Tài liệu sinh hoạt chi bộ tháng 08-2017 

Tài liệu sinh hoạt chi bộ tháng 08-2017

Chủ nhật - 30/07/2017 18:11
A. VĂN BẢN MỚI
I. VĂN BẢN CỦA TỈNH
1. Ngày 7/7/2017, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch 1770/KH-UBND triển khai thực hiện Chương trình bơi an toàn phòng, chống đuối nước cho trẻ em trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020.
Theo Kế hoạch, các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020: 100% các huyện, thành phố triển khai Chương trình bơi an toàn cho trẻ em; 40% trẻ em trong độ tuổi tiểu học, trung học cơ sở biết kỹ năng an toàn trong môi trường nước; 100% các trường tiểu học và trung học cơ sở tuyên truyền các kiến thức về bơi an toàn, phòng, chống đuối nước; 100% trẻ em, học sinh sử dụng áo phao khi tham gia giao thông đường thủy; đảm bảo 100% các cơ sở thể thao tổ chức hoạt động bơi, lặn có huấn luyện viên, hướng dẫn viên bơi, nhân viên cứu hộ và đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, an toàn theo quy định của pháp luật; đảm bảo 100% các địa điểm tổ chức hoạt động vui chơi giải trí dưới nước có nhân viên cứu hộ được tập huấn cứu đuối do cơ quan có thẩm quyền chứng nhận và có các trang thiết bị cứu hộ theo quy định.
Các nhóm nhiệm vụ, giải pháp thực hiện: Đẩy mạnh thông tin, truyên truyền, giáo dục, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống đuối nước trẻ em; Nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức, huấn luyện viên, cộng tác viên, hướng dẫn viên về phòng, chống đuối nước trẻ em; Triển khai các hoạt động phòng, chống đuối nước ở trẻ em; Kiện toàn và phát triển mạng lưới dịch vụ đảm bảo an toàn cho trẻ em trong môi trường nước; Đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình triển khai thực hiện.
UBND tỉnh phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị liên quan và các địa phương triển khai thực hiện. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện; định kỳ hàng năm, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Ngày 12/7/2017, UBND tỉnh ban hành Công văn 1824/UBND-KGVX về kế hoạch thời gian năm học 2017-2018 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, học sinh mầm non, tiểu học tựu trường vào ngày 18/8/2017; học sinh THCS, THPT tựu trường vào ngày 10/8/2017; tổ chức khai giảng năm học 2017 - 2018 vào ngày 05/9/2017.
Bế giảng năm học vào ngày 25/5/2018. Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học lần 1 xong trước ngày 15/6/2018; lần 2 xong trước ngày 10/8/2018. Xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 31/5/20178.
Thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2018 thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuyển sinh vào các lớp đầu cấp 2017 - 2018 trước ngày 31/7/2017. Các ngày nghỉ lễ, tết thực hiện theo quy định của Luật Lao động. Thời gian nghỉ hè thay cho nghỉ phép năm của giáo viên là 02 tháng.
UBND tỉnh giao Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố quyết định các trường hợp: Nghỉ do thời tiết quá khắc nghiệt hay thiên tai, bố trí học bù; các ngày nghỉ khác (nghỉ giữa học kỳ, nghỉ cuối học kỳ, nghỉ theo mùa vụ, nghỉ Tết của đồng bào dân tộc thiểu số, nghỉ lễ hội truyền thống của địa phương) đối với các trường thuộc quyền quản lý.
3. Ngày 13/7/2017, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch 1827/KH-UBND triển khai thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021 trên địa bàn tỉnh.
UBND tỉnh yêu cầu: (1) Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao có trách nhiệm: chủ động xây dựng Kế hoạch hàng năm và cả giai đoạn 2017 - 2021 để tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này và các Đề án liên quan đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn, có trọng tâm, trọng điểm; lồng ghép thực hiện có hiệu quả Kế hoạch với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình, kế hoạch khác có liên quan trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; định kỳ hàng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá trực tiếp hoặc theo chuyên đề việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc Kế hoạch này và các Đề án liên quan. (2) Sở Tư pháp: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2012 - 2016” đến năm 2021; tham mưu xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Đổi mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021”. Hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; tổ chức sơ kết, tổng kết, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện; trình UBND tỉnh quyết định điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ khi cần thiết; định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch theo quy định. (3) Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” đến năm 2021. (4) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp” đến năm 2021. (5) Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2017 - 2021” trên khu vực biên giới tỉnh Kon Tum. (6) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp tham mưu xây dựng Kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật phục vụ hoạt động khởi nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế”. (7) Công an tỉnh chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành Kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2017 - 2021”. (8) Sở Tài chính có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn phân bổ kinh phí bảo đảm thực hiện Kế hoạch này theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ và Đề án thuộc Kế hoạch này cho các ngành, đoàn thể, địa phương; đề xuất kịp thời các giải pháp bảo đảm cân đối ngân sách thực hiện công tác PBGDPL tại các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách; chủ trì rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật hiện hành về bảo đảm kinh phí phục vụ công tác PBGDPL cho phù hợp với tình hình thực tế; phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch này. (9) Hội Luật gia tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2012 - 2016” đến năm 2021.
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Luật gia tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh và các tổ chức thành viên của Mặt trận tham gia triển khai các nội dung của Kế hoạch và các Đề án trong tổ chức mình; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị và các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan xây dựng, triển khai thực hiện hiệu quả các Đề án chi tiết của Kế hoạch này.
Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục thi hành án dân sự tỉnh và các ngành có liên quan chỉ đạo toàn ngành tích cực phối hợp lồng ghép PBGDPL thông qua hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án... để nâng cao nhận thức pháp luật, giáo dục ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật trong cán bộ và nhân dân; căn cứ vào điều kiện thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ, xây dựng, triển khai thực hiện các Đề án về PBGDPL phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
II. VĂN BẢN CỦA TRUNG ƯƠNG
Thông tư số 58/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính, ngày 13/6/2017 hướng dẫn một sổ chính sách hỗ trợ tài chính cho các tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Thông tư gồm 13 điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/7/2017. Một số quy định chủ yếu của Thông tư:
- Đối tượng áp dụng: (1) Các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm, thủy sản do nhà nước làm chủ sở hữu; (2) Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ; (3) Hợp tác xã; (4) Các doanh nghiệp ngoài nhà nước (bao gồm cả doanh nghiệp có vổn đầu tư nước ngoài); (5) Các cơ quan, tổ chức, cả nhân cỏ liên quan việc thực hiện hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người (DTTS) tại khu vực miền nủi, vùng đặc biệt khó khăn.
Các đối tượng nêu tại (1), (2), (3), (4) (gọi chung là đơn vị sử dụng lao động) sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, có sử dụng lao động là người DTTS cư trú hợp pháp trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, khu vực miền núi, vùng đặc biệt khỏ khán theo danh sách quy định tại Quyết định sổ 42/2012/QĐ-TTg.
- Đối tượng hỗ trợ và mức hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn: a) Hỗ trợ chi phí đào tạo: Người thuộc hộ đồng bào DTTS nghèo: mức tối đa 04 triệu đồng/người/khóa học. Người DTTS: mức tối đa 03 triệu đồng/ngưởi/khóa học; b) Hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại: Hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học. Hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa học nểu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15km trở lên. Riêng đối với người học lả người DTTS cư trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, mức hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5km trở lên.
- Trường hợp đối tượng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ cùng một nội dung thì chi được hưởng chính sách cao nhất.
- Chính sách hỗ trợ về bào hiềm: (1) Ngân sách nhà nước hỗ trợ nộp thay cho các đơn vị sử dụng lao động tối đa 05 năm đối với một người lao động; (2) Việc hỗ trợ bảo hiểm được thực hiện đối với lao động là người DTTS được đơn vị sử dung lao dộng ký hợp đồng lao dộng không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lạo động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
- Nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo, báo hiểm: (1) Ngân sách trung ương hỗ trợ 100% kinh phí về đào tạo, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho lao động là người DTTS; (2) Các địa phương chủ động bố trí ngân sách địa phương để cùng với ngân sách trung ương hỗ trợ triển khai có hiệu quả chính sách đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng cho lao động là người DTTS; (3) Nguồn lồng ghẻp kinh phí đào tạo thường xuyên, các chương trình (trong đó có chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới), dự án khác trên địa bàn để tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng cho lao động là người DTTS; (4) Đối với đơn vị sử dụng lao động hoạt động theo hình thức đơn vị sự nghiệp công lập có thu, nếu phương án tự chủ của đơn vị đã bao gồm dự toán chi bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho lao động là người DTTS thì đơn vị không được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
B. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN
Trong tháng 08-2017, công tác tuyên truyền tập trung vào 02 nội dung trọng tâm sau:
1. Công tác tuyên truyền theo chủ đề, chủ điểm
- Tiếp tục tuyên truyền việc triển khai quán triệt, học tập 03 nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá XII.
- Tuyên truyền hoạt động tiếp xúc cử tri của các Đoàn đại biểu HĐND tỉnh sau Kỳ họp lần thứ 4, Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XI, các nghị quyết được HĐND tỉnh thông qua và ban hành.
- Tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, địa phương, ngành diễn ra trong tháng 8-2017[1]; tuyên truyền đậm nét các hoạt động của lãnh đạo tỉnh và của các cấp, các ngành trong tỉnh nhân Kỷ niệm 40 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào (18/7/1977 - 18/7/2017) và 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (5/9/1962 - 5/9/2017).
2. Công tác tuyên truyền thường xuyên
- Tiếp tục tuyên truyền việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến trên địa bàn tỉnh; việc chuẩn bị cho năm học 2017-2018; công tác bảo tồn và phát triển thương hiệu và sản phẩm sâm Ngọc Linh.
- Tuyên truyền kết quả phát triển kinh tế - xã hội 7 tháng đầu năm; nhiệm vụ kinh tế- xã hội tháng 8 và những tháng còn lại của năm 2017. Tuyên truyền công tác quản lý, bảo vệ rừng; công tác phòng, chống bão lũ trong mùa mưa 2017.
- Tuyên truyền về chủ quyền an ninh biên giới trên đất liền, chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; đấu tranh, phản bác thông tin sai trái, luận điệu xuyên tạc của các phần tử cơ hội và các thế lực thù địch đối với sự nghiệp đổi mới của nước ta. 
C. VỀ KẾT QUẢ HỘI NGHỊ LẦN THỨ TÁM BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH KHÓA XV
Ngày 10-7-2017, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Thông báo số 441-TB/TU về kết quả Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV. BBT đăng tải toàn văn Thông báo như sau:
Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV (họp ngày 06-7-2017) đã nghe và cho ý kiến đối với: (1) Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 20-4-2007 của Tỉnh ủy khóa XIII về đầu tư xây dựng và phát triển các vùng kinh tế động lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2007-2010, có tính đến năm 2020; (2) Báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 27-7-2011 của Tỉnh ủy khóa XIV về xây dựng, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực; (3) Lấy phiếu giới thiệu nhân sự bổ sung quy hoạch Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, nhiệm kỳ 2015-2020.
Đồng chí Nguyễn Văn Hùng, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ chủ trì, phát biểu khai mạc và bế mạc Hội nghị.
Sau 01 ngày làm việc khẩn trương, tích cực, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XV đã hoàn thành nội dung chương trình đề ra. Các đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, thảo luận dân chủ, thẳng thắn, đóng góp nhiều ý kiến vào dự thảo các văn bản trình Hội nghị. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tiếp thu đầy đủ các ý kiến tham gia xác đáng của Hội nghị và nghiêm túc giải trình những vấn đề còn ý kiến khác nhau. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất cao đối với những nội dung cơ bản của các văn bản trình tại Hội nghị. Cụ thể:
I. Về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 20-4-2007 của Tỉnh ủy khóa XIII về đầu tư xây dựng và phát triển các vùng kinh tế động lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2007-2010, có tính đến năm 2020 (Nghị quyết số 02-NQ/TU) 
1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất đánh giá: Qua 10 năm triển khai thực hiện cho thấy Nghị quyết đã đi vào cuộc sống và đạt được những kết quả quan trọng. Kết cấu hạ tầng tại các vùng kinh tế động lực được tập trung đầu tư, ngày càng hoàn chỉnh theo hướng đồng bộ, hiện đại, tạo tiền đề quan trọng cho việc chỉnh trang đô thị và thu hút đầu tư. Đến nay, thành phố Kon Tum đã được thành lập, huyện Ngọc Hồi đã được công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV và đang hoàn thiện các tiêu chí để thành lập Thị xã. Thu hút đầu tư tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y và Khu du lịch sinh thái Măng Đen có nhiều khởi sắc; một số dự án đã được đầu tư xây dựng. Nhìn chung, 3 vùng kinh tế động lực của tỉnh đã trở thành tâm điểm thu hút đầu tư, có đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội chung của tỉnh và đã có tác động lan tỏa nhất định đối với các địa phương khác trong tỉnh.
Tuy nhiên, công tác quy hoạch còn chậm và chưa đồng bộ. Đến nay vẫn chưa có các doanh nghiệp, nhà đầu tư có tiềm lực lớn về vốn và công nghệ triển khai dự án trên địa bàn. Việc thực hiện dự án của nhiều nhà đầu tư còn chậm. Công tác khảo sát, giới thiệu quỹ đất để nhà đầu tư lập dự án đầu tư còn hạn chế. Việc đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội, nhất là hạ tầng giao thông tại các vùng kinh tế động lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh còn thấp; lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp...
Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém trên là do: Nguồn lực đầu tư của tỉnh và năng lực tài chính của một số nhà đầu tư còn hạn chế; công tác phối hợp giữa các ngành, địa phương chưa thật tốt; cấp uỷ, chính quyền các vùng kinh tế động lực cũng như ở các ngành của tỉnh chưa thật sự quyết liệt, năng động...
2. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết và ban hành Kết luận để lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục triển khai thực hiện việc đầu tư xây dựng và phát triển các vùng kinh tế động lực của tỉnh đến năm 2020 với những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như sau:
2.1. Một số nhiệm vụ, giải pháp chung
- Xác định các định hướng, giải pháp đột phá cho từng vùng kinh tế động lực của tỉnh phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay, cụ thể: Vùng động lực thành phố cần tận dụng lợi thế khai thác quỹ đất dọc các tuyến đường đã được Trung ương cho chủ trương đầu tư (dự án tuyến tránh thành phố Kon Tum; tuyến đường cao tốc Bờ Y-Ngọc Hồi-Plei Ku; tuyến đường quốc lộ 24...), tận dụng tối đa và lợi thế của đô thị để phát triển thành phố Kon Tum. Vùng động lực Kon Plông tận dụng tối đa lợi thế là các loại hình du lịch, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Vùng động lực Ngọc Hồi cần xác định thêm yếu tố mới của tuyến đường cao tốc Bờ Y-Ngọc Hồi-Plei Ku... khai thác tối đa các lợi thế của Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y.
- Tích cực huy động tối đa mọi nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng tại các vùng kinh tế động lực. Chủ động làm việc với các bộ, ngành Trung ương để sớm triển khai xây dựng các dự án kết cấu hạ tầng giao thông. Tiếp tục rà soát, lựa chọn danh mục các công trình trọng điểm, thiết yếu tại từng vùng kinh tế động lực để tập trung kêu gọi, bố trí nguồn lực đầu tư phù hợp. Đổi mới, nâng cao hiệu quả và đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến đầu tư.
- Thu hút đầu tư, tạo điều kiện dịch chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp, dịch vụ... Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh.
2.2. Nhiệm vụ, giải pháp cụ thể đối với từng vùng kinh tế động lực
2.2.1. Đối với vùng kinh tế động lực thành phố Kon Tum
- Tập trung mọi nguồn lực xây dựng, phát triển đô thị, nâng cao chất lượng đô thị, phấn đấu đến năm 2020 thành phố Kon Tum đạt chuẩn đô thị loại II. Đẩy mạnh xây dựng và phát triển nguồn nhân lực. Tổ chức sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức hiện có phù hợp với trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức để bố trí sử dụng đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới.
- Đẩy mạnh đầu tư các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Hoàn thành việc di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường trong khu vực nội thành vào Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
- Thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, triển khai các mô hình khuyến nông và nhân rộng một số mô hình có hiệu quả, xây dựng kế hoạch hợp tác cụ thể giữa thành phố Kon Tum và thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Kiểm tra, rà soát và xây dựng phương án khai thác quỹ đất dọc hai bên tuyến đường tránh thành phố Kon Tum và Quốc lộ 24, tận dụng tối đa và lợi thế của đô thị để phát triển kinh tế-xã hội thành phố Kon Tum.
2.2.2. Đối với Vùng kinh tế động lực huyện Ngọc Hồi
- Thực hiện có kết quả Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của huyện đến năm 2020, có tính đến năm 2025. Triển khai các thủ tục có liên quan để sớm thành lập thị xã Ngọc Hồi.
- Sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 từ ngân sách nhà nước bố trí vốn để đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Rà soát, lựa chọn danh mục dự án thuộc các ngành, lĩnh vực có thể xã hội hóa để kêu gọi các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tham gia đầu tư. Tổ chức kết nối các tuyến, tuor du lịch giữa Thành phố Kon Tum với Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen, Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ y.    
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tại các cửa khẩu, tạo điều kiện thuận lợi để Nhân dân khu vực biên giới trao đổi, giao thương hàng hóa. Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá để thu hút đầu tư. Đổi mới việc đào tạo theo hướng gắn kết chặt chẽ với thực tế, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Kiểm tra, rà soát và xây dựng các phương án khai thác quỹ đất tại các vị trí, dự án lớn đã được Chính phủ cho chủ trương đầu tư như: Tuyến đường cao tốc Bờ Y-Ngọc Hồi-Plei Ku... nhằm tạo nguồn vốn từ quỹ đất để đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
2.2.3. Đối với Vùng kinh tế động lực huyện Kon Plông
- Tiếp tục kêu gọi đầu tư vào vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen theo Quyết định số 298/QĐ-TTg ngày 05-02-2013 của Thủ tướng Chính phủ. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư, sớm đưa các dự án vào hoạt động. Tích cực đăng cai tổ chức các hội nghị, hội thảo tại Kon Plông nhằm quảng bá, thu hút đầu tư. Làm việc với các bộ, ngành Trung ương ưu tiên bố trí vốn và đầu tư dự án nâng cấp Quốc lộ 24 trên toàn tuyến từ Kon Tum đi Quảng Ngãi và đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án trên địa bàn huyện. Tập trung rà soát quỹ đất, sớm giao quỹ đất sạch để các nhà đầu tư triển khai các dự án trọng điểm trên địa bàn.
- Tập trung công tác xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất rau, hoa và một số loại thủy sản xứ lạnh với quy mô phù hợp; triển khai thực hiện tốt Đề án đầu tư, tôn tạo và phát triển làng văn hóa du lịch cộng đồng các dân tộc thiểu số tại huyện Kon Plông.
- Có biện pháp, giải pháp thu hút dân kinh tế mới có chất lượng để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội theo quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo sớm có đủ điều kiện về quy mô dân số để thành lập thị trấn huyện lỵ Kon Plông.
II. Về sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 27-7-2011 của Tỉnh ủy khóa XIV về xây dựng, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực (Nghị quyết số 03-NQ/TU) 
1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất đánh giá: Qua 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy khóa (XIV) đã đạt được nhiều kết quả. Các quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực đã được rà soát, bổ sung và phê duyệt. Một số chính sách quan trọng hỗ trợ, khuyến khích phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, sản phẩm chủ lực được ban hành và triển khai tích cực. Khoa học và công nghệ được tăng cường ứng dụng, bước đầu tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế. Hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là các tuyến giao thông quan trọng từng bước được đầu tư, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến (cà phê, cao su, sắn, sâm Ngọc Linh, rau, hoa xứ lạnh) đang dần được hình thành; một số chỉ tiêu đề ra đến năm 2015 đã thực hiện đạt và vượt, như: diện tích cao su (đạt 106,7%), diện tích cà phê (đạt 157,9%), sản lượng cà phê (đạt 147,4%), sản lượng sắn (đạt 175,9%), tinh bột sắn (đạt 215,02%)...
Tuy nhiên, việc phát triển các vùng nguyên liệu để kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến còn chậm (trồng rừng nguyên liệu giấy, rau hoa, xứ lạnh, sâm Ngọc Linh). Sản lượng, sức cạnh tranh của một số sản phẩm thấp (tinh bột sắn, cồn Ethanol, điện thương phẩm, gạch tuynel, cà phê bột...). Tỷ trọng các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực trong tổng giá trị sản phẩm của tỉnh chưa cao, chưa thu hút được các dự án đầu tư sản xuất, chế biến các sản phẩm từ cao su, sâm Ngọc Linh...
Những hạn chế, yếu kém trên là do: Giá cả thị trường và đầu ra một số sản phẩm luôn biến động bất lợi, nhất là giá các sản phẩm chủ lực (cao su, cà phê, sắn) giảm thấp; ảnh hưởng của thiên tai hạn hán, ElNino kéo dài...; cơ chế thực hiện chưa đồng bộ…
2. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất điều chỉnh, bổ sung và xác định lại ngành, nhóm ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay của tỉnh và quy định của Nhà nước. Đồng thời, yêu cầu các đồng chí Tỉnh uỷ viên và lãnh đạo các địa phương, đơn vị cần tập trung chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tiếp tục thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch. Định kỳ tổ chức rà soát, đánh giá để bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu sản xuất phù hợp với chủ trương “dồn đổi, tích tụ” đất nông nghiệp để xây dựng “cánh đồng lớn”; thực hiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh. Trước mắt, tập trung quy hoạch và phát triển một số sản phẩm gắn với ứng dụng công nghệ cao như: rau, hoa, cao su, cà phê, mía đường, sắn (mì), cây dược liệu (sâm Ngọc Linh, Đương quy, Hồng đẳng sâm…), chăn nuôi gia súc (dê, bò) và trồng cỏ phát triển chăn nuôi...
 - Tăng cường thu hút đầu tư, ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp liên doanh, liên kết thực hiện bao tiêu sản phẩm, tạo đầu ra cho nông sản để hình thành chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giá trị cao.
- Tiếp tục rà soát, đầu tư mạng lưới thương mại dịch vụ; hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, tìm kiếm mở rộng thị trường. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư triển khai dự án nhanh và đồng bộ. Rà soát, khảo sát, lập danh mục các dự án đầu tư để kêu gọi, thu hút đầu tư vào các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực.
- Khẩn trương triển khai thực hiện chủ trương đầu tư dự án: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen (giai đoạn 1) để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư và người dân tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với khoa học công nghệ.
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thủy điện đã có chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền; đồng thời, kêu gọi các nhà đầu tư có tiềm năng đến khảo sát, đầu tư các dự án điện mặt trời nhằm khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên trên địa bàn.
- Tiếp tục rà soát, đầu tư xây dựng các công trình, dự án phục vụ phát triển du lịch trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tạo điều kiện phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
III. Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV đã lấy phiếu giới thiệu nhân sự bổ sung quy hoạch Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, nhiệm kỳ 2015-2020.
IV. Giao Ban Thường vụ Tỉnh uỷ chỉ đạo tiếp thu đầy đủ, nghiêm túc các ý kiến tham gia xác đáng, phù hợp của Tỉnh ủy để hoàn thiện, ban hành các báo cáo, kết luận theo quy định.
V. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, nhất là các đồng chí Tỉnh ủy viên, đảng viên là người đứng đầu các sở, ngành của tỉnh tăng cường đoàn kết, nhất trí, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các kết luận đã được Hội nghị thống nhất, bảo đảm đạt hiệu quả cao nhất.
D. VỀ KẾT QUẢ KỲ HỌP THỨ TƯ, HĐND TỈNH KHÓA XI
Kỳ họp diễn ra trong gần ba ngày (từ 12 đến 14-7). Đồng chí Nguyễn Văn Hùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng các đồng chí trong Thường trực HĐND tỉnh chủ trì kỳ họp.
Tại kỳ họp này, cùng với việc xem xét các báo cáo của Thường trực HĐND, UBND và các cơ quan tư pháp của tỉnh, HĐND tỉnh đã tập trung xem xét, thảo luận và thông qua 22 Nghị quyết chuyên đề với tỷ lệ thống nhất cao, gồm: (1) Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh. (2) Nghị quyết về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH 6 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017. (3) Nghị quyết về chính sách cho các xã đặc biệt khó khăn giai đoạn 2017-2020. (4) Nghị quyết về ban hành phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Kon Tum. (5) Nghị quyết về ban hành Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản áp dụng trên địa bàn tỉnh. (6) Nghị quyết về Đề án phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Kon Tum. (7) Nghị quyết về quy định mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020. (8) Nghị quyết về quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị của các cơ quan, đơn vị áp dụng trên địa bàn tỉnh. (9) Nghị quyết về quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020. (10) Nghị quyết về quy định một số chế độ chi tiêu đảm bảo hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh. (11) Nghị quyết quy định nội dung, mức chi đảm bảo hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. (12) Nghị quyết quy định mức chi, hỗ trợ, phân bổ kinh phí đảm bảo công tác xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND các cấp trên địa bàn tỉnh. (13) Nghị quyết của HĐND tỉnh về quy định mức chi cụ thể đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại các Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân trên địa bàn tỉnh. (14) Nghị quyết quy định mức chi đảm bảo hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh. (15) Nghị quyết về mức trích từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh. (16) Nghị quyết quy định thời hạn phê chuẩn quyết toán ngân sách cấp xã, cấp huyện và thời hạn UBND các cấp gửi báo cáo quyết toán ngân sách hằng năm. (17) Nghị quyết về thông qua Đề án điều chỉnh cục bộ quy hoạch tổng thể phát triển ngành công thương tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2025. (18) Nghị quyết thông qua nhiệm vụ quy hoạch vùng tỉnh Kon Tum đến năm 2035. (19) Nghị quyết bãi bỏ các Nghị quyết và nội dung trong các Nghị quyết do Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành. (20) Nghị quyết về việc xác lập vành đai biên giới, vùng cấm trên khu vực biên giới tỉnh. (21) Nghị quyết về giá dịch vụ giáo dục, đào tạo thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Kon Tum năm học 2017 - 2018. (22) Nghị quyết điều chỉnh, bổ sung Nghị quyết số 80/NQ-HĐND ngày 09/12/2016 của HĐND tỉnh về giao biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước tỉnh Kon Tum năm 2016 và 2017.
Cũng tại kỳ họp, HĐND tỉnh đã tiến hành biểu quyết thống nhất miễn nhiệm chức danh Ủy viên UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2016-2021 đối với ông Huỳnh Tấn Phục - nguyên Giám đốc Sở Giao thông Vận tải đã được điều động, bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch UBND thành phố Kon Tum; thống nhất bầu các ông: Phan Văn Thế - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Nguyễn Hữu Hùng - Giám đốc Sở Giao thông- Vận tải giữ chức Ủy viên UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2016-2021. 
Phát biểu bế mạc Kỳ họp, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Văn Hùng đề nghị UBND tỉnh, Thủ trưởng, người đứng đầu các cấp, các ngành, các vị đại biểu HĐND tỉnh phát huy những kết quả đạt được quan tâm thực hiện tốt một số công tác trọng tâm như: Khẩn trương rà soát từng mục tiêu, nhiệm vụ trong 6 tháng đầu năm, nhất là các chỉ tiêu nhiệm vụ đạt thấp, tập trung chỉ đạo quyết liệt, bảo đảm huy động và phát huy tối đa các nguồn lực, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu KT-XH năm 2017 đã đề ra.
Tiếp tục chỉ đạo tháo gỡ các vướng mắc, bất cập, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho đầu tư kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị để xảy ra tình trạng thiếu trách nhiệm, chậm trễ, gây phiền hà trong giải quyết thủ tục hành chính, cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp và người dân; nghiên cứu sớm thành lập và công khai đường dân nóng về hỏi - đáp trực tuyến trên Cổng TTĐT tỉnh của tỉnh để tiếp nhận và xử lý kịp thời các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp.
Tổ chức theo dõi sát diễn biến thời tiết, chủ động triển khai thực hiện tốt các phương án phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, đảm bảo giảm đến mức thấp nhất các thiệt hại trong mùa mưa bão; thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là công tác chăm sóc người có công với cách mạng và tổ chức các hoạt động "Đền ơn đáp nghĩa", "Uống nước nhớ nguồn" nhằm tri ân, chăm lo, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng nhân Kỷ niệm 70 năm ngày thương binh - liệt sĩ; khẩn trương rà soát, làm tốt công tác chuẩn bị các điều kiện về trường, lớp học, đội ngũ giáo viên và các trang thiết bị cần thiết cho năm học mới sắp tới; thực hiện tốt "Ngày hội toàn dân đưa trẻ tới trường"; quan tâm đúng mức công tác giải quyết các vấn đề tồn tại, vướng mắc và các kiến nghị của Thường trực và các Ban HĐND tỉnh qua báo cáo và kết luận giám sát các chuyên đề 6 tháng đầu năm 2017.
Đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu HĐND và các đại biểu HĐND tỉnh tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình, kết quả triển khai thực hiện, kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các Nghị quyết của HĐND tỉnh sớm đi vào cuộc sống, đáp ứng ngày càng tốt hơn mong đợi của cử tri và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
E. TIN TỨC- SỰ KIỆN
I. TIN TRONG TỈNH
1. Sáng 29-6, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa XII) của Đảng.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh nội dung trọng tâm của các Nghị quyết lần này “là những định hướng lớn, mang tính đột phá về thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, cơ cấu lại DNNN và phát triển kinh tế tư nhân. Đây là những chủ thể rất quan trọng, là nơi tạo ra của cải vật chất của nền kinh tế”. 
Thủ tướng yêu cầu, những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp lớn trong các Nghị quyết cần được quán triệt sâu sắc và tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhằm tạo sự chuyển biến nhận thức, thống nhất ý chí và hành động trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trước hết là đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong các cấp, các ngành và các địa phương. 
Thủ tướng chỉ đạo, Hội nghị tập trung nghiên cứu, quán triệt những nội dung liên quan trực tiếp đến lĩnh vực, ngành mình để rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật, cơ chế chính sách nhằm phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, yếu kém.
Thủ tướng đề nghị, ngay sau khi Hội nghị kết thúc, các đại biểu theo chức năng và nhiệm vụ được giao, chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả chương trình hành động triển khai Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII của Đảng gắn với thực tiễn của ngành, cơ quan, đơn vị, làm cơ sở để xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể của từng cấp ủy, từng cơ quan, đề xuất phương hướng, mục tiêu, giải pháp trong từng lĩnh vực, nhiệm vụ, công việc được giao. 
Thủ tướng nhấn mạnh: Để thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Trung ương thì nhận thức phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải lớn, phương pháp phải đúng, hành động phải quyết liệt, khen thưởng kỷ luật phải nghiêm minh. Đặc biệt là khâu tổ chức thực hiện của cấp ủy, chính quyền phải nghiêm túc. 
Trong thời gian một buối sáng, Hội nghị đã nghe đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương giới thiệu nội dung cơ bản, những điểm mới cụ thể hóa về mục tiêu, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, những nội dung cốt lõi và nhiệm vụ giải pháp có tính đột phá cần triển khai thực hiện 3 Nghị quyết hội nghị Trung ương 5 khóa XII: về Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; về Tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; về Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế.
2. Chiều 5-7, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị trực tuyến giao ban khối Đảng quý II/2017 với Thường trực các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hùng chỉ đạo các Ban tham mưu của Tỉnh ủy tiếp tục làm tốt công tác tham mưu cho Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai thực hiện nghiêm các nghị quyết, chỉ thị của Đảng; tăng cường công tác dân vận, nắm chắc những vụ việc nổi cộm ở cơ sở, nhất là những vụ việc liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý dứt điểm những tình huống phát sinh ngay từ cơ sở; lãnh đạo làm tốt công tác phòng chống tham nhũng.
Các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của địa phương, chỉ đạo tổ chức thành công đại hội các đoàn thể theo đúng tiến độ; theo dõi diễn biến thời tiết để chủ động triển khai các biện pháp, kế hoạch phòng chống thiên tai, kịp thời có phương án ứng phó, nhất là những địa bàn có nguy cơ xảy ra sạt lở cao; tăng cường giáo dục, quản lý thanh thiếu niên trong dịp hè; tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng; đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội; có biện pháp ngăn chặn và xử lý có hiệu quả tình trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật; thực hiện tốt công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vụ việc khai thác khoáng sản trái phép và các vụ việc vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng; làm tốt công tác chăm lo đối tượng chính sách nhân kỷ niệm 70 năm Ngày thương binh Liệt sĩ và tôn tạo, quản lý tốt các di tích lịch sử; các địa phương, cơ quan, đơn vị cần triển khai ngay kế hoạch và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017; bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm đối với lĩnh vực nội chính…
3. Nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ
Cùng với cả nước, tỉnh Kon Tum đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, thể hiện sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với người có công, gia đình chính sách; thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa của dân tộc:
 Sáng 27-7, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQVN tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức Lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh, Nhà bia ghi danh các liệt sĩ Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3) nhân kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947- 27/7/2017). Tại Lễ viếng, các đồng chí lãnh đạo tỉnh và đại diện sở, ngành, thân nhân liệt sĩ trong cả nước về dự đã thành kính dâng hoa, dâng hương tại chính điện và thắp hương nhà bia ghi danh, phần mộ các anh hùng liệt sĩ, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với những người con ưu tú đã anh dũng chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Trước đó, các Đoàn công tác của Tỉnh ủy đã đi thăm hỏi sức khỏe, động viên và tặng quà cho các thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công cách mạng trên địa bàn tỉnh. Các huyện, thành phố trong tỉnh đã tổ chức hội nghị biểu dương người có công tiêu biểu trên địa bàn; đối với cấp tỉnh, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị Biểu dương người có công tiêu biểu; các tổ chức, cá nhân và xã, phường làm tốt công tác thương binh liệt sĩ, với sự tham dự của hơn 120 đại biểu đại diện các tổ chức, cá nhân làm tốt công tác thương binh liệt sĩ và người có công tiêu biểu trên địa bàn tỉnh. Dịp này, UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho 22 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào Đền ơn đáp nghĩa, công tác thương binh liệt sĩ và người có công; tặng Bằng khen cho 99 cá nhân là người có công tiêu biểu trong các phong trào “Gia đình chính sách tiêu biểu” giai đoạn 2012-2017.
UBND tỉnh đã phối hợp với Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh tổ chức trang trọng Lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh; đồng thời tổ chức Lễ khánh thành Bia tưởng niệm liệt sĩ trong chiến dịch Mậu Thân (1968) và Xuân Hè (1972) tại tỉnh Kon Tum, với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và hơn 70 đại biểu là thanh niên xung phong, cán bộ hưu trí, đồng đội, thân nhân liệt sĩ ở tỉnh Kon Tum, Gia Lai và Quảng Nam… Bia tưởng niệm khắc tên 497 liệt sĩ, trong đó, liệt sĩ ở tỉnh Kon Tum có 229 liệt sĩ, các tỉnh bạn có 268 liệt sĩ.
Tỉnh đoàn tổ chức Lễ dâng hoa, dâng hương và thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh và Nhà bia ghi danh liệt sĩ Sư đoàn 10; đồng thời, đồng loạt tại tất cả các nghĩa trang, nhà bia, đài tưởng niệm liệt sĩ trên toàn tỉnh, trên 7.000 ngọn nến cũng đã được tuổi trẻ trong toàn tỉnh thắp sáng trong chương trình thắp nến tri ân.
Theo báo cáo của Sở LĐ, TB và XH: Kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ, UBND tỉnh đã triển khai 11 hoạt động trọng tâm nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người có công và gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh. Đến thời điểm này, các hoạt động đã được triển khai sâu rộng, tạo được hiệu ứng tích cực.
Hiện toàn tỉnh có gần 6.000 người đang được hưởng trợ cấp hàng tháng, kinh phí chi trả trợ cấp ưu đãi người có công khoảng 160 tỷ đồng/năm; 15.000 người tham gia kháng chiến đã được tặng thưởng Huân, Huy chương; khoảng 30.000 người được hưởng trợ cấp một lần theo các chính sách đối với người có công.
Trong những năm qua, tỉnh Kon Tum đã đề nghị phong tặng và truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng cho 112 mẹ Việt Nam anh hùng và xác nhận gần 2.030 liệt sĩ. Đồng thời giải quyết chế độ chính sách cho 4.700 thương, bệnh binh; gần 3.170 người có công với cách mạng; hơn 1.100 người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học; hơn  270 người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; hơn 2.900 thanh niên xung phong.
Công tác vận động xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” đã được các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành và đoàn thể  trên địa bàn tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện. Qua đó đã vận động  được gần 11 tỷ đồng để thực hiện tu bổ, sửa chữa, nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ, hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà ở thăm hỏi khi ốm đau, hỗ trợ khám chữa bệnh cho đối tượng chính sách.
Ngoài Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, cuộc vận động tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa cũng được các ngành, các địa phương, các đơn vị hưởng ứng tích cực và đạt kết quả đáng ghi nhận. Toàn tỉnh đã vận động 188 sổ tiết kiệm tình nghĩa với tổng số tiền gần 150 triệu đồng tặng cho gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn, góp phần nâng cao đời sống, vật chất của Người có công trên địa bàn tỉnh.  Đến nay, có 97% hộ gia đình chính sách có mức sống ngang bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư nơi cư trú.
II. TIN TRONG NƯỚC
1. Một số kết quả quan trọng tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV
Sau một tháng làm việc (từ ngày 22/5 đến 21/6/2017), Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV đã hoàn thành chương trình đề ra với nhiều nội dung quan trọng:
- Về công tác lập pháp:
Công tác xây dựng pháp luật được xác định là một nội dung trọng tâm của Kỳ họp thứ 3 với nhiều dự án luật, nghị quyết quan trọng nhằm tiếp tục thể chế hóa Cương lĩnh và các nghị quyết của Đảng, các quy định mới của Hiến pháp năm 2013, tạo sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Quốc hội đã dành phần lớn thời gian để xem xét, thông qua 12 luật, 12 nghị quyết và cho ý kiến về 6 dự án luật.
Tại Kỳ họp này, Quốc hội đã thống nhất chưa thông qua dự án Luật Quy hoạch do dự án này còn có nhiều ý kiến khác nhau, cần có thêm thời gian tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến các bộ, ngành chịu sự tác động trực tiếp để hoàn thiện, nâng cao chất lượng và trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2017).
- Xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng:
Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước: Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015. Đồng thời, giao Chính phủ kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm, kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong việc quản lý, điều hành ngân sách nhà nước và báo cáo kết quả với Quốc hội khi trình Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016.
Về Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành: Quốc hội đã thảo luận, cân nhắc thận trọng, xem xét khách quan, toàn diện và thống nhất tách nội dung thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án thành phần để đẩy nhanh tốc độ triển khai Dự án này; đồng thời nhấn mạnh việc thu hồi đất phải bảo đảm an sinh xã hội, ổn định đời sống và sản xuất của người dân vùng chịu ảnh hưởng của Dự án; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Về công tác nhân sự: Quốc hội đã tiến hành phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc bổ nhiệm 02 Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đối với ông Lê Hồng Quang và ông Nguyễn Văn Tiến; tại kỳ họp này, Quốc hội đã nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XIV đối với ông Võ Kim Cự thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tĩnh Hà Tĩnh.
- Về công tác giám sát tối cao:
Xem xét các báo cảo của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước:
+ Xem xét Báo cáo của Chính phủ về thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2016 và những tháng đầu năm 2017: Quốc hội đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ trong công tác chỉ đạo, điều hành với những kết quả khả quan trên hầu hết các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; lạm phát tiếp tục được kiểm soát ở mức hợp lý. Giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, văn hóa, xã hội, y tế có bước chuyển biến tích cực. An sinh xã hội được đảm bảo, phúc lợi xã hội và đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. An ninh chính trị và trật tự xã hội ổn định…Tuy nhiên, Quốc hội cũng thẳn thắn chỉ ra những mặt còn hạn chế, yếu kém trong một số ngành, lĩnh vực; phân tích, dự báo những nguy cơ, thách thức mà nước ta phải đối mặt trong bối cảnh kinh tế, chính trị thế giới đang biến động phức tạp, tăng trưởng kinh tế còn nhiều khó khăn, thời tiết diễn biến khó lường.
+ Xem xét các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của các cơ quan của Quốc hội; các báo cáo về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; việc thực hiện bảo hiểm xã hội, quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội; thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; công tác bảo vệ môi trường.
Về giảm sát chuyên đề: Quốc hội đã tiến hành giám sát tối cao chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016”. Đây là nội dung giám sát rất quan trọng, liên quan đến tình hình an toàn thực phẩm rất bức xúc hiện nay, được dư luận và cử tri đặc biệt quan tâm. Trên cơ sở kết quả giám sát, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về “đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 - 2020”.
Về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018: Trên cơ sở cân nhắc thận trọng, bám sát thực tiễn, phân tích kỹ những vấn đề bức xúc, nổi cộm của đời sống xã hội đang được cử tri đặc biệt quan tâm, Quốc hội đã quyết định chương trình hoạt động giám sát năm 2018, đồng thời thành lập Đoàn giám sát để triển khai thực hiện. Trong đó, Quốc hội sẽ tiến hành giám sát tối cao chuyên đề “Việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011 - 2016” tại Kỳ họp thứ 5.
Về chất vấn và trả lời chất vấn: Tại Kỳ họp thứ 3, đã có 3.288 ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân cà nước gửi tới Quốc hội; 114 phiếu chất vấn với 127 câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội gửi đến Thủ tướng Chính phủ, các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Quốc hội đã dành ba ngày (nhiều hơn 0,5 ngày so với các kỳ họp trước đây) cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, trong đó tập trung vào 04 nhỏm vấn đề: nông nghiệp và phát triển nông thôn; văn hóa, thể thao và du lịch; y tế; kế hoạch và đầu tư. Đã có hơn 196 lượt đại biểu đặt câu hỏi chất vấn và 58 lượt đại biểu Quốc hội tham gia tranh luận. Qua hoạt động chất vấn cho thấy, nhóm những vấn đề được Quốc hội lựa chọn là xác đáng, phù hợp với thực tế. Phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra trong không khí dân chủ, tranh luận sôi nổi, thẳng thắn và trách nhiệm, thu hút sự quan tâm của cử tri và đông đảo người dân cả nước. Sau phiên chất vấn, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn, làm cơ sờ để Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tổ chửc thực hiện, Quốc hội giám sát, đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của Nhân dân.
- Tiến hành một sổ hoạt động đối ngoại:
Trong thời gian diễn ra Kỳ họp, Quốc hội đã đón 2 Đoàn đại biểu cấp cao do Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Cuba và Chủ tịch Thượng viện kiêm Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Haiti dẫn đầu đến thăm và làm việc với Quốc hội. Đặc biệt, Chủ tịch Quốc hội Cuba đã có bài phát biểu xúc động trước Quốc hội Việt Nam về mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa hai nước và đề nghị tăng cường hơn nữa các hoạt động trao đổi, nghiên cứu kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động của Quốc hội hai nước trong thời gian tới.
2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2017
Một số nét chính về tình hình phát triển kinh tế:
Thứ nhất, tổng sản phẩm trong nước (GDP) Quý II năm 2017, ước tăng 6,17% so với cùng kỳ năm 2016. So với các năm trước, năm 2017 mức độ bứt phá ở quý II so với quý I là mạnh nhất, cho thấy dấu hiệu khởi sắc rõ rệt của nền kinh tế nước ta. Tính chung 6 tháng đầu năm 2017, GDP ước tăng 5,73% so với cùng kỳ năm 2016.
Thứ hai, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2017, ước giảm 0,17% so với tháng 5/2017, tăng 0,20% so với tháng 12/2016 và tăng 2,54% so với cùng kỳ năm 2016. Tính chung, CPI bình quân 6 tháng đầu năm tăng 4,15% so với bình quân cùng kỳ năm 2016, tiệm cận với mục tiêu năm 2017 được Quốc hội thông qua (khoảng 4%); lạm phát cơ bản bình quân 6 thảng đầu năm 2017, tăng 1,52% so với bình quân cùng kỳ năm 2016.
Thứ ba, tín dụng cho nền kinh tế tăng trưởng ngay từ đầu năm, tính chung 6 tháng đầu năm đạt 7,54% so với cuối năm 2016, là mức tăng cao so với các năm gần đây. Mặt bằng lãi suất vẫn được giữ ổn định, lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam phổ biến ở mức 4,5 - 7,2%; lãi suất cho vay khoảng 6-11%.
Thứ tư, nhìn chung, tình hình thu chi ngân sách nhà nước đáp ứng được tiến độ dự toán đề ra. Tính đến hết tháng 6/2017, tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) ước thực hiện đạt khoảng 563,5 nghìn tỷ đồng, bằng 46,5% dự toán năm, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2016. Tổng chi cân đối NSNN ước đạt 582,965 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 41,9% dự toán năm, tăng 8,3% so với cùng kỳ.
Thứ năm, tình hình giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước vẫn gặp nhiều khó khăn, tốc độ giải ngân vẫn thấp so với yêu cầu. Vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước kế hoạch năm 2017 ước giải ngân (đến hết tháng 6) đạt khoảng 29,6% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, tương đương với 25,6% dự toán Quốc hội thông qua.
Thứ sáu, xuất nhập khẩu hàng hóa tăng trưởng cao hơn cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu ước đạt 97,78 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm 2016; nhập khẩu ước đạt 100,47 tỷ USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm 2016.
Thứ bảy, trong 6 tháng đầu năm 2017, cả nước có thêm 61.276 doanh nghiệp thành lâp mới với số vốn đăng ký là 596.196 tỷ đồng, tăng 12,4% về số doanh nghiệp và tăng 39,4% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2016, đây là mức cao nhất từ năm 2014 trở lại đây. Ngoài ra còn có 15.379 doanh nghiệp quay trờ lại hoạt động (tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2016), nâng tổng số doanh nghiệp gia nhập thị trường trong 6 tháng đầu năm 2017 lên 76.655 doanh nghiệp.
Về các lĩnh vực xã hội:
Các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, an sinh - xã hội, y tế, văn hóa, thể dục - thể thao, thông tin - truyền thông cũng đều có những chuyển biến tích cực.
Về lao động, việc làm: Tính chung 6 tháng đầu năm 2017, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,28%, trong đó khu vực thành thị là 3,22%; khu vực nông thôn là 1,81%. Trong 6 tháng đầu năm 2017 có khoảng 790 nghìn người có việc làm, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2016.
Bảo vệ môi trường, an toàn giao thông và phòng, chống cháy, nổ: 6 tháng đầu năm 2017 đã phát hiện 9.520 vụ vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, trong đó xử lý 7.920 vụ với tổng số tiền phạt gần 114 tỷ đồng; đã xảy ra 9.593 vụ tai nạn giao thông, làm 4.134 người chết, 7.935 người bị thương, so với cùng kỳ năm 2016, giảm cả về số vụ, số người chết và số người bị thương; cả nước đã xảy ra 2.359 vụ cháy, nổ, làm 49 người chết và 129 người bị thương, thiệt hại ước tính khoảng 1 nghìn tỷ đồng.
Chỉ đạo của Chính phủ:
Thứ nhất, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế. Trong đó, ổn định kinh tế vĩ mô là yêu cầu tiên quyết để vừa giải quyết mục tiêu ngắn hạn thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2017, vừa bảo đảm mục tiêu dài hạn phát triển bền vững, cũng như đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020.
Thứ hai, thúc đẩy tăng trưởng trong các ngành, lĩnh vực: (1) Trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: chú trọng công tác thông tin cho người dân về tình hình cung cầu, giá cả thị trường; thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản phục vụ xuất khẩu. (2) Trong sản xuất công nghiệp: khuyến khích các doanh nghiệp chủ động lựa chọn phương án phù hợp trong đổi mới công nghệ sản xuất, chủ động nâng cao năng lực quản trị, chủ động tiếp cận và mở rộng thị trường. (3) Trong xây dựng, chú trọng đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình dân sinh, dịch vụ, du lịch. (4) Trong khu vực dịch vụ: đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch, phấn đấu đạt mục tiêu 13-15 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2017; làm tốt công tác chuẩn bị các hoạt động văn hóa đối ngoại phục vụ Hội nghị APEC 2017.
Thứ ba, mở rộng thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước, kiểm soát nhập khẩu phù họp, tiến tới cân bằng thương mại bền vững.
Thứ tư, huy động các nguồn vốn đầu tư trong nền kinh tế, trong đó tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư công, huy động các nguồn vốn đầu tư tư nhân và đầu tư trực tiễp nước ngoài (FDI).
Thứ năm, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, nhất là cộng đồng doanh nghiệp, tạo sự hứng khởi trong hoạt động sàn xuất, kinh doanh, đồng hành cùng Chính phủ quyết tâm thực hiện mục tiêu tăng trưởng của cả năm 2017.
3. Tiếp tục làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa và thực hiện chính sách chăm sóc người có công
Đến nay, cả nước đã xác nhận trên 9 triệu người có công vói cách mạng, trong đó gần 9.000 người hoạt động cách mạng trước 01/01/1945; gần 1,2 triệu liệt sĩ, trên 600 nghìn thương binh và người hưởng chính sách như thương binh, 40.000 người hưởng thương binh loại B; 111.000 người hoạt động kháng chiến, hoạt động cách mạng bị bắt tù đày; trên 127 nghìn bà mẹ Việt Nam anh hùng; gần 1.300 anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động... Những năm qua, Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành và địa phương và nhân dân cả nước đã làm tôt công tác đền ơn đáp nghĩa và thực hiện chính sách người có công (98,5% hộ gia đình người có công với cách mạng có mức sống bằng và cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú), trong đó, nhiều chính sách mang lại hiệu quả, thể hiện tình cảm, trách nhiệm và truyền thống “Hiếu nghĩa bác ái” của dân tộc ta bằng những việc làm cụ thể, thiết thực:
Hoạt động xây mới và sửa chữa nhà tình nghĩa: Trong 10 năm (2007 - 2016), cả nước đã xây mới gần 90.000 và sửa chữa gần 75.000 nhà tình nghĩa với tổng trị giá gần 12.200 tỷ đồng. Hoạt động ủng hộ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”: Từ năm 2007 đến nay, cả nước đã đóng góp xây dựng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa” được 3.481,76 tỷ đồng, trong đó, quỹ Trung ương 41,36 tỷ đồng, quỹ địa phương 3.440,4 tỷ đồng. Hoạt động tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa: Các cơ quan chức năng đã tặng 159.000 sổ tiết kiệm tình nghĩa cho người có công trị giá gần 995 tỳ đồng. Công tác tìm kiếm, quy tập liệt sĩ: xác định danh tính liệt sĩ, xây dựng, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ, các công trình tưởng niệm liệt sĩ được chủ động, đạt kết quả tích cực. Hiện cả nước có 9.637 công trình ghi công liệt sĩ; trong 5 năm qua, đã tổ chức tìm kiếm, quy tập được 75.000 hài cốt liệt sĩ; đã xác định danh tính của 3.423 liệt sĩ cho gia đình thân nhân liệt sĩ...
Tuy nhiên, công tác đền ơn đáp nghĩa và thực hiện chính sách với người có công vẫn còn những hạn chế, như: Việc tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách chưa sâu rộng, kịp thời; trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, chính quyền các cấp có mặt còn hạn chế; nguyên tắc, thủ tục giải quyết chế độ, chính sách một số nơi còn chậm, thiếu công khai, dân chủ; một số chế độ trợ cấp ưu đãi còn thấp…
Để tiếp tục làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa và thực hiện chính sách chăm sóc người có công, trong thời gian tới cần tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Đề xuất ban hành các văn bản quy phạm pháp luật triển khai thực hiện chế độ, chính sách với người Việt Nam có công đang định cư ở nước ngoài.
Thứ hai, đẩy nhanh việc giải quyết tồn đọng hồ sơ xác nhận người có công đảm bảo xác nhận đúng đối tượng và hạn chế hồ sơ giả; tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ ở trong và ngoài nước; xây dựng cơ sở dữ liệu về liệt sỹ, mộ liệt sỹ.
Thứ ba, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động toàn xã hội tham gia chung tay, góp sức chăm sóc người có công và hoạt động đền ơn đáp nghĩa để đến năm 2020, phấn đấu đạt 100% hộ người có công có mức sống cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.
Thứ tư, tăng cường công tác thông tin, truyền thông để đông đảo người dân hiểu rõ và thực hiện tốt chính sách về người có công và hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”.
Nguyễn Phi Em thực hiện
 

[1] Các hoạt động kỷ niệm 56 năm thảm họa chất độc da cam ở Việt Nam (10/8); 26 năm Ngày thành lập lại tỉnh Kon Tum (12/8); 72 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8) và Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9); Ngày truyền thống công tác Tuyên giáo của Đảng (01/8); Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam và Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8); Ngày thành lập lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Kon Tum (25/8)...

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: Giấy phép số 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: Ông Huỳnh Quốc Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
Điện thoại: 0260.3862301
Fax: 0260. 3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Website: http://https://tuyengiaokontum.org.vn/
Văn bản mới

TÀI LIỆU

Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 78 năm Ngày hy sinh của Đồng chí Phan Văn Khoẻ, nguyên Bí thư Xứ uỷ Nam Kỳ

Lượt xem:288 | lượt tải:51

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng

Lượt xem:1019 | lượt tải:178

KH.130.TU

về tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng (Búa liềm vàng) của Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ IV-năm 2024

Lượt xem:28 | lượt tải:11

QĐ.1084.TU

thành lập Ban Tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng (Búa liềm vàng) của Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ IV – năm 2024.

Lượt xem:23 | lượt tải:9

CV.2260.BTGTU

V/v hưởng ứng, tuyên truyền Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024

Lượt xem:168 | lượt tải:52

TÀI LIỆU

giao ban báo chí tháng 02-2024

Lượt xem:164 | lượt tải:40

TÀI LIỆU

gửi kèm Công văn số 2246.BTGTU về phổ biến CT, NQ tháng 02-2024

Lượt xem:253 | lượt tải:126


bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập90
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm88
  • Hôm nay7,355
  • Tháng hiện tại336,444
  • Tổng lượt truy cập29,870,621
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây