng 12,64% (+309 tấn) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:

Sản lượng nuôi trồng nước ngọt ước là 1.665 tấn, tăng 13,50% (+198 tấn) so với cùng kỳ năm trước.

Sản lượng khai thác nước ngọt ước là 1.089 tấn, tăng 11,35% (+111 tấn) so với cùng kỳ năm trước.

Sản lượng sản phẩm thủy sản tăng so với cùng kỳ năm trước do diện tích nuôi trồng tăng và số lồng bè nuôi trồng thủy sản trong kỳ tăng 53,3% (+40 lồng) so với cùng kỳ năm trước.

5. Sản xuất công nghiệp

- Tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp tháng 9 năm 2016

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 9 năm 2016 ước tính tăng 2,88% so cùng kỳ năm trước. Trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,02%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 5,23%; ngành sản xuất và phân phối điện sau nhiều tháng giảm đến tháng này đã tăng 3,04% so cùng kỳ năm trước, nguyên nhân chủ yếu do điện thương phẩm tăng, riêng điện sản xuất trong tháng vẫn còn thấp so cùng kỳ nhưng mức giảm không lớn nên ảnh hưởng không đáng kể đến toàn ngành sản xuất và phân phối điện.

So với tháng trước chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 9/2016 ước tính tăng 18,63%. Nguyên nhân chủ yếu do ngành công nghiệp chế biến tăng, đến tháng 9 các nhà máy trên địa bàn tỉnh đã vào vụ thu mua nguyên liệu để hoạt động sau thời gian nghỉ mùa vụ, lượng tinh bột sắn sản xuất tăng đã làm chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến tăng so tháng trước.

- Tình hình hoạt động  sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2016

Ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2016 tăng 3,79% so cùng kỳ năm trước; Trong đó tăng chủ yếu ở ngành công nghiệp chế biến, chế tạo +9,56%, ngành khai thác cung cấp nước, thu gom và xử lý rác thải tăng 6,03%; ngành công nghiệp khai thác khoáng sản tăng nhẹ +1,97%; riêng ngành sản xuất và phân phối điện giảm tương đối thấp giảm (-6,76%) so cùng kỳ, nguyên nhân chủ yếu do từ những tháng cuối năm trước đến nay trên địa bàn tỉnh tình hình nắng hạn kéo dài, lượng nước ở các sông, hồ giảm thấp nên các đơn vị sản xuất điện chủ động điều tiết giảm công suất hoạt động của các nhà máy nhằm ổn định sản lượng điện sản xuất.

Ước tính một số sản phẩm sản xuất trong 9 tháng  năm 2016 như sau: Đá xây dựng khai thác 438.101 m3, tăng 2,41% so cùng kỳ năm trước; Tinh bột sắn ước tính sản xuất 130.787 tấn, giảm 5,38% so cùng kỳ năm trước; lượng đường sản xuất 14.035 tấn, tăng 20,33% so cùng kỳ năm trước; bàn, ghế ước tính sản xuất 159.446 cái, tăng 12,80% so cùng kỳ, điện sản xuất ước tính 476,23 triệu Kwh, bằng 85,53% so cùng kỳ.

Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 8 năm 2016  giảm 8,87% so cùng kỳ năm trước. Trong đó giảm thấp nhất thuộc nhóm ngành sản xuất chế biến thực phẩm (-26,94%), nguyên nhân chính do sản phẩm tinh bột sắn tiêu thụ chậm; sản phẩm sản xuất thuộc các ngành như sản xuất trang phục, chế biến gỗ, sản xuất bàn, ghế có chỉ số tiêu thụ tăng tương ứng theo sản lượng sản xuất ra; riêng chỉ số tiêu thụ một số sản phẩm phục vụ cho ngành xây dựng có chỉ số tiêu thụ giảm, nguyên nhân chính do thời tiết trong tháng không thuận lợi cho việc thi công các công trình xây dựng nên lượng tiêu thụ giảm.

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thời điểm 01/09/2016 giảm 12,84% so cùng thời điểm tháng trước; Trong đó ngành chế biến thực phẩm có chỉ số giảm thấp nhất (-29,17%), nguyên nhân do Công ty Cổ phần Đường Kon Tum tạm ngừng sản xuất mùa vụ nên lượng tồn kho giảm mạnh, ngành sản xuất tinh bột sắn chỉ số tồn kho giảm 9,98% so tháng trước, tuy nhiên hiện tại thị trường tiêu thụ sản phẩm vẫn còn nhiều khó khăn; các ngành sản xuất khác tình hình tiêu thụ sản phẩm trong tháng tương đối thuận lợi.

So cùng thời điểm năm trước chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 12,45%; Riêng ngành sản xuất tinh bột sắn chỉ số tồn kho tăng cao (-27,82%) do thị trường xuất khẩu khó khăn, ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 34,25% do sản lượng sản xuất tăng, lượng sản phẩm nhập kho cao, trong khi đó hiện một số công trình xây dựng chưa tập trung thi công nên lượng tiêu thụ chậm, các ngành còn lại có chỉ số tồn kho giảm so cùng thời điểm năm trước.

Nhìn chung, tình hình hoạt động sản xuất ngành công nghiệp của các đơn vị, cơ sở trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong 9 tháng năm 2016 hoạt động sản xuất tương đối ổn định, một số nhóm ngành có chỉ số sản xuất tăng cao. Trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo duy trì hoạt động ổn định và phát triển, có mức tăng trưởng khá so cùng kỳ năm trước; năm nay Công ty Cổ phần Đường Kon Tum ngoài nguồn nguyên liệu mía trong tỉnh còn thu mua thêm nguồn nguyên liệu mía ngoài tỉnh để sản xuất, thời gian hoạt động sản xuất kéo dài hơn so với năm trước nên sản phẩm đường sản xuất tăng cao. Ngành sản xuất bàn, ghế đã giảm bớt những khó khăn, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ tương đối thuận lợi hơn. Các ngành sản xuất khác như sản xuất trang phục, chế biến gỗ, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại…tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tương đối ổn định, lượng sản phẩm tồn kho tháng sau có xu hướng giảm so tháng trước. Đối với ngành sản xuất điện, sản lượng điện sản xuất trong 9 tháng năm 2016 giảm thấp so cùng kỳ, nguyên nhân chủ yếu do từ những tháng cuối của năm trước đến nay trên địa bàn tỉnh  nắng hạn kéo dài, lượng nước ở các hồ chứa giảm thấp nên các đơn vị sản xuất điện chủ động điều tiết giảm công suất hoạt động của các nhà máy nhằm ổn định sản lượng điện sản xuất. 

6. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp

Tổng số doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập đến 31/8/2016 là 2.722 DN, vốn đăng ký 14.673 tỷ đồng. Trong đó, đã giải thể 502 DN, vốn giảm do giải thể  3.153 tỷ đồng. Số doanh nghiệp thành lập mới từ đầu năm đến 31/8/2016 là 151 DN, tổng vốn đăng ký 1.174 tỷ đồng. Số doanh nghiệp giải thể trong năm 20DN, Số vốn giảm do giải thể 323 tỷ đồng.

7. Thương mại dịch vụ

a) Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh ước tính tháng 9 năm 2016 đạt 1.088.096,3 triệu đồng, tăng 1,39% so với tháng trước.

Trong tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ, chia ra: Ngành thương nghiệp đạt 898.227,8 triệu đồng, chiếm 82,55% trong tổng mức và tăng 1,47% so với tháng trước; Ngành lưu trú, ăn uống và du lịch đạt 120.764 triệu đồng, chiếm 11,10% trong tổng mức và tăng 0,99% so với tháng trước; Ngành dịch vụ đạt 69.104,5 triệu đồng, chiếm 6,35% trong tổng mức và tăng 1,12% so với tháng trước.

Nguyên nhân tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh tháng này tăng so với tháng trước là do: tháng 9 là tháng vào đầu năm học mới nên nhu cầu mua sắm các mặt hàng đồ dùng học tập, sách, vở ... và quần áo của học sinh tăng. Hơn nữa, trong tháng có Lễ Quốc khánh ngày 2/9 và Tết Trung thu nên sức mua hàng hoá của người dân cũng tăng so tháng trước.

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh ước tính 9 tháng năm 2016 đạt 10.095.111,8 triệu đồng, tăng 12,34% so với cùng kỳ năm trước.

Trong tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ, chia ra: Ngành thương nghiệp đạt 8.348.202 triệu đồng, chiếm 82,70% trong tổng mức và tăng 12,34% so với cùng kỳ năm trước; Ngành lưu trú, ăn uống và du lịch đạt 1.115.444,9 triệu đồng, chiếm 11,05% trong tổng mức và tăng 14,58% so với cùng kỳ năm trước; Ngành dịch vụ đạt 631.464,9 triệu đồng, chiếm 6,25% trong tổng mức và tăng 8,58% so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh 9 tháng năm 2016 tăng so với cùng kỳ năm trước là do: Trong những tháng đầu năm, giá cả nhìn chung ít biến động và phù hợp với thu nhập của số đông người tiêu dùng, một số doanh nghiệp kinh doanh thương mại đã tăng cường triển khai các chương trình khuyến mại đối với một số mặt hàng, thay đổi mẫu mã và nâng cao chất lượng hàng hóa nhằm kích thích lượng tiêu dùng cũng như sức mua của người dân đã làm cho tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tăng.

b) Hoạt động xuất, nhập khẩu

- Xuất khẩu

Ước tính tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tháng 9 năm 2016 đạt 7.091,2 ngàn USD, tăng 18% so với số thực hiện tháng trước. Chủ yếu kinh tế tư nhân thực hiện xuất khẩu. Sản phẩm chủ yếu: Cao su thô 5.252 tấn; Sản phẩm từ gỗ (bàn, ghế các loại) 3.330 cái; gỗ các loại 1.450 m3.

Ước tính tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn 9 tháng đầu năm 2016 đạt 54.343,5 ngàn USD tăng 54,41% so với số thực hiện cùng kỳ năm trước. Chia ra: thành phần kinh tế Nhà nước 760,3 ngàn USD, chiếm 1,4% tổng kim ngạch xuất khẩu; thành phần kinh tế tư nhân 53.583,2 ngàn USD, chiếm 98,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Sản phẩm chủ yếu: Cao su thô 32.454 tấn; Sắn và các sản phẩm từ sắn (Tinh bột sắn) 17.101 tấn; Gỗ xẻ các loại 7.592 m; Dây thun cao su 939,5 tấn; Cà phê nhân 1.098,3 tấn; Sản phẩm từ gỗ (bàn, ghế các loại) 128.536 cái. Bánh kẹo các loại 37,7 tấn; Rau củ quả 60,6 tấn; Ván bóc 259.5 m3; sắt thép 6,2 tấn.

- Nhập khẩu

Ước tính tổng kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn tháng 9 năm 2016 đạt 220 ngàn USD. Chủ yếu kinh tế tư nhân thực hiện nhập khẩu. Sản phẩm chủ yếu: linh kiện máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh.

Ước tính tổng kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn 9 tháng năm 2016 đạt 2.381 ngàn USD giảm 71,93% so với số thực hiện cùng kỳ năm trước. Chủ yếu kinh tế tư nhân thực hiện nhập khẩu. Sản phẩm chủ yếu: Gỗ và sản phẩm từ gỗ (gỗ xẻ và gỗ các loại) 7.107 m3; Khoá thẻ Adel các loại 490 cái; Chất dẻo nguyên liệu (Precipitated Silica) 80 tấn; cà phê nhân 660 tấn; Cao su tổng hợp 23,9 tấn; linh kiện máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh.

c) Vận tải

- Hoạt động vận tải, kho bãi ước tính tháng 9 năm 2016

Doanh thu vận tải, kho bãi ước tính tháng 9 năm 2016 đạt 105.766,48 triệu đồng, giảm 2,42% so với tháng trước, cụ thể như sau:

Vận tải hành khách: Doanh thu ước tính đạt 40.660,75 triệu đồng, giảm      2,1%; Vận chuyển ước tính đạt 782,92 nghìn lượt khách, giảm 2,38%; Luân chuyển ước tính đạt 98.959,83 nghìn lượt khách.km, giảm 1,37%.

Vận tải hàng hoá: Doanh thu ước tính đạt 64.708,78 triệu đồng, giảm 2,61%; Vận chuyển ước tính đạt 778,27 nghìn tấn, giảm 2,56%; Luân chuyển ước tính đạt 38.118,04 nghìn tấn.km, giảm 3,97%.

Hoạt động kho bãi, hỗ trợ vận tải ước tính đạt 396,95 triệu đồng, giảm 4,55%.

Doanh thu vận tải hành khách giảm so với tháng trước là do ảnh hưởng thời tiết và học sinh đã bắt đầu vào năm học mới nên số lượng người đi tham quan, du lịch giảm do đó nhu cầu đi lại của người dân trong tháng giảm. Doanh thu vận tải hàng hoá giảm so với tháng trước là do trong tháng trên địa bàn thời tiết mưa nhiều nên hoạt động vận tải hàng hóa phục vụ ngành xây dựng giảm, bên cạnh đó hoạt động giao thương sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn giảm do chưa đến mùa vụ.

- Hoạt động vận tải, kho bãi ước tính 9 tháng năm 2016

Doanh thu vận tải, kho bãi ước tính 9 tháng năm 2016 đạt 977.065,48 triệu đồng, tăng 12,38 % so với cùng kỳ năm trước, cụ thể như sau:

Vận tải hành khách: Doanh thu ước tính đạt 369.134,03 triệu đồng, tăng 13,11%; Vận chuyển ước tính đạt 7.162,66 nghìn lượt khách, tăng 11,77%; Luân chuyển ước tính đạt 908.557,64 nghìn lượt khách.km, tăng 9,98%.

Vận tải hàng hoá: Doanh thu ước tính đạt 604.231,5 triệu đồng, tăng  11,86%; Vận chuyển ước tính đạt 7.183,45 nghìn tấn, tăng 12,85%; Luân chuyển ước tính đạt 357.988,95 nghìn tấn.km, tăng 14,05%.

Hoạt động kho bãi, hỗ trợ vận tải ước tính đạt 3.699,95 triệu đồng, tăng 19,75% .

8. Giá cả, lạm phát

- Trong tháng 9 năm 2016 chỉ số giá của các nhóm ngành hàng có xu hướng tăng nhẹ so với tháng trước; các loại hàng hóa, dịch vụ đảm bảo cân đối cung - cầu, giá một số hàng hóa thiết yếu tiếp tục ổn định hoặc tăng nhẹ. Nguyên nhân tác động chủ yếu là do giá xăng, dầu trong tháng tăng và do một số mặt hàng tháng trước giảm giá để kích cầu nay giá ổn định tăng nhẹ trở lại.

- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 năm 2016 tăng 0,26% so với tháng trước; tăng 1,75% so với cùng kỳ năm trước; tăng 1,48% so với tháng 12 năm trước; CPI bình quân 9 tháng đầu năm 2016 so với cùng kỳ năm trước tăng 1,13%.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 07 nhóm tăng: nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,08%; nhóm Đồ uống và thuốc lá tăng 0,31%; nhóm May mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,09%; nhóm Nhà ở, điện, nước, chất đốt và Vật liệu xây dựng tăng 0,12%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,01%; nhóm Giao thông tăng 0,37%; nhóm Giáo dục tăng 2,67%. Có 04 nhóm ổn định: nhóm Thuốc và dịch vụ y tế; nhóm Bưu chính viễn thông; nhóm Văn hóa giải trí và du lịch; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác.

- Chỉ số giá vàng và Đô la Mỹ trên địa bàn tỉnh

Giá vàng trong nước biến động theo giá vàng thế giới với xu hướng giảm so với tháng trước, hiện giá vàng 9999 trên địa bàn tỉnh tháng 9/2016 được bán với giá khoảng 3.450.000 đồng/chỉ giảm 0,55% so với tháng trước, tỷ giá USD/VND bình quân giao dịch tại mức 22.140 đồng/USD giảm 0,03% so với tháng trước.

9. Các vấn đề xã hội

a) Đời sống dân cư

-  Đánh giá chung về tình hình biến động đời sống của dân cư

Trong  9 tháng năm 2016, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum tương đối ổn định, tuy giá cả thị trường có tăng nhẹ ở một số mặt hàng tiêu dùng như lương thực, thực phẩm trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Bính Thân, đã làm ảnh hưởng đến đời sống dân cư nhưng không lớn. Song với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND-UBND tỉnh, cùng các ngành, các cấp đã thực hiện chương trình bình ổn thị trường phục vụ Tết Nguyên đán Bính Thân. Tỉnh Kon Tum đã trích từ ngân sách 85 tỷ đồng hỗ trợ các đơn vị dự trữ hàng hóa với các mặt hàng thiết yếu như lương thực (gạo tẻ, gạo nếp, đậu); thực phẩm công nghệ (dầu ăn, mắm, muối, bột ngọt, đường kính, hạt nêm, mì tôm...); thực phẩm chế biến; bánh kẹo, nước ngọt, sữa các loại; thực phẩm tươi sống; trứng gia cầm, nên đời sống dân cư trên địa bàn tỉnh ổn định so với năm trước. Tuy niên, do thời tiết không thuận lợi hạn hán kéo dài và mưa bão bất thường đã phần nào ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, gieo trồng và sinh hoạt của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

- Đời sống cán bộ, công nhân viên chức, người lao động hưởng lương

Những năm qua, các cơ chế, chính sách lao động, tiền lương áp dụng đối với cán bộ, công nhân viên chức, người lao động trong khu vực Nhà nước, ngoài Nhà nước, cũng như khu vực sản xuất kinh doanh và khu vực hưởng lương từ ngân sách Nhà nước luôn được điều chỉnh, bổ sung kịp thời cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, nền kinh tế nước ta nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng có bước phát triển đáng kể, theo đó cơ chế tiền lương, thu nhập của cán bộ, công nhân viên chức, người lao động đã có nhiều thay đổi, dần dần ổn định. Đặc biệt, kể từ tháng 5/2016 thực hiện Nghị quyết số 99/2015/QH13 ngày 11/11/2015 của Quốc hội quy định từ ngày 01/5/2016 điều chỉnh tăng mức lương cơ sở từ 1.050.000 đồng/tháng lên 1.210.000 đồng/tháng (tăng 5,7%), áp dụng cho các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang. Vì vậy, đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang dần được cải thiện hơn so với năm trước.

- Thực trạng đời sống dân cư nông thôn

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 782/QĐ-UBND ngày 18/7/2016, phân bổ 53 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ năm 2016 để 10 huyện, thành phố thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2016. Trong đó, thành phố Kon Tum 2.192 triệu đồng; huyện Đăk Hà 3.686 triệu đồng; Đăk Tô 4.074 triệu đồng; Tu Mơ Rông 8.730 triệu đồng; Ngọc Hồi 5.413 triệu đồng; Đăk Glei 8.730 triệu đồng; Sa Thầy 6.014 triệu đồng; Kon Rẫy 3.942 triệu đồng; Kon Plông 7.760 triệu đồng; Ia H’Drai 2.910 triệu đồng.

Như vậy, đến nay UBND tỉnh đã phân bổ 86 tỷ đồng để thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới của tỉnh (nguồn vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương 33 tỷ đồng và nguồn trái phiếu chính phủ 53 tỷ đồng). Đối với 22 xã điểm, đến nay đã có 09 xã đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới: xã Hà Mòn, xã Đăk Mar, xã Đăk La (huyện Đăk Hà); xã Diên Bình, xã Tân Cảnh (huyện Đăk Tô); xã Đoàn Kết, xã Ia Chim, xã Hoà Bình (thành phố Kon Tum) và xã Sa Sơn (huyện sa Thầy).

Tình hình kinh tế - xã hội nông thôn ngày càng phát triển, chủng loại cây trồng, vật nuôi đa dạng hơn, nhiều sản phẩm nông nghiệp trở thành những hàng hóa xuất khẩu chủ đạo, có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế như: sắn, ngô, cà phê, cao su... Đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận Nhân dân trên địa bàn tỉnh được cải thiện hơn so với năm trước. Song, kinh tế ở nông thôn vẫn là khu vực chậm phát triển, sản xuất nông nghiệp vẫn mang nặng tính chất của nền sản xuất nhỏ, manh mún, tự cung tự cấp nguồn lực lao động, tài nguyên khai thác, sử dụng còn hạn chế. Thu nhập của người dân ở khu vực nông thôn tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn khoảng cách khá xa so với khu vực thành thị, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Nhiều hộ gia đình ở nông thôn tuy đã thoát khỏi hộ nghèo, nhưng thực tế thu nhập chỉ cao hơn mức chuẩn nghèo không đáng kể, tình trạng phân hóa giàu nghèo còn ở mức cao.

Trong 9 tháng năm 2016, tình hình hạn hán kéo dài đã làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của nông dân; giá bán sản phẩm sản xuất hàng nông nghiệp giảm ở một số mặt hàng cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su đã làm ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của nông dân trên địa bàn tỉnh, nhất là những nông dân trồng cây cao su. Song, được sự chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, HĐND - UBND tỉnh, Chính quyền địa phương các cấp, các ngành đã triển khai tốt các biện pháp khắc phục, nhằm ổn định tình hình sản xuất nông nghiệp nên đời sống nông dân vẫn ổn định.

- Giải quyết việc làm

Kết quả triển khai nguồn vốn Quỹ giải quyết việc làm tính đến 15/9/2016 đã giải ngân cho vay số tiền 11.821 triệu đồng, tạo việc làm mới cho 935 lao động. Tổng số lao động được tạo việc làm thông qua chương trình việc làm đến 15/9/2016 là 1.458 lao động (Trong đó, XKLĐ: 24 lao động; Thông qua nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm: 935 lao động; cung ứng lao động thông qua Trung tâm Dịch vụ việc làm: 499 lao động).

Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, từ đầu năm đến 15/9/2016 có 446 người nộp hồ sơ đăng ký Bảo hiểm thất nghiệp, trong đó DTTS 58 người; số người có Quyết định hưởng trợ cấp là 218 người, tổng số tiền chi trợ cấp thất nghiệp từ đầu năm đến nay là: 4.974 triệu đồng.

Từ những chính sách tiền lương và giải quyết việc làm, đời sống của cán bộ, công nhân viên chức và người lao động hưởng lương 9 tháng  năm 2016 được cải thiện hơn so với năm trước.

- Công tác đào tạo nghề: Tiếp tục đào tạo duy trì đào tạo cho 370 học viên, trong đó: Trường Trung cấp nghề đào tạo 349 học viên (163 DTTS); TTDN Măng Đen liên kết với Trường cao đẳng nghề công nghệ - Nông lâm Nam bộ tỉnh Bình Dương đào tạo cho 31 học viên (27 DTTS) nghề Trung cấp chăn nuôi - thú y.

Dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn đến 10/9/2016: Tổ chức đào tạo nghề nông thôn cho 1.023 học viên.

- An sinh xã hội

Nhân dịp Tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016, để Nhân dân trên toàn tỉnh đón Tết vui tươi, an toàn, lành mạnh và tiết kiệm, nhất là những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng chính sách. Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã quan tâm, tổ chức thăm hỏi, động viên và tặng quà cho người nghèo, gia đình chính sách, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và những đối tượng khó khăn… để tất cả mọi người, mọi nhà đều đón Tết cổ truyền của dân tộc trong không khí vui vẻ, đầm ấm.

Thực hiện Quyết định số 102/QĐ-UBND, ngày 29/01/2016 của UBND tỉnh về việc phân bổ hỗ trợ gạo của Chính phủ cho Nhân dân trên địa bàn tỉnh nhân dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016. Sở Lao động-TB&XH phối hợp với Cục dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Tây Nguyên tổ chức giao nhận 376,5 tấn gạo cho các huyện, thành phố. Công ty TNHH Đầu tư - Xây dựng - Thương mại Tiến Dung Kon Tum tổ chức hỗ trợ 04 tấn gạo cứu đói hộ nghèo tại 5 thôn của thị trấn ĐăkGlei, huyện Đăk Glei. Huyện ĐăkGlei xuất nguồn ngân sách huyện mua gạo cứu đói cho 1.145 hộ với 4.717 khẩu, kinh phí 919.815.000 đồng.

Tình hình hỗ trợ cứu đói cho Nhân dân trong đợt hạn hán vừa qua trên địa bàn tỉnh: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã triển khai các huyện, thành phố rà soát hộ có nguy cơ thiếu đói do giáp hạt và hạn hán gây ra trên địa bàn với tổng số: 17.592 hộ với 69.995 khẩu, trong đó đợt I: 7.969 hộ với 31.125 khẩu; đợt II: 9.623 hộ với 38.870 khẩu. Trên cơ sở đó tham mưu UBND tỉnh trình Chính phủ hỗ trợ gạo cứu đói cho số hộ có nguy cơ bị thiếu đói nêu trên và được Chính phủ hỗ trợ: 1.049,925 tấn gạo, trong đó: đợt I là: 466,875 tấn gạo, đợt II: 583,050 tấn gạo.

Tổ chức thăm và tặng 10.223 suất quà cho người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người nghèo và các đối tượng khác với tổng kinh phí là 3.534,471 triệu đồng, trong đó: tặng quà của Chủ tịch nước cho 22 cụ tròn 100 tuổi (22 triệu đồng); tặng quà của UBND tỉnh cho 146 cụ tròn 90 tuổi (58,4 triệu đồng)...

Các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và ngân sách của các huyện, thành phố hỗ trợ, đóng góp, ủng hộ người nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội 23.351 suất quà, trị giá 10.468,87 triệu đồng.

UBND tỉnh phân bổ gần 447 tấn gạo cứu đói trong dịp giáp hạt của Chính phủ cho Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Cục dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Tây Nguyên và Cục Dự trữ khu vực Đà Nẵng tiếp nhận, phân bổ số gạo trên cho các địa phương trong tỉnh để hỗ trợ cho các hộ nghèo có nguy cơ thiếu đói giáp hạt năm 2016.

- Thực hiện chính sách với người có công

Nhân dịp Tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016, UBND tỉnh đã tổ chức thăm và tặng 8.086 suất quà cho các đối tượng là người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí là 1.691,84 triệu đồng, trong đó: UBND tỉnh tổ chức thăm, tặng 90 suất quà với tổng trị giá 45 triệu đồng cho người có công với cách mạng tiêu biểu (500.000 đồng/suất); chuyển 5.730 suất quà của Chủ tịch nước tặng người có công với cách mạng, tổng trị giá 1.160,4 triệu đồng (Mức 400.000 đồng: 78 suất; Mức 200.000 đồng: 5.652 suất); UBND các huyện, thành phố xuất ngân sách tổ chức thăm và tặng 1.688 suất quà cho người có công với cách mạng, tổng trị giá 335,49 triệu đồng; các sở, ngành và đoàn thể trong tỉnh tặng 578 suất quà cho người có công với cách mạng, tổng trị giá 150,95 triệu đồng.

Với truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người có công là một trong những chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước ta. Nhân kỷ niệm 69 năm ngày thương binh liệt sĩ (27/7/2016). UBND tỉnh đã tổ chức thăm tặng quà tại các huyện, thành phố 4.739 suất quà của Chủ tịch nước với kinh phí 961,2 triệu đồng (67 suất quà mức 400.000đ/suất; 4.672 suất quà 200.000đ/suất) ; 93 suất quà của tỉnh  (trị giá 500.000đ/ suất (300.000đ tiền mặt,  200.000đ quy ra quà); 2.292 suất quà từ ngân sách huyện, thành phố với tổng kinh phí 464,320 triệu đồng; vận động nguồn xã hội hóa  được 3.564 suất quà với số tiền 617,920 triệu đồng.

b) Giáo dục

Kết quả học sinh tốt nghiệp phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2015-2016.

- Tiểu học: Tổng số học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học là 10.507 học sinh đạt 98,92%. Trong đó: Nữ 5.210 học sinh đạt 98,75%, dân tộc thiểu số 6.488 học sinh đạt 98,38%.

- Trung học cơ sở: Tổng số học sinh được công nhận tốt nghiệp là 7.774 em đạt 99,06%. Trong đó: Nữ 4.181 học sinh đạt 99,43%; dân tộc thiểu số 4.265 học sinh đạt 97,53%.

- Trung học phổ thông: Tổng số thí sinh dự thi là 3.379 thí sinh. Trong đó nữ 2.067 thí sinh chiếm 61,17%, dân tộc thiểu số 1.242 thí sinh chiếm 36,75% so với tổng số thí sinh dự thi.

Thí sinh tốt nghiệp 3.268 thí sinh đạt 96,71%. Trong đó: Nữ 2.020 thí sinh đạt 97,72%, dân tộc thiểu số 1.175 thí sinh đạt 94,60%.

- Bổ túc trung học phổ thông: Tổng số thí sinh dự thi là 266 thí sinh. Trong đó nữ 128 thí sinh chiếm 48,12%, dân tộc thiểu số 205 em chiếm 77,06% so với tổng số thí sinh dự thi.

Thí sinh tốt nghiệp 161 thí sinh đạt 60,52%. Trong đó: Nữ 77 thí sinh đạt 60,15%, dân tộc thiểu số 118 thí sinh đạt 57,56%.

c) Y tế tháng 02/2016

- Tình hình dịch bệnh trong tháng 8 năm 2016:

Bệnh tay - chân - miệng: Trong tháng, ghi nhận 44 ca mắc mới (Sa Thầy 22, Đăk Glei 15, Đăk Hà 03, TP Kon Tum 01, Đăk Tô 01, Ngọc Hồi 01, Tu Mơ Rông 01), tăng 18 ca so với tháng trước và tăng 39 ca so với tháng 8 năm trước. Lũy tích đến 31/8/2016, ghi nhận 229 ca mắc, tăng 172 ca so với cùng kỳ năm trước, không có tử vong.

Bệnh sốt xuất huyết: Tổng số mắc mới ghi nhận trong tháng 809 ca (TP Kon Tum 341, Đăk Hà 169, Đăk Tô 119, Ngọc Hồi 81, Đăk Glei 44, Sa Thầy 36, Kon Rẫy 12, Kon Plong 04, Tu Mơ Rông 02, Ia H’Drai 01), tăng 119 ca so với tháng trước và tăng 795 ca so với tháng 8 năm trước, có 01 trường hợp tử vong. Lũy tích đến 31/8/2016, ghi nhận 2.386 ca mắc, tăng 2.328 ca (gấp 41,1 lần) so với cùng kỳ năm trước, tử vong 02.

Bệnh thủy đậu: Trong tháng, ghi nhận 11 ca mắc mới (Tu Mơ Rông 06, Sa Thầy 04, Kon Plong 01), giảm 2 ca so với tháng trước và giảm 7 ca so với tháng 8 năm trước. Lũy tích đến 31/8/2016, ghi nhận 612 ca mắc, tăng 48 ca so với cùng kỳ năm trước, không có tử vong.

Bệnh quai bị: Trong tháng, ghi nhận 13 ca mắc mới (Đăk Hà 06, Tu Mơ Rông 03, Ia H’Drai 02, Đăk Tô 01, Kon Tum 01), giảm 8 ca so với tháng trước, giảm 22 ca so với 8 năm trước. Lũy tích đến 31/8/2016, ghi nhận 510 ca mắc, tăng 83 ca so với cùng kỳ năm trước, không có tử vong.

Bệnh Viêm não Nhật Bản: Trong tháng, ghi nhận 03 ca mắc mới (Đăk Hà 01, Tu Mơ Rông 01, Sa Thầy 01), tăng 03 ca so với 8 năm trước. Lũy tích đến 31/8/2016, ghi nhận 04 ca mắc, tăng 4 ca so với cùng kỳ năm trước, không có  trường hợp tử vong.

Sốt rét: Trong tháng, ghi nhận 20 ca mắc mới, giảm 8 ca so với tháng trước và giảm 4 ca so với tháng 8 năm trước. Lũy tích đến 31/8/2016, toàn tỉnh ghi nhận 219 ca mắc, giảm 16,6% so với cùng kỳ năm trước và không có tử vong.

Tổng số bệnh nhân lao mới phát hiện trong tháng 10 bệnh nhân (AFB (+): 3; AFB(-): 5; lao ngoài phổi: 2), giảm 13 bệnh nhân so với tháng trước. Tổng số bệnh nhân tâm thần mới phát hiện 15 người (tâm thần phân liệt: 4; động kinh: 11).

Trong tháng tình hình mắc các bệnh tay - chân - miệng, viêm não Nhật Bản và bệnh sốt xuất huyết tăng so với tháng trước; các bệnh thủy đậu, quai bị giảm so với tháng trước; không ghi nhận mắc mới các bệnh bạch hầu, cúm A (H5N1, H7N9, H1N1) ở người, Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút Corona (MERS-CoV), bệnh do vi rút Zika.

- Phòng chống HIV/AIDS: Trong tháng 8 không ghi nhận trường hợp nhiễm HIV mới, ghi nhận 04 bệnh nhân AIDS, 02 bệnh nhân tử vong. Số lũy tích nhiễm HIV/AIDS tính đến ngày 31/8/2016 là 421 người, trong đó bệnh nhân AIDS 235, tử vong 149. Tổng số bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS đang được điều trị thuốc ARV 94 người (người lớn: 88 và trẻ em: 6),  đang điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone cho 68 bệnh nhân.

- An toàn vệ sinh thực phẩm:  Trong tháng, không ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm, tổng số ca mắc lẻ tẻ là 18 ca, chủ yếu do ăn uống không đảm bảo vệ sinh.

Kiểm tra an toàn thực phẩm tại 132 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn huyện Đăk Hà, Đăk Tô, Kon Plong, trong đó 115 cơ sở đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm chiếm tỷ lệ 87%; kiểm tra hậu kiểm công bố tại 17 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, trong đó số cơ sở đạt tiêu chuẩn là 14, chiếm 82,3%.

- Khám chữa bệnh: Tình hình bệnh nhân đến khám, chữa bệnh trong tháng tăng so với tháng trước và tăng ở tất cả các tuyến; tổng số lượt khám chữa bệnh trên toàn tỉnh 91.033 lượt người, tăng 10,8% so với tháng trước. Số lượt bệnh nhân điều trị nội trú 8.260 lượt người, tăng 7,8% so với tháng trước; công suất sử dụng giường bệnh bình quân của các bệnh viện đạt 103,8% (tháng trước 105%) và Phòng khám Đa khoa khu vực đạt 72,5% (tháng trước 65,2%). Một số bệnh viện quá tải như: Bệnh viện huyện Đăk Tô: 175,7%, bệnh viện huyện  Đăk Glei: 161,5%, bệnh viện huyện Đăk Hà:176%)

- Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em:

Tổ chức Tập huấn về cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em cho các xã ở huyện vùng sâu vùng xa.

Tổ chức giám sát, nâng cao năng lực hoạt động cho cô đỡ thôn bản và một số hoạt động của các chương trình liên quan chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi và các huyện.

Tiêm chủng tính đến 31/8/2016: Tình hình tiêm chủng mở rộng chưa đạt theo tiến độ kế hoạch năm đưa ra: Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm chủng đầy đủ đạt 61,4%; tiêm phòng uốn ván UV2+ (02 mũi trở lên) cho phụ nữ có thai đạt 53,7%; tiêm phòng uốn ván UV2+ cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đạt 50,9%; không có trường hợp nào xảy ra tai biến sau tiêm chủng.

d) Hoạt động văn hóa thể thao

- Văn hóa

Trong 9 tháng năm 2016 tỉnh Kon Tum đã tổ chức nhiều các hoạt động văn hóa văn nghệ chào mừng Kỷ niệm 86 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2016), chào mừng thành công Đại hội XII của Đảng và mừng Xuân Bính Thân 2016 ...

Chương trình biểu diễn nghệ thuật với chủ đề “86 mùa xuân dâng Đảng” vào tối ngày 3/2 tại Quảng trường 16/3.

Tổ chức chương trình lễ hội bắn pháo hoa tại 4 điểm: 01 điểm tại quảng trường 16/3 thành phố Kon Tum, 01 điểm tại quảng trường huyện Đăk Tô, 01 điểm tại trung tâm hành chính mới huyện Ngọc Hồi, 01 điểm tại thôn 2 thị trấn Sa Thầy huyện Sa Thầy.

Phát hành số Tạp chí Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặc biệt chào mừng Xuân Bính Thân 2016 và chào mừng thành công Đại hội XII của Đảng.

Kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ (08/3), 63 năm Ngày truyền thống ngành Điện ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2016); 41 năm ngày giải phóng tỉnh Kon Tum (16/3/1975 - 16/3/2016) và tuyên truyền cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021...

Tổ chức hoạt động trải nghiệm - khám phá di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Kon Tum (trình diễn trò chơi dân gian, chế tác nhạc cụ, các nghề thủ công truyền thống… tại Bảo tàng tỉnh).

Trưng bày 15 tủ sách, với tổng số 510 sách, tài liệu tại Thư viện tỉnh; thực hiện các Đợt phim miễn phí phục vụ Nhân dân từ ngày 18/01/2016 đến ngày 05/02/2016 tại Rạp chiếu bóng 16/3 và chiếu phim phục vụ các xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số và các đồn biên phòng trên địa bàn tỉnh.

Phòng Văn hóa - Thông tin các huyện, thành phố tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật “Mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước, quê hương đổi mới” như: tổ chức “ngày hội bánh chưng xanh vì người nghèo” tại huyện Sa Thầy; Tổ chức lễ Hội chợ Hoa xuân tại thành phố Kon Tum; Tổ chức các trò chơi dân gian tại huyện  Đăk Tô; Tổ chức chương trình hòa nhạc vào đêm Giao thừa và liên hoan văn nghệ các ban nhạc toàn huyện vào đêm mồng 3 Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 tại huyện Sa Thầy; Tổ chức văn nghệ quần chúng với chủ đề: “Mừng Đảng, Mừng Xuân, Mừng đất nước đổi mới” tại huyện KonPlông và huyện Tu Mơ rông; Tổ chức đêm văn nghệ quần chúng và Liên hoan Cồng chiêng- múa xoang và diễn tấu nhạc cụ dân tộc lần thứ II/2016 tại huyện Kon Rẫy; Tổ chức Hội báo Xuân và các chương trình văn nghệ tại Lễ hội đón giao thừa và gặp mặt sinh viên Xuân Bính Thân 2016 tại huyện Đăk Hà; Tổ chức các hoạt động: Hội báo Xuân, đêm văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân, giải thể thao huyện mở rộng đầu xuân Bính Thân tại huyện Ngọc Hồi; Triển khai các hoạt động trò chơi dân gian phối hợp với Đội tuyên truyền lưu động tỉnh tổ chức các chương trình văn nghệ phục vụ cán bộ, chiến sỹ và Nhân dân một số xã trên địa bàn huyện Đăk Glei.

Tổ chức liên hoan nghệ thuật dân gian Tây Nguyên gắn với tuần Văn hóa - Du lịch lần thứ 3 năm 2016. Tham gia liên hoan gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lắk, Đăk Nông, Lâm Đồng. Các tiết mục liên hoan bao gồm: Trình diễn nghệ thuật chỉnh chiêng, giao lưu trình diễn cồng chiêng và các trò chơi dân gian; liên hoan tạc tượng gỗ dân gian; lễ hội đường phố (Carnaval); liên hoan ẩm thực.

Kỷ niệm 41 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2016); ngày Quốc tế lao động 1/5. 

Tiến hành khảo sát văn hoá truyền thống dân tộc B’râu làng Đắk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum; triển khai xây dựng Đề án bảo tồn và phát huy Không gian văn hoá cồng chiêng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016 – 2020.

Đưa đoàn nghệ nhân tham gia các hoạt động chào mừng ngày văn hoá các dân tộc Việt Nam (19/4) tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.

Trong 2 ngày, ngày 7-8 tháng 8 năm 2016 Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức Liên hoan Ca khúc cách mạng tỉnh Kon Tum để chào mừng kỷ niệm 25 năm ngày thành lập lại tỉnh Kon Tum (12/8/1991 - 12/8/2016), 71 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2016) và Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2/9). Tham gia Liên hoan có 11 đoàn với 221 diễn viên đến từ các cơ quan, ban ngành, lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh. Liên hoan ca khúc cách mạng nhằm khẳng định và tôn vinh những thành tựu đạt được của Đảng bộ, quân và dân các dân tộc tỉnh Kon Tum trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội; ca ngợi Đảng, Bác Hồ, người lính và quê hương đất nước; khơi dậy niềm tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam...Ban tổ chức đã trao 39 giải thưởng các loại cho các đoàn tham gia Liên hoan; trong đó có 11 giải tập thể (1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba, 5 giải Khuyến khích), 28 giải tiết mục (5 giải A, 10 giải B, 10 giải khuyến khích, 3 giải phong trào) với tổng giá trị tiền thưởng 31,400 triệu đồng.

Từ ngày 12 đến 18 tháng 8 năm 2016 UBND thành phố Kon Tum phối hợp với Công ty TNHH Hà Thanh Trí tổ chức Hội chợ Giao thương doanh nghiệp Kon Tum năm 2016. Hội chợ được tổ chức với quy mô hơn 200 gian hàng của 90 doanh nghiệp, trong đó Kon Tum có 10 doanh nghiệp tham gia với gần 20 gian hàng. Các mặt hàng được bày bán chủ yếu tại hội chợ lần này là đồ gỗ, may mặc, hoá mỹ phẩm, nông sản, đồ dùng gia đình, giống cây trồng…, hầu hết được sản xuất trong nước. Đây là cơ hội để người dân trên địa bàn tỉnh được tham quan, mua sắm các mặt hàng Việt Nam có chất lượng với giá cả phải chăng; đồng thời cũng là dịp để các doanh nghiệp Kon Tum giao lưu trao đổi, tìm kiếm cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp trong cả nước. Ban tổ chức Hội chợ đã trao 25 suất quà cho các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của Trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ (thành phố Kon Tum), mỗi suất trị giá 400.000 đồng.

- Thể dục, thể thao

Ngày 04 và 05 tết Bính Thân 2016, tổ chức giải đua thuyền độc mộc truyền thống có 81 vận động viên, 40 thuyền của 08 địa phương trong tỉnh tham gia và giải cờ tướng, có 17 vận động viên tham gia và tổ chức bay máy bay mô hình do câu lạc bộ URW Đà Nẵng bay biểu diễn phục vụ Nhân dân trong buổi sáng khai mạc giải (04 tết) tại cầu Đắk La, thành phố Kon Tum.

Tổ chức ngày chạy Olympic, tọa đàm kỷ niệm và Hội thao toàn ngành Văn hóa, Thể thao và du lịch nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngành TDTT (27/3/1946 - 27/3/2016).

Từ ngày 08 đến ngày 10 tháng 6 năm 2016 tỉnh Kon Tum tổ chức giải bóng đá trẻ em nam, nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn lần thứ XVI với 7 đội tham gia (04 đội nam, 03 đội nữ) đến từ Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh, Cơ sở xã hội Vinh Sơn 1, Cơ sở xã hội Vinh Sơn 2 và Trại phong thôn Đăk Kia.

Để tổ chức chào mừng kỷ niệm 25 năm ngày thành lập lại tỉnh Kon Tum (12/8/1991-12/8/2016), 71 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc Khánh 2/9; đồng thời thúc đẩy phong trào rèn luyện TDTT trong cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp Nhân dân theo gương Bác Hồ vĩ đại, tỉnh Kon Tum đã tổ chức Giải bóng chuyền tỉnh Kon Tum lần thứ II-2016. Tham dự giải có 14 đội (9 đội nam và 5 đội nữ) với gần 200 vận động viên đến từ các cơ quan, đơn vị, công ty, lực lượng vũ trang, huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Ngày 28-29/8/2016 Liên đoàn Lao động thành phố Kon Tum tổ chức Hội diễn nghệ thuật quần chúng lần thứ 21. Tham gia Hội diễn có 28 đội với hơn 300 diễn viên đến từ các cơ quan, đơn vị, xã phường trên địa bàn thành phố, với 128 tiết mục thuộc các thể loại ca, múa, tấu… ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi Đảng vinh quang, Bác Hồ kính yêu, ca ngợi truyền thống vẻ vang của giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn.

e) Tai nạn giao thông

- Tình hình  ANTT – ATGT tháng 8/2016

Phạm pháp hình sự: Phát hiện 31 vụ (tăng 05 vụ so với tháng trước). Trong đó: Giết người 02 vụ, trộm cắp tài sản 13 vụ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 02 vụ, cố ý gây thương tích 06 vụ, hiếp dâm 02 vụ (trong đó hiếp dâm trẻ em 01 vụ), đánh bạc 02 vụ, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản 01 vụ, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 01 vụ, cố ý làm hư hỏng tài sản 01 vụ, vận chuyển lâm sản trái pháp luật 01 vụ. Hậu quả: Chết 02 người. Thiệt hại: Mất 01 xe ô tô, 11 xe mô tô, 06 ĐTDĐ, 78.220.000 đồng tiền mặt và một số tài sản khác trị giá khoảng 30.000.000 đồng. Thu giữ 6,282mgỗ các loại, 04 ĐTDĐ và 4.190.000 đồng tiền mặt.

+ Tai nạn giao thông: Xảy ra 02 vụ (giảm 03 vụ so với tháng trước). Hậu quả: Chết 03 người (giảm 03 người), bị thương 01 người (tăng 01 người), hư hỏng 01 xe ô tô, 01 xe mô tô, 01 máy kéo.

Qua công tác tuần tra kiểm soát lực lượng cảnh sát giao thông toàn tỉnh phát hiện 1.861 trường hợp vi phạm Luật giao thông đường bộ; tạm giữ 590 phương tiện, 772 giấy tờ xe các loại; xử phạt hành chính 2.014 trường hợp, thu 946.662.000 đồng nộp ngân sách Nhà nước.

- Tình hình ANTT – ATGT 8 tháng đầu năm 2016

+  Phạm pháp hình sự: Phát hiện 269 vụ. Trong đó: Giết người 05 vụ, cố ý gây thương tích dẫn đến chết người 01 vụ, cố ý gây thương tích 55 vụ, cố ý làm hư hỏng tài sản 06 vụ, cố ý gây thương tích + cố ý làm hư hỏng tài sản 01 vụ, trộm cắp tài sản 111 vụ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 02 vụ, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 04 vụ, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản 01 vụ, cưỡng đoạt tài sản 01 vụ, tàng trữ mua bán trái phép chất ma túy 16 vụ, đánh bạc 19 vụ, gây rối trật tự công cộng 05 vụ, vận chuyển buôn bán hàng cấm 04 vụ, cướp giật tài sản 02 vụ, cướp tài sản 05 vụ, cưỡng đoạt tài sản 02 vụ, trốn khỏi nơi giam giữ 01 vụ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 04 vụ, hiếp dâm 10 vụ (trong đó hiếp dâm trẻ em 06 vụ), giao cấu với trẻ em 04 vụ, môi giới mại dâm 01 vụ, hủy hoại tài sản 07 vụ, tàng trữ  trái phép vũ khí quân dụng 01 vụ, vận chuyển lâm sản trái pháp luật 01 vụ. Hậu quả: Chết 06 người, bị thương 66 người. Thiệt hại: mất 01 xe ô tô, 41 xe mô tô, 01 ti vi, 30 ĐTDĐ, 02 bộ máy tính để bàn, 02 laptop, 4.277.320.000  đồng tiền mặt và một số tài sản khác trị giá khoảng 1.794.734.000 đồng. Thu giữ: 6,282mgỗ các loại, 13 xe mô tô, 23 ĐTDĐ, 01 mã tấu, 3,273 gam  ma túy tổng hợp, 20 gói ma túy, 1,534 gam heroin, 10,45 kg pháo nổ, 1.540 gói thuốc lá, 09 quả pháo, 01 hộp pháo (loại 36 ống) và 79.590.000 đồng tiền mặt.

+ Tai nạn giao thông: Xảy ra 48 vụ. Hậu quả: Chết 50 người, bị thương 39 người, hư hỏng 28 xe ô tô, 56 xe mô tô, 01 máy cày, 01 máy kéo.

Qua công tác tuần tra kiểm soát lực lượng cảnh sát giao thông toàn tỉnh phát hiện 13.077 trường hợp vi phạm Luật giao thông đường bộ; tạm giữ 5.911 phương tiện, 6.555 giấy tờ xe các loại; xử phạt hành chính 14.644 trường hợp, thu 5.226.864.000 đồng nộp ngân sách Nhà nước.

f) Tình hình cháy, nổ và bảo vệ môi trường

- Tình hình cháy, nổ: Trong tháng 8 xảy ra 01 vụ cháy nhà dân tại thành phố Kon Tum. Thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 30 triệu đồng, nguyên nhân do chập điện.  Lũy kế từ đầu năm đến 31/8/2016 toàn tỉnh xảy ra 18 vụ cháy, thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 2.457 triệu đồng.

- Trong 8 tháng năm 2016 toàn tỉnh có 12 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, phạt tiền 12 vụ với số tiền 103,1 triệu đồng, trong đó: Công ty TNHH năng lượng DIC 8 triệu đồng, Công ty TNHH VieetLand 8 triệu đồng, xí nghiệp Lâm Tùng 16,7 triệu đồng, Công ty TNHH Xuân Mai 8,7 triệu đồng thuộc địa bàn thành phố Kon Tum; Công ty TNHH một thành viên Toàn Quân 5 triệu đồng, Chi nhánh Công ty TNHH Thái Dương 5 triệu đồng, doanh nghiệp tư nhân Ba Tê 5 triệu đồng, Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng 5 triệu đồng thuộc địa bàn huyện Sa Thầy; Công ty TNHH một thành viên Đoàn Kết 4,7 triệu đồng thuộc địa bàn huyện Ia H’Drai; Công ty TNHH một thành viên Thiện Chí 29 triệu đồng, Công ty TNHH một thành viên Mạnh Cường 4 triệu đồng, Chi nhánh Minh Trung 4 triệu đồng trên địa bàn huyện Ngọc Hồi...

E. TIN TỨC- SỰ KIỆN

I. TIN TRONG TỈNH

1. Ngày 1-9, UBND tỉnh tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen. Dự Lễ có các đồng chí: Y Mửi- Phó Bí thư Thường Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Hòa- Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thế Hải - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.

Ngày 23/8/2016, UBND tỉnh ban hành Quyết định 915/QĐ-UBND về việc thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen và Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen.

Theo đó, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen có 170ha tại thôn Măng Đen, xã Đăk Long, huyện Kon Plông. Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có chức năng thực hiện các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, đào tạo nhân lực, ươm tạo và phát triển công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp; tổ chức hoạt động dịch vụ giống, vật tư, tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động khác theo quy định; thu hút đầu tư phát triển sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; khởi nghiệp doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng…

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen là đơn vị sự nghiệp công lập có thu trực thuộc UBND tỉnh, đặt tại thôn Măng Đen. Ban quản lý Khu nông nghiệp này có chức năng tổ chức, xây dựng phát triển Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen theo đúng mục tiêu, định hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Quốc gia, của tỉnh.

UBND tỉnh cũng công bố Quyết định 444/QĐ-UBND ngày 23/8/2016 điều động và bổ nhiệm ông Dương Anh Hùng - Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND huyện Kon Plông giữ chức vụ Trưởng ban Quản lý khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen; Quyết định 443/QĐ-UBND ngày 23/8/2016 điều động và bổ nhiệm ông Phạm Thanh - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ giữ chức vụ Phó trưởng Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen; Quyết định 442/QĐ-UBND ngày 23/8/2016 điều động và bổ nhiệm ông Phạm Thanh Vận- Giám đốc Trung tâm dạy nghề Măng Đen giữ chức vụ Phó trưởng Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen. 

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Y Mửi- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy mong các đồng chí được bổ nhiệm nâng cao trách nhiệm, vị trí, chức danh, nhiệm vụ được phân công; nâng cao vai trò nhiệm vụ được Đảng và nhân dân giao phó. Đồng chí nhấn mạnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy có Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 30/6/2016 về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến trên địa bàn tỉnh. Việc phát triển Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen sẽ góp phần vào việc phát triển kinh tế vùng động lực Kon Plông, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo, xây dựng làng nghề, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người dân.

2. Sáng 5-9 cùng với cả nước, lễ khai giảng năm học mới 2016 - 2017 đồng loạt diễn ra trên toàn tỉnh từ 7 giờ 30 phút. Năm học này, toàn tỉnh có khoảng 148.200 học sinh ra lớp với 413 trường học, tăng trên 5.000 em và tăng 8 trường so với cuối năm học trước.

Nhân dịp khai giảng năm học mới, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Văn Hùng đã tới chung vui cùng với thầy và trò trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành.

Trong ngày khai giảng, nhiều đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành, các địa phương cũng tới dự lễ khai giảng năm học mới, chung vui cùng thầy cô và học sinh trong toàn tỉnh. 

Năm học 2016-2017, theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, lễ khai giảng diễn ra đồng loạt, trong không khí vui tươi của ngày hội, lấy học sinh là trung tâm. Lễ khai giảng gồm hai phần: Phần lễ được tổ chức ngắn gọn nhưng đảm bảo trang nghiêm với các nghi thức: Chào cờ, hát Quốc ca (không dùng băng lời bài hát), đọc thư của Chủ tịch nước nhân dịp khai giảng năm học 2016-2017 (Trong thư, Chủ tịch nước căn dặn: Năm học 2016 - 2017, ngành Giáo dục cần tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo. Tập trung phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cường kỷ cương, kỷ luật, quan tâm giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm công dân; chú trọng đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và đối với các đối tượng chính sách; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước). Phần hội tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể, lành mạnh, ấn tượng để ngày khai trường là một ngày trọng đại và thiêng liêng đối với tất cả học sinh, nhất là những học sinh lần đầu đến trường.

Năm học 2016 - 2017, ngành giáo dục tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Trong đó, phương hướng chung là tăng cường kỷ cương, nền nếp và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Giáo dục mầm non chú trọng đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Giáo dục phổ thông chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với xã hội, cộng đồng, khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm sai quy định. Giáo dục đại học và giáo dục chuyên nghiệp chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn với nhu cầu thị trường lao động.

Nhằm đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học mới, ngành GD&ĐT tỉnh đã trích 6 tỷ 300 triệu đồng từ nguồn ngân sách chi thường xuyên cấp cho các trường trực thuộc Sở để chống  xuống cấp cơ sở vật chất và mua sắm bổ sung thiết bị dạy học. Toàn tỉnh hiện có 5.897 phòng học, trong đó có 179 phòng học được xây dựng mới, với tổng kinh phí trên 104 tỷ đồng; có 636 phòng phục vụ học tập, trong đó có 37 phòng được xây dựng mới, với tổng kinh phí trên 35 tỷ 400 triệu đồng. Số lượng và chất lượng đội ngũ nhà giáo đã không ngừng được nâng lên, cơ bản đáp ứng yêu cầu trong quản lý, giảng dạy học sinh ở tất cả các cấp học.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong thời gian tới, ngành tập trung vào một số giải pháp sau đây: Tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; thứ hai là tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức đóng góp cho ngành GD&ĐT; thứ ba là nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý giáo dục, giáo viên để đáp ứng được yêu câu đổi mới; thứ tư là đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển về năng lực và phẩm chất của học sinh, cũng như đổi mới công tác quản lý để đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới.

3. Sáng 6-9, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" giai đoạn 2000-2015.

Sau 15 triển khai thực hiện, Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" trên địa bàn tỉnh đã được đông đảo các tầng lớp nhân dân đón nhận và thực hiện, ngày càng phát triển sâu rộng và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đến nay đã có 92.788/118.732 hộ đăng ký gia đình văn hóa đạt 78%, có 80.115 hộ được xét công nhận gia đình văn hóa, đạt tỉ lệ 69%. Toàn tỉnh có 632/868 khu dân cư đăng ký xây dựng khu dân cư văn hóa, đạt tỷ lệ 73%; có 547/868 khu dân cư đạt danh hiệu khu dân cư văn hóa, đạt tỷ lệ 63%. Đã vận động được 5.159 lượt cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký tham gia thực hiện Phong trào “xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa". 

Phong trào hoạt động thể dục thể thao ở cơ sở từng bước được quan tâm. Phong trào tập luyện thể dục thể thao quần chúng ngày càng được người dân tham gia hưởng ứng, có 25% dân số thường xuyên tập luyện thể dục thể thao; 20% tổng số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao. Số học sinh đạt tiêu chuẩn thể lực là 105.673, đạt tỷ lệ 98,9%; số học sinh không đạt tiêu chuẩn thể lực là 1176, đạt tỷ lệ 1,1%; cán bộ, chiến sỹ tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt 95%; số cán bộ, chiến sỹ đạt tiêu chuẩn “chiến sỹ khỏe” đạt 97,8%; cán bộ, chiến sỹ tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt 99%. Các môn thể thao dân tộc, các phương pháp dưỡng sinh cổ truyền, các trò chơi dân gian được khôi phục và phát triển.

Việc cưới, việc tang, lễ hội ngày càng được tổ chức gọn nhẹ, trang trọng, lịch sự, tiết kiệm, phù hợp với phong tục tập quán của từng địa phương và theo quy định. Đến nay đã tổ chức được 2.088 lượt lễ hội dân gian, 180 lượt lễ hội lịch sử cách mạng, 330 lượt lễ hội khác...  

Bên cạnh kết quả đạt được, qua 15 năm thực hiện Phong trào trên địa bàn tỉnh còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế: Công tác tuyên truyền, vận động thực hiện phong trào chưa được quan tâm thường xuyên. Ý thức chấp hành luật pháp, nhất là chấp hành quy định về trật tự đô thị, nếp sống văn minh công cộng, vệ sinh môi trường, thực hiện quy định về dân số - kế hoạch hóa gia đình của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc xây dựng khu dân cư văn hóa hàng năm. Một số xã đến nay chưa có khu dân cư văn hóa. Hoạt động của Ban chỉ đạo Phong trào một số huyện chưa thường xuyên, sâu sát, chưa có nhiều biện pháp tích cực để thúc đẩy phong trào. Một số huyện còn nhiều lúng túng trong việc triển khai công nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa. Việc phối hợp giữa các cơ quan thành viên Ban chỉ đạo các cấp chưa thường xuyên, chủ yếu là hoạt động của cơ quan thường trực...

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí A Pớt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh ghi nhận và biểu dương thành tích đạt được qua 15 năm triển khai thực hiện Phong trào trên địa bàn tỉnh. Đồng thời khẳng định kết quả này là hết sức cơ bản, đáp ứng yêu cầu của xã hội, góp phần quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh, ổn định tình hình an ninh chính trị trên địa bàn. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Phong trào trong thời gian tới, đề nghị Ban chỉ đạo Phong trào các cấp và các cơ quan, đơn vị liên quan cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm: Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Chương trình của tỉnh về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Tập trung tuyên truyền để cán bộ, đảng viên nâng cao nhận thức, gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện nếp sống văn hoá; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của cấp ủy và hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp, phát huy vai trò chỉ đạo, hướng dẫn của Ban chỉ đạo Phong trào các cấp và sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, tổ chức đoàn thể các cấp và phát huy vai trò của từng gia đình trong việc thực hiện Phong trào. Tập trung huy động mọi nguồn lực cho xây dựng văn hóa. Đẩy mạnh tuyên truyền, tạo cơ chế phát huy ý thức tự nguyện, sức sáng tạo văn hóa trong Nhân dân. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa việc xây dựng các thiết chế văn hóa và hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở. Chú trọng xây dựng văn hóa trong Đảng, đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa ngày càng đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Gắn kết văn hóa với phát triển kinh tế, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh. Thực hiện tốt công tác sơ kết, tổng kết gắn với biểu dương, khen thưởng nhằm kịp thời động viên các tổ chức, cá nhân và rút ra bài học kinh nghiệm để nhân rộng.

Tại Hội nghị, 74 tập thể và 67 cá nhân được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc qua 15 năm thực hiện Phong trào trên địa bàn tỉnh.

4. Sáng 22-9, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm thực hiện Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên (1996-2016).

Dự hội nghị có các đồng chí: A Pớt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Đức Tuy - Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thế Hải - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo các huyện, thành phố.

20 năm qua, tỉnh Kon Tum đã triển khai thực hiện các quy định về đăng ký, quản lý quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật; quy định về lập kế hoạch xây dựng, huy động và tiếp nhận lực lượng  dự bị động viên; tổ chức xây dựng và quản lý các đơn vị dự bị động viên; thực hiện huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên các đơn vị dự bị động viên; công tác Đảng, công tác chính trị trong lực lượng dự bị động viên; bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, tài chính cho xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên; các chế độ chính sách trong xây dựng lực lượng dự bị động viên…

Toàn tỉnh đã có 54/54 đầu mối đơn vị dự bị động viên, đạt 100% kế hoạch giao; chất lượng đúng chuyên nghiệp quân sự là 82% đối với sĩ quan và 81% đối với hạ sĩ quan, binh sĩ; tỷ lệ đảng viên chiếm 9,1%, đoàn viên chiếm 48,8%.

Từ năm 1996 đến tháng 12/2015, toàn tỉnh đã thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên trên 26.000 lượt sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ  dự bị động viên, đạt 83,2% chỉ tiêu; tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ vận hành cơ chế cấp tỉnh 3 lần…

Hội nghị tập trung thảo luận, tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong thực hiện Pháp lệnh như về cơ bản lực lượng  dự bị động viên còn trong độ tuổi lao động nên thường xuyên đi làm ăn xa, vắng mặt dài ngày ở địa phương nên việc đăng ký, quản lý, huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên gặp nhiều khó khăn; một số nội dung, điều khoản, chế độ chính sách đối với lực lượng dự bị động viên chưa sát với thực tế, chưa phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH hiện nay.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Đức Tuy ghi nhận và biểu dương những đóng góp của lực lượng dự bị động viên trong phát triển lực lượng, huấn luyện, diễn tập, tổ chức cứu nạn cứu hộ khi có thiên tai… Đồng chí đề nghị trong thời gian tới các cấp, ngành, địa phương phải khắc phục những yếu kém, tập trung làm tốt công tác xây dựng lực lượng dự bị động viên ngày càng vững mạnh; chú trọng phát triển kinh tế gia đình cho lực lượng này được ổn định, để họ yên tâm định cư tại chỗ, yên tâm tham gia lực lượng dự bị động viên; duy trì chế độ sinh hoạt cho lực lượng này ngày càng hiệu quả. Đặc biệt phải làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, để họ an tâm sẵn sàng động viên khi có tình huống xảy ra.

Hội nghị đã trao Bằng khen của UBND tỉnh cho 3 tập thể và 5 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc phát triển, xây dựng lực lượng  dự bị động viên 20 năm qua.

II. TIN TRONG NƯỚC

1. Chính phủ tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016

Trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm và nhiều rủi ro, trong nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, bão lũ và nhiều sự cố xảy ra, song nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2016 tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả: lạm phát được kiểm soát ở mức thấp (lạm phát 8 tháng tăng 1,81% so với bình quân cùng kỳ năm 2015); tỷ giá và thị trường ngoại tệ diễn biến ổn định, dự trữ ngoại hối tăng; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục tăng cao (8 tháng ước tính đạt 9,8 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2015); khu vực dịch vụ phát triển mạnh (8 tháng, khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt 6452,4 nghìn lượt người, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2015); công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được đẩy mạnh và thu được nhiều kết quả (8 tháng có 73.404 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 19,7% về số doanh nghiệp và tăng 50,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015); an ninh chính trị và trật tự xã hội được bảo đảm;…

Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế-xã hội nước ta còn một số hạn chế, khó khăn: Nợ công cao, xử lý nợ xấu còn chậm; sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ (tổng giá trị thiệt hại do thiên tai trong 8 tháng năm 2016 ước tính gần 8,7 nghìn tỷ đồng); xuất khẩu tăng thấp; tình trạng vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm; buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng còn gây bức xúc cho người dân; diện tích rừng bị cháy và bị chặt phá còn lớn (8 tháng, diện tích rừng bị thiệt hại là 2990 ha, gấp 2,5 lần cùng kỳ năm trước); số hộ, số nhân khẩu thiếu đói tăng (8 tháng tăng 14% so với cùng kỳ năm 2015)…

Để phấn đấu thực hiện được các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2016, Chính phủ yêu cầu:

Một là, các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, tư nhân tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục các mặt còn hạn chế yếu kém; đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành; chú trọng khâu tổ chức thực hiện để các chính sách mới đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả; thực hiện các nhiệm vụ, công việc được giao với trách nhiệm cao nhất gắn với vai trò người đứng đầu, đặc biệt là các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế nêu tại các Nghị quyết của Chính phủ đã đề ra. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan chịu trách nhiệm giải trình trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội và nhân dân nếu các chỉ tiêu thuộc ngành, lĩnh vực không đạt kế hoạch đề ra.

Hai là, các hiệp hội ngành nghề, cộng đồng doanh nghiệp, các doanh nhân và nhân dân tranh thủ thời cơ, khắc phục những khó khăn, thách thức, tổ chức lao động sản xuất, đầu tư, kinh doanh có hiệu quả. Yêu cầu cơ quan quản lý Nhà nước các cấp tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và nhân dân tổ chức sản xuất, kinh doanh, đầu tư hiệu quả, đúng pháp luật; truyền cảm hứng sáng tạo và khởi nghiệp tới các doanh nhân, các nhà đầu tư, khát vọng vươn lên làm giàu cho mình và cho đất nước.

Ba là, đề nghị các cơ quan của Quốc hội, HĐND các địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể, các phương tiện thông tin đại chúng và nhân dân tăng cường giám sát, tích cực phối hợp, tạo sự đồng thuận cao trong việc thực hiện các nhiệm vụ của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương theo luật định. Cơ quan Trung ương, các đoàn thể chỉ đạo tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên cùng quần chúng nhân dân tiếp tục đoàn kết, chung sức, đồng lòng thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2016.

2. Tình hình môi trường biển miền Trung sau vụ Formosa Hà Tĩnh gây ô nhiễm môi trường

Chương trình quan trắc từ tháng 4 đến hết tháng 5 năm 2016 trên phạm vi 8 tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Nam đã góp phần quan trọng vào việc xác định nguyên nhân gây hiện tượng hải sản chết bất thường và tìm ra thủ phạm buộc Công ty Formosa Hà Tĩnh phải nhận lỗi, chấp nhận bồi thường thiệt hại, phục hồi môi trường và xin lỗi Nhân dân và Chính phủ Việt Nam.

Sau sự cố trên, từ tháng 6/2016 đến ngày 11/7/2016, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai các hoạt động điều tra, khảo sát đánh giá mức độ, phạm vi ô nhiễm môi trường, mức độ suy thoái của các hệ sinh thái và sinh vật biển. Theo kết quả phân tích của 1.080 mẫu (tháng 5/2016), 331 mẫu (tháng 6/2016) và 68 mẫu kiểm chứng (tháng 8/2016), đồng thời so sánh, đối chiếu với quy chuẩn Việt Nam cho thấy diễn biến môi trường biển miền Trung ngày một tốt hơn, cụ thể:

- Về diễn biến chất lượng nước biển: cơ bản các thông số lý hóa, dinh dưỡng, kim loại nặng, nhóm hợp chất hữu cơ và tổng Coliform đều nằm trong giới hạn cho phép. Giá trị các thông số sắt, tổng phenol và xyanua biến động theo chiều hướng giảm dần. Cụ thể, đối với sắt, tháng 6-2016 còn 1,8% (tháng 5 là 3,8%); hàm lượng xyanua tháng 6-2016 cao nhất là 0,002 mg/l (tháng 5 là 0,1 mg/l)...

Qua phân tích thông số quan trắc nước biển tại 19 bãi tắm thuộc 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 43:2012/BTNMT- đảm bảo đáp ứng yêu cầu đối với vùng bãi tắm, thể thao dưới nước.

 - Về diễn biến chất lượng trầm tích biển: Về cơ bản các thông số được quy định trong quy chuẩn Việt Nam đều có giá trị nằm trong giới hạn. Hàm lượng tổng phenol có xu hướng giảm rõ rệt, đến tháng 6-2016 chỉ còn khoảng 0,35-1,2 mg/kg (tháng 5 là 6-12,5 mg/kg); hàm lượng xyanua đến tháng 6-2016 giảm xuống khoảng 0,11-0,21 mg/kg (tháng 5 là khoảng 0,16-0,3 mg/kg).

- Diễn biến tồn lưu trong màng bám hệ keo sắt: Hàm lượng phenol trong màng bám hệ keo sắt ở 9 khu vực được khảo sát đã giảm mạnh trong giai đoạn tháng 6 và 7-2016, dao động trong khoảng 0,32-1,75 ppm (tháng 5 là khoảng 3,80-7,79 ppm). Nhiều nơi hàm lượng phenol đã giảm trên 90% so với tháng 4 và 5-2016 (hòn Sơn Dương, Sơn Chà, Chân Mây, Hải Vân, Thừa Thiên Huế).

- Diễn biến các hệ sinh thái: Trong tháng 4 và 5-2016, 100% các rạn san hô trong khu vực khảo sát đều có dấu hiệu bị tẩy trắng, nhóm san hô cành hầu hết bị chết hàng loạt. Sinh vật trên rạn san hô rất nghèo nàn, mật độ cá rất thấp... Đến giai đoạn tháng 6 và 7-2016, không còn xảy ra hiện tượng san hô bị tẩy trắng, đã thấy hiện tượng san hô và cá kích thước nhỏ phục hồi tích cực.

 - Về chất lượng hải sản đánh bắt: Theo số liệu giám sát của Bộ Y tế, từ 28/4 đến 8/8/2016, kết quả kiểm nghiệm đánh giá mức độ an toàn của các mẫu hải sản lấy tại 4 tỉnh miền Trung cho thấy hàm lượng một số chất ô nhiễm trong hải sản đã giảm dần. Tuy nhiên, cần tiếp tục giám sát hải sản đánh bắt tại các vùng biển an toàn đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố.

Mặc dù chất lượng môi trường nước biển và trầm tích biển đã dần hồi phục, các chỉ số trong giới hạn cho phép, đạt quy chuẩn đối với vùng bãi tắm, thể thao dưới nước, nuôi trồng thủy sản và bảo tồn thủy sinh, nhưng sự cố môi trường biển nghiêm trọng vừa qua đã ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất, kinh doanh của người dân các tỉnh miền Trung. Để sớm ổn định cuộc sống nhân dân, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan tiếp tục triển khai khẩn trương và đồng bộ các giải pháp:

Một là, tăng cường công tác tuyên truyền về mức độ an toàn của các vùng biển để người dân và các doanh nghiệp yên tâm ra khơi bám biển, ổn định sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm thủy hải sản.

Hai là, xây dựng và sớm triển khai đề án thiệt hại, bồi thường cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường; tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, của tỉnh, nhất là việc hỗ trợ, chuyển đổi nghề cho bà con ngư dân bảo đảm công khai minh bạch, dân chủ, chính xác, đúng quy định, sát thực tế.

Ba là, tiếp tục giám sát và yêu cầu Công ty Formosa Hà Tĩnh thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trách nhiệm đã cam kết; triển khai lắp đặt hệ thống giám sát môi trường biển tại 4 tỉnh, công khai thông tin chất lượng môi trường; triển khai việc xử lý và phục hồi môi trường biển bị ô nhiễm.

Bốn là, tăng cường giữ gìn an ninh, trật tự xã hội, không để kẻ xấu, các tổ chức phản động lợi dụng xuyên tạc, kích động biểu tình, gây rối làm mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật những tổ chức, cá nhân có sai phạm liên quan đến sự cố môi trường tại các tỉnh miền Trung.

3. Một số kết quả chủ yếu của công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2015 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2016

- Công tác xây dựng ban hành văn bản pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được quan tâm thực hiện, bảo đảm chất lượng, tiến độ và quy trình, nhiều văn bản đã được ban hành. Các cấp, các ngành đã kiểm soát chặt chẽ việc mua sắm tài sản nhà nước; sắp xếp, điều chuyển phương tiện, thiết bị làm việc từ nơi thừa sang nơi thiếu, những nơi sử dụng kém hiệu quả sang nơi sử dụng có hiệu quả hơn.

- Việc phân bổ vốn trong đầu tư xây dựng được thực hiện công khai, minh bạch theo đúng các tiêu chí, định mức quy định. Quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà ở công vụ từng bước đi vào nền nếp; tình trạng quản lý, sử dụng lãng phí, sai mục đích trụ sở làm việc được chấn chỉnh, khắc phục. Năm 2015, cả nước đã thực hiện báo cáo kê khai và đề xuất phương án xử lý đối với gần 154,7 nghìn cơ sở nhà đất (tăng 1.400 cơ sở so với năm 2014); cấp có thẩm quyền đã phê duyệt phương án đối với trên 123,4 nghìn cơ sở. Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cơ bản hoàn thành mục tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội. Năm 2015, cả nước đã đo đạc lập bản đồ địa chính trên 70% tổng diện tích tự nhiên; đã cấp 41,8 triệu Giấy chứng nhận với tổng diện tích hơn 22,9 triệu ha (đạt 94,9% diện tích các loại đất cần cấp và đạt 06,7% tổng số trường hợp sử dụng đất đủ điều kiện cấp giấy.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đã được tăng cường, tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các hành vi tham nhũng, lãng phí, gây thất thoát tiền, tài sản nhà nước. Năm 2015, toàn ngành Thanh tra đã triển khai gần 250,2 nghìn cuộc thanh tra hành chính và thanh tra, kiểm tra chuyên ngành trên các lĩnh vực; kiến nghị xử lý về tài chính gần 109,9 nghìn tỉ đồng và thu hồi gần 16,5 nghìn ha đất.

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2015 còn một số khuyết điểm, hạn chế: Trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước vẫn còn tình trạng vi phạm tiêu chuẩn, định mức, chế độ. Hiệu quả thực hiện một số chương trình mục tiêu quốc gia chưa cao. Tiến độ tái cơ cấu, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước còn chậm; một số bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp chưa chỉ đạo quyết liệt việc triển khai sắp xếp, cổ phần hóa. Tình trạng vi phạm pháp luật, lãng phí đất đai còn xảy ra ở nhiều nơi; việc giao, cho thuê và thu hồi đất không đúng quy định vẫn diễn ra; công tác rà soát, sắp xếp, đổi mới các nông, lâm trường còn chậm. Một số bộ, ngành, địa phương chưa thực sự quyết liệt trong triển khai, thực hiện công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; vẫn còn không ít cơ quan, tổ chức chậm trễ trong việc tổng hợp, báo cáo, đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Phương hướng công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2016: Tiếp tục đẩy mạnh công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội để sử dụng hiệu quả nguồn lực và góp phần tích cực bổ sung nguồn lực thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế, ổn định đời sống, tiêu dùng của nhân dân, bảo đảm an sinh, xã hội.

- Nhiệm vụ công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2016: Tăng cường hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giám sát việc thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Rà soát, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm, hạn chế tối đa những lỗ hổng trong thực thi pháp luật nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà nước, tạo sự thống nhất; biểu dương, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân làm tốt, đồng thời xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu.

4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ của ngành Giáo dục năm học 2015-2016 và nhiệm vụ năm học 2016-2017

- Trong năm 2015 - 2016, việc đổi mới hoạt động dạy học, thi, kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục có chuyển biến tích cực: Việc tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia đã có những điều chỉnh phù hợp hơn, nội dung đề thi chủ yếu trong chương trình lớp 12, có tính phân loại cao, đáp ứng yêu cầu xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển sinh đại học, cao đẳng. Kỳ thi đã diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế, nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng và ủng hộ tích cực của xã hội: Cả nước có 120 cụm thi, với trên 887,4 nghìn thí sinh đăng ký dự thi; tỉ lệ thí sinh dự thi đạt gần 99%; tổng số đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông là 749.020 thí sinh (đạt tỉ lệ 93%).

- Các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, đào tạo được tăng cường: Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý theo hướng tăng cường phân cấp và giao quyền tự chủ, tăng cường quản lý chất lượng và hiệu quả giáo dục; công tác cải cách thủ tục hành chính được triển khai; việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành đạt kết quả bước đầu. So với năm học 2014 - 2015, số lượng trường đạt chuẩn quốc gia ở tất cả các cấp học đều tăng trong năm học 2015 - 2016. Uớc chi ngân sách nhà nước cho toàn ngành giáo dục và đào tạo năm 2016 đạt mức 20% tổng chi ngân sách nhà nước.

- Chất lượng giáo dục, đào tạo được nâng lên: Tính đến hết năm học 2015 - 2016, cả nước có 50/63 tỉnh được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non; 63/63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 và trung học cơ sở mức độ 1. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non, chất lượng giáo dục phổ thông được nâng lên. Chất lượng giáo dục đại học có bước chuyển biến tích cực. Nhiều chương trình đào tạo được các tổ chức kiểm định quốc tế công nhận; hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, dự bị đại học dân tộc tiếp tục được củng cố, phát triển về quy mô, mạng lưới, chất lượng từng bước được nâng cao.

Bên cạnh kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách giáo dục – đào tạo năm 2015 – 2016 còn một số hạn chế, yếu kém: Công tác xây dựng và thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo còn nhiều bất cập, công tác quản lý và chỉ đạo, điều hành hiệu lực, hiệu quả chưa cao. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật còn chậm, phát hiện, điều chỉnh, bổ sung chưa kịp thời, theo dõi, kiểm tra việc thực thi các văn bản chưa triệt để. Việc quy hoạch lại hệ thống giáo dục quốc dân còn chậm; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn nhiều bất cập, trình độ không đồng đều; chất lượng dạy và học ngoại ngữ còn nhiều hạn chế; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước, tình trạng sinh viên tốt nghiệp ra trường không tìm được việc làm còn nhiều. Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống chưa được quan tâm đúng mức, vẫn còn một bộ phận học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật, đạo đức lối sống.

Nhiệm vụ của ngành giáo dục trong năm học 2016-2017: (1) Rà soát, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục; (2) Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; (3) Đẩy mạnh phân luồng và hướng nghiệp; (4) Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ; (5) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; (6) Đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ cho các trường đại học; (7) Tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo; (8) Tăng cường cơ sở vật chất; (9) Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

5. Những tiện ích và hiệu quả của việc bàn giao sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động

Tính đến hết tháng 7 năm 2016, toàn quốc có trên 12 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), số lượng sổ BHXH đã cấp đạt khoảng 98% tổng số lao động tham gia. Để thực hiện công tác bàn giao sổ BHXH cho người lao động quản lý theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 đạt hiệu quả cao, cơ quan BHXH Việt Nam các cấp cần thông tin, tuyên truyền tới người lao động nhận thức rõ những tiện ích của việc bàn giao sổ BHXH về cho người lao động tự quản lý, đó là:

Thứ nhất, trên mỗi quyển sổ BHXH thể hiện thông tin về nhân thân và quá trình đóng tiền BHXH của người lao động sẽ giúp người lao động giám sát được việc đóng nộp tiền BHXH của chủ sử dụng lao động.

Thứ hai, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Trường hợp phát hiện sổ BHXH ghi chưa đúng, nhầm hoặc ghi thiếu các thông tin về nhân thân, quá trình đóng BHXH sẽ kịp thời phản ánh lại với người sử dụng lao động, Công đoàn cơ sở, cơ quan BHXH... để điều chỉnh bổ sung kịp thời cho đúng với các thông tin của người lao động.

Thứ ba, người lao động sẽ biết được đơn vị sử dụng lao động có nợ tiền đóng BHXH của mình hay không; tránh trường hợp người lao động đã chuyển đơn vị khác nhưng không lấy được sổ BHXH hoặc người lao động đến tuổi nghỉ hưu nhưng không được giải quyết chế độ hưu trí do đơn vị chủ quản lao động nợ tiền đóng BHXH, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động.

Thứ tư, cá nhân bảo quản sẽ tốt hơn, tránh được sự nhầm lẫn của người này sang người khác hoặc bị thất lạc.

Thứ năm, giảm nhân lực cho doanh nghiệp trong khâu quản lý sổ BHXH từ đó sẽ giảm chi phí của doanh nghiệp, đây cũng là mục tiêu cải cách thủ tục hành chính của Ngành Bảo hiểm xã hội trong năm 2016.

Thứ sáu, cơ quan BHXH các cấp cùng với chủ sử dụng lao động rà soát lại số lượng lao động, số lượng sổ BHXH đã được cấp và tình trạng của sổ BHXH, thống nhất dữ liệu để làm thẻ BHXH điện tử vào năm 2020.

III. TIN THẾ GIỚI

1. Quan hệ Việt Nam với các nước

- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức nước CHND Trung Hoa từ ngày 10 đến 15/9/2016: Chuyến thăm nhằm tăng cường sự tin cậy chính trị giữa hai nước và tiếp tục khẳng định: Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trước sau như một luôn coi trọng việc củng cố và tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống và đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc; đồng thời, thể hiện vai trò của Việt Nam là một thành viên tích cực và trách nhiệm của Cộng đồng ASEAN trong việc thúc đẩy sự phát triển của Cộng đồng ASEAN nói chung và quan hệ ASEAN - Trung Quốc nói riêng. Hai bên tập trung thảo luận các biện pháp thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển ổn định, lành mạnh trong thời gian tới; nhất trí cùng nhau thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung mà lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước đã đạt được trong thời gian qua, nhất là trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 4-2015) và chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (tháng 11-2015); duy trì gặp gỡ, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, khuyến khích các cấp, các ngành của hai bên tăng cường giao lưu, hợp tác cùng có lợi; tích cực phối hợp giải quyết những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc, đưa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước bước vào giai đoạn phát triển mới, chất lượng, hiệu quả và bền vững; cùng nhau kiểm soát tốt bất đồng trên biển, kiên trì giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và khu vực.

Hai bên đã ký 9 văn kiện hợp tác, trong đó nhấn mạnh Trung Quốc: “sớm triển khai khoản vay bổ sung trị giá 250 triệu USD cho dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh – Hà Đông, bảo đảm tiến độ, chất lượng, đưa công trình này vào sử dụng theo đúng dự kiến”. Trong chuyến thăm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự Lễ khai mạc Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) lần thứ 13 tại Nam Ninh, Quảng Tây và có bài phát biểu quan trọng; tham dự Hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Trung Quốc.

- Tổng thống Pháp Ph.Ô-lăng-đơ thăm cấp Nhà nước Việt Nam từ ngày 05 đến 07/9/2016. Hai bên nhất trí thúc đẩy sớm ký kết và phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên hiệp châu Âu (EVFTA); ký Thỏa ước tín dụng cho Dự án hỗ trợ quản lý nguồn nước và cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu tại các tỉnh Ninh Bình, Hà Tĩnh và thành phố Cần Thơ, đồng thời nhất trí xem xét khả năng Pháp tham gia vào các “dự án xanh” ở Việt Nam về điện mặt trời, năng lượng tái tạo, cải thiện hệ sinh thái, quy hoạch tổng hợp đa ngành thân thiện với môi trường, xây dựng đô thị thông minh. Pháp cam kết tiếp tục duy trì các kênh viện trợ cho Việt Nam với tư cách là nhà tài trợ song phương. Hai bên ra Tuyên bố chung gồm 19 điểm, trong đó dành riêng điểm 18 cho vấn đề biển Đông: “hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực… Sau phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực ngày 12-7-2016, hai bên khẳng định tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), ủng hộ các nỗ lực nhằm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)”.

2. Một số tình hình thế giới đáng chú ý thời gian gần đây

Tình hình bạo động, khủng bố ở khu vực Đông Nam Á thời gian gần đây:

Trong những năm qua, các nước ASEAN đã có nhiều nỗ lực để duy trì hoà bình, ổn định khu vực. Tuy nhiên, thời gian gần đây đã xảy ra liên tiếp các vụ bạo động và khủng bố: Tại Thái Lan, từ ngày 11 đến 12/8/2016 đã liên tiếp xảy ra 8 vụ đánh bom tại tỉnh Trang, miền Nam Thái Lan và khu nghỉ dưỡng Hủa Hỉn, làm ít nhất 4 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Tại In-đô-nê-si-a, tháng 01/2016 đã xảy ra vụ tấn công ở thủ đô Gia-các-ta do tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tiến hành, làm 8 người thiệt mạng. Ngày 05/8/2016, chính phủ In-đô-nê-si-a đã bắt giữ 6 đối tượng liên quan đến âm mưu tấn công Vịnh Marina (Xinhgapo) bằng rocket từ đảo Batam của Inđônêxia. Tại Ma-lai-xi-a: Tháng 6/2016, một vụ nổ đã xảy ra tại câu lạc bộ đêm ở Puchong (Ma-lai-xi-a) khiến 8 người bị thương. Tháng 7/2016, cảnh sát đã bắt giữ 14 người Ma-lai-xi-a bị tình nghi có liên quan đến IS.

Nhận thức sâu sắc về hiểm họa của chủ nghĩa khủng bố, ngày 10/8/2016, tại Bali, In-đô-nê-si-a đã diễn ra Hội nghị quốc tế về chống khủng bố và Hội nghị cấp cao về chống tài trợ khủng bố. Tại Hội nghị đã công bố bản báo cáo về “Nguy cơ khủng bố tại châu Á” trong đó nhấn mạnh việc hợp tác chống khủng bố trong khu vực cần được nâng lên cấp độ mới.

Đánh giá về tình hình bạo động, khủng bố ở khu vực, Việt Nam nêu rõ: “Các nước ASEAN thời gian qua đã có nhiều nỗ lực để duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực và đảm bảo cuộc sống bình yên cho người dân, nhưng Đông Nam Á cũng đang đối diện với nguy cơ tiềm ẩn, trở thành mục tiêu của khủng bố, bạo lực, cực đoan. Với phương châm chủ động phòng ngừa, không để xảy ra khủng bố, Việt Nam chú trọng và nâng cao năng lực phòng, chống khủng bố cho lực lượng chuyên trách; tăng cường công tác quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự, kiểm soát biên giới, cửa khẩu nhằm phát hiện và ngăn chặn các đối tượng khủng bố, nghi khủng bố xâm nhập, ẩn náu và hoạt động thiết lập khủng bố; đồng thời đẩy mạnh quan hệ hợp tác chống khủng bố các nước”.

Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 11 Nhóm 20 nước có nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tổ chức ngày 04 và 05/9/2016 tại thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Với chủ đề “Hướng tới một nền kinh tế thế giới đổi mới, năng động, liên kết và tổng thể”, sau 2 ngày thảo luận, Hội nghị đã đạt được sự đồng thuận về nhiều vấn đề: Tăng cường điều phối chính sách, sáng tạo phương thức tăng trưởng mới; tìm kiếm cơ chế quản lý kinh tế tài chính toàn cầu hiệu quả hơn; thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư và thương mại toàn cầu,... ; nhất trí thúc đẩy xây dựng “Lộ trình sáng tạo tăng trưởng G20”; ban hành “Nguyên tắc chỉ đạo đầu tư toàn cầu G20” và “Chiến lược tăng trưởng thương mại toàn cầu G20”; đưa ra kế hoạch hành động nghị trình phát triển bền vững đến năm 2030 nhằm giải quyết căn bản vấn đề thiếu hụt động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới. Đáng chú ý là, tại Hội nghị này, Trung Quốc và Mỹ đã cùng nộp văn kiện phê chuẩn “Hiệp định Paris” về chống biến đổi khí hậu, tham gia kế hoạch cắt giảm lượng khí thải CO2 đến trước năm 2030. Hy vọng những đồng thuận mà G20 thông qua sẽ là chương trình hành động đối với kinh tế toàn cầu, dẫn dắt con đường tương lai của nền kinh tế thế giới.

3. Một số kết quả Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 28-29 và 9 hội nghị Cấp cao liên quan

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 28-29 và 9 hội nghị Cấp cao liên quan (Hội nghị cấp cao ASEAN với các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc Australia; Ấn Độ, Mỹ, Liên hợp quốc, Hội nghị cấp cao ASEAN+3 và Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 4 (EAS)) tổ chức từ ngày 06 đến 08/9/2016 tại thủ đô Viêng Chăn (Lào).

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 28-29 với chủ đề “Đưa Tầm nhìn thành hiện thực vì một Cộng đồng ASEAN năng động”. Tại các phiên họp, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thảo luận về Kế hoạch tổng thể để triển khai thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 trên cả 3 trụ cột (chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội); thúc đẩy hợp tác với các đối tác bên ngoài ASEAN; về vấn đề biển Đông, tiếp tục bày tỏ quan ngại sâu sắc về các diễn biến gần đây trên Biển Đông, đồng thời ghi nhận quan ngại của một số lãnh đạo về việc tôn tạo, bồi đắp và sự gia tăng các hành động ở khu vực, làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng; tái khẳng định việc cần tăng cường lòng tin, tiến hành kiềm chế và tránh các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC…; ký Tuyên bố về một ASEAN, một ứng phó: ASEAN ứng phó với thảm họa như là một thực thể trong và ngoài khu vực; tiến hành Lễ chuyển giao chức Chủ tịch ASEAN cho Phi-lip-pin trong năm 2017.

Hội nghị cấp cao ASEAN với các đối tác đều khẳng định coi trọng quan hệ với ASEAN, mong muốn tăng cường hợp tác thực chất và toàn diện với ASEAN thông qua nhiều chương trình, sáng kiến và biện pháp cụ thể. Đáng chú ý là, Hội nghị cấp cao ASEAN​-Trung Quốc (lần thứ 19) đạt được nhận thức chung về Biển Đông và thông qua Tuyên bố chung, trong đó tái khẳng định tầm quan trọng của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Tuyên bố chung của các Ngoại trưởng ASEAN và Trung Quốc về thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC; thông qua Bộ quy tắc ứng xử nhanh, tránh va chạm bất ngờ trên biển (CUES) và Tài liệu hướng dẫn vận hành đường dây nóng giữa các nhà lãnh đạo cao cấp của Bộ Ngoại giao các nước trong ASEAN và Trung Quốc về ứng phó với các sự cố khẩn cấp trên Biển Đông.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự hội nghị lần này. Đoàn Việt Nam đã tích cực tham gia xây dựng các văn kiện cho các hoạt động của ASEAN… đóng góp trách nhiệm chung vào thành công của các hội nghị. Tại tất cả 11 Hội nghị Cấp cao, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đều có phát biểu, chia sẻ các đánh giá và đề xuất các phương hướng và biện pháp thiết thực để làm sâu sắc hơn hợp tác ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác, cũng như quan điểm của Việt Nam về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Liên quan đến vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ Việt Nam chia sẻ lo ngại sâu sắc của khu vực và quốc tế về những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông, nhấn mạnh Việt Nam ủng hộ những nỗ lực thúc đẩy tình hình ở Biển Đông chuyển biến theo hướng có lợi cho hòa bình, hợp tác và phát triển, đề nghị  mong các đối tác tiếp tục đóng góp tích cực cho việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, thúc đẩy các bên tự kiềm chế, không tiến hành các hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, tuân thủ các nguyên tắc và thủ tục của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý.

4. Một số nét mới về cuộc cạnh tranh gây ảnh hưởng trên toàn cầu của Trung – Mỹ hiện nay

Giấc mộng Trung Hoa chạy đua với giấc mơ Mỹ

Cạnh tranh chiến lược Trung - Mỹ đã bước vào thời kỳ mới: “Giấc mơ” Mỹ về sứ mệnh lãnh đạo thế giới đang phải đối diện với “Giấc mộng” phục hưng Trung Hoa, Trung Quốc đang tìm mọi cách để trở thành cường quốc lãnh đạo châu Á và thế giới, trong đó có mục tiêu cường quốc biển. Để đạt được mục tiêu này, Trung Quốc đã triển khai thực hiện nhiều chính sách, yêu sách và trên thực tế đã đạt được trên một số lĩnh vực: về kinh tế, năm 2010, Trung Quốc chính thức vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Về mưu đồ độc chiếm biển Đông, năm 2009, Bắc Kinh đã trình lên Liên Hợp quốc yêu sách vô lý về cái gọi là “Đường lưỡi bò” (chiếm 86% diện tích Biển Đông với gần 3,7 triệu km2), có tầm chiến lược quan trọng đặc biệt, làm bàn đạp tiến ra đại dương để từng bước đẩy Mỹ ra khỏi Tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên, yêu sách này đã bị Phi-lip-pin kiện và Tòa trọng tài Thường trực đã bác bỏ. Đồng thời Mỹ tăng cường gây sức ép, yêu cầu Trung Quốc thực thi các phán quyết của Tòa.

Về phía Mỹ, cuối năm 2011, họ tuyên bố triển khai chính sách “Xoay trục/Tái cân bằng” (XT/TCB) với 5 trụ cột, trong đó đáng chú ý là chuyển hướng sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Để đối phó với chính sách XT/TCB của Mỹ, cuối năm 2013, Bắc Kinh công bố Đại dự án “Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa trên bộ và Con đường tơ lụa trên biển” (Nhất Đới, Nhất Lộ) nhằm kết nối Trung Quốc với Trung Á, Nam Á, Trung Đông, châu Âu và châu Phi. Ngoài ra, Mỹ triển khai thực hiện thuyết “Mỹ tâm” thì Trung Quốc cũng có thuyết “Hoa tâm”; Bắc Kinh đang phát huy ảnh hưởng quốc tế bằng “sức mạnh mềm”, trong đó có việc xây dựng Viện Khổng Tử ở nước ngoài (475 trung tâm Khổng Tử hoạt động ở 120 nước), thì ngay lập tức Mỹ tăng cường chi (666 triệu USD trong năm 2014) vào công tác ngoại giao công chúng để gây ảnh hưởng bằng sức mạnh mềm.

Cạnh tranh trong việc xây dựng và phát huy sức mạnh các thể chế kinh tế

Tháng 11-2014, tại Hội nghị APEC, Bắc Kinh (chủ nhà) đã đưa ra hai sáng kiến quan trọng: đề xuất thiết lập Khu vực thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP) để cạnh tranh với TPP do Mỹ chủ đạo; thành lập Ngân hàng đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) (trụ sở đặt ở Trung Quốc và Chủ tịch HĐQT là người Trung Quốc). Đáng chú ý là, một số đồng minh của Mỹ như Anh, Pháp, Đức cũng tham gia là thành viên sáng lập và đã góp 50 tỉ USD trong tổng số vốn ban đầu 100 tỉ USD. Việc Trung Quốc thành lập Ngân hàng này với mục tiêu chiến lược nhằm cạnh tranh với Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đang do Mỹ và Nhật Bản chi phối. Ngoài Ngân hàng AIIB, Trung Quốc còn góp 41 tỉ USD ở Ngân hàng Phát triển mới (NDB) của khối BRICS và xây dựng Quỹ con đường tơ lụa trên biển khoảng 40 tỉ USD.

Có thể thấy là Bắc Kinh đang thực hiện cách tiếp cận hai lộ trình song song hỗ trợ lẫn nhau: một mặt, không tìm cách phá vỡ hệ thống toàn cầu, tích cực tham gia thể chế hiện hành như WB, WB và IMF (cuối 2015, đồng nhân dân Tệ đã được đưa vào giỏ các đồng tiền dự trữ quốc tế); và mặt khác, tận dụng mọi cơ hội để tạo ra các thể chế mới để cạnh tranh với Mỹ.

Cạnh tranh về chiến lược an ninh, quốc phòng

Trung Quốc xác định chính sách thương mại cũng là một phương diện trong chính sách an ninh và họ đã thu được những kết quả tích cực. Thương mại của Trung Quốc năm 2013 đạt 4,2 nghìn tỉ USD bằng GDP năm 2007, FDI tăng 40 lần từ 2002 tới 2013 và đưa Trung Quốc lên vị trí thứ ba sau Mỹ và Nhật Bản; thúc đẩy nhanh việc triển khai Dự án “Nhất Đới Nhất Lộ” (Con đường tơ lụa trên đất liền và Con đường tơ lụa trên biển). Dự án không chỉ tác động đến nền kinh tế của hơn 26 quốc gia và vùng lãnh thổ với khoảng 4,4 tỉ người (63% dân số thế giới), mà còn tạo dựng hai vành đai an ninh (kinh tế, quân sự) xuyên qua và bao quanh đại lục Âu - Á để cạnh tranh với các liên minh quân sự của Mỹ. 

Về chiến lược quân sự, Sách trắng quốc phòng 2015 còn nêu rõ định hướng Trung Quốc trong thời kỳ chiến lược mới, “chuẩn bị cho cuộc chiến quân sự”, cần phải nhận thức rõ là “không gian vũ trụ và không gian mạng đã trở thành vị trí chỉ huy mới cao nhất trong cạnh tranh chiến lược giữa các bên” và tìm cách “hoàn thiện cảnh báo chiến lược sớm” cho các lực lượng hạt nhân của Trung Quốc. Trung Quốc đang phấn đấu để đạt tới lợi thế ngang bằng trong cạnh tranh chiến tranh vũ trụ và chiến tranh hạt nhân với cả Mỹ và Nga.

Do sự phụ thuộc qua lại về nhiều mặt và do nhu cầu ổn định để tập trung các nguồn lực phát triển kinh tế nhằm đạt các mục tiêu của mỗi bên, nên cạnh tranh chiến lược Trung-Mỹ dù có căng thẳng thế nào thì cũng khó dẫn tới đối đầu quân sự trực tiếp hay chiến tranh nóng. Tuy nhiên, cạnh tranh Trung-Mỹ, xuất hiện những nét mới: Trung Quốc không còn “giấu mình chờ thời” nữa,  mà đang “gồng mình cướp thời”. Bắc Kinh quyết đấu với Whashington, “đấu nhưng không phá”, vừa muốn kiến tạo “quan hệ nước lớn kiểu mới” và vừa giành giật và gây ảnh hưởng cũng như thiết lập luật chơi. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các nước trong khu vực trong đó có Việt Nam.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: Giấy phép số 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: Ông Huỳnh Quốc Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
Điện thoại: 0260.3862301
Fax: 0260. 3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Website: http://https://tuyengiaokontum.org.vn/
Văn bản mới

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam

Lượt xem:332 | lượt tải:154

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đồng chí Đào Duy Tùng

Lượt xem:416 | lượt tải:353

TÀI LIỆU

Giao ban báo chí quí I-2024

Lượt xem:247 | lượt tải:77

HD.51.BTGTU

Hướng dẫn sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lượt xem:94 | lượt tải:40

TÀI LIỆU

phổ biến, quán triệt Kết luận 72.TW và Chương trình 77.TU (gửi kèm CV 2303-CV/BTGTU)

Lượt xem:644 | lượt tải:731

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú

Lượt xem:727 | lượt tải:303

HD.50.BTGTU

Hướng dẫn sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lượt xem:700 | lượt tải:380


bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập41
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm33
  • Hôm nay6,612
  • Tháng hiện tại305,719
  • Tổng lượt truy cập30,381,269
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây