Kon Tum và Hạ Lào trong mùa xuân lịch sử 1954 

Kon Tum và Hạ Lào trong mùa xuân lịch sử 1954

Chủ nhật - 28/04/2024 13:15
Đóng góp của quân dân Kon Tum và Hạ Lào mùa xuân 1954 đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử, kết thúc kháng chiến chống thực dân Pháp, trực tiếp đưa đến việc ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Ảnh tư liệu: Quân ta tiến công giải phóng thị xã Kon Tum năm 1954
Ảnh tư liệu: Quân ta tiến công giải phóng thị xã Kon Tum năm 1954
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, ngày 07-5-1954 "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" đã kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp toàn dân, toàn diện kéo dài chín năm trường của Nhân dân Việt Nam. Đồng thời, kết thúc cuộc kháng chiến gian khổ của cả Nhân dân Lào, Campuchia bằng Hiệp định Giơ-ne-vơ (Genève) về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia).
Để có được thắng lợi cuối cùng ở Điện Biên phủ, dưới sự lãnh đạo tài tình của Trung ương Đảng, Quân uỷ Trung ương, quân dân Việt Nam vùng với quân dân Lào, Campuchia lần lượt tổ chức các chiến dịch trên khắp các chiến trường ba nước Đông Dương: Lai Châu (từ tháng 10 đến 31-12-1953), Trung Lào (cuối tháng 12-1953 và từ tháng 01 đến cuối tháng 4-1954), Hạ Lào - Đông Bắc Campuchia (từ tháng 01 đến tháng 4-1954), Bắc Tây Nguyên (26-01 đến 17-02-1954) và Thượng Lào (29-01 đến 13-02-1954). Trong diễn biến chung trên các chiến trường ba nước, Kon Tum là hướng chính của chiến dịch Bắc Tây Nguyên và là nơi có mối liên hệ khăng khít với cách mạng Hạ Lào-Đông Bắc Campuchia, đặc biệt là Nhân dân Hạ Lào để cùng làm nên mùa Xuân lịch sử 1954.
Từ những năm 1946 đến năm 1948, dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Kháng chiến miền Nam Trung bộ, rồi Liên khu 5, các đội vũ trang tuyên truyền lần lượt cử lên Kon Tum hoạt động xây dựng cơ sở, phát triển lại phong trào cách mạng của tỉnh. Để tiện cho việc quản lý, chia vùng hoạt động sâu sát cơ sở, Ban cán sự Đảng tỉnh Kon Tum (thành lập năm 1948) đã quyết định giao cho một số cán bộ và một số đồng chí trong quân đội đang hoạt động ở vùng Đăk Glei, Đăk Tô (địa bàn bao gồm cả vùng giáp biên giới của huyện Ngọc Hồi và Sa Thầy, Ia H,Drai ngày nay) và thành lập Ban cán sự Đảng ở mỗi huyện. Sau khi Ban cán sự Đảng các huyện được thành lập đã tích cực chỉ đạo tuyên truyền xây dựng cơ sở, phát triển đảng viên, xây dựng phong trào nhân dân kháng chiến, thực hiện chiến tranh du kích, củng cố bộ máy cơ sở ở các xã, nhất là các xã thuộc khu vực giáp biên giới với Lào và Campuchia. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban cán sự huyện, được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, phong trào kháng chiến ở Đăk Glei, Đăk Tô ngày càng phát triển. Năm 1949, toàn huyện Đăk Glei, Đăk Tô chính quyền cách mạng đã phát triển tương đối vững chắc. Trong đó có một số xã vùng biên giới giáp Lào, như: Măng Khênh, Đăk Pung, Đăk Peng, Đăk Dục, Đăk Nông (huyện Đăk Glei); Pờ Y, Đăk Xú, Mô Rai, Rờ Kơi (huyện Đăk Tô ) …
Về phía Hạ Lào, từ năm 1946-1948, Chính phủ Lào Ít-xạ-lạ đã chỉ đạo tập trung xây dựng lực lượng vũ trang, lãnh đạo phong trào kháng chiến rộng khắp ở Hạ Lào. Tuy nhiên, tình hình lúc đó tại Hạ Lào rất khó khăn, do địch ra sức đàn áp, tiến hành tổ chức nhiều cuộc càn quét, giết hại lực lượng kháng chiến một cách dã man. Đáp lại đề nghị giúp đỡ của phía cách mạng Hạ Lào, cách mạng Việt Nam đã hỗ trợ bạn xây dựng lực lượng, xây dựng cơ sở kháng chiến. Trong quá trình giúp đỡ cách mạng Hạ Lào, Trung ương Đảng chủ trương giao nhiệm vụ cho Liên Khu ủy 5 là đơn vị giúp đỡ chính; trong đó, tỉnh Kon Tum là một trong những địa phương chủ lực trong quan hệ hợp tác, giúp đỡ phong trào kháng chiến Hạ Lào.
Với sự nỗ lực của Chính phủ Lào và sự giúp đỡ của Liên khu uỷ 5, giữa tháng 02-1949, Khu kháng chiến Hạ Lào chính thức được thành lập. Vùng căn cứ kháng chiến Lào đã được nối liền từ Thượng Lào, Trung Lào đến Hạ Lào. Khu kháng chiến Hạ Lào chủ trương hoạt động theo đường lối chiến tranh nhân dân, dựa vào thế và lực của quần chúng nhân dân để xây dựng lực lượng kháng chiến. Bộ chỉ huy Khu kháng chiến Hạ Lào nhanh chóng chuyển trụ sở hoạt động từ miền núi phía Đông sang khu vực tam giác vàng chiến lược giáp với 3 tỉnh Chăm-pa-xắc (Champassak), Xa-la-van (Saravane) và Ắt-ta-pư (Attapeu). Đây cũng chính là địa bàn thuận lợi để lực lượng kháng chiến Kon Tum và lực lượng kháng chiến Hạ Lào (trực tiếp là Ắt-ta-pư) dễ dàng trong quá trình giao lưu, tiếp xúc, hỗ trợ nhau. Từ cuối năm 1949 đến giữa năm 1950, cơ sở chính quyền được xây dựng khắp vùng Hạ Lào. Lực lượng vũ trang Hạ Lào được củng cố và ngày càng phát triển, phối hợp chặt chẽ với lực lượng kháng chiến ở Kon Tum và các tỉnh thuộc Liên khu 5. Riêng ở chiến trường Kon Tum, từ năm 1949 đến 1951, thực hiện phương châm công tác vùng địch hậu của Liên khu 5, đánh mạnh hơn nữa vào hậu phương địch, vào các vị trí chiến lược, mở rộng Mặt trận Lào-Campuchia, các đội vũ trang độc lập của Trung đoàn 120 đóng chân ở Kon Tum, từ Đông đường 14 tiến sang phía Tây đường 14, phối hợp với các lực lượng kháng chiến bạn hoạt động gây cơ sở, phát triển phong trào ở vùng 3 ranh giới giáp với Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia. Làng, xã kháng chiến được xây dựng và ngày càng mở rộng.
Đến năm 1952, trước chiến thắng của quân, dân ta trên chiến trường toàn quốc, địch càng ra sức củng cố Tây Nguyên. Liên đội vũ trang tuyên truyền 112 đã tổ chức hoạt động phát triển lên hướng Tây đường 14. Một cánh tiến lên xây dựng cơ sở xung quanh Pleiku và liên lạc với Đông Miên; một cánh lên Kon Tum bắt liên lạc được với vùng Hạ Lào. Sau 6 tháng hoạt động, cả hai cánh của Liên đội vũ trang 112 đã phát triển trên 60 làng gần 2000 dân ở phía Tây đường 14 và liên lạc được với cơ sở Đông Miên, Hạ Lào. Một số dân thuộc các làng ở Hạ Lào và Đông Bắc Capuchia chạy qua địa phận Kon Tum và cùng với Nhân dân Kon Tum tham gia kháng chiến.
Đặc biệt, trong chiến dịch Đông-Xuân 1953-1954, hàng ngàn dân công thuộc các bộ tộc ở khu vực Hạ Lào và Nhân dân các dân tộc Kon Tum đã ngày đêm không quản gian khó tham gia dân công mang cõng vũ khí, lương thực, thuốc men phục vụ mặt trận. Từ cuối tháng 01 đến đầu tháng 02 năm 1954, trong khi quân và dân Kon Tum nỗ lực cao nhất cùng với lực lượng bộ đội chủ lực Liên khu tấn công tiêu diệt lần lượt các cứ điểm Măng Đen, Măng Búk, Kon Praih, trung tâm huyện Đăk Glei, Đăk Tô, thị xã Kon Tum và giải phóng toàn tỉnh Kon Tum, thì ở Hạ Lào, quân dân nước bạn cũng nỗ lực cao nhất cùng với quân dân Đông Bắc Campuchia chiến đấu liên tục (từ tháng 01 đến tháng 4-1954).
Như vậy, trong Đông Xuân 1953-1954 để tạo thuận lợi cho trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, Bộ Tổng tư lệnh ra lệnh cho các đơn vị bộ đội chủ lực phối hợp mở năm đòn tiến công chiến lược trên các mặt trận: Lai Châu, Trung Lào, Hạ Lào-Đông Bắc Campuchia, Bắc Tây Nguyên và Thượng Lào. Nếu như quân dân Kon Tum đã hoàn thành nhiệm vụ là chiến trường chính của chiến dịch Bắc Tây Nguyên thì cùng thời điểm quân dân Hạ Lào cũng làm nên thắng lợi to lớn ở chiến dịch Hạ Lào-Đông Bắc Campuchia.
Đóng góp của quân dân Kon Tum và Hạ Lào mùa xuân 1954 đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử, kết thúc kháng chiến chống thực dân Pháp, trực tiếp đưa đến việc ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương. Sự gần gũi, gắn bó, giúp đỡ qua lại lẫn nhau trong mọi điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn giữa cán bộ và nhân dân các dân tộc ở vùng giáp biên các tỉnh Kon Tum - Hạ Lào và cả Đông Bắc Campuchia đã tạo nên sức mạnh tổng hợp của tình đoàn kết quốc tế hữu nghị của 3 nước Việt Nam-Lào-Campuchia, góp phần dẫn đến sự thành công đánh đổ mọi âm mưu xâm lược của thực dân Pháp trên chiến trường Đông Dương.
Mối quan hệ hợp tác giữa Kon Tum và vùng Hạ Lào (nay là các tỉnh Nam Lào) từ sau mùa xuân lịch sử ấy luôn được tiếp nối, vun đắp không ngừng, đặc biệt là từ năm 1962 - khi Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Vương quốc Lào chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Quan hệ hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Kon Tum và các tỉnh Nam Lào theo đường hướng lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào góp phần quan trọng xây dựng mối quan hệ hợp tác đặc biệt, đoàn kết, thuỷ chung giữa hai nước Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.
 

Bài, ảnh: Trần Thị Sáu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

CT.16.UBND

về xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030.

Lượt xem:28 | lượt tải:6

QĐ.1309.TU

về việc thành lập Ban Chỉ đạo phát triển nhà ở xã hội và thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Lượt xem:316 | lượt tải:30

QĐ.1308.TU

Thành lập các Tổ chỉ đạo đại hội đảng bộ cấp huyện và tương đương nhiệm kỳ 2025-2030.

Lượt xem:47 | lượt tải:32

TÀI LIỆU

giao ban báo chí tháng 8-2024

Lượt xem:469 | lượt tải:60

CV.2598.BTGTU

V/v hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Đất đai năm 2024

Lượt xem:256 | lượt tải:129

CV.2594.BTGTU

Mời dự Hội nghị Báo cáo viên (trực tuyến) tháng 8-2024

Lượt xem:991 | lượt tải:53

TÀI LIỆU

Hướng dẫn và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân

Lượt xem:230 | lượt tải:142
 
pxyk2024
 
bao chi
bacho 2
truongsa

sls
Đăng nhập
Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên
Thống kê
  • Đang truy cập47
  • Hôm nay15,888
  • Tháng hiện tại117,370
  • Tổng lượt truy cập32,780,027
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUM
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Chịu trách nhiệm: ông Nguyễn Trung Hải, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Địa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon Tum
SĐT: 0260.3862301     Fax: 0260.3865464
Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây